Top 10 Con đường đẹp nhất Việt Nam
Ngoài sở hữu những danh lam thắng cảnh được cả thế giới ghi nhận, Việt Nam còn có những cung đường tuyệt đẹp, hấp dẫn khiến ai cũng muốn được đặt chân đến một ... xem thêm...lần trong đời. Hãy cùng Vietnam9news.com điểm danh qua top 10 con đường đẹp nhất Việt Nam ngay sau đây nhé. Chắc chắn bạn sẽ phải ngạc nhiên vì sự tuyệt đẹp của chúng đấy.
-
Đèo Ô Quy Hồ – Lào Cai nằm dưới thảm thực vật rậm và xanh rì; cung đường chinh phục đèo uốn lượn quanh co; vắt mình trên những vách đá; bên dưới là vực sâu không thấy đáy. Tuy nguy hiểm và hiểm trở, nhưng đây luôn là điểm thu hút các phượt thủ từ khắp mọi miền Tổ Quốc đến và chinh phục.
Đèo Ô Quy Hồ là cung đường đèo dài ngoằn nghoèo trên quốc lộ 4D, trong đó hai phần ba quãng đường thuộc địa phận tỉnh Lai Châu, một phần ba quãng đường còn lại nằm ở phía Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Do đó, đèo Ô Quy Hồ là tuyến đường quan trọng nối liền 2 tỉnh Lai Châu và Lào Cai. Ô Quy Hồ cũng là con đèo dài nhất vùng Tây Bắc, với chiều dài lên tới gần 50 km. Với độ cao, sự hiểm trở và chiều dài của Ô Quy Hồ như thế nên những điều này đã khiến cho đèo được mệnh danh là "vua đèo vùng Tây Bắc". Đây sẽ là điểm đến dành cho du khách thích khám phá về chiều dài cũng như sự hiểm trở, quanh co và uốn lượn của con đèo này.
Vào mùa đông, Lào Cai có những cơn gió lạnh như cắt da cắt thịt, sương lạnh bao phủ, thậm chí trên đỉnh đèo xuất hiện hiện tượng băng tuýêt phủ kín. Mùa hè khí hậu ở đây rất lý tưởng, mây trắng bồng bềnh; không khí mát mẻ trong lành. Nhiều người thường ví phong cảnh mùa hè ở đỉnh đèo Ô Quy Hồ đẹp tựa chốn bồng lai tiên cảnh. Nếu đứng từ trên cao nhìn xuống, bạn sẽ có cơ hội được ngắm nhìn toàn bộ đường đèo chạy vắt qua đèo qua núi để sang Bình Lư hoặc về Thị trấn Sapa. Còn tuyệt vời hơn khi đó là một ngày nắng đẹp, bạn có thể hướng mắt nhìn đỉnh núi Fansipan xa xa như ẩn như hiện, kiêu hãnh đứng giữa trời mây. Ở độ cao 2.073m so với mực nước biển; đỉnh đèo là cả một biển mây bồng bềnh; do vậy đèo Ô Quy Hồ Lào Cai nổi tiếng là một điểm săn mây lý tưởng; là 1 trong những địa điểm du lịch Tây Bắc đẹp hoang sơ check- in cực chất thu hút nhiều khách du lịch.
-
Đèo Hải Vân được đánh giá là một trong những cung đường đèo đẹp nhất thế giới. Với vẻ đẹp tráng lệ và hùng vĩ, nơi đây là điểm thách thức của biết bao phượt thủ đam mê khám phá.
Đèo Hải Vân là ranh giới giữa tỉnh Thừa Thiên - Huế và thành phố Đà Nẵng, con đèo này trải dài gần 21 km, trên độ cao khoảng 500 m so với mực nước biển. Đèo Hải Vân vắt ngang dãy Trường Sơn hiểm trở và men theo biển Đông, nằm chênh vênh một bên là rừng núi, một bên là biển cả, đỉnh đèo có mây phủ quanh năm nên còn được gọi với cái tên khác là “đèo Mây”.
Đèo Hải Vân là một trong những cung đường đèo ven biển đẹp nhất thế giới, là kiệt tác của tạo hoá ban tặng cho Việt Nam. Hình ảnh những cung đường hiểm trở nhưng lại rất xinh đẹp với núi non hùng vĩ, với những tầng mây lững lờ nơi đỉnh núi khiến du khách bất giác mà nhớ đến nhịp điệu bài hát “Tàu anh qua núi”, vẻ đẹp đã đi vào những làn điệu âm nhạc không thể nào quên.
Đèo Hải Vân từ bao lâu nay đã trở thành nơi thưởng ngoạn lý tưởng của du khách trên mọi miền đất nước ghé thăm. Con đèo này còn có sự hiểm trở với những khúc cua quanh co, uốn lượn. Khi lên đến đỉnh đèo, du khách có thể nhìn bao quát cả thành phố Đà Nẵng, cảng Tiên Sa, vịnh Lăng Cô và bán đảo Sơn Trà,... Du khách có thể ngồi tàu hỏa hoặc chạy xe máy để chiêm ngưỡng toàn cảnh vẻ đẹp của một trong những con đèo nổi tiếng của Việt Nam này.
-
Đèo Cả thuộc xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên giáp ranh với tỉnh Khánh Hòa. Đây là một trong những đèo núi lớn và có hầm thông qua ở miền Trung. Hầm đèo cả đi từ Bắc vào Nam thông sang tỉnh Khánh Hòa. Đèo Cả năm gần biển khí hậu quanh năm mát mẻ, từ đây bạn có thể đi ra nhiều bãi biển đẹp.
Con đèo này cao khoảng 333 m, có chiều dài khoảng 12 km, trước kia đi qua đèo bạn phải vượt qua những đỉnh dốc treo leo, những đoạn đường hiểm trở để sang sườn bên kia. Nay việc di chuyển đi lại đã thuận tiện hơn nhờ có hầm đường bộ thông qua đèo, tổng chiều dài đường dẫn và hầm chính dài khoảng 13,5 km. Quy mô của hầm đèo Cả chỉ sau hầm Hải Vân.
Bên trong hầm được trang bị hệ thống đèn điện, quạt thông gió, hệ thống thoát nước, biển báo đầy đủ. Quy mô của hầm đèo Cả chỉ sau hầm Hải Vân. Quy mô của hầm đèo Cả chỉ sau hầm Hải Vân. Người tham gia giao thông luôn có cảm giác an toàn khi di chuyển qua hầm bởi kết cấu vòm bê tống cốt thép vững chắc.
Trong lịch sử nơi đây từng là ranh giới giữa nước Đại Việt và Chiêm Thành, khi vua Lê tiến vào Nam đã phải dừng chân tại Đèo Cả vì địa hình hiểm trở không cho phép đi tiếp. Ông dựng một cứ địa nhở tại Phú Yên đặt tên là Hoa Anh. Trong suốt thời gian từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 16 nơi đây là ranh giới điểm nóng xảy ra nhiều cuộc giao tranh giữa quân Đại Việt và Chiêm Thành.Vào khoảng cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 nơi đây là địa điểm lịch sử ghi dấu các cuộc chiến giữa Nguyễn Ánh và anh em Nhạc – Lữ – Huệ. Đèo Cả xứng đáng là một địa danh lịch sử nổi tiếng vì đã từng chứng kiến nhiều biến động của thời cuộc. Đến năm 1947 đèo Cả tiếp tục chứng kiến nhiều cuộc giao tranh giữa quân đội thực dân Pháp và Mặt trận Việt Minh. Đứng trên đỉnh đèo Cả bạn có thể phóng tầm mắt nhìn ra một khoảng trời rộng lớn. Một bức tranh sơn thủy hữu tình hiện lên từ đồng bằng đến núi rừng, phía xa xăm là biển cả mênh mông.
-
Đèo Mã Phục là một trong những con đèo đẹp nhất nằm trên quốc lộ 3 và là một điểm dừng chân khiến du khách không khỏi trầm trồ trên hành trình chinh phục vùng núi Đông Bắc. Đèo Mã Phục thuộc xóm Cao Xuyên, xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, là ranh giới giữa hai huyện Hòa An và Trà Lĩnh, nằm cách thành phố Cao Bằng 22 km. Đèo Mã Phục dài 3,5km, cao khoảng 700m so với mực nước biển, uốn lượn quanh co 7 tầng dốc giữa hai dãy núi đá vôi cao hướng mặt về nhau tựa như hình ảnh hai con ngựa đang phủ phục. Đèo Mã Phục là con đèo đẹp nhất Cao Bằng và nằm trong nhóm những cung đường hiểm trở nhất Việt Nam. Đặc biệt, đây là điểm di sản địa chất độc đáo của Công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng được UNESCO công nhận.
Vượt đèo Mã Phục, du khách sẽ không khỏi trầm trồ khi được chiêm ngưỡng bức tranh phong cảnh thiên nhiên vô cùng hùng vĩ vừa nên thơ mà lại rất đỗi bình dị với những ngọn núi nhấp nhô, trùng trùng, điệp điệp.
Mỗi mùa, đèo Mã Phục lại mang vẻ đẹp riêng. Đến với Mã Phục vào mùa xuân, du khách được chiêm ngưỡng một màu xanh trải dài của những cánh đồng ngô, đồng lúa xanh mướt. Đến với Mã Phục vào cuối thu, đầu đông, du khách lại được ngắm nhìn những vạt hoa tam giác mạch khoe sắc bình dị. Một điều đặc biệt khi đến với đèo Mã Phục, du khách có cơ hội được trải nghiệm những nét đặc sắc của chợ phiên vùng quê và thưởng thức đặc sản của địa phương. Một trong những đặc sản nổi bật nhất tại chợ phiên này và luôn được du khách ưa thích chọn về làm quà, đó chính là thịt bò.
Đến với đèo Mã Phục để được ngắm nhìn thiên nhiên kỳ thú, tham gia chợ phiên trên đỉnh đèo và mua đặc sản ngay tại chợ về làm quà chắc chắn sẽ là trải nghiệm thú vị mà du khách không nên bỏ qua trong hành trình khám phá mảnh đất Cao Bằng. -
Đường Phan Đình Phùng có độ dài khoảng 1,5 km, kéo dài từ phố Mai Xuân Thưởng đến phố Hàng Cót. Con đường này cắt ngang các đường phố như: Đặng Dung, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Hàng Bún,... Khi du khách đến đây, họ không chỉ được chiêm ngưỡng bởi những công trình lịch sử như Bắc Môn, các biệt thự Pháp cổ mà còn được chìm đắm trong những không gian xanh mát.
Đường Phan Đình Phùng - lãng mạn, mộng mơ bởi có hàng cây xanh thuộc vào loại đẹp nhất thành phố với ba hàng cây, vỉa hè rộng rãi, thoáng mát. Những cây xanh trên phố đa phần là sấu có tuổi đời cả trăm năm. Hàng cây khép tán che kín lòng phố, mùa hè hay bất cứ mùa nào, người đi đường cũng được hưởng bóng mát và nghe thấy tiếng gió rì rào trên tán lá.
Những cây sấu ở phố Phan Đình Phùng đã trở thành những gốc cây cổ thụ kềnh càng, nhiều hình dạng. Có những chỗ, gốc cây giống những vách thuyền, những chỗ khác, gốc cây lại như một vòm hang đá, và có những chỗ gốc cây như một con bạch tuộc khổng lồ với rất nhiều tua vòi tỏa ra các hướng. Nói về sự lãng mạn và thanh bình của những cây sấu phố Phan Đình Phùng thì nói mãi không hết, đặc biệt vào mùa sấu thay lá cuối xuân, đầu hè. Lá sấu rụng vàng xanh hè phố, mỗi khi gió thổi thì có một cơn mưa lá sấu trút trên đường, vì thế con phố luôn có đông người đi dạo và chụp ảnh, đặc biệt là những bạn trẻ và khách du lịch.
-
Đèo Pha Đin còn gọi là dốc Pha Đin, nối liền giữa hai tỉnh Sơn La - Điện Biên, lừng danh từ trong chiến dịch Điện Biên Phủ bởi phải hứng chịu hàng nghìn tấn bom đạn mà vẫn trường tồn. Tên gọi đèo Pha Đin xuất phát từ tiếng dân tộc Thái là "Phạ Đin", trong đó Phạ nghĩa là trời, Đin là đất hàm ý ở đây là chỗ tiếp giáp giữa trời và đất.
Từ đỉnh đèo nhìn xuống, Pha Đin hiện ra một địa thế rất hiểm trở, chênh vênh, con đường mỏng manh vắt vẻo giữa một bên là vách núi, một bên là vực sâu hun hút. Độ dốc của đèo khoảng 10%, có chỗ 12% đến 15% thậm chí có những đoạn cua ngược dốc cục bộ 19%. Lúc lên dốc và xuống dốc, con đường dài ngoằn ngoèo với 8 cung đường đua hết sức nguy hiểm, bán kính đường cong dưới 15m và bên cạnh đó là vô số các khúc cua tay áo, cua chữ A, chữ Z trong đó có rất nhiều đoạn chỉ đủ cho một ô tô đi qua. Một yếu tố nguy hiểm của Pha Đin là nằm trên khu vực núi đất đỏ. Không phải núi đá vôi như những con đường lừng danh khác, nên nền đất tương đối yếu, dễ xảy ra sạt lở đất vào mùa mưa.
Năm 2005, chính phủ quyết định đầu tư nâng cấp tuyến quốc lộ 6 trên Tây Bắc. Trong đó, đoạn Sơn La - Tuần Giáo được thi công từ năm 2006 đến 2009 thì hoàn tất, chia đèo Pha Đin thành 2 tuyến cũ và mới trên ngã 3 đỉnh đèo. Đèo Pha Đin cũ dài 32km (từ km 360 đến km 392 nằm trên quốc lộ 6 cũ), có điểm cao nhất là 1648 m so với mực nước biển và khoảng 125 khúc cua nổi tiếng hiểm trở, đường hẹp, nhiều đoạn chỉ đủ cho một ô tô đi qua. Đèo Pha Đin mới được xây bám theo sườn núi phía trái quốc lộ 6 cũ. Chiều dài giảm còn 26km với khoảng 60 khúc cua, có cua rộng tới 60m, độ dốc hạ xuống còn 8% đặc biệt mặt đường rộng gấp 2 lần so với trước.
Từ khi tuyến đèo Pha Đin mới được đưa vào sử dụng đã giúp xe cộ lưu thông an toàn hơn, còn tuyến đèo Pha Đin cũ chỉ còn phù hợp cho người dân bản địa hoặc những du khách ưa mạo hiểm đến chinh phục và khám phá.
-
Sau 3 năm khởi công xây dựng, dù khối lượng và tính chất công việc thi công của nhà thầu gặp rất nhiều khó khăn do địa hình hiểm trở, ngày 30/12/2018, công trình giao thông trọng điểm cao tốc Hạ Long – Vân Đồn (Quảng Ninh) với chiều dài gần 60 km đã chính thức được khánh thành và đưa vào sử dụng. Từ khi cao tốc Hạ Long – Vân Đồn được đưa vào sử dụng đã rút ngắn được thời gian từ Hà Nội đến Vân Đồn xuồng chỉ còn khoảng 2,5 tiếng, thay vì hơn 4 tiếng như trước đây.
Cao tốc Hạ Long – Vân Đồn, dài gần 60 km, có tổng mức đầu tư khoảng 12.000 tỉ đồng. Trong đó, đoạn 53,6km từ điểm giao nhau với cao tốc Hạ Long – Hải Phòng tại phường Đại Yên, TP. Hạ Long tới Cẩm Hải, TP.Cẩm Phả do Công ty CP BOT Biên Cương làm chủ đầu tư, với số vốn 12.000 tỷ đồng. Đoạn còn lại, trong đó có cầu lớn nhất trên toàn tuyến – cầu Cẩm Hải, do tỉnh Quảng Ninh đầu tư 1.150 tỷ đồng bằng nguồn ngân sách.
Điểm đầu của cao tốc Hạ Long - Vân Đồn giao với cao tốc Hạ Long - Hải Phòng và quốc lộ 18, tại phường Đại Yên, TP. Hạ Long. Tuyến cao tốc được xem là có phong cảnh đẹp nhất Việt Nam khi nhìn từ trên cao, với thiết kế 4 làn xe và tốc độ lưu thông 100 km/h.
-
Ngoài tên gọi Long Lanh nhờ vẻ đẹp rạng ngời xuất hiện trong sương sớm, đèo Hòn Giao còn được dân du lịch bụi âu yếm gọi là Omega, bắt nguồn từ hình dáng đồ thị của con đèo. So với nhiều con đèo trải dọc từ bắc vào nam thì Omega vẫn là cái tên khá lạ lẫm. Nó chỉ thực sự được biết đến từ khi có tỉnh lộ 723 nối liền Nha Trang – Đà Lạt. Đây không chỉ là cung đường rút ngắn thay cho lộ trình qua thành phố Phan Rang và đèo Ngoạn Mục, mà còn được coi là một trong những con