Top 12 Công dụng chữa bệnh từ lá tía tô hiệu quả nhất
Cây tía tô rất quen thuộc với người dân Việt Nam chúng ta. Chúng được dùng làm rau sống, nấu trong các món ăn thơm ngon, ngoài ra tía tô còn dùng để chữa bệnh. ... xem thêm...Nhưng không phải ai cũng biết được hết các bài thuốc của lá tía tô. Mời các bạn xem bài viết dưới đây.
-
Bạn bị ớn lạnh, đau đầu, khô họng, hơi thở nóng, bạn nấu cháo đậu xanh. Khi cháo chín cho thêm lá tía tô 20 gram, gừng sống 8 gram cùng các gia vị khác ăn nóng, sau khi ăn nằm đắp chăn cho ra mồ hôi, kiêng gió.
Ngoài ra, bạn dùng lá tía tô và các lá khác như lá chanh, lá bưởi, lá sả...đun sôi tạo thành nồi xông. Bạn có thể lấy một bát nước uống trước hoặc sau khi xông.
-
Bạn lấy lá tía tô tươi, rửa sạch sau đó lấy nước cốt chấm lên vùng bị mẩn ngứa. Với cách này những đốm mẩn ngứa sẽ nhanh chóng hết. Sau khi nước lá tía tô khô đi thì tắm cho trẻ bằng nước ấm để da luôn thoáng mát, sạch sẽ.
Bạn hãy sử dụng lá tía tô 2 - 3 lần trong một ngày, dùng liên tục trong một tuần các vết mẩn ngứa, sài...sẽ nhanh chóng khô lại.
-
Lá tía tô cũng chữa đầy hơi chướng bụng, khó tiêu rất tốt. Dùng khoảng một nắm lá tía tô, rửa sạch, ăn kèm với cơm như rau hoặc giã nát vắt lấy nước cốt uống vài lần trong ngày.
Bạn có thể dùng tía tô kết hợp một số vị thuốc khác, cụ thể như tía tô 20 gram, chỉ xác 10 gram, trần bì 10 gram, mộc thông 16 gram, kim ngân để tươi 20 gram, sắc uống ngày 2 - 3 lần.
-
Dùng lá tía tô đắp lên vết thương để cầm máu, hoặc lấy lá tía tô phơi khô sao giòn tán ra bột mịn. Dùng bột này đắp vào vết thương có tác dụng cầm máu. Vết thương sẽ rất mau lành.
Khi bị vết thương chảy máu, bạn có thể lấy lá tía tô non tán nhỏ, đắp trùm lên chỗ máu đang chảy, rắc cho vừa kín rồi buộc lại. Làm như vậy, vết thương sẽ cầm máu, không gây mủ và không để lại vết sẹo khi lành.
-
Khi bị ngộ độc thức ăn cần được xử lý và điều trị kịp thời. Chỉ cần nắm vững một số cách đơn giản bạn có thể xử lý nhanh những tình huống này. Một số loại thảo mộc như tía tô, gừng... có thể giúp người bệnh giải độc nhanh chóng và hồi phục lại sức khỏe.
Lá và cành tía tô 50 - 60 gram nấu nước uống 2 - 3 lần liền. Cũng phương thuốc này nhưng có thể thêm 5 - 6 lát gừng. Trường hợp nổi mụn do dị ứng bạn lấy bã lá tía tô xát lên chỗ ngứa, cũng có thay thế bằng lá tía tô tươi xát lên nhiều lần.
-
Với tính ấm, vị cay, nhiều tinh dầu có tính kháng khuẩn và diệt khuẩn cao nên một số người cho rằng, sử dụng nhiều lá tía tô gây nhiệt cho cơ thể. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không chính xác. Thực tế, lá tía tô không gây nóng vì có nhiều chất xơ nên giảm đi tính ấm, mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.
Xông, ngâm chân: Lấy lá tía tô cùng các lá thơm khác tạo thành nồi lá xông và lau rửa, ngoài ra có thể dùng nước này để ngâm chân. Nếu lá được rửa sạch thì có thể lấy ra một bát để uống trước hay sau khi xông sẽ giúp bạn giải trừ mệt mỏi.
-
Người cao tuổi và người suy yếu mà bị chứng táo bón thì lấy hạt tía tô và hạt hẹ, mỗi thứ khoảng 15g, cho cả hai thứ vào giã nhỏ, chế thêm vào một bát nước, khuấy đều lên rồi chắt lọc lấy nước cốt nấu cháo ăn rất công hiệu.
