Top 8 Công dụng và lưu ý khi sử dụng Pulmofar
Pulmofar là sản phẩm được các chuyên gia chỉ định điều trị chứng ho do cảm, dị ứng và nhiễm khuẩn đường hô hấp. Pulmofar là gì? Tác dụng, liều dùng, cách dùng. ... xem thêm...Những lưu ý về tác dụng phụ, tương tác sản phẩm và cách bảo quản. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời những vấn đề trên.
-
Pulmofar là loại sản phẩm tác dụng lên đường hô hấp dành cho trẻ em. Được sản xuất bởi Công ty Pharmedic - Việt Nam. Pulmofar có các thành phần chính bao gồm: Chlorpheniramine 0,0126g, Dextromethorphan 0,0594g, Terpin hydrat 0,090g, Natri benzoat 0,450g, Kali guaiacol sulfonat 0,360g và hệ thống tá dược. Siro ho Pulmofar sản xuất dưới dạng dung dịch siro uống, mỗi chai 90ml.
Dạng và hàm lượng của sản phẩm
- Dạng bào chế: dung dịch
- Dược chất chính: Dextromethorphan hydrobromid….0,0594g; Clorpheniramin maleat…0,0126g; Terpin hydrat….0,090; Natri benzoat….0,450g; Kali guaiacol sulfonat……0,360g; Tá dược….vừa đủ 90ml.
Thông tin thành phần chính có trong sản phẩm
Dược động học
- Sản phẩm được hấp thu từ đường tiêu hóa sau khi uống.
- Dextromethorphan chuyển hóa ở gan và bài tiết qua nước tiểu dưới dạng không đổi và các chất chuyển hóa demethyl.
- Phần lớn clorpheniramin maleat được chuyển hóa ở gan và bài tiết qua thận. Sự bài tiết phụ thuộc vào pH và lưu lượng nước tiểu.
Dược lực học
- Sản phẩm trị ho và cảm lạnh.
Mã ATC
- Dextromethorphan: R05D A08.
- Clorpheniramin: A06A B04.
- Terpinhydrat: Không có.
- Dextromethorphan là sản phẩm giảm ho dùng trị ho khan. Sản phẩm có tác dụng lên trung tâm ho ở hành tủy. Ở liều điều trị, sản phẩm không gây ức chế hô hấp.
- Clorpheniramin maleal là sản phẩm kháng histamin trị dị ứng.
- Terpin hydrat làm long đờm, tăng dịch tiết phế quản.
-
- Siro ho Pulmofar được chỉ định dùng trong các trường hợp: ho do cảm, dị ứng và nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Sản phẩm chống chỉ định trong một số trường hợp dưới đây:
- Bệnh nhân dị ứng với bất cứ thành phần nào của Pulmofar;
- Bệnh nhân suy hô hấp;
- Ho suyễn;
- Người bệnh đang sử dụng các sản phẩm ức chế MAO;
- Bệnh nhân mắc bệnh glôcôm góc đóng;
- Người bị bí tiểu;
- Tắc cổ bàng quang;
- Loét dạ dày, tắc môn vị - tá tràng.
-
Cách dùng:
- Mỗi loại dược phẩm sản xuất theo dạng khác nhau và có cách dùng khác nhau theo đường dùng. Các đường dùng sản phẩm thông thường phân theo dạng là: sản phẩm uống, sản phẩm tiêm,sản phẩm dùng ngoài và sản phẩm đặt.
- Đọc kỹ hướng dẫn cách dùng Pulmofar ghi trên từ hướng dẫn sử dụng sản phẩm, không tự ý sử dụng sản phẩm theo đường dùng khác không ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng.
- Sản phẩm Pulmofar – siro ho dùng đường uống.
- Sản phẩm sử dụng cho trẻ em
Liều dùng:
- 7 – 12 tuổi: 1-2 muỗng cà phê/ lần, 3-4 lần/ ngày.
- 2 – 6 tuổi: 1 muỗng cà phê/ lần, 3-4 lần/ ngày.
- Tùy vào cân nặng độ tuổi và tình trạng bệnh lý của bệnh nhân mà bác sĩ có thể chỉ định liều lượng khác nhau.
-
Ở một số bệnh nhân, trong quá trình sử dụng có thể xuất hiện một số tác dụng phụ như sau:
- Khi sử dụng Pulmofar, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
- Sản phẩm có thể gây ra triệu chứng mất ngủ có thể gây buồn ngủ, táo bón, chóng mặt, buồn nôn, ói mửa, co thắt phế quản, dị ứng da.
- Sản phẩm có thể gây rối loạn đường niệu (bí tiểu tiện).
- Trên đây, chưa liệt kê đầy đủ những tác dụng phụ xảy ra khi sử dụng sản phẩm. Khi gặp những triệu chứng bất thường, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
-
Dùng hai hay nhiều sản phẩm cùng một lúc có thể gây ra tương tác hoặc đối kỵ. Người dùng cần liệt kê hết những sản phẩm đang dùng để tránh những tương tác xảy ra gây hại đến sức khỏe.
- Quinidin sẽ làm tăng các tác dụng không mong muốn của Dextromethorphan.
- sản phẩm ức chế MAO có thể làm kéo dài và tăng tác dụng chống tiết Acetylcholin của sản phẩm kháng histamin như clorpheniramin có trong Pulmofar;
- Dùng Pulmofar đồng thời với sản phẩm ức chế thần kinh trung ương có thể làm tăng cường tác dụng ức chế thần kinh của những sản phẩm này hoặc của thành phần Dextromethorphan có trong Pulmofar;
- Clorpheniramin trong Pulmofar có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của các sản phẩm ức chế thần kinh khác như: rượu, barbiturat, sản phẩm an thần...;
Tương tác Pulmofar với thực phẩm, đồ uống
- Khi sử dụng sản Pulmofar với các loại thực phẩm hoặc rượu, bia, thuốc lá... do trong các loại thực phẩm, đồ uống đó có chứa các hoạt chất khác nên có thể ảnh hưởng gây hiện tượng đối kháng hoặc hiệp đồng với sản phẩm. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ về việc dùng Pulmofar cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
-
Thận trọng khi sử dụng
- Người có tiền sử mắc bệnh suy gan.
- Người bệnh phì đại tuyến tiền liệt lành tính, yếu cơ.
- Không nên dùng sản phẩm cùng những thức ăn, đồ uống có rượu thức uống.
- Khả năng lái xe và vận hành máy móc
- Pulmofar có thể gây ngủ gà, khi dùng sản phẩm không nên lái xe hay vận hành máy móc.
Lưu ý dùng Pulmofar trong thời kỳ mang thai
- Lưu ý chung trong thời kỳ mang thai: sản phẩm được sử dụng trong thời kỳ thai nghén có thể gây tác dụng xấu(sảy thai, quái thai, dị tật thai nhi...) đến bất cứ giai đoạn phát triển nào của thai kỳ, đặc biệt là ba tháng đầu. Chính vì vậy tốt nhất là không nên dùng sản phẩm đối với phụ nữ có thai. Trong trường hợp bắt buộc phải dùng, cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi quyết định.
Lưu ý dùng Pulmofar trong thời kỳ cho con bú
- Lưu ý chung trong thời kỳ cho con bú: sản phẩm có thể truyền qua trẻ thông qua việc bú sữa mẹ. Tốt nhất là không nên hoặc hạn chế dùng Pulmofar trong thời kỳ cho con bú. Rất nhiều sản phẩm chưa xác định hết các tác động của sản phẩm trong thời kỳ này bà mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi quyết định dùng.
-
Trong các trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều người bệnh thường có triệu chứng:
- Dextromethorphan có thể gây buồn nôn, nôn, buồn ngủ, nhìn mỡ, rung giật nhãn cầu, bí tiểu tiện.
- Clorpheniramin maleat có thể gây loạn tâm thần, cơn động kinh, co giật, trụy tim mạch, loạn nhịp. Khi đó, cần gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến Cơ sở Y tế địa phương gần nhất. Người thân cần cung cấp cho bác sĩ các sản phẩm đang dùng, bao gồm cả sản phẩm kê toa và không kê toa.
- Trường hợp quên liều: Trong trường hợp bạn quên một liều khi đang trong quá trình dùng sản phẩm hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu thời gian đã gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm đã quy định. Lưu ý không dùng gấp đôi liều lượng đã quy định.
- Người dùng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để tránh trường hợp quá liều hay quên liều gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
-
Cách bảo quản:
- Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ánh nắng trực tiếp.
- Không sử dụng những sản phẩm khi có dấu hiệu ẩm mốc, mất nhãn.
- Trước khi sử dụng kiểm tra lại hạn sử dụng ghi trên vỏ sản phẩm, đặc biệt với những dược phẩm dự trữ tại nhà.
- Không tự ý vứt sản phẩm ra môi trường khi chưa có sự cho phép của cấp trên.
- Tại nhà các thuốc nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô mát (trừ những sản phẩm bắt buộc phải để trong tủ lạnh, tủ đông) như tủ thuốc riêng, ngăn kéo tủ quần áo,… không để tủ thuốc trong phòng tắm, nhà bếp, tránh xa tầm nhìn và tầm với của trẻ em, vật nuôi.
- Không để sản phẩm trong cốp xe, các sản phẩm cần mang theo sau khi xuống xe thì nên mang theo chứ không để luôn trên xe.
- Không nên lấy sản phẩm ra khỏi bao bì của nhà sản xuất do các bao bì đóng gói đã được nhà sản xuất nghiên cứu phù hợp với điều kiện bảo quản của sản phẩm(tránh ánh sáng, chống ẩm).