Top 10 Công việc phù hợp nhất với những người nói nhiều
Trong cuộc sống, mỗi con người lại có những đặc điểm tính cách khác nhau. Từ đặc điểm tính cách ấy, chúng ta có thể lựa chọn cho mình những công việc phù hợp ... xem thêm...với bản thân. Sau đây Toplist xin giới thiệu với các bạn một vài nghề nghiệp phù hợp với những người nói nhiều, để những bạn này có thể lựa chọn được công việc phù hợp với mình nhất.
-
Các phóng viên tin tức đòi hỏi phải là người có khả năng trình bày, ít nhất là có thể giới thiệu, truyền đạt thông tin... Liệu bạn có muốn nghe một thông tin gì đó mà người trình bày lại nói lắp bắp, nói ngọng, giọng đều đều không có ngữ điệu, điểm nhấn hay không? Tất nhiên là không rồi. Vì những người ấy sẽ mang lại cảm giác nhàm chán, không gây được hứng thú cho người nghe, thậm chí khiến người nhẹ buồn ngủ hơn.
Muốn trở thành phóng viên tin tức, bạn cần phải trau dồi cho bản thân kỹ năng giao tiếp tuyệt vời, khả năng quan sát, kỹ năng đặt câu hỏi...đặc biệt là phải thường xuyên rèn luyện giọng nói của mình để đem đến cảm giác tự nhiên nhưng không kém phần thu hút công chúng quan tâm đến vấn đề của họ. Vì thế, một người nói nhiều rất phù hợp với nghề phóng viên tin tức.
-
Chăm sóc khách hàng là công việc luôn đòi hỏi sự giao tiếp chủ động với khách hàng qua điện thoại, tương tác với khách hàng bằng e-mail, fax hoặc có thể nói chuyện trực tiếp mặt đối mặt. Vì vậy, kỹ năng quan trọng nhất mà bạn cần có khi làm công việc này chính là kỹ năng giao tiếp, thuyết phục khách hàng.
Một người chăm sóc khách hàng tốt là người biết cách "mời gọi" khách hàng của mình sử dụng dịch vụ, giải quyết các vấn đề phát sinh nhanh gọn, mà vẫn đảm bảo sự hài lòng cho khách hàng. Và khách hàng biết đến dịch vụ của bạn và có ở lại lâu dài với các bạn hay không, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào việc bạn thuyết phục họ như thế nào đấy!
Hiện nay, chăm sóc khách hàng được coi là một trong số các ngành nghề dịch vụ khá áp lực vì các nhân viên phải liên tục trả lời điện thoại của khách hàng. Tại có thời điểm cao điểm trong ngày như 9-11h hoặc 18-20h, một nhân viên chăm sóc khách hàng nhận được ít nhất là 3 cuộc gọi cùng một lúc từ nhiều khách hàng mong được hỗ trợ, giải quyết các vấn đề. Thường các thời điểm nay, đường dây nóng luôn trong tình trạng quá tải, và nhân viên chăm sóc khách hàng phải liên tục tư vấn trong nhiều tiếng đồng hồ nên việc giữ được giọng nói và ngữ điệu là điều hết sức quan trọng khi làm công việc này. Do đó nếu các bạn muốn trở thành nhân viên chăm sóc khách hàng ngoài rèn luyện kỹ năng nói, thuyết phục khách hàng, bạn nên có chế độ và cách thức riêng để chăm sóc giọng nói của mình luôn trong tình trạng ổn định. Không ai muốn nghe một giọng nói thều thào, thô hỗ trợ mình cả.
-
Người ta cho rằng công việc giảng dạy được chỉ cần có 50% kiến thức còn 50% còn lại là các kỹ năng trong đó một kĩ năng vô cùng quan trọng đó chính là giao tiếp, thuyết trình. Những người làm việc trong lĩnh vực này phải giao tiếp nhiều với học sinh, sinh viên, các quản trị viện cũng như các bậc phụ huynh.
Có nhiều trường hợp các giáo viên có kiến thức rất chắc chắn, nhưng lại không có khả năng truyền đạt lại cho học sinh của mình hiểu, vì thế học sinh cảm thấy bài giảng thật nhàm chán và sẽ không có hứng thú học, thậm chí là ngủ gật trong lớp. Còn có những người giáo viên kiến thức chỉ ở mức độ bình thường, nhưng họ có kĩ năng giao tiếp, biết tạo điểm nhấn trong giọng nói, bài giảng của mình nên những câu chuyện trong bài giảng, học sinh hiểu rất nhanh và rất hào hứng. Như vậy, việc giao tiếp tốt sẽ giúp họ lấy được thiện cảm của mọi người và dễ dàng thành công hơn trên con đường sự nghiệp trồng người của mình.