Bạn cũng có thể dùng hạt tía tô, hạt mè mỗi thứ 20 gram, giã nhuyễn trộn đều với nước. Nấu chín, gạn bã lọc lấy nước uống hàng ngày. Cũng có thể sử dụng nước lọc ở trên nấu cháo với gạo tẻ để ăn cũng rất tốt và phát huy hiệu quả chữa bệnh.
-
Bệnh gút do nồng độ axit uric trong máu tăng cao lắng trong trong các khớp kích hoạt phản ứng viêm khiến các khớp sưng tấy, đỏ, đau rất nhiều. Khi sử dụng cành và lá tía tô giã nát đắp vào khớp bị viêm có tác dụng giảm đau, giảm viêm.
Đới với người bị bệnh gout, thì hàng ngày nên dùng lá tía tô ăn như rau sống trong các bữa cơm đề phòng bệnh tái phát. Còn khi lên cơn đau bị sưng tấy lên, nên dùng lá tía tô nhai và nuốt ngay để chặn cơn đau lại. Bên cạnh đó, có thể uống nước lá tía tô (sắc như sắc thuốc bắc), cơn đau sẽ giảm rất nhanh. Do trong lá tía tô có chứa nhiều tinh dầu có tác dụng giảm đau, chống viêm, giãn mạch, ngăn chặn quá trình nhiễm khuẩn.
-
Dùng lá tía tô trị mụn trứng cá rất hiệu quả, an toàn. Bạn chỉ cần làm theo hai cách sau:
- Cách 1: Bạn lấy 2 nắm to lá tía tô, rửa sạch bằng nước, để ráo, sau đó giã nát lọc lấy nước. Trước khi dùng hãy rửa mặt thật sạch, lấy bông tẩm lá tía tô đã lọc bôi lên vùng bị mụn. Bạn để nguyên như thế khoảng 30 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm. Bạn làm như thế 3 - 4 lần một tuần, bạn sẽ thấy kết quả như ý muốn.
- Cách 2: Bạn chỉ cần vò nát lá tía tô tươi hòa cùng với nước để rửa mặt hoặc tắm, không chỉ trị mụn mà còn làm săn chắc da.
-
Uống nước lá tía tô để hạ sốt cho bé là một trong những công dụng của lá tía tô với trẻ sơ sinh. Nhiều bà mẹ bỉm sữa chia sẻ cách sắc nước lá tía tô để uống hoặc nấu cháo tía tô ăn rồi cho bé bú thật nhiều vào hôm trước khi cho bé đi tiêm phòng. Như vậy bé đỡ bị sốt cao.
Uống nước sắc lá tía tô có tác dụng giãn mạch ngoài da, kích thích tiết mồ hôi. Khi bé bú sữa mẹ có chứa các hoạt chất từ lá tía tô sẽ có tác dụng làm cơ thể ấm nóng lên rồi tiết mồ hôi thải độc tố.
-
Một trong những tác dụng của lá tía tô với trẻ sơ sinh là trị ho cho bé. Các ghi chú về Đông Y mô tả lá tía tô có tác dụng bổ tỳ vị, giảm ho cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Lá tía tô cũng có tác dụng long đờm nên rất có ích cho trường hợp trẻ sơ sinh bị ho có đờm. Bài thuốc với lá tía tô trị ho cho trẻ rất đơn giản dễ thực hiện.
Nguyên liệu cần có: 20gr lá tía tô, 5-10g hoa đu đủ đực, 5gr hoa khế, 5gr đường phèn. Các nguyên liệu này rửa sạch để ráo nước, cho vào cối giã nát tất cả hỗn hợp này rồi lọc lấy nước cốt, thêm 5gr đường phèn vào hỗn hợp rồi hấp cách thủy. Để nguội cho bé dùng dần.
Mỗi ngày uống 5 lần, mỗi lần 2,5ml (nửa muỗng cà phê). Bài thuốc này đặc biệt hiệu quả với trẻ sơ sinh bị ho khan, ho nặng tiếng và có đờm nhiều. Cho bé uống lượng nhỏ một vài giọt mỗi lần để các chất tinh dầu ngấm dần giúp diệt khuẩn, làm giảm các cơn đau rát cổ họng gây khó chịu cho bé.