Top 8 Công trình tín ngưỡng thờ Tứ Bất Tử giá trị nhất tại Việt Nam
Việc phụng thờ Tứ bất tử (Tản Viên Sơn Thánh, Thù Đổng Thiên Vương, Công chúa Liễu Hạnh và Chử Đồng Tử) là một tín ngưỡng thuần túy Việt Nam, kết tinh từ những ... xem thêm...truyền thuyết đẹp đẽ và là một bộ phận không thể tách rời trong di sản tôn giáo và tinh thần của đất nước. Hãy cùng Toplist tìm hiểu những công trình tín ngưỡng thờ Tứ Bất Tử giá trị nhất tại Việt Nam nhé!
-
Đền Và hay còn gọi là Đông Cung (trong hệ thống Tứ cung của xứ Đoài: Bắc Cung thuộc xã Tam Hồng, huyện Vĩnh Lạc, Vĩnh Phúc; Nam Cung thuộc xã Tản Lĩnh; Tây Cung thuộc xã Minh Quang, huyện Ba Vì, Hà Nội; Đông Cung thuộc phường Trung Hưng, thị xã Sơn Tây, Hà Nội), thờ Tản Viên Sơn Thánh - vị thần đứng đầu trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
Theo truyền thuyết, sau khi giúp dân dựng núi, trị thủy, Đức Thánh Tản Viên thường chu du khắp nơi, giúp đỡ dân lành. Một hôm, Ngài nhằm hướng mặt trời mọc đi đến quả đồi thấp ven dòng sông Tích. Thấy cảnh đẹp nơi đây, Ngài dừng chân nghỉ ngơi, lúc này trên núi Ba Vì xuất hiện những đám mây đủ màu sắc, nhanh chóng bao phủ cả một vùng. Ông cho rằng đó là một điềm tốt nên đã xây dựng một cung điện ngay tại chỗ và đặt tên là Vân Già đông thần cung. Nơi đó bây giờ là Đền Và. Người dân nơi đây, dựa vào sự tích đám mây lành xuất hiện trên bầu trời quê mình mà đặt tên là làng Vân Gia. Từ đó, dân làng làm ăn phát đạt, càng chăm sóc việc hương khói thờ phụng Thánh Tản. Văn bia Vân Già đông thần cung dựng ở đầu hồi nhà tiền bái được làm năm Tự Đức thứ 36 (1884) còn ghi lại sự kiện này.
Đền Và được Nhà nước Việt Nam xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1964.
Vị trí: Thôn Vân Gia, phường Trung Hưng, thị xã Sơn Tây, Hà Nội
Lễ hội: Hội mùa xuân vào dịp rằm tháng Giêng kéo dài từ khoảng 13 đến 15 (âm lịch)
-
Khu di tích lịch sử Đền thờ Tản Viên Sơn Thánh nằm ở sườn Tây của dãy núi Ba Vì – ngọn núi cao và linh thiêng bậc nhất Việt Nam, án ngữ phía Tây kinh thành Thăng Long xưa. Ngoài Tản Viên, trên Ba Vì còn có các núi cao là Ngọc Lĩnh, Tương Miêu, U Bò, Núi Tre, Ghẹ Đùng, Trăm Voi, Ngọc Hoa (đặt theo tên của công chúa con vua Hùng thứ 18 được gả cho Sơn thánh Tản Viên) và núi Vua. Núi Vua cao tới 1296m. Trên đỉnh núi Vua có đền thờ Đức Hồ Chí Minh.
Theo truyền thuyết, vào thời đại mà các vị thần vẫn dẫn dắt loài người thần núi Tản Viên, Sơn thánh Tản Viên, còn được gọi là Sơn Tinh, lấy công chúa Ngọc Hoa, con Hùng Duệ Vương (Hùng Vương thứ 18). Cuộc hôn nhân này dẫn đến cuộc đấu truyền kiếp giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh. Khu vực quanh núi Ba Vì, nhiều tên đất, tên làng, tên vạt đồi đồng nội, dòng sông, khe suối, địa danh, địa hình, địa vật, đầm hồ, bờ bãi, đình, đền, miếu mạo và con người gắn liền với sự tích Sơn Tinh, Thủy Tinh.
Khu di tích lịch sử Đền thờ Tản Viên Sơn Thánh gồm ba ngôi đền (đền Thượng, đền Trung, đền Hạ)
- Đền Thượng hay còn gọi là Chính cung Thần điện, nằm trên độ cao 1227m, thuộc địa phận xã Ba Vì. Theo truyền thuyết, đền có từ thời An Dương Vương (vị vua lập triều Âu Lạc, trị vì 257- 208 TCN/208 – 179 TCN)
- Đền Trung hay còn gọi là Trung Cung, tọa lạc ở nửa phía Tây núi Ba Vì, xã Minh Quang, có độ cao khoảng 500m. Đền được xây dựng từ thời Lý, đã qua nhiều lần trùng tu. Là ngôi đền có quy mô hoành tráng và có vị trí đẹp nhất trong các đền thờ Tản Viên ở sườn Tây núi Ba Vì.
- Đền Hạ còn có tên gọi là Tây cung (trong hệ thống Tứ cung của xứ Đoài: Bắc Cung thuộc xã Tam Hồng, huyện Vĩnh Lạc, Vĩnh Phúc; Nam Cung thuộc xã Tản Lĩnh; Tây Cung thuộc xã Minh Quang, huyện Ba Vì, Hà Nội; Đông Cung thuộc phường Trung Hưng, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) là một ngôi chùa cổ nằm dưới chân núi Tản Viên bên dòng sông Minh Quang xã. Tương truyền, đền Hạ xuất hiện muộn hơn đền Trung và đền Thượng
Vị trí: Nằm trên địa bàn hai xã Minh Quang và Ba Vì, thuộc huyện Ba Vì, Hà Nội
-
Đền Gióng Sóc Sơn (Đền Sóc) là ngôi đền thờ Phù Đổng Thiên Vương - vị thần đứng thứ hai trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Nơi đây tương truyền còn in đậm dấu vó ngựa sắt của vị anh hùng thánh Gióng, nhân vật đầy tính huyền thoại tượng trưng cho tinh thần quật cường chống ngoại xâm của dân tộc.
Căn cứ vào tấm bia đá ghi sự tích ở đền thì sau khi đánh thắng giặc Ân, vua Hùng sai dựng đền thờ để ghi nhớ công ơn của Thánh Gióng. Vua phong sắc ghi hiệu thần là Đổng Thiên Vương. Ngôi đền được dựng vào nơi có vết chân ngựa sắt, tức là ngôi đền Thượng ngày nay.
Cum di tích lịch sử ban đầu chỉ là một miếu nhỏ thờ Phù Đổng Thiên Vương. Theo sách sử ghi lại, trong cuộc chiến chống quân Tống, vua Lê Đại Hành cùng đội quân của mình đang trên đường hành quân qua miếu thờ Phù Đổng Thiến Vương, vua Đại Hành đã vào làm lễ cầu Thánh Gióng để trận chiến đấu chống quân Tống thắng lợi. Quả nhiên, trong trận chiến đó, quân Tống thua thảm hại, phải rút quân về nước. Vua Lê Đại Hành lấy lòng biết ơn, cảm kính thần linh, sai người tìm gốc cây trầm hương tạc thành tượng thờ, xây dựng miếu thành Đền thờ Phù Đổng Thiên Vương rất uy nghi.
Khu di tích đền miếu Sóc Sơn gồm có 6 công trình kiến tạo, mỗi công trình có một giá trị lịch sử, giá trị nghệ thuật riêng biệt. Đó là: Đền Thượng, Đền Mẫu, Đền Trình (Đền Hạ), Chùa Đại Bi, Chùa Non và khu nhà bia (nơi có lăng bia đá 8 mặt). Điểm nổi bật nhất ở khu di tích này là bức tượng Thánh Gióng trên đỉnh núi Đá Chồng (cao gần 300m với 4.000 bậc thang), được làm hoàn toàn từ đồng nguyên chất, cao 11,07m, nặng 85 tấn.
Khu di tích đền Sóc được nhà nước xếp hạng khu di tích lịch sử văn hoá vào năm 1962.
Vị trí: Tọa lạc tại núi Vệ Linh (núi Sóc) thuộc thôn Phù Linh, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội
Lễ hội: Hội Gióng Sóc Sơn diễn ra từ ngày 6 đến ngày 8/1 âm lịch hàng năm
-
Đền Phù Đổng hay còn gọi là Đền Gióng, Đền Thượng là một vùng đất địa linh, nhân kiệt, thuộc xứ Kinh Bắc xưa, nơi đây nổi tiếng với bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời, gắn liền với nhiều huyền thoại về thời kỳ đầu dựng nước và giữ nước của dân tộc. Nơi đây thờ người anh hùng làng Gióng “Phù Đổng Thiên Vương” - một trong bốn vị thánh bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam - còn in đậm trong tâm thức người dân Việt với những câu chuyện được truyền lại qua bao thế hệ.
Truyền thuyết kể rằng, đền Phù Đổng được xây dựng trên nền nhà cũ của Thánh Gióng, bên trong đê sông Đuống, còn đền Hạ (đền mẫu) thờ mẹ của Thánh Gióng nằm ngoài đê, gần nơi được cho là có dấu chân khổng lồ mà bà đã ướm thử rồi sinh ra Thánh Gióng. Năm 1010 khi rời đô về Thăng Long, Lý Thái Tổ đã cho dựng đền, từ đó đến nay đã được trùng tu nhiều lần.
Cấu trúc của đền Phù Đổng gồm có:
- Chính điện
- Bái đường
- Nhà thiêu hương
- Hà thủy đình để múa rối nước ở ao trước đền
- Tam quan được xây vào cuối thế kỷ XIX.
- Tượng Thánh Gióng khá lớn, đặt trong chính điện, ngồi giữa hai dãy tượng 6 quan văn , võ hầu cận, 2 phỗng quỹ và 4 viên cận binh.
Vào ngày ngày 9/12/2013, di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật đền Phù Đổng đã được Chính phủ công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt ngày 9/12/2013
Vị trí: Xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội
Lễ hội: Lễ hội diễn ra từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 4 Âm lịch hàng năm (ngày hội chính là ngày 9/4)
-
Quần thể di tích Phủ Dầy hay còn gọi là Phủ Giày, Phủ Giầy, là một quần thể đền thơ gồm nhiều ngôi đèn nhỏ ghép lại, trong đó Thánh Mẫu Liễu Hạnh - một trong “tứ bất tử” được dân gian kính cẩn suy tôn (Tản Viên Sơn Thánh, Phù Đổng Thiên Vương, Thánh Mẫu Liễu Hạnh và Chử Đồng Tử).
Khu di tích Phủ Dầy còn được xem như “cái nôi”, và là trung tâm thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, gồm: Thiên phủ (miền trời) - Nhạc phủ (miền rừng núi) - Thoải phủ (miền sông nước). Đứng đầu mỗi phủ là một vị Thánh Mẫu gồm: Mẫu Thượng Thiên (Mẫu Đệ Nhất) cai quản bầu trời, Mẫu Thượng Ngàn (Mẫu Đệ Nhị) trông coi miền rừng núi, và Mẫu Thoải (Mẫu Đệ Tam) trông coi miền sông nước.
Theo sử tích, Công chúa Liễu Hạnh vốn là con vua Ngọc Hoàng có tên là Đệ Nhị Quỳnh Hoa công chúa với 3 lần giáng sinh xuống cõi trần - quá trình tam sinh tam hóa vào các thế kỷ XV, XVI, XVII thì Thánh Mẫu Liễu Hạnh, là biểu tượng về tấm gương đức hạnh Trung - Trinh - Hiếu - Từ cùng công, dung, ngôn, hạnh.
Quần thể Phủ Dầy có hơn 20 công trình kiến trúc đặc sắc, trong đó có 3 công trình gắn liền chặt chẽ với cuộc đời Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong lần giáng sinh thứ 2, đó là phủ Tiên Hương (phủ chính), phủ Vân Cát và lăng Chúa Liễu.
Địa chỉ: Xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, cách trung tâm thành phố Nam Định khoảng 15km về phía Tây Nam
Lễ hội: Hàng năm vào thượng tuần tháng 3 Âm lịch (chính hội là 3/3)
-
Đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh Quảng Bình là một minh chứng sống động nhất cho sự tích về Liễu Hạnh công chúa. Dù đã bao nhiêu năm trôi qua nhưng câu chuyện về nàng công chúa vẫn được lưu giữ và truyền lại cho đến ngày nay.
Theo truyền thuyết, Liễu Hạnh công chúa chính là cô con gái thứ hai của Ngọc Hoàng. Trong dân gian Việt Nam, bà được tôn xưng là một trong Tứ bất tử trong huyền thoại, được nhân dân khắp nơi tôn xưng là người đứng đầu Tam phủ, Tứ Phủ thờ đạo Mẫu của người dân đất Việt. Vị trí của Đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh Quảng Bình cũng chính là nơi ghi dấu bước chân đầu tiên khi bà giáng trần.
Đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh Quảng Bình có tổng diện tích 350m2, được bao bọc bởi dãy núi Hoành Sơn hùng vĩ. Ngôi đền được xây dựng theo phong cách Á Đông đậm nét văn hóa dân tộc. Đặc biệt, kết cấu của tam quan được thiết kế cân đối, hài hòa thể hiện rõ nét sự nghiêm chính, ngay thẳng. Đền thờ tuy không quá cầu kỳ nhưng vẫn toát lên sự tỉ mỉ và tâm huyết mà người thợ tài hoa này đã dành rất nhiều thời gian và tâm sức để xây dựng nên ngôi đền linh thiêng này.
Năm 1995, UBND tỉnh Quảng Bình đã ra quyết định công nhận đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh là di tích lịch sử văn hóa kiến trúc - nghệ thuật - tôn giáo vì những giá trị văn hóa của di tích gắn liền với lịch sử hàng trăm năm nay.
Vị trí: Xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình
-
Đền Đa Hòa là ngôi đền thờ Chử Đồng Tử - vị thần đứng thứ tư trong Tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam, và 2 vị Tiên Dung - Hồng Vân công chúa (Nàng Tây Sa). Tương truyền rằng đây chính là nơi tác thành mối tình Chử Đồng Tử - Tiên Dung.
Thời xưa, ở làng Chử Xá có hai cha con Chử Cù Văn và Chử Đồng Tử, nhà nghèo đến nỗi phải chung nhau một cái khố, hễ ai đi đâu thì đóng. Người cha chết, dặn con cứ lấy khố mà dùng nhưng Chử Đồng Tử không nỡ để cha trần truồng, lấy khố đóng cho cha rồi mới chôn. Bấy giờ mới có một nàng công chúa tên là Tiên Dung nhan sắc tuyệt trần, tuổi đã lớn mà không chịu lấy chồng. Một lần nàng cùng đoàn tùy tùng chèo thuyền đi xem sông núi, khi đi đến khúc sông thuộc làng Chử Xá, Đồng Tử trông thấy vội vùi mình xuống cát. Thấy cảnh đẹp, Tiên Dung cho dừng thuyền, quây màn để tắm, vô tình nơi Tiên Dung tắm lại đúng chỗ Đồng Tử giấu mình. Gặp Chử Đồng Tử, biết được nguyên cớ, Tiên Dung quyết định kết duyên cùng chàng. Vì sợ vua cha, Tiên Dung ở lại sông cùng Đồng Tử. Lăm ăn đã khấm khá, Tiên Dung để Đồng Tử đi ra biển rên đường ra biển, Đồng Tử gặp một nhà sư tên là Phật Quang và ở luôn lại để theo học rồi được Phật Quang cho một cây gậy và chiếc nón có phép lạ khi xuống núi. Sau đó, Đồng Tử và Tiên Dung rời bỏ xóm làng tìm nơi vắng vẻ để ở. Nhờ chiếc nón và cây gậy thần, họ có được một cung điện lộng lẫy, với cả binh lính. Vua biết tin, cho rằng họ làm loạn, bèn sai quân đến đánh. Quân lính đến nơi thì cả cung điện cùng Đồng Tử và Tiên Dung đã bay lên trời, chỉ còn lại bãi đất không giữa đầm.
Mối lương duyên của Chữ Đồng Tử và nàng công chúa Tiên Dung vẫn còn mãi với thời gian. Chính vì thế nhiều người đến đây không chỉ để dâng nén nhang tưởng nhớ tới một trong những “tứ bất tử” của Việt Nam cùng hai vị phu nhân xinh đẹp là Tiên Dung công chúa và Tây Sa công chúa mà còn để cầu mong tìm được tình yêu chân chính, gia đình yên ấm trong suốt cả năm.
Trong đền có ba pho tượng của Chử Đồng Tử, Tiên Dung công chúa và nàng Tây Sa xinh đẹp đặt ở Hậu Cung. Ngoài các pho tượng, trông đền còn có một số bảo vật quý báu khác như đôi lọ Bách Thọ, các bức hoành phi...được người đời giữ gìn và bảo vệ.
Đền Đa Hòa được Nhà nước xếp hạng di tích văn hoá cấp Quốc gia năm 1962.
Vị trí: Thôn Đa Hòa, xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên
Lễ hội: Ba năm một lần trong các ngày từ 10-12 tháng 2 Âm lịch
-
Đền Dạ Trạch, còn gọi là Đền Hóa thờ ba nhân vật trong truyền thuyết, gồm Chử Đồng Tử cùng nhị vị phu nhân là công chúa Tiên Dung và công chúa Hồng Vân (công chúa Tây Sa). Tương truyền đền được xây trên nền thành quách xưa sau khi Chử Đồng Tử và Tiên Dung – con gái vua Hùng thứ 18 cùng nhau hóa về trời. Họ để lại một câu chuyện tình yêu đẹp, một chàng trai nghèo đánh cá kiếm sống và một nàng công chúa xinh đẹp tình cờ gặp nhau bên bờ sông và nên duyên vợ chồng. Từ đó vợ chồng họ góp sức lớn cùng dân khai khẩn đất hoang.
Công trình kiến trúc chính gồm lầu chuông, hồ bán nguyệt, qua sân là đến chùa gồm 3 tòa từ ngoài vào trong. Toàn bộ nội, ngoại thất và kiến trúc của ngôi đền đều toát lên nét cổ kính và linh thiêng. Nhìn thẳng về hướng đông, đền Dạ Trạch được xây dựng theo kiểu chữ I (công) và có ba tòa nguy nga. Tòa nhà đẹp thứ ba, tức tòa hậu cung, có mái vòm ba tầng tạo cảm giác như đứng trong khoang thuyền. Trong chính điện, ba pho tượng lớn, Chử Đồng Đồ ngồi chính giữa trong bộ hoàng bào. Bên trái là Tiên Dung, bên phải là Nội Trạch Tây Cung (Công chúa Tây Sa).
Vị trí: Thôn Đa Hòa, Xã Bình Minh, Huyện Khoái Châu, Dạ Trạch, Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên
Lễ hội: Hàng năm từ ngày 10 đến ngày12/2 âm lịch diễn ra lễ hội đền Chử Đổng Tử tại đền Dạ Trạch