Top 10 Công trình thủy điện lớn nhất Việt Nam

Linh Bibi 2114 0 Báo lỗi

Việt Nam - một quốc gia đầy năng động và phát triển, với thiên nhiên phong phú và nguồn tài nguyên vô cùng đa dạng. Trong những năm qua, việc xây dựng các công ... xem thêm...

  1. Nhà máy thủy điện Sơn La nằm trên sông Đà tại xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, Việt Nam. Nhà máy có công suất lắp máy 2.400 MW, với 6 tổ máy, khởi công xây dựng ngày 2 tháng 12 năm 2005. Sau 7 năm xây dựng, Thủy điện Sơn La được khánh thành vào ngày 23 tháng 12 năm 2012, sớm hơn kế hoạch 3 năm, trở thành nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và cả khu vực Đông Nam Á tại thời điểm đó. Nhà máy được khởi công vào năm 2005 nhưng trước đó 30 năm những chuyến khảo sát đầu tiên đã được thực hiện bởi các chuyên gia viện Thủy điện và công nghiệp Moskva, công ty Electricity and Power Distribution của Nhật Bản, Cty Designing Research and Production Shareholding của Nga và SWECO của Thụy Điển. Năm 2001, dự án Thủy điện Sơn La được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư, nhưng chưa quyết phương án xây dựng. Tháng 12 năm 2002, Báo cáo nghiên cứu khả thi được thông qua tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XI. Phương án xây dựng công trình cũng được Quốc hội thông qua với mục tiêu phát điện tổ máy số 1 vào năm 2012 và hoàn thành toàn bộ công trình vào năm 2015.


    Thông số kỹ thuật chính:

    • Thủy điện Sơn La có mực nước dâng bình thường là 215 m;
    • Mực nước gia cường: 217m;
    • Mực nước chết: 175m.
    • Diện tích hồ chứa: 224 km2. Dung tích toàn bộ hồ chứa: 9,26 tỉ mét khối nước.
    • Công suất lắp máy: 2.400 MW, gồm 6 tổ máy, mỗi tổ máy là 400MW.
    • Điện lượng bình quân hằng năm: 10,2 tỉ KWh
    • Diện tích lưu vực: 43.760 km2
    • Chủ đầu tư: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
    • Chủ thầu chính: Tổng công ty Sông Đà


    Năm 2003, EVN đã hoàn chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi thực hiện phương án Sơn La. Công tác tái định cư cũng được bắt đầu triển khai thực hiện. Tháng 12/2003, những người thợ đầu tiên thuộc Tổng công ty Sông Đà có mặt tại công trường để triển khai xây dựng mặt bằng công trường và đồng thời tận dụng thời gian chuẩn bị công trường trong 2 năm (2004-2005) để thi công các công trình dẫn dòng. Ngày 15/1/2004, Thủ tướng đã ra quyết định số 09/QĐ-TTg phê duyệt dự án Thủy điện Sơn La. Năm 2005, công trình Thủy điện Sơn La được khởi công xây dựng. Trong quá trình thiết kế, thi công dự án đã được thay đổi nhiều so với phương án ban đầu. Ngày 11 tháng 1 năm 2008, những khối bê tông đầm lăn đầu tiên được sản xuất. Tới ngày 25 tháng 8 năm 2010 kết thúc quá trình đổ bê tông đầm lăn đập chính nhà máy. Ngày 23 tháng 12, công trình Thủy điện Sơn La chính thức khánh thành trở thành đập thủy điện lớn nhất Đông Nam Á, sản lượng điện bình quân hàng năm trên 10 tỷ kWh, bằng gần 1/10 sản lượng điện của Việt Nam.

