Top 6 Công dụng và lưu ý khi sử dụng Miconazole

Hoàng Thanh 33 0 Báo lỗi

Bệnh nấm cần phải được phát hiện và chữa trị kịp thời. Một trong những loại sản phẩm được sử dụng phổ biến để điều trị bệnh nấm là Miconazole. Bạn nên nắm rõ ... xem thêm...

  1. Miconazole có thành phần chính là miconazole nitrate, được bào chế dưới dạng gel dùng cho họng, dạng kem bôi ngoài da và dạng sản phẩm đặt âm đạo, tiêm...


    Miconazole nitrate có tác dụng kháng nấm đối với vi nấm ngoài da thông thường và vi nấm men, đồng thời nó có hoạt tính kháng khuẩn đối với một số trực khuẩn và vi khuẩn gram dương


    Miconazole ức chế sinh tổng hợp ergosterol ở vi nấm và làm thay đổi thành phần lipid cấu tạo màng của chúng, dẫn đến hoại tử tế bào vi nấm.


    Miconazole thuộc nhóm imidazol tổng hợp có tác dụng kháng nấm bao gồm các loại như candida, aspergillus, blastomyces, cladosporium, coccidioides…

    Hình ảnh minh hoạ sản phẩm
    Hình ảnh minh hoạ sản phẩm
    Hình ảnh minh hoạ sản phẩm
    Hình ảnh minh hoạ sản phẩm

  2. Miconazole được chỉ định trong các trường hợp sau:

    • Nấm mắt
    • Nấm họng, nấm miệng
    • Nấm ngoài da
    • Nấm đường tiêu hóa
    • Nấm âm đạo

    Miconazole chống chỉ định trong các trường hợp sau:

    • Người bị mẫn cảm với bất cứ thành phần có trong sản phẩm
    • Rối loạn chức năng gan

    Lưu ý khi sử dụng Miconazole trong các trường hợp sau:

    • Trường hợp phải sử dụng Miconazole cùng sản phẩm chống đông máu cần phải giám sát kỹ để điều chỉnh khi cần thiết.
    • Khi dùng đồng thời Miconazole với phenytoin cũng cần phải giám sát kỹ.
    • Cần thận trọng khi dùng Miconazole cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bởi sản phẩm dạng gel có thể gây tắc nghẽn.
    • Không nên sử dụng gel Miconazole ở thành sau cổ họng, khi thật cần thiết phải chia ra làm nhiều liều nhỏ, tuy nhiên vẫn cần theo dõi để phòng nghẹt thở
    • Mặc dù, chưa có kết quả nghiên cứu nào cho thấy Miconazole gây độc hại cho phôi thai hoặc gây quái thai nhưng nguy cơ tiềm tàng có thể xảy ra. Vì thế, không nên dùng hoặc cần thận khi dùng Miconazole cho phụ nữ có thai.
    • Hiện nay, chưa có dữ liệu nào ghi nhận sản phẩm Miconazole có bài tiết qua đường sữa mẹ hay không, vì vậy bạn cũng không nên dùng khi đang cho con bú. Nếu cần phải dùng cần thận trọng hoặc xin ý kiến của bác sĩ, dược sĩ tư vấn.
      Sản phẩm có thể khắc phục được nấm mắt
      Sản phẩm có thể khắc phục được nấm mắt
      Sản phẩm có thể khắc phục được nấm ngoài da
      Sản phẩm có thể khắc phục được nấm ngoài da
    • Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng sản phẩm.


      Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh nấm miệng: Để điều trị nhiễm nấm Candida ở vùng hầu họng, bạn đặt viên Miconazole 50 mg lên trên nướu răng trên, một lần một ngày trong 14 ngày liên tiếp.


      Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh nấm miệng:
      Bạn chỉ dùng sản phẩm cho trẻ từ 16 tuổi trở lên nhiễm nấm Candida ở vùng hầu họng, bằng cách đặt viên sản phẩm 50 mg lên trên nướu răng trên, một lần một ngày trong 14 ngày liên tiếp.

      Người lớn cần chú ý đến liều lượng khi uống sản phẩm
      Người lớn cần chú ý đến liều lượng khi uống sản phẩm
      Hãy đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng và lời khuyên từ bác sĩ trước khi cho trẻ em uống sản phẩm
      Hãy đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng và lời khuyên từ bác sĩ trước khi cho trẻ em uống sản phẩm
    • Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng Miconazole?

      Đi cấp cứu nếu bạn có bất cứ dấu hiệu của một phản ứng dị ứng: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng.

      Hãy gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn có một trong những tác dụng phụ nghiêm trọng như:

      • Nóng rát nặng hoặc đau trong miệng;
      • Lở loét trong miệng hoặc trên lưỡi;
      • Vấn đề về răng ;
      • Đau hoặc sưng ở nướu răng;
      • Da nhợt nhạt, cảm thấy choáng váng hoặc khó thở, tim đập nhanh, khó tập trung.

      Tác dụng phụ ít nghiêm trọng có thể bao gồm:

      • Giảm vị giác;
      • Vị khác thường hoặc khó chịu;
      • Đau nhẹ hoặc khó chịu ở miệng hoặc lưỡi;
      • Ho, khô miệng;
      • Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy;
      • Đau đầu;
      • Cảm giác mệt mỏi.

      Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

        Tác dụng phụ của sản phẩm
        Tác dụng phụ của sản phẩm
        Tác dụng phụ của sản phẩm
        Tác dụng phụ của sản phẩm
      • Trước khi sử dụng Miconazole, bạn nên:

        • Báo với bác sĩ và dược sĩ của bạn nếu bạn bị dị ứng với Miconazole hoặc bất kỳ sản phẩm khác.
        • Báo với bác sĩ và dược sĩ những sản phẩm kê toa hoặc sản phẩm không kê toa, vitamin, thảo dược hoặc thực phẩm chức năng mà bạn đang dùng.
        • Báo với bác sĩ của bạn nếu bạn đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú.
        • Ngoài ra, trước khi sử dụng Miconazole, cho bác sĩ biết nếu bạn đang sử dụng màng chắn tránh thai hoặc bao cao su để tránh thai và đang được điều trị nhiễm trùng âm đạo. Kem bôi âm đạo và Miconazole có thể tương tác với latex trong bao cao su và màng chắn tránh thai, vì vậy bạn nên sử dụng một phương pháp ngừa thai khác.

        Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú
        Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng sản phẩm này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng sản phẩm, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), Miconazole thuộc nhóm sản phẩm C đối với thai kỳ. Bạn có thể tham khảo bảng phân loại sản phẩm dùng cho phụ nữ có thai dưới đây:

        • A= Không có nguy cơ
        • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu
        • C = Có thể có nguy cơ
        • D = Có bằng chứng về nguy cơ
        • X = Chống chỉ định
        • N = Vẫn chưa biết

        Trường hợp khẩn cấp/quá liều
        Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.


        Trường hợp quên liều
        Nếu bạn quên dùng một liều, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

        Phụ nữ mang thai cần lưu ý đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng sản phẩm
        Phụ nữ mang thai cần lưu ý đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng sản phẩm
        Cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tăng hoặc giảm liều
        Cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tăng hoặc giảm liều
      • Tương tác sản phẩm có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của sản phẩm hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác của sản phẩm có thể xảy ra. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những sản phẩm bạn đang dùng (bao gồm sản phẩm được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Không được tự ý dùng sản phẩm, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của sản phẩm mà không có sự cho phép của bác sĩ.

        • Pimozide
        • Amiodaron
        • Apixaban
        • Clozapine
        • Domperidone
        • Doxorubicin
        • Doxorubicin hydrochloride liposome
        • Eliglustat
        • Escitalopram
        • Fentanyl
        • Fosphenytoin
        • Hydrocodone
        • Ifosfamide
        • Naloxegol
        • Phenytoin
        • Piperaquine
        • Simeprevir
        • Warfarin
        • Anisindione
        • Dicumarol
        • Oxycodone
        • Phenprocoumon
        • Tolterodine
        • Trimetrexate.

        Thức ăn và rượu bia có tương tác với Miconazole không?

        Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống Miconazole cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.


        Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến Miconazole?

        Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng sản phẩm này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

        • Bệnh gan – sử dụng một cách thận trọng do các tác dụng có thể được tăng lên vì bài tiết sản phẩm chậm hơn ra khỏi cơ thể.
        • Có tiền sử dị ứng protein sữa – không sử dụng sản phẩm cho bệnh nhân đang mắc tình trạng này.
        • Trường hợp khẩn cấp/quá liều.
        Hình ảnh minh hoạ
        Hình ảnh minh hoạ
        Hình ảnh minh hoạ
        Hình ảnh minh hoạ



      xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |