Top 10 Công trình kiến trúc của Pháp được xây dựng ở thành phố Hồ Chí Minh
Pháp xa hoa và lộng lẫy, lãng mạn và ngọt ngào. Nếu bạn yêu thích nước Pháp mà không có điều kiện để đi xa thì cũng đừng lo lắng. Thành phố Hồ Chí Minh là một ... xem thêm...trong những nơi có nhiều công trình kiến trúc của Pháp xây dựng tại Việt Nam. Không những thu hút khách du lịch, những công trình này còn gắn liền với lịch sử, mang dấu ấn của thời gian. Hãy cùng toplist điểm qua những công trình này.
-
Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những công trình kiến trúc độc đáo của Sài Gòn, điểm đến của du khách trong và ngoài nước, nét đặc trưng của du lịch Việt Nam. Tên gọi ban đầu của nhà thờ là Nhà thờ Sài Gòn, tên gọi Nhà thờ Đức Bà bắt đầu được sử dụng từ năm 1959. Đây là một trong những công trình độc đáo của Sài Gòn, địa điểm tham quan của nhiều khách du lịch thập phương. Điểm đặc biệt của Nhà Thờ là toàn bộ ốc vít vật liệu đều mang từ Pháp sang. Gạch cũng là loại đặt sẵn, không bám bụi, không đóng rêu, đến nay vẫn giữ được nguyên màu sắc hồng tươi của nó. Thiết kế phần móng nhà thờ đặc biệt chịu được trọng tải gấp 10 lần tải trọng nhà thờ lúc bây giờ. Hiện tại, nhà thờ là nơi mà giới trẻ thường hay ghé thăm và lưu giữ hình ảnh nhất của Sài Gòn.
Ngay sau khi chiếm Sài Gòn, thực dân Pháp đã cho lập ngôi nhà thờ dùng chỗ cử hành Thánh lễ cho người theo đạo Công giáo. Đây vốn là một ngôi chùa nhỏ của người Việt bị bỏ hoang do chiến cuộc, Linh mục Lefebvre đã tu sửa ngôi chùa này thành nhà thờ. Vì nhà thờ đầu tiên đó quá nhỏ nên vào năm 1863, Đô đốc Bonard đã quyết định cho khởi công xây dựng ở nơi khác một nhà thờ khác bằng gỗ bên bờ "Kinh Lớn". Cố đạo Lefebvre tổ chức lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ vào ngày 28 tháng 3 năm 1863. Nhà thờ được dựng bằng gỗ, hoàn thành vào năm 1865, ban đầu gọi là Nhà thờ Saigon. Về sau, do nhà thờ gỗ này bị hư hại nhiều vì các côn trùng gây hại như mối và mọt gỗ, các buổi lễ được tổ chức trong phòng khánh tiết của Dinh Thống Đốc cũ, về sau cải thành trường học Lasan Taberd, cho đến khi nhà thờ lớn xây xong.
Một điều rất đặc biệt là nhà thờ không có vòng rào hoặc bờ tường bao quanh như các nhà thờ quanh vùng Sài Gòn - Gia Định lúc ấy và bây giờ. Nội thất thánh đường được thiết kế thành một lòng chính, hai lòng phụ tiếp đến là hai dãy nhà nguyện. Toàn bộ chiều dài thánh đường là 93m. Chiều ngang nơi rộng nhất là 35 m. Chiều cao của vòm mái thánh đường là 21 m. Sức chứa của thánh đường có thể đạt tới 1.200 người. Nội thất thánh đường có hai hàng cột chính hình chữ nhật, mỗi bên sáu chiếc tượng trưng cho 12 vị thánh tông đồ. Bàn thờ nơi Cung Thánh làm bằng đá cẩm thạch nguyên khối có hình sáu vị thiên thần khắc thẳng vào khối đá đỡ lấy mặt bàn thờ, bệ chia làm ba ô, mỗi ô là một tác phẩm điêu khắc diễn tả thánh tích. Ngay sau hàng cột chính là một hành lang và kế đó là nhiều nhà nguyện nhỏ với những bàn thờ về các thánh (hơn 20 bàn thờ) cùng các bệ thờ 14 chặng Đàng Thánh Giá làm bằng đá trắng khá tinh xảo.
Địa chỉ: Số 1 Công xã Paris, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Bưu điện thành phố là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của thành phố được Pháp xây dựng vào năm 1886 - 1891, phong cách của Bưu điện trung tâm Sài Gòn đậm chất Châu Âu nhưng lại được trang trí theo nét thuần Châu Á theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư người Pháp Villedieu cùng phụ tá Foulhoux. Bưu điện thành phố là nơi mà nhiều bạn trẻ biết đến và yêu thích. Ngoài ra cũng có nhiều cặp đôi chọn đây là nơi ghi lại dấu ấn hạnh phúc của mình.
Công trình ban đầu xây dựng và khánh thành là do kiến trúc sư Gustave Eiffel chủ trì, sau 23 năm thì kiến trúc sư Villedieu và phụ tá Foulhuox thiết kế xây dựng mới lại. Những đặc trưng tuyệt mỹ của tòa nhà ba tầng nửa chìm nửa nổi, nhìn từ phía bên ngoài, là hàng cửa sổ uốn cong, chiếc đồng hồ lớn phía trên cửa chính vào tòa nhà và lá cờ đỏ sao vàng, quốc kỳ Việt Nam, tung bay trong gió. Bên trong tòa nhà Bưu điện Trung tâm Sài gòn, trần nhà hình vòm cung tương ứng với cửa ra vào được nâng đỡ bởi hai hàng trụ và hệ thống vĩ kèo bằng sắt, nổi bật với thiết kế công phu có các đấu nối là những hoa văn đẹp.
Qua khỏi cửa chính tòa nhà là có thể nhìn thấy hai tấm bản đồ được gắn hai bên vòm trần. Đó là các tấm bản đồ lịch sử “Saigon et ses environs 1892” và “Lignes téléraphiques du Sud Vietnam et du Cambodge 1936”. Tại đây hiện có 38 quầy phục vụ khách hàng với đủ các dịch vụ bưu điện cùng mạng lưới điện báo rộng khắp đến các địa phương trong nước và các nước trên thế giới.
Địa chỉ: Số 2, Công xã Paris, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
-
Bảo tàng mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa lối kiến trúc Á Đông (Trung Quốc) với châu Âu (Pháp) do chính ông Rivera - một kiến trúc sư người Pháp thiết kế vào năm 1929 và hoàn thành vào năm 1934. Vào năm 1987, tòa nhà được lập thành Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiêu, do vì thiếu khá nhiều hiện vật nên mãi tới năm 1992 mới được đi vào hoạt động. Cho đến nay, bảo tàng đã trở thành một trong những trung tâm mỹ thuật lớn của Việt Nam, là nơi lưu trữ rất nhiều tác phẩm điêu khắc, hội họa và cổ vật mỹ thuật lịch sử của đất nước và nhân loại. Bao gồm cả những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao như bức tranh sơn mài Vườn xuân Bắc Trung Nam của danh họa Nguyễn Gia Trí.
Tòa nhà này được xây dựng trong khuôn viên có diện tích lên tới 3.514m² theo phong cách kiến trúc Art-deco. Một kiểu kiến trúc kết hợp hài hòa giữa hai trường phái mỹ thuật Á và Âu. Đặc biệt, đây là công trình đầu tiên ở Sài Gòn đưa thang máy vào thiết kế của tòa nhà. Tại thời điểm đó thì buồng thang máy được làm bằng gỗ và trang trí, chạm trổ theo một chiếc kiệu cổ ở Trung Quốc. Phần trên mái nhà được lợp ngói âm dương màu đỏ, những viên ngói diềm mái được tráng men viền màu xanh lục. Còn các ô cửa sổ thì được lắp kính màu có hoa văn mang đậm phong cách nghệ thuật châu Âu. Sàn nhà được lát bằng gạch bông với kiểu dáng, hoa văn đa dạng, phong phú, riêng phần cầu thang thì được lát đá cẩm thạch.
Điểm nhấn của tổng thể kiến trúc tòa nhà nằm tại khu vực cửa chính ở lầu 1 với tiền sảnh cao có mái che, các cột lớn đỡ mái và hai bên có cầu thang lên xuống. Phần cửa chính được thiết kế hình vòm, ở trên có gắn hoa văn bằng sắt cách điệu chữ H.B.H được viết tắt theo tên của ông Hứa Bổn Hòa và ở của cổng sau của bảo tàng có tấm bia khắc tên những người chủ của tòa nhà này, hầu hết là các thành viên trong gia đình ông Hứa Bổn Hòa.
Địa chỉ: số 97 Phó Đức Chính, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Bến Nhà Rồng là trụ sở của thương cảng Sài Gòn, nằm bên sông Sài Gòn. Được xây dựng vào năm 1863, là một trong những công trình đầu tiên của Thực dân Pháp khi chiếm được Sài Gòn - Gia Định. Tòa nhà được xây dựng mang lối kiến trúc phương Tây nhưng trên phần đỉnh của tòa nhà lại được gắn hai con Rồng mang thế “lưỡng long chầu nguyệt”. Do có hình tượng hai con rồng nên người dân xung quanh bao đời đã quen gọi là Nhà Rồng. Năm 1954, sau khi Thực dân Pháp thất bại ở Đông Dương, Bến Nhà Rồng được trao trả lại cho chính quyền miền Nam Việt Nam quản lý, họ tu sửa lại mái ngồi nhà và thay bằng hai con rồng mới với tư thế quay đầu ra ngoài.
Nhắc đến Bến Nhà Rồng, trong mỗi chúng ta không thể không biết đến địa danh nổi tiếng đã góp phần thay đổi toàn bộ lịch sử của nền dân tộc Việt Nam. Nơi đây, ngày 5/6/1911, chàng thanh niên trẻ Nguyễn Tất Thành đã lên con tàu Amiral Latouche Tréville (Pháp) lấy tên là Văn Ba, bắt đầu chuyến hành trình tìm đường cứu nước đằng đẵng kéo dài 30 năm. Sau năm 1975, Bến Nhà Rồng được cải biến trở thành Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, là một chi nhánh nằm trong hệ thống các Bảo tàng và di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên toàn quốc. Trong 9 phòng trưng bày, có 6 phòng trưng bày những chuyên đề về tư liệu, hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Còn 3 phòng trưng bày những chuyên đề mang tính thời sự, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị trong từng thời gian nhất định.
Địa điểm: Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Chợ Bến Thành là khu chợ sầm uất bật nhất Sài Gòn, và là nơi mà khách du lịch gọi là biểu trưng cho thành phố mang tên Bác. Năm 1860, người Pháp cho xây lại chợ Bến Thành sau khi đã thiêu rụi nó, trong chợ lúc này đa phần là các sạp hàng của người Hoa, Ấn và Pháp. Khoảng năm 1911 thì chợ bị phá hủy lần nữa, và dời về địa điểm hiện tại. Sau đó chợ Bến Thành luôn tục hoạt động và qua nhiều lần cải tạo thì buôn bán các mặt hàng vải, giày dép, thủ công, mỹ nghệ, thời trang...
Từ lúc là ngôi chợ cũ, chợ Bến Thành chỉ được xây cực kỳ thơ sơ với gạch, sườn gỗ, lợp mái bằng tranh, lá. Tuy nhiên, sau đợt cháy, chợ được bổ sung, nâng cấp vật liệu thành lợp bằng ngói và tôn. Vào thời điểm chợ Bến Thành được đổi địa điểm tọa lạc. Chợ được xây dựng lại bằng gạch, lợp mái gỗ. Cổng chính của chợ được xây như một tòa tháp. Có thiết kế một chiếc đồng hồ ngay vị trí chính diện. Ngoài ra, cổng còn được điêu khắc thành nhiều bức tranh đầy nghệ thuật thể hiện những đặc sản của khu vực phía Nam Việt Nam.
Bên trong khu chợ có quy mô lên đến 13.056m2. Trung bình mỗi ngày có khoảng 10.000 lượt khách tới tham quan và mua sắm tại gần 1.500 sạp hàng. Với 6.000 tiểu thương buôn bán sỉ và lẻ đủ thứ các mặt hàng, từ bình dân đến cao cấp, từ hàng sản xuất trong nước đến hàng ngoại nhập. Một số mặt hàng trọng yếu tại đây là quần áo, giày dép, túi xách, vải vóc, hàng thủ công mỹ nghệ, đá điêu khắc, đồ lưu niệm, thực phẩm tươi sống, thủy hải sản, hoa tươi, trái cây, bánh mứt và đặc biệt náo nhiệt là khu đồ ăn với toàn những món đặc sản mùi thơm ngon ngất và màu sắc hấp dẫn.
Địa chỉ: Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Dinh Độc Lập Sài Gòn là một công trình do người Pháp xây dựng từ rất sớm, có kiến trúc độc đáo và từng được xem là công thự đẹp nhất Á Đông. Đây là nơi ở của những tầng lớp quyền lực nhất cũng là một biểu tượng của hòa bình và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Nhờ nét đẹp và ý nghĩa lịch sử lớn lao, dinh là một trong những điểm tham quan hấp dẫn với du khách khi đến với thành phố mang tên Bác. Có thể một số người đã từng nghĩ, Dinh Độc Lập chẳng có gì ngoài cái Dinh nhưng nếu bạn đã từng nghe đến sự kiện lịch sử 1975 hẳn sẽ về địa danh này, nơi đã gắn liền với nhiều cột móc quan trọng của lịch sử quan trọng. Cùng với chợ Bến Thành thì đây là một địa điểm rất đáng để tìm hiểm, khám phá.
Ngày nay, Dinh Độc Lập tọa lạc ngay vị trí trung tâm, gần các điểm đến hấp dẫn: Nhà thờ Đức Bà, công viên 30/4, Bưu điện thành phố… Trải qua hơn 100 năm, nó vẫn sừng sững ở đó với vẻ đẹp cổ kính và ẩn chứa biết bao bí mật, là một phần không thể thiếu khi nhắc đến cái tên Sài Gòn. Dinh Độc Lập được xây dựng trên khuôn viên rộng 120.000 m2, cao 26 m. Đây được xem là một công trình kiến trúc độc đáo, được thiết kế theo phong thủy và đậm phong cách Á Đông nhưng vẫn mang nét hiện đại. Đến đây, du khách sẽ được tìm hiểu nét kiến trúc này đồng thời sẽ được tham quan các khu trưng bày cùng những hiện vật có giá trị bên trong.
Trải qua nhiều giai đoạn nhưng Dinh Độc Lập Sài Gòn vẫn còn lưu giữ rất nhiều hiện vật lịch sử. Trên nóc nhà của Dinh có chiếc trực thăng UH-1 của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, bên cạnh là hai quả bom do phi công Nguyễn Thành Trung ném nổ. Cùng với đó là chiếc xe Mercedes Benz 200 W110 mang biển số VN-13-78 của Đức, xe Jeep M152A2 dùng để chở vị Tổng thống cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng Hòa - Dương Văn Minh ra đài phát thanh Sài Gòn độc bản tuyên bố đầu hàng (30/4/1975) và các hiện vậy khác như xe tăng 390, xe tăng 843, máy bay chiến đấu F5E…
Địa chỉ : Số 135 Nam Kỳ khởi nghĩa, Bến Nghé, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn được xây dựng vào năm 1863 bởi linh mục Wilbaux và Hội Thừa sai Paris. Sau năm 1975, tu viện bị tách ra làm trường tiểu học, trường mẫu giáo, trường cao đẳng... Nhà thờ hiện nay chỉ dành để cử hành lễ cho giáo dân nước ngoài tại thành phố. Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn là một đại chủng viện được xây dựng từ năm 1863 bởi linh mục Wilbaux và Hội Thừa sai Paris. Trước kia, đây vốn là một tổ hợp lớn gồm Đại chủng viện, Nhà thờ Thánh Phaolô, Chủng viện Thánh Phaolô, nhà nguyện, tu viện... được trùng tu lần cuối vào năm 1960.
Sau năm 1975, phần lớn đất của tu viện thánh Phaolô tách ra thành: Trường Tiểu học Sư phạm Mầm non, Trường Cao đẳng Sư phạm Mầm non, Trường Mẫu giáo Hoa Lư, Trung tâm văn hoá, Hai cụm dân cư với khoảng 60 hộ, Một phần phía Đông bị phá dỡ để xây dựng xa lộ Nguyễn Hữu Cảnh. Nhà thờ hiện nay là nơi thường cử hành lễ cho giáo dân người nước ngoài ở thành phố. Tại nhà trưng bày có ba dãy lầu gồm các phòng lưu trữ đồ cổ, sách cổ, di tích các Thánh tử đạo (như xương các thánh, gươm giáo, xiềng xích...), các tượng điêu khắc, tranh nghệ thuật tôn giáo và dân gian.
Đại Chủng Viện Thánh Giuse Sài Gòn tính đến nay đã đào tạo được 1.485 linh mục phục vụ Giáo phận Đàng Trong trước kia và nay các giáo phận trong Tổng Giáo Phận Sài Gòn.Tổng cộng có 34 giám mục xuất thân từ Đại Chủng Viện và Tiểu Chủng Viện Thánh Giuse Sài Gòn, trong đó phải kể đến Đức cha G.B. Nguyễn Bá Tòng - Giám mục Việt Nam tiên khởi, Đức HY Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Đức HY G.B. Phạm Minh Mẫn, Đức TGM Phaolô Nguyễn Văn Bình, Đức TGM Philipphê Nguyễn Kim Điền, Đức TGM Stêphanô Nguyễn Như Thể, Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc…
Địa chỉ: Số 6 đường Tôn Đức Thắng, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Thương xá Tax là một trong những trung tâm thương mại lớn và lâu đời nhất tại Việt Nam, Thương xá TAX được xây dựng hoàn toàn nguyên thủy vào thời Pháp thuộc.Công trình kiến trúc nguyên thủy được xây từ năm 1880 thời Pháp thuộc ở trung tâm Sài Gòn tại góc đại lộ Charner và đại lộ Bonnard, gần tòa thị chính. Năm 1914 công ty Société Coloniale des Grands Magasins mở Grands Magasins Charner de Saigon đến năm 1924 thì khu nhà này được tái thiết và khuếch trương theo phong cách Art Deco đón tiếp khách hàng thượng lưu của đô thị lớn nhất Liên bang Đông Dương. Ngày 27 Tháng 11, 1924 khi tiệm bách hóa khai trương là một sự kiện nhộn nhịp đáng ghi nhớ của Sài Gòn được báo chí loan tin rộng rãi.
Sang thời Việt Nam Cộng hòa, Đại lộ Bonnard thay tên là đại lộ Lê Lợi và Đại lộ Charner biến thành đại lộ Nguyễn Huệ còn Grands Magasins Charner mãi tới năm 1960 mới chính thức sang tên là Thương xá TAX, với địa chỉ 135 đại lộ Nguyễn Huệ. Thập niên 1960, Tổng giám mục Phêrô Máctinô Ngô Đình Thục ủy quyền cho Viện Đại học Đà Lạt mua lại Thương xá này, từ đó trở thành bất động sản của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Sau Đảo chính Việt Nam Cộng hòa 1963, chính quyền mới tịch thu thương xá này vì cho rằng nó liên quan đến Dòng họ Ngô. Khu thương xá từ đó không còn thuộc một công ty mà do thương nhân mướn lại làm nơi buôn bán.
Sau năm 1975 với chính sách tập trung kinh tế, cấm tiểu thương, Thương xá TAX bị giải thể. Tòa nhà được giao về cho Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quản lý, không còn là địa điểm kinh doanh sầm uất, mặt bằng thỉnh thoảng được tận dụng làm không gian trưng bày các mặt hàng, máy móc công nghiệp do các đơn vị quốc doanh của thành phố sản xuất. Thương xá TAX trở thành một công ty quốc doanh mang tên "Cửa hàng Phục vụ Thiếu nhi Thành phố", người bán hàng được gọi là mậu dịch viên, có thắt khăn quàng đỏ như thiếu nhi để bán mặt hàng chính là đồ chơi cho trẻ em. Đến năm 1981, khu nhà này đổi tên thành "Cửa hàng Bách hóa Tổng hợp Thành phố" do Sở Thương Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh sở hữu. Từ năm 1997, tòa nhà đổi tên thành "Công ty Bán lẻ Tổng hợp Sài Gòn" do Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) quản lý.
Địa chỉ: Số 135 Nguyễn Huệ, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
-
Nhà Hát thành phố thuộc loại lâu đời theo kiến trúc Tây Âu, được xây dựng năm 1898. Nhà hát được xây dựng bởi các kiến trúc sư kiến trúc sư Félix Olivier, Ernest Guichard và Eugène Ferret, theo lối kiến trúc Đệ tam cộng hòa Pháp. Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh là một nhà hát có mặt tiền hướng ra Công trường Lam Sơn và đường Đồng Khởi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở một vị trí thuận lợi tại trung tâm thành phố, nhà hát được xem là nhà hát trung tâm, đa năng chuyên tổ chức biểu diễn sân khấu nghệ thuật đồng thời cũng được sử dụng để tổ chức một số sự kiện lớn. Đây cũng là nhà hát thuộc loại lâu đời theo kiến trúc Tây Âu và được xem như một địa điểm tham quan của thành phố này.
Nhà hát lớn Sài Gòn là một đối trọng về mặt kiến trúc với Nhà hát lớn Hà Nội, nhà hát Sài Gòn giữ riêng nét đặc thù có một không hai. Tác giả của tòa kiến trúc này là các kiến trúc sư Félix Olivier, Ernest Guichard và Eugène Ferret xây dựng năm 1900 theo lối kiến trúc "flamboyant" của thời Đệ tam cộng hòa Pháp. Cửa mặt tiền chịu ảnh hưởng nghệ thuật khá rõ nét của Petit Palais cất cùng năm tại Pháp. Thiết kế bên trong tân tiến với đầy đủ thiết bị cho âm thanh và ánh sáng. Ngoài tầng trệt còn 2 tầng lầu tổng cộng 1800 chỗ ngồi. Toàn bộ các mẫu trang trí, phù điêu mặt tiền và nội thất đều được một họa sĩ tên tuổi ở Pháp vẽ giống như mẫu của các nhà hát ở Pháp cuối thế kỷ 19 và gửi từ Pháp qua.
Tuy vậy, về phần trang trí ở mặt tiền nhà hát cũng có nhiều lời chỉ trích. Theo phong cách Đế quốc, mặt tiền nhà hát được trang trí nhiều phù điêu và tượng đắp nổi (giống như Toà thị chính), nên bị chỉ trích là khá rườm rà và rối rắm. Vì vậy vào năm 1943, một số chi tiết trang trí này đã bị dỡ bỏ nhằm trẻ trung hóa phong cách kiến trúc. Vào năm 1998, nhân dịp kỷ niêm 300 thành lập Thành phố Hồ Chí Minh, chính quyền đương thời phục hồi chức năng cũ là nhà hát thành phố cũng như đã cho phục hồi một số trang trí như tượng 2 nữ thần nghệ thuật, các dây hoa, hai cây đèn... trong đợt cải tạo và nâng cấp nhà hát. Tổng kinh phí trùng tu phục chế vào khoảng 25 tỷ đồng thời giá bấy giờ.Địa chỉ: Số 7, công trường Lam Sơn, Bến Nghé, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
-
Khám Chí Hòa là một nhà tù được người Pháp cho xây dựng từ thời thuộc địa Pháp ở khu vực thời đó còn là ngoại ô thành phố. Nơi đây đã giam giữ những tù phạm chính trị chống lại chế độ thực dân Pháp. Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, đây là nơi chính phủ Việt Nam Cộng Hòa giam giữ tù binh Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Ngày nay, đây là nơi tạm giam của Công an nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh dành cho các bị can hình sự trong các vụ án trên địa bàn thành phố.
Với diện tích 7 hecta, Khám Chí Hòa cao 3 tầng lầu, 238 phòng. Trong đó có hai dãy nhà dành cho phạm nhân nữ. Nơi đây từng giam tù chính trị chống lại thực dân Pháp, chống chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Ngày nay, nơi này được Công an TP HCM dành cho các bị can trong các vụ án trên địa bàn. Khám Chí Hòa do một kiến trúc sư người Nhật thiết kế và xây dựng theo thuyết ngũ hành, bát quái được đánh giá là một công trình kiến trúc đặc biệt. Vừa hòa hợp những đặc trưng cơ bản của kiến trúc Pháp: kiên cố, kín đáo, mát mẻ, vừa mang nét huyền bí âm dương ngũ hành của phương Đông.
Khám Chí Hòa có 8 khu để nhốt phạm nhân, xây hình bát giác vuông, gồm các khu: AH, BC, ED, F, I, AB, KG, G. Khám Chí Hoà tuy là một trại giam đặc biệt, được mệnh danh là "không có lối thoát" nhưng trong lịch sử đã có nhiều tù chính trị hoặc phạm nhân đã trốn ra khỏi được nơi này, trong đó không thể không nhắc đến cuộc vượt ngục "li kì" của tên "trùm" Phước "tám ngón". Chí Hòa chỉ có một cửa vào nên người ta gọi đó là "cửa tử". Qua cửa này là hệ thống đường hầm thiết kế theo cung vị nếu không được hướng dẫn, người đi vào sẽ bị mất phương hướng, giống như lọt vào một mê cung, không thể tự tìm đường ra được.
Địa chỉ: Số 324 Hoà Hưng, Phường 13, Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.