    Hình ảnh nhà máy thủy điện Sơn La
    Hình ảnh nhà máy thủy điện Sơn La
    Nhà máy thủy điện Sơn La
    Nhà máy thủy điện Sơn La

  2. Nhà máy Thủy điện Hoà Bình được xây dựng tại tỉnh Hòa Bình, trên dòng sông Đà thuộc miền bắc Việt Nam. Đây là nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á từ năm 1994 đến 2012 (Bị phá vỡ kỉ lục vào năm 2012 bởi Nhà máy thủy điện Sơn La). Nhà máy thủy điện Hòa Bình do Liên Xô (sau năm 1991 đến 1994 là Liên bang Nga) giúp đỡ, hỗ trợ công tác xây dựng và hướng dẫn vận hành. Công trình khởi công 6/11/1979, khánh thành 20/12/1994. Nhà máy thủy điện Hòa Bình là nguồn cung cấp điện chủ lực của toàn bộ hệ thống điện Việt Nam. Năm 1994, cùng với việc khánh thành nhà máy và tiến hành xây dựng Đường dây 500 kV Bắc - Nam từ Hòa Bình tới trạm Phú Lâm (thành phố Hồ Chí Minh) hình thành một mạng lưới điện quốc gia. Công trình này góp phần đắc lực trong việc cung cấp nguồn điện cho miền Nam và miền Trung Việt Nam. Nhà máy cung cấp khoảng 27% nguồn điện của cả nước. Đập thủy điện Hòa Bình góp phần quan trọng vào việc cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp ở vùng hạ lưu trong đó có đồng bằng sông Hồng, nhất là trong mùa khô. Điều tiết mực nước sông đồng thời đẩy nước mặn ra xa các cửa sông.

    Thông số kỹ thuật chính:

    • Thủy điện Hòa Bình có thiết kế mực nước dâng bình thường cao 117 m.
    • Mực nước gia cường: 120 m.
    • Mực nước chết: 80m.
    • Các thông số trên đo độ cao so với mực nước biển.
    • Diện tích hồ chứa: 208 km2.
    • Dung tích toàn bộ hồ chứa: 9,45 tỉ mét khối nước.
    • Công suất lắp máy: 1.920 MW, gồm 8 tổ máy.
    • Điện lượng bình quân hằng năm: 8,6 tỉ KWh.
    • Đập thủy điện Hòa Bình có 12 cửa xả và 8 tổ máy phát điệ
    • Mỗi tổ máy có công suất 240 MW.


    Tại sân truyền thống nhà máy Thủy điện Hòa Bình có một khối bê tông hình chóp cụt, trên đó có tấm biển thép khắc dòng chữ: "Nơi lưu giữ bức thư của những người xây dựng Thủy điện Hòa Bình gửi thế hệ mai sau. Thư được mở vào ngày 1-1-2100". "Kho lưu trữ" lá thư thực chất chỉ là một khối bê tông hình chóp cụt tứ giác đều (4 mặt bên hình thang) có cạnh đáy 2 mét, chiều cao 1,8 mét, cạnh trên 0,8 mét, nặng gần 10 tấn. Sau khi được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng và đồng chí Đỗ Mười đồng ý, lãnh đạo Tổng Công ty Xây dựng nhà máy Thủy điện Hòa Bình mời một số nhà văn, nhà báo, nhà trí thức tham gia viết thư. Tuy nhiên, đồng chí Đỗ Mười cũng khuyên là vì Việt Nam chưa có tục lệ này, cho nên không được "chôn" vào lòng đập mà nên đặt ở chỗ nào trang trọng. Và thế là sau khi bàn bạc với chuyên gia Liên Xô, lãnh đạo tổng công ty quyết định đặt lá thư đó vào lòng khối bê tông. Lá thư hiện nay để trong khối bê tông là một công trình tập thể. Sau khi lá thư được hoàn chỉnh về nội dung, một cán bộ viết chữ đẹp được giao nhiệm vụ chép hai bản đó với tiếng Việt và tiếng Nga bằng mực Tàu.

    Nhà máy thủy điện Hòa Bình
    Nhà máy thủy điện Hòa Bình
    Nhà máy thủy điện Hòa Bình
    Nhà máy thủy điện Hòa Bình
  3. Thủy điện Lai Châu còn gọi là Thủy điện Nậm Nhùn, là công trình trọng điểm quốc gia Việt Nam, xây dựng trên dòng chính sông Đà tại thị trấn Nậm Nhùn, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu, Việt Nam. Thủy điện Lai Châu có 1.200 MW với 3 tổ máy, khởi công xây dựng ngày 5 tháng 1 năm 2011, hòa lưới 3 tổ máy tháng 11 năm 2016, khánh thành tháng 12 năm 2016, sớm hơn 1 năm so với chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Công trình này được xây dựng ở bậc thang trên cùng của dòng chính sông Đà tại Việt Nam, bậc trên của thủy điện Sơn La. Công trình này có tổng mức đầu tư sơ bộ ước tính hơn 35.700 tỷ đồng. Nhà máy Thủy điện Lai Châu sẽ cung cấp mỗi năm lên lưới điện quốc gia khoảng 4.670,8 triệu kWh. Đây là công trình thủy điện không những có vai trò quan trọng trong việc phát triển điện, cấp nước cho đồng bằng sông Hồng về mùa khô mà còn tạo cơ hội phát triển - kinh tế xã hội hai tỉnh Lai Châu và Điện Biên, đảm bảo an ninh quốc phòng khu vực Tây Bắc.


    Thông số kỹ thuật chính:

    • Thủy điện Lai Châu có thiết kế: Mực nước dâng bình thường 295 m.
    • Mức nước chết 265
    • Công suất lắp máy 1.200 MW với 3 tổ máy, mỗi tổ máy 400MW.
    • Lưu lượng 1 cửa xả mặt trên cửa xả vào khoảng 400m3/1S.


    Thủy điện Lai Châu thuộc bậc trên cùng của dòng sông Đà tại Việt Nam, giáp với biên giới Trung Quốc. Với thiết kế chọn cao trình đập 303 mét sẽ đảm bảo mực nước cách biên giới khoảng 15 - 20 km, nhưng khi nước dềnh hoặc có lũ, lụt thì chỉ cách biên giới khoảng 2 km. Là công trình lớn, song thủy điện Lai Châu có khối lượng di dân, tái định cư không lớn. Dự kiến có khoảng 1.331 hộ/5.867 khẩu thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu nằm trong phạm vi vùng lòng hồ và mặt bằng công trình. Chủ đầu tư dự án là Tập đoàn Điện lực Việt Nam - đã lập chi phí đền bù, di dân tái định cư của công trình này theo cơ chế của thủy điện Sơn La. Tổ hợp nhà thầu thi công công trình chính sẽ là Tập đoàn Sông Đà, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam, Tổng công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng, Tổng công ty xây dựng Trường Sơn.

    Hình ảnh nhà máy thủy điện Lai Châu
    Hình ảnh nhà máy thủy điện Lai Châu
    Nhà máy thủy điện Lai Châu
    Nhà máy thủy điện Lai Châu
  4. Nhà máy thủy điện Thác Mơ là một dự án thủy điện nằm tại khu vực thung lũng sông Đà, thuộc tỉnh Lai Châu, Việt Nam. Dự án này được xây dựng với mục tiêu cung cấp điện năng tái tạo, giúp đáp ứng nhu cầu về điện năng ngày càng tăng cao của đất nước.

    Dự án thủy điện Thác Mơ là một trong những dự án lớn của Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, và được đặt tên theo tên thác nước tự nhiên nổi tiếng tại khu vực, góp phần tạo nên cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và độc đáo. Dự án này sử dụng nguồn nước từ sông Đà, một trong những con sông quan trọng của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác năng lượng thủy điện. Nhà máy thủy điện Thác Mơ có công suất lớn và được trang bị các công nghệ tiên tiến nhất để tối ưu hóa hiệu suất hoạt động và giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường.


    Thông số kỹ thuật chính:

    • Công suất: 225MW.
    • Sản lượng điện hàng năm: 662 triệu KWh.
    • Dung tích: 1,36 tỷ m3.
    • Đạp chính cao 50m, rộng 7m.
    • Đập tràn dài 44m.


    Việc xây dựng nhà máy thủy điện Thác Mơ không chỉ mang lại lợi ích về điện năng mà còn góp phần vào việc phát triển kinh tế và hạ tầng trong khu vực, tạo điều kiện thuận lợi cho việc du lịch và thăm quan thác nước nổi tiếng này. Tuy nhiên, như với bất kỳ dự án thủy điện lớn nào, việc xây dựng nhà máy thủy điện Thác Mơ cũng có thể gặp phải một số tranh cãi và ảnh hưởng đến môi trường và cộng đồng địa phương. Do đó, việc quản lý và giám sát môi trường trong quá trình hoạt động của dự án là vô cùng quan trọng để đảm bảo bền vững và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cho thế hệ tương lai.

    Nhà máy thủy điện Thác Mơ
    Nhà máy thủy điện Thác Mơ
    Nhà máy thủy điện Thác Mơ
    Nhà máy thủy điện Thác Mơ
  5. Nhà máy thủy điện Đa Nhim là công trình thủy điện xây dựng trên sông Đa Nhim tại vùng đất thị trấn D'Ran huyện Đơn Dương tỉnh Lâm Đồng và xã Lâm Sơn huyện Ninh Sơn tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam. Thủy điện Đa Nhim có công suất lắp máy 160 MW với 4 tổ máy, khởi công tháng 4/1961, hoàn thành tháng 12/1964. Đây là công trình thủy điện đầu tiên và nằm ở nấc thang trên cùng, khai thác tiềm năng thủy điện của hệ thống sông Đồng Nai, nằm giáp ranh giữa tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận. Dự án mở rộng thủy điện Đa Nhim nâng tổng công suất lắp máy lên 240 MW. Dự án lắp đặt thêm 1 tổ máy 80 MW, khởi công tháng 12/2015, đến tháng 12/2018 đã hòa lưới thành công.


    Thông số kỹ thuật chính:

    • Công suất: 240 MW.
    • Sản lượng điện hàng năm: 1 tỷ KWh.
    • Tổ máy hoạt động: 4 tổ máy


    Nhà máy thủy điện Đa Nhim được khởi công xây dựng vào tháng 4 năm 1961 đến tháng 12 năm 1964 với sự tài trợ của Chính phủ Nhật Bản. Nhà máy có tổng công suất thiết kế lắp đặt là 160 MW gồm 4 tổ máy, sản điện lượng bình quân hàng năm khoảng 1 tỷ kWh. Tuy nhiên theo thời gian, các thiết bị và đường dây của nhà máy cũ dần khiến cho nó không thể hoạt động với đầy đủ công suất thiết kế. Năm 1996, Chính phủ Việt Nam quyết định xuất 66,54 triệu USD để cải tạo lại thiết bị và đường dây trong đó có 1069,2 tỷ VND (48,6 triệu dollar) là vốn vay ưu đãi từ Nhật Bản, 2,9 triệu Dollar là vốn đối ứng trong nước, còn lại là của các nhà tài trợ quốc tế khác.

    Nhà máy thủy điện Đa Nhim
    Nhà máy thủy điện Đa Nhim
    Nhà máy thủy điện Đa Nhim
    Nhà máy thủy điện Đa Nhim
  6. Nhà máy thủy điện Yaly là nhà máy thủy điện trên dòng Krông B'Lah ở ranh giới huyện Sa Thầy tỉnh Kon Tum và huyện Chư Păh tỉnh Gia Lai, Việt Nam. Thủy điện Ialy có công suất lắp máy 720 MW với 4 tổ máy, điện lượng bình quân năm là 3.650 triệu KWh. Công trình khởi công năm 1993 và hoàn thành năm 1996. Vùng đập tạo hồ nước đặt tại Thác Ialy trên sông Pô Kô ở Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Thác Yaly là một trong những thác nước lớn nhất Việt Nam với độ cao 42 mét. Đập thủy điện là loại đập đá đổ, lõi chống thấm bằng đất sét, có cao trình đỉnh là +522,0 m, chiều dài đỉnh đập 1.142,0 m, đập cao 71,0 m. Tràn xả lũ gồm 6 cửa, dùng van cung. Mỗi cửa rộng 15 m.


    Thông số kỹ thuật chính:

    • Công suất lắp máy: 720 MW.
    • Tổ máy hoạt động: 4 tổ máy.
    • Sản lượng điện hàng năm: 3.650 triệu KWh.
    • Dung tích chết: 258,07 triệu m3.
    • Dung tích hữu ích: 779,02 triệu m3.


    Lòng hồ thủy điện Yaly rộng tới 64,5 km2, dung tính chết 258,07 triệu m3, dung tính hữu ích 779,02 triệu m3, phần lớn nằm trên địa phận huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, thuộc lưu vực sông Pô Kô và Đăk Bla. Giống như nhiều dự án thủy điện khác, thủy điện Iali bị phê phán là gây ra lũ lụt, làm thiệt hại nguồn thủy sản và thiếu tham vấn với các cơ quan Campuchia. 59 làng ở Đông Bắc Campuchia được sự hỗ trợ của Oxfam đã phối hợp tổ chức Mạng lưới Bảo vệ Sesan-Srepok-Sekong (3SPN) để thúc đẩy bảo vệ môi trường ở lưu vực ba dòng sông này.

    Hình ảnh nhà máy thủy điện Yali
    Hình ảnh nhà máy thủy điện Yali
    Nhà máy thủy điện Yali
    Nhà máy thủy điện Yali
  7. Thủy điện Huổi Quảng hay Thủy điện Huội Quảng là thủy điện xây dựng trên dòng Nậm Mu tại xã Khoen On, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu và xã Chiềng Lao, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, ở vùng núi tây bắc Việt Nam. Thủy điện Huổi Quảng có công suất lắp máy 520 MW, sản lượng điện hàng năm 1.904 triệu KWh, khởi công tháng 1/2006, hoàn thành tháng 5/2016. Công trình là một trong những nhà máy thủy điện có công suất phát điện lớn, thuộc quy hoạch, hệ thống bậc thang thuỷ điện trên sông Đà. Trên dòng Nậm Mu phía thượng nguồn chừng 27 km là Thủy điện Bản Chát 220 MW cấp nguồn nước qua hệ thống vận hành liên hồ, cấp nước liên tục cho hồ thủy điện Huội Quảng qua máy thủy điện Bản Chát, là tiền dề chính để hồ thủy điện Huội Quảng không bị thiếu nước phát điện.

    Thông số kỹ thuật chính:

    • Mực nước dâng bình thường 370 m.
    • Mực nước chết 366m.
    • Cao độ phát điện cột nước là 151m theo chiều thẳng đứng.
    • Mực nước hạ lưu 215m.
    • Hồ chứa nước có diện tích lưu vực 2.824 km2.
    • Lưu lượng trung bình năm 158,1 m3/s.
    • Diện tích mặt thoáng hồ 870ha.
    • Hầm xả đường kính D=8,3m
    • Giếng điều áp hạ lưu rộng 12,5m, dài 37m, cao 77,27m
    • Dung tích ở mực nước dâng bình thường là 184,2 triệu m3.
    • Hồ chứa nước có diện tích lưu vực 2.824 km2.
    • Lưu lượng trung bình năm 158,1 m3/s.


    Khi các thủy điện trên dòng Nậm Mu ở Sơn La được quy hoạch thì tên gọi "Thủy điện Nậm Mu" đã được đặt cho một thủy điện nhỏ có công suất 12 MW đã xây dựng năm 2003 ở xã Tân Thành, Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. Vì thế các thủy điện Nậm Mu Sơn La chuyển sang dùng các tên theo địa danh đặt nhà máy, như Thủy điện Bản Chát, Huội Quảng... Mặt khác khi thiết kế thì đập của thủy điện này được xây dựng ở nơi dòng suối nhỏ Huổi Quảng đổ vào bờ trái Nậm Mu ở bản Tàng Khê. Lúc đặt tên cho dự án khảo sát thủy điện thì được ghi là Huội Quảng. Tuy nhiên một số văn liệu, ví dụ báo Nhân Dân khi viết về công tác tái định cư đã dùng tên thủy điện Huổi Quảng là tên gọi phù hợp với tên vốn có trong tiếng Thái.

    Hình ảnh nhà máy thủy điện Huội Quảng
    Hình ảnh nhà máy thủy điện Huội Quảng
    Nhà máy thủy điện Huội Quảng
    Nhà máy thủy điện Huội Quảng
  8. Nhà máy thủy điện Trị An được xây dựng trên sông Đồng Nai, đoạn chảy qua huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, cách Thành phố Hồ Chí Minh 65 km về phía Đông Bắc. Nhà máy được xây dựng với sự hỗ trợ về tài chính và công nghệ của Liên Xô từ năm 1984, phát điện tổ máy số 1 ngày 30/4/1988 và khánh thành 1991. Nhà máy thủy điện Trị An có 4 tổ máy, với tổng công suất thiết kế 400 MW, sản lượng điện trung bình hàng năm 1,7 tỉ KWh. Hồ Trị An là hồ chứa điều tiết hằng năm, mục đích để phát điện với mực nước dâng bình thường (HBT) 62 m, mực nước chết (HC) 50 m, mực nước gia cường 63,9 m. Lưu lượng chạy máy ở công suất định mức là 880 m3/s, tương ứng 220 m3/s cho mỗi tổ máy, cột nước tinh là 53m. Nhà máy thủy điện được xây với tổng công suất lắp máy 4 tổ × 100 MW = 400 MW, sản lượng điện hằng năm 1,76 tỉ kWh.

    Thông số kỹ thuật chính:

    • Công suất: 400 MW.
    • Điện năng: 1,76 tỉ kWh.
    • Diện tích: 323 km2.
    • Dung tích: 2,76 tỉ m3.
    • Phát điện hàng năm: 1.76 TWh.


    Lưu lượng nước xả lũ qua đập tràn cao nhất theo thiết kế là 18.450 m3/s. Tuyến áp lực chính gồm đập ngăn sông và đập tràn. Đập ngăn sông được đắp bằng đất đá hỗn hợp, dài 420m, cao 40m, đỉnh đập rộng 10m. Đập tràn xả lũ dài 150m, có 8 khoang tràn, mỗi khoang rộng 15m với 8 cửa van cung được đóng mở bằng cẩu chân dê 2×125 tấn. Đập chính và các đập phụ tạo nên hồ chứa nước rộng 323 km2 với dung tích tổng cộng 2,76 tỉ m3, dung tích hữu ích là 2,54 tỉ m3, dung tích chết 0,218.109 m3. Công trình thủy điện Trị An còn có ý nghĩa kinh tế tổng hợp với mục đích chính hòa lưới điện quốc gia cùng với các nhà máy khác cung cấp điện cho phụ tải toàn quốc. Ngoài ra, là thủy điện đa mục tiêu, công trình còn đảm bảo nước cho sinh hoạt, nông nghiệp, đẩy mặn và điều tiết lũ.

    Hình ảnh nhà máy thủy điện Trị An
    Hình ảnh nhà máy thủy điện Trị An
    Nhà máy thủy điện Trị An
    Nhà máy thủy điện Trị An
  9. Thủy điện Sê San 4 là công trình thủy điện xây dựng trên sông Sê San, tại vùng đất xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum và xã Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. Vào lúc thiết kế thì theo quy hoạch của EVN đây là công trình cuối cùng về phía hạ lưu của hệ thống sông Sê San và cũng là công trình có công suất lớn thứ 2 sau thủy điện Ia Ly. Sau này thủy điện Sê San 4A được xây dựng thêm. Thủy điện Sê San 4 có công suất 360 MW với 3 tổ máy, khởi công tháng 11/2004, hoàn thành tháng 3/2010 và nghiệm thu tổng thể công trình tháng 12/2012.

    Thông số kỹ thuật chính:

    • Công suất: 360 MW.
    • Số tổ máy: 03+.
    • Loại đập: Bê tông đầm lăn.


    Ngay năm 2011 đã thể hiện trong mùa khô hạn ở Tây Nguyên các thủy điện phải hoạt động cầm chừng vì thiếu nước. Mỗi ngày nhà máy chỉ chạy cầm chừng vài ba tiếng. Dự án Điện mặt trời Sê San 4 có công suất lắp máy 49 MWp, xây dựng trong phần đất thuộc Thủy điện Sê San 4 tại tỉnh Gia Lai. Dự án được Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tài trợ toàn bộ giá trị hợp đồng EPC của dự án. Ngày 28/10/2019, tại Trụ sở AFD thủ đô Paris, Cộng hòa Pháp, đã diễn ra buổi ký kết Thỏa ước tín dụng cho dự án giữa đại diện lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và đại diện AFD.

    Hình ảnh nhà máy thủy điện Sêsan 4
    Hình ảnh nhà máy thủy điện Sêsan 4
    Nhà máy thủy điện Sêsan 4
    Nhà máy thủy điện Sêsan 4
  10. Nhà máy thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi là một tổ hợp thủy điện nằm trên sông La Ngà thuộc lưu vực sông Đồng Nai. Nhà máy được đặt trên địa phận tỉnh Bình Thuận, có công suất 300 MW với 2 tổ máy. Hồ chứa của nhà máy nằm trên 2 tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận với diện tích mặt hồ ở mực nước dâng bình thường 605 m khoảng 25,2 km2, dung tích 695 triệu m3. Công trình có hệ thống đường hầm với tổng chiều dài 7.765 m. Đập chính được đào đắp bằng đất đá đổ có chiều cao 93,5 m, chiều dài theo đỉnh đập là 686 m. Ngoài đập chính còn có 4 đập phụ đắp bằng đất. Công trình được khởi công xây dựng vào năm 1997, đưa vào vận hành vào năm 2001.

    Thông số kỹ thuật chính:

    • Công suất: 300 MW
    • Điện năng: 1,555 triệu kWh
    • Diện tích: 25,2 km2
    • Dung tích: 695 triệu m3.


    Nhà máy thủy điện Đa Mi là nhà máy bậc thang dưới của Nhà máy thủy điện Hàm Thuận cách 10 km về phía hạ lưu và cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 200 km về phía đông bắc. Công suất của Thủy điện Đa Mi là 175 MW. Tổng sản lượng điện hàng năm của cả hai nhà máy Hàm Thuận- Đa Mi theo thiết kế là 1.555 triệu kWh. Ngoài chức năng phát điện, các hồ chứa còn góp phần bổ sung nước tưới tiêu và nước sinh hoạt trong mùa khô cho vùng hạ du sông La Ngà, nhất là các huyện Tánh Linh và Đức Linh của tỉnh Bình Thuận, đồng thời gia tăng lưu lượng dòng chảy đến hồ Trị An, làm tăng sản lượng điện cho Nhà máy thủy điện Trị An. Đây là một cụm nhà máy nằm trong Công ty Cổ phần Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi (bao gồm cả cụm nhà máy Đa Nhim - Sông Pha với công suất lần lượt là 160 MW và 7,5 MW).

    Hình ảnh nhà máy thủy điện Hàm Thuận
    Hình ảnh nhà máy thủy điện Hàm Thuận
    Nhà máy thủy điện Hàm Thuận
    Nhà máy thủy điện Hàm Thuận



xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |