Top 9 Cuốn sách cổ có giá đắt nhất hiện nay trên thế giới
Những cuốn sách cổ có giá đắt nhất hiện nay thường là những văn tự cổ được các nhà khảo cổ học tìm thấy với nhiều nội dung quan trọng có ý nghĩa to lớn. Tuy ... xem thêm...nhiên, một vài vấn đề ghi trong sách cổ không hẳn là đúng với những nghiên cứu hiện đại. Dù thế nào đi chăng nữa thì chúng ta cũng không thể phủ nhận được giá trị của chúng hiện nay trên thế giới.
-
Codex Leicester được biết đến là cuốn sách cổ có giá đắt nhất trên thế giới hiện nay đã được tỷ phú giàu nhất thế giới Bill Gates mua lại với giá 30,8 triệu USD của danh họa Leonardo da Vinci.
Có thể nói cuốn sách cổ quý giá này là một trong số những cuốn ghi chép về khoa học, là tâm huyết suốt một đời của thiên tài Leonardo da Vinci. Với độ dài 72 trang giấy với chất liệu vải lanh, cuốn sách bao gồm hơn 300 ghi chú và các bản vẽ chi tiết. Nội dung chính đều là những đề tài liên quan đến đề tài nghiên cứu nước và chuyển động của nước (thủy triều và các đập nước), mối quan hệ của mặt trăng, Trái Đất và mặt trời. Chính “Codex Leicester” đã mang đến cho con người một cái nhìn hiếm hoi về mối liên hệ mật thiết giữa nghệ thuật và khoa học và sự sáng tạo của các tiến trình khoa học
-
Bản thảo “St Cuthbert Gospel” tức “Phúc âm Gioan” được hoàn thành vào cuối thế kỷ thứ 7, vào năm 698 tại đảo Lindisfarne, và được đặt trong quan tài của Thánh Cuthbert. Năm 1104, di thể của ngài được phát hiện ở quận Durham, sau khi mở quan tài ra thì bản thảo này lại một lần nữa xuất hiện. Có thể nói “St Cuthbert Gospel” là quyển sách cổ xưa nhất còn được lưu giữ ở châu Âu, bìa được đóng bằng da màu đỏ, vẫn còn được giữ gìn nguyên vẹn từ trong ra ngoài. Năm 2011, thư viện Anh đã mua lại quyển sách này từ Dòng Chúa Giê-su.
-
Bay Psalm Book là một cuốn sách cổ cực kỳ quý hiếm, giá trị của nó còn là lời tuyên ngôn độc lập của New England với Giáo hội Anh, là cuốn sách đầu tiên được in trên đất Mỹ vào năm 1640 tại Massachusetts. Cuốn sách có độ dài 300 trang được dịch từ tiếng Do Thái sang ngôn ngữ Anh. Bên trong ghi lại những bài Thánh ca của người theo Thanh giáo. Cho đến thời điểm hiện tại, trên thế giới chỉ còn tồn tại 11 bản trong số 700 bản được in vào thế kỷ 17.
Sau gần 400 năm tuổi, hiện nay cuốn sách đã được tỷ phú người Mỹ David Rubenstein mua về với giá 14,16 triệu USD trong một phiên đấu giá vào ngày 26/11/2013. -
Cuốn sách “Rothschild Prayerbook” được sáng tác vào năm 1505 dành riêng cho các thành viên hoàng gia Hà Lan sử dụng, đã trở thành bảo vật của gia tộc Rothschild lừng lẫy châu Âu vào thế kỷ 19.
Quyển sách này là một trong những thành tựu cao nhất do Trường Renaissance Flemish sáng tác vào thời kỳ Phục Hưng, tổng cộng có 150 trang. Bên trong quyển sách có những bức tranh minh họa tinh tế sang trọng và phong phú, nét vẽ tả thực, nội dung sinh động, tất cả những bức tranh này đều do những nghệ nhân vẽ màu nổi tiếng nhất thời đó sáng tác, là những tác phẩm tuyệt đẹp. Quyển sách này từng bị chính phủ Đức Quốc Xã sung công cùng nhiều văn vật khác vào năm 1938. -
Được coi là một kiệt tác của thế kỷ 12, Gospels of Henry the Lion là cuốn phúc âm duy nhất, không có bản sao thứ hai, được in năm 1175, gồm 226 trang, trong đó có 50 trang minh họa. Năm 1983, cuốn sách này đã được chính phủ Đức mua lại tại buổi bán đấu giá Sotheby ở London với giá 11,7 triệu USD. Đây đã từng là cuốn sách đắt nhất thế giới cho đến khi Bill Gates mua cuốn Codex Leicester vào năm 1994.
-
Cũng giống như tên gọi của cuốn sách, Birds of America là một cuốn sách cổ sở hữu 435 bức hình minh họa vẽ tay các loài chim, là một ấn phẩm nổi tiếng được bảo quản tốt nhất trong số các kiệt tác của Audubon từ thế kỷ 19. Lần đầu tiên, cuốn sách được đưa ra trưng bày và rao bán với mức giá 6,5 triệu bảng tại nhà đấu giá Sotheby được sở hữu bởi một vị khách giấu tên.
Những bức vẽ các loài chim trong cuốn sách đều rất có giá trị, mỗi bước vẽ đều có nét đẹp và giá trị rất riêng. Vì thế, giới chuyên môn đã từng lo ngại rằng cuốn sách sẽ bị xé nhỏ ra thành từng phần nhỏ để rao bán khắp nơi. Tuy nhiên, vấn đề này đã không xảy ra, bởi giá trị nguyên vẹn của cuốn sách là phải được tập hợp đầy đủ các tư liệu. Cuốn sách không chỉ khan hiếm trên thị trường mà còn đóng góp lớn trong ngành nghiên cứu lịch sử tự nhiên của thế giới.
-
The Canterbury Tales nằm trong top những cuốn sách viết tay đắt nhất thế giới mà mọi người ao ước sở hữu. Nội dung chính của tác phẩm nói về những câu chuyện của tác giả Geoffrey Chaucer về cuộc chiến tranh kéo dài gần 100 năm ở Anh vào cuối thế kỷ 14. Tuyển tập này bao gồm nhiều thể loại nhưng chủ yếu là thơ, một số ít ở dạng văn xuôi được viết bằng tiếng Anh trung cổ.
Nói rõ hơn về cuốn sách cổ đắt giá này là kể về một nhóm người hành hương đi du lịch từ London đến nhà thờ Canterbury. Tại một quán trọ nhỏ, người chủ quán đã gợi ý mỗi người phải kể một câu chuyện để giết thời gian, câu chuyện nào hay sẽ nhận được bữa ăn miễn phí tại nhà trọ vào phút cuối. Những câu chuyện cứ thế được kể ra với những nhân vật đến từ khắp mọi nơi cùng mọi ngành nghề trong xã hội của thế kỉ 15. Vào năm 1998, cuốn sách đã được đem ra bán đấu giá với số tiền là 7,5 triệu USD.
-
Cuốn sách “Mr. William Shakespeares Comedies, Histories & Tragedies” còn được nhiều người biết đến với một cái tên gọi khác là “Folio”. Có thể nói đây là bộ sưu tập hoàn chỉnh đầu tiên các vở kịch của nhà soạn kịch thiên tài William Shakespeare.
Tác phẩm có giá trị cực kỳ quý báu này được xuất bản vào năm 1623 và tiếp tục phát hành trong vòng 7 năm sau khi Shakespeare qua đời với khoảng 750 đến 800 bản. Trên thế giới hiện nay chỉ còn lưu giữ tổng cộng khoảng 228 cuốn Folio. Trong một phiên đấu giá vào năm 2006, một nhà tài phiệt đã bỏ ra 6,1 triệu USD để có thể sở hữu một cuốn sách “Mr. William Shakespeares Comedies, Histories & Tragedies”.
-
Bên cạnh Harry Potter, J.K. Rowling còn cho ra mắt cuốn Những chuyện kể của Beedle, người hát rong, xuất hiện lần đầu tiên trong phần “Harry Potter và Bảo bối tử thần” như một món quá tạm biệt của thầy Dumbledore gửi cho Hermione. Sống trong một gia đình phù thủy thuần chủng, Ron không lạ lẫm gì với những câu chuyện cổ tích trong cuốn sách, trong khi đó Hermione và Harry do được nuôi bởi gia đình dân thường nên không biết tới cuốn sách này. Quan trọng nhất là, cuốn sách này được Xenophilus Lovegood kể lại câu chuyện về ba bảo bối Tử thần của trong “Câu chuyện ba anh em”: Hòn đá triết học, Đũa phép cơm nguội và Áo choàng tàng hình.
Cuốn sách đắt giá nhất thế giới này được chép tay và minh họa bởi chính tác giả Rowling, bà đã quyết định quyên góp lợi nhuận từ bán chúng cho chiến dịch từ thiện “Giọng nói của Trẻ em”. Trong số 7 cuốn sách đã được viết ra, có 6 cuốn được dành cho những người có liên quan tới các tập truyện Harry Potter, một phiên bản có tên “Đá Mặt trăng” đã được bán tại sàn đấu giá Sotheby’s với giá 3,98 triệu USD.