Top 4 con đường lây nhiễm của virus Covid-19 và biện pháp phòng chống
Virus Corona là một họ virus lớn, trong đó một số chủng có khả năng gây bệnh khi lây nhiễm từ động vật sang người. Hiện tại dịch virus Covid-19 ở Vũ Hán (2019 ... xem thêm...-nCoV) là một chủng mới chưa từng xuất hiện ở người và có khả năng lây từ người sang người. Cùng với SAR-CoV, MERS-CoV, Covid-19 là những chủng coronavirus nguy hiểm. Khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ gây ra hội chứng viêm đường hô hấp cấp, dẫn đến suy hô hấp, thậm chí tử vong. Vậy virus Covid-19 lây nhiễm qua những con đường nào và các biện pháp phòng chống ra sao, hãy theo dõi bài viết dưới đây.
-
Aerosol vừa được sử dụng để xác định các giọt hô hấp có kích thước nhất định như các giọt và hạt nhỏ hơn chúng vừa để mô tả sự tập hợp của các giọt hô hấp trong không khí. Lây nhiễm qua aerosol tức chỉ các giọt bụi nước chứa virus được hòa tan trong không khí để tạo thành khí dung, lơ lửng trong không khí trong một thời gian dài. Người bình thường có thể bị nhiễm bệnh nếu hít phải khí dung có chứa virus. Một người bình thường có thể nhiễm virus Covid -19 do hít vào hỗn hợp không khí và những giọt nước nhỏ có chứa virus của người bệnh.
Trong môi trường y tế, bình xịt được sử dụng trong các quy trình tạo khí dung như đặt nội khí quản, nội soi phế quản tạo ra các giọt và hạt nhỏ. Từ trong đường hô hấp của người mang mầm bệnh (có thể có triệu chứng hoặc không), virus Covid-19 được phát tán ra bên ngoài khi những người này ho, hắt hơi (mà không đeo khẩu trang) làm bắn ra các giọt chất lỏng kích thước từ 5µm (micromet) trở lên làm người xung quanh hít phải các giọt bắn chứa virus và nhiễm bệnh.
Lây nhiễm qua đường không khí thường chỉ gặp trong tình huống chăm sóc y tế có tiến hành các thao tác khí dung hoặc hút đờm rãi, do vậy chỉ nhân viên y tế hoặc người nhà chăm sóc bệnh nhân mới cần các loại khẩu trang y tế chuyên dụng như N95. Để có thể đảm bảo sức khỏe cho các nhân viên y tế khi phải tiếp xúc với nhiều người, thậm chí là người nhiễm bệnh cần phải sử dụng các biện pháp kiểm soát kỹ thuật riêng biệt để ngăn ngừa sự lây nhiễm.
-
Covid-19 là bệnh đường hô hấp, có tác nhân gây bệnh phát tán từ dịch tiết đường hô hấp vào không khí, sau đó lây lan ra môi trường xung quanh. Những người tiếp xúc với nguồn chứa virus Covid-19 do động vật phát tán (chất thải, dịch tiết, thịt sống...) sẽ bị virus xâm nhập vào các tế bào ở đường hô hấp. Tại đây, virus nhân lên gây bệnh cho đường hô hấp, đồng thời phát tán ra ngoài qua đường hô hấp của người bệnh và lây truyền từ người này sang người khác.
Đến hiện tại, virus chủng mới Covid- 19 lây nhiễm trực tiếp qua những giọt bắn, nước bọt văng ra khi ho, hắt hơi. Cụ thể, người bị nhiễm bệnh ho, hắt hơi, họ tiết ra nước bọt hoặc chất nhầy và trong bán kính khoảng 2m, người xung quanh có thể hít phải sẽ lây nhiễm trực tiếp. Thời gian sống của virus này kéo dài khoảng vài phút.
Khi hắt hơi, hãy che miệng và mũi bằng khăn giấy và vứt vào thùng rác có nắp đậy, rửa tay sạch sẽ sau đó. Khẩu trang bảo vệ con người bằng cách ngăn chặn các chất lỏng văng ra môi trường xung quanh khi ho, hắt hơi hoặc giúp người đeo không hít phải chất mang virus từ người khác, khẩu trang đã qua sử dụng phải được vứt vào thùng rác có nắp đậy.
-
Mầm bệnh chủ yếu lây truyền qua việc tiếp xúc gần gũi (tức là lây truyền qua tiếp xúc và truyền qua giọt bắn) đôi khi cũng có thể lây lan qua đường truyền trong không khí ở những trường hợp đặc biệt. Có một số trường hợp đã được ghi chép lại, thể hiện SARS-CoV-2 dường như có thể truyền qua một khoảng cách hoặc một thời gian nhất định. Việc lây truyền theo cách này có thể không phổ biến và thường phải có sự xuất hiện của một người nhiễm bệnh tạo ra các giọt đường hô hấp trong thời gian gian dài, từ trên 30 phút đến nhiều giờ đồng hồ trong một không gian kín.
Ngoài ra, lượng virus có trong không gian đó cần phải đủ nhiều để có thể lây lan dịch bệnh cho những người cũng xuất hiện trong không gian kín đó nếu ở khoảng cách 2m hoặc những người đi qua không gian đó ngay sau khi người nhiễm bệnh đến và rời đi. Trong một không gian kín, nếu những người nhạy cảm có tiếp xúc với người nhiễm bệnh dễ bị nhiễm ngay sau khi người truyền nhiễm rời khỏi không gian.
Do đó, để có thể ngăn ngừa được khả năng lây lan bệnh tật đến chính bản thân và mọi người xung quanh, mỗi cá nhân cần có ý thức phòng chống dịch bệnh tốt. Khi đến cơ quan, nơi làm việc, ăn uống cần giữ khoảng cách nhất định để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, cần chú ý giữ gìn không gian làm việc, học tập thoáng đãng, sạch sẽ, tránh tụ tập đông người trong không gian kín để hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh.
-
Và một con đường nữa mà virus Covid-19 có thể xâm nhập vào hệ hô hấp của bạn đó là lây nhiễm qua tiếp xúc với bề mặt có virus. Các chất tiết hoặc giọt đường hô hấp do những người bị nhiễm bệnh thải ra có thể làm ô nhiễm các bề mặt và đồ vật, tạo ra bề mặt bị ô nhiễm. Có thể tìm thấy virus SARS-CoV-2 sống được trên các bề mặt đó trong khoảng thời gian từ hàng giờ đến hàng ngày, tùy thuộc vào điều kiện môi trường xung quanh (bao gồm nhiệt độ và độ ẩm) và loại bề mặt.
Virus từ các giọt bắn hoặc không khí bám vào các bề mặt như: khẩu trang, quần áo, đồ dùng xung quanh, điện thoại di động; các bề mặt công cộng như: tay nắm cửa, nút bấm thang máy, ghế/ tay cầm xe bus,... Từ bàn tay có virus có thể nhiễm tiếp vào đường hô hấp do các hành động khác như dụi mắt, ngoáy mũi, cho tay lên miệng hoặc kể cả chạm tay lên mặt, tạo cơ hội (dù nhỏ) để virus "bay" vào mũi.
Do vậy nếu bạn chạm vào vật gì đó nhiễm virus và sau đó lại chạm vào mặt mình hay mặt người khác, các bạn đều có thể bị nhiễm bệnh. Vậy nên, thực hành rửa tay/sát trùng tay và không chạm tay vào vùng mặt (đặc biệt là sau khi bắt tay) là biện pháp hiệu quả để ngăn nguy cơ lây nhiễm do bắt tay.