-
Dường như không có nghề nghiệp nào đòi hỏi nhiều hiểu biết về cách giao tiếp hơn so với những chuyên gia quan hệ công chúng. Bạn có thường thấy rằng những người đại diện cho công ty phát biểu trong thời gian công ty khủng hoảng hay trong các vụ tranh chấp thường có khả năng diễn thuyết, thuyết phục rất tốt hay không? Nói trước công chúng là một kỹ năng đòi hỏi bạn phải tập luyện hàng ngày, hàng giờ nhưng các chuyên gia quan hệ công chúng cần phải quen với việc này và cảm thấy thoải mái mỗi khi thực hiện, nhất là trong các tình huống bất ngờ, éo le.
Để trở thành một chuyên gia quan hệ công chúng thành công, bạn phải rèn luyện giao tiếp ở mọi tình huống, kỹ năng xử lý tình huống và dĩ nhiên bạn phải có phong thái tự tin, bản lĩnh một tâm lý thoải mái trong các buổi giao tiếp thì khả năng truyền tải của bạn sẽ được hiểu quả cao hơn, cùng với đó là những kiến thức, những kinh nghiệm của riêng bạn sẽ giúp bạn thành công trong nghề nghiệp.
-
Luật sư và tư vấn pháp luật là ngành nghề cần rất nhiều lí lẽ đanh thép và thuyết phục cho khách hàng, các cơ quan có thẩm quyền liên quan. Việc khách hàng có lựa chọn bạn trở thành người cung cấp dịch vụ pháp lý cho mình hoặc người thân hay không phụ thuộc vào khả năng chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của luật sư mà trong đó phải nhắc đến kỹ năng tư vấn, thuyết phục khách hàng dựa.
Khác với các ngành nghề khác, nói hay gọi là thuyết phục trong ngành nghề của luật sư không chỉ đơn thuần là nói những gì bạn có, những gì bạn biết mà nói, thuyết phục dựa trên những căn cứ, lý lẽ của quy định pháp luật, những chứng cứ, sự thật khách quan. Đó là tổng hợp của quá trình quan sát - lắng nghe - đánh giá - tư duy logic - trình bày. Nếu bạn là có khả năng nói, cùng tư duy logic, phản biện hãy thử với nghề luật sư và tư vấn pháp luật để cảm nhận được sự khác biệt giữa nói của nghề luật so với các nghề còn lại.
-
Hầu hết những người làm trong lĩnh vực tiếp thị đều cần có khả năng thuyết phục tốt mới có khả năng theo nghề cho dù trong công ty hay thuyết phục khách hàng mua, sử dụng dịch vụ của bạn. Nếu có khả năng ấy bạn sẽ đạt được hiệu quả công việc tốt và xây dựng được nhiều mối quan hệ làm ăn xã hội, thậm chí mối quan hệ đó còn rất có lợi cho bạn sau này.
Tuy nhiên, hiện nay marketing không còn đơn thuần chỉ cần khả năng thuyết phục, sự khéo léo, tinh tế của nhân viên mà marketing trong thời đại công nghệ số đòi hỏi bạn phải có nhiều hơn như vậy. Thời đại công nghệ 4.0 đã hình thành một dạng marketing mới đó là Digital Marketing. Một doanh nghiệp, tổ chức sử dụng các công cụ kỹ thuật số để tiến hành quảng cáo, thu hút khách hàng, thu hút đối tượng đang hướng tới chủ yếu là trên Internet sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính cá nhân, điện thoại thông minh, điện thoại di động, máy tính bảng và thiết bị khác để tương tác với người dùng. Do vậy, một nhân viên Marketing có tài ăn nói sẽ mang về rất nhiều lợi nhuận cho công ty của họ, nhưng các kỹ năng mềm khác cũng đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên các bạn không phải quá lo lắng về các kỹ năng này, môi trường giáo dục ở đại học sẽ tạo cơ hội cho các bạn tiếp xúc, thực hành với nó. Vì thế, nếu bạn cảm thấy khả năng ăn nói của mình tốt mà vẫn chưa tìm được công việc ổn định cho bản thân, hãy tìm đến Marketing bạn nhé!
-
Bán hàng hay còn gọi là Sale không phải ngày nghề la xạ đối với chúng ta nữa trong xã hội hiện nay. Hàng ngày, các bạn có thể thấy hàng chục, hàng trăm tin tuyển dụng các vị trí sale cho các doanh nghiệp, các cửa hàng nhỏ lẻ, các công ty môi giới trên các trang mạng xã hội, đến các tờ rơi, các poster. Có phải bạn nghĩ tại sao ngành nghề này tuyển dụng nhiều vậy? Và công việc sale cần những yêu cầu, kỹ năng gì? Thật ra bán hàng hay còn gọi sale là người đứng ra chịu trách nhiệm tiếp cận khách hàng để bán sản phẩm và dịch vụ công ty, có thể coi họ là cầu nối giúp các khách hàng tiếp cận doanh nghiệp và mua sản phẩm, tạo doanh thu nên có rất nhiều công ty đã đầu tư một số tiền lớn để xây dựng đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp với các kỹ năng tư vấn, thuyết phục khách hàng, khéo léo vào tinh tế.
Và kỹ năng quan trọng nhất đối với bán hàng là khả năng thuyết phục để có thể "lôi kéo" được khách hàng vào mua sản phẩm của mình. Một người bán hàng luôn xởi lởi, thoải mái trò chuyện, tư vấn để khách hàng có thể lựa chọn được những sản phẩm phù hợp với nhu cầu, chắc chắn cửa hàng đó sẽ rất đông khách đấy! Do đó nếu bạn có khả năng nói tốt thì hãy mạnh dạn nộp hồ sơ ứng tuyển cho vị trí này nhé!
-
Bạn là con người hướng ngoại? Bạn thích làm việc với những người có tính cách giống mình? Bạn có khả năng kiểm soát biểu cảm, diễn xuất của mình? Tại sao không thử với nghề diễn viên. Một ngành nghề khá hot với các bạn trẻ hiện nay.
Khi thử sức với nghề diễn viên, bạn có thể thỏa sức sử dụng lời nói của mình để truyền đạt ý tưởng và cảm xúc của mình và dĩ nhiên không phải muốn nói như thế nào cũng được mà mọi lời nói cũng bạn đã được biên tập lên nội dung lời thoại, bạn phải học thoại trước và bằng ngữ điệu ngôn ngữ riêng của bạn để truyền đạt thông qua vai diễn của bạn. Một người diễn viên giỏi là người biết sử dụng lời nói, ngôn ngữ, của mình cho từng loại diễn viên trong từng tình huống khác nhau. Tuy nhiên để trở thành diễn viên không hề đơn giản, thậm chí nhiều bạn trẻ mới vô nghề còn gặp vô vàn khó khăn để có được những vai diễn đầu tiên, hiển nhiên bạn không thể nhận được vai chính khi mới diễn xuất lần đầu được đúng không nào. Do đó nếu bạn là người hoạt ngôn, có khả năng diễn xuất thì hãy thử với nghiệp diễn nhé! Tuổi trẻ mà cứ thử đi biết đâu đó là con đường sự nghiệp của bạn đó.
-
Những người tổ chức sự kiện không chỉ cần khả năng lãnh đạo mà rất cần đến khả năng ăn nói, thuyết phục người khác nữa. Một người biết sắp xếp, tổ chức các hoạt động, sự kiện nếu không có khả năng ăn nói thì sẽ rất khó có thể phân công người khác làm theo và khó khăn trong việc giới thiệu, thương thảo, trình bày kế hoạch tổ chức sự kiện cho khách hàng của mình đồng ý với phương án đã được xây dựng, thiết kế. Từ đó, bạn phải mất nhiều công sức, thời gian hơn để hoàn thành, công việc trở thành gánh nặng của bạn và hiệu quả công việc sẽ giảm sút đáng kể.
Như vậy có thể thấy khả năng ăn nói tự tin, lưu loát, là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với những bạn muốn theo đuổi nghề tổ chức sự kiện. Tuy nhiên đối với các bạn có đam mê với ngành nghề này nhưng khả năng nói không ổn định thì bạn cũng không cần lo lắng vì quá trình làm việc sẽ tạo và hình thành kỹ năng ăn nói cho các bạn nhưng sẽ tốn thời gian nhiều hơn nếu bạn có khả năng ăn nói ngay từ khi bắt đầu. Vì thế, bạn nào có khả năng ăn nói, hãy thử sức mình với công việc này, nó vừa giúp bạn nâng cao khả năng ăn nói và cả khả năng lãnh đạo nữa đấy. Một công đôi việc phải không nào?
-
Có thể nói trong tất cả các ngành nghề yêu cầu khả năng ăn nói thì dẫn chương trình có lẽ là công việc phù hợp hơn cả đối với các bạn hoạt ngôn, năng động, phù hợp dành cho người nói nhiều, thích nói. Bởi đặc thù của công việc dẫn chương trình là nói để tạo ra không khí sôi nổi, vui vẻ cho cả chương trình.
Bạn có thích xem một chương trình mà người dẫn chương trình dẫn nội dung với giọng nói đều đều, không có điểm nhấn, không có cảm xúc không? Những người dẫn chương trình như vậy chỉ hợp với các chương trình có tính chất thời sự, truyền tải nội dung tin tức, còn đối với các chương trình giải trí thì những người dẫn chương trình hầu như là những người có tính cách vui vẻ, dí dỏm, hài hước và vô cùng hoạt ngôn, biết cách xử lý linh hoạt trong mọi trường hợp. Nếu bạn là người như vậy tại sao không thử trở thành một người dẫn chương trình nhỉ? Bạn sẽ được thỏa sức trong các lĩnh vực khác nhau, các chương trình khác nhau miễn là bạn có khả năng nói tốt, truyền đạt nội dung tốt. Như vậy, nếu bạn là người hoạt ngôn, còn chần chừ gì nữa, hãy thử để sự quan tâm của mình đến ngành nghề này bạn nhé!