Top 5 Công dụng, lưu ý khi dùng Hapenxin

Bùi Thị Phương Thảo 34 0 Báo lỗi

Hapenxin có thành phần chính là Cephalexin, đây là dược phẩm được chỉ định điều trị trong các bệnh lý nhiễm khuẩn. Để sử dụng Hapenxin một cách hiệu quả và an ... xem thêm...

  1. Hapenxin có chứa hoạt chất kháng sinh Cephalexin. Thành phần này là kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 1, tiêu diệt khuẩn gây bệnh bằng cách tác động đến vách tế bào. Hoạt chất này nhạy cảm với một số vi khuẩn Gram dương (Propionibacterium acnes, Staphylococcus, Corynebacterium diphtheria, Streptococcus pneumonia,…) và một số vi khuẩn Gram âm (Citrobacter koseri, Klebsiella, Pasteurella, Branhamella catarrhalis, Escherichia coli,…).


    Hapenxin 500 là một loại sản phẩm được sử dụng để điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm khuẩn. Được bác sĩ chỉ định, Hapenxin 500mg được dùng để chữa trị nhiễm khuẩn đường hô hấp, tai mũi họng, da và mô da, đường tiết niệu, cũng như nhiều trường hợp bệnh khác. Ngoài tác dụng diệt vi khuẩn nhanh chóng, Hapenxin 500mg còn có thành phần giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể đấu tranh chống lại vi khuẩn gây bệnh và nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

    Hapenxin là gì?
    Hapenxin là gì?
    Hapenxin là gì?
    Hapenxin là gì?

  2. Hapenxin được chỉ định trong các trường hợp sau:

    • Nhiễm khuẩn da, mô mềm và xương khớp
    • Nhiễm khuẩn đường hô hấp, tai mũi họng (viêm tai giữa, nhiễm khuẩn răng, nhiễm khuẩn mũi hầu, viêm xoang, viêm amidan,…)
    • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu sinh dục (bệnh lậu, viêm bàng quang,…)
    • Dự phòng tái phát nhiễm khuẩn đường tiết niệu
    • Được dùng để thay thế Penicillin trong điều trị dự phòng nhiễm khuẩn răng ở bệnh nhân mắc bệnh tim.

    Chống chỉ định Hapenxin cho các trường hợp sau:

    • Mẫn cảm với kháng sinh nhóm cephalosporin
    • Dị ứng với bất cứ thành phần nào trong sản phẩm
    • Có tiền sử sốc phản vệ khi dùng kháng sinh Penicillin.
      Chỉ định và chống chỉ định
      Chỉ định và chống chỉ định
      Chỉ định và chống chỉ định
      Chỉ định và chống chỉ định
    • Hapenxin được bào chế dưới 2 dạng:

      • Viên nén bao phim
        • Hàm lượng: 500mg (Hapenxin capsules 500mg)
        • Quy cách: Hộp 10 vỉ x 10 viên; Hộp 20 vỉ x 10 viên; Chai 100 viên
      • Cốm pha hỗn dịch uống
        • Hàm lượng: 250mg (Hapenxin 250 kid)
        • Quy cách: Hộp 24 gói x 1,4 g

      Dùng sản phẩm bằng đường uống, nên dùng trước bữa ăn. Với dạng cốm, bạn nên hòa 1 gói với khoảng 10ml nước. Khuấy đều để sản phẩm hòa tan hoàn toàn và dùng trước khi ăn. Hapenxin và các loại kháng sinh khác nên được dùng theo liệu trình. Một liệu trình trung bình kéo dài từ 7 – 10 ngày.

      Liều dùng thông thường cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi

      • Dùng 1 viên (tương đương 500mg)/ 4 lần/ ngày
      • Có thể tăng liều lên 2 viên/ 4 lần/ ngày trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng

      Liều dùng thông thường cho trẻ từ 7 – 12 tuổi (dạng viên)

      • Dùng 1 – 2 viên/ 2 lần/ ngày
      • Điều chỉnh liều dựa vào mức độ nhiễm khuẩn

      Liều dùng thông thường cho trẻ dưới 12 tuổi (dạng cốm)

      • Dưới 2 tuổi: Dùng 1/2 – 1 gói/ 2 lần/ ngày
      • Trẻ em từ 2 – 5 tuổi: Dùng 1 – 2 gói/ 2 lần/ ngày
      • Trẻ em từ 6 – 12 tuổi: Dùng 2 – 4 gói/ 2 lần/ ngày

      Liều dùng thông thường khi điều trị bệnh lậu

      • Nam: Dùng 3g (tương đương với 6 viên) cùng với 1g Probenecid
      • Nữ: Dùng 2 g (tương đương 4 viên) với 0,5 g Probenecid
      Cách dùng Hapenxin
      Cách dùng Hapenxin
      Cách dùng Hapenxin
      Cách dùng Hapenxin
    • Tác dụng phụ thường gặp:

      • Buồn nôn
      • Tiêu chảy

      Tác dụng phụ ít gặp:

      • Nổi ban
      • Mề đay
      • Tăng bạch cầu ưa eosin
      • Ngứa da
      • Tăng transaminase gan (có hồi phục)

      Tác dụng phụ hiếm gặp:

      • Phản ứng phản vệ
      • Mệt mỏi
      • Chóng mặt
      • Nhức đầu
      • Giảm tiểu cầu và bạch cầu trung tính
      • Viêm gan do vàng da ứ mật
      • Viêm âm đạo
      • Viêm thận kẽ
      • Ngứa bộ phận sinh dục
      • Hội chứng Steven-Johnson
      • Hội chứng Lyell
      • Hồng ban đa dạng
      Tác dụng phụ khi dùng Hapenxin
      Tác dụng phụ khi dùng Hapenxin
      Tác dụng phụ khi dùng Hapenxin
      Tác dụng phụ khi dùng Hapenxin
    • Trong quá trình sử dụng Hapenxin, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây:

      • Hoạt chất Cephalexin thường được dung nạp tốt, kể cả những bệnh nhân bị dị ứng với penicilin. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp rất ít người bệnh bị dị ứng chéo.
      • Sử dụng sản phẩm chứa hoạt chất cephalexin dài ngày có thể làm tăng sự phát triển quá mức của các loại vi khuẩn không nhạy cảm, nếu trong trường hợp này thì người bệnh nên ngừng sản phẩm.
      • Đã có số liệu về bệnh viêm đại tràng màng giả khi sử dụng các loại kháng sinh phổ rộng. Vì vậy, cần chú ý đến việc chẩn đoán bệnh ở người mắc bệnh tiêu chảy nặng trong hoặc sau khi dùng kháng sinh.
        Cần phải giảm liều nếu bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh suy thận.
      • Cephalexin có thể gây ra tình trạng dương tính giả khi xét nghiệm glucose niệu bằng dung dịch Benedict, Fehling hay viên Clinitest; bên cạnh đó cũng có thể gây dương tính thử nghiệm Coombs và ảnh hưởng đến việc định lượng creatinin bằng picrat kiềm.
      • Hapenxin 500 hiếm khi gây ra những ảnh hưởng đến người lái xe và vận hành máy móc. Tuy nhiên, đối tượng này vẫn cần chú ý hoạt trọng trong quá trình sử dụng sản phẩm.
      • Hiện nay, chưa ghi nhận trường hợp Hapenxin 500 gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn chỉ nên sử dụng cephalexin khi thật cần thiết và có sự tư vấn của bác sĩ.
      • Nồng độ cephalexin có trong sữa mẹ khá thấp, tuy nhiên để đảm bảo an toàn thì người mẹ có thể cân nhắc ngừng sản phẩm trong thời gian cho con bú.

      Ngoài ra, việc dùng Hapenxin kéo dài có thể gây bội nhiễm vi khuẩn kháng Hapenxin. Vì thế, người bệnh cần tuân thủ theo đúng liều lượng, chỉ định của bác sĩ, đặc biệt với người bệnh suy thận.

      Lưu ý khi dùng Hapenxin
      Lưu ý khi dùng Hapenxin
      Lưu ý khi dùng Hapenxin
      Lưu ý khi dùng Hapenxin



    xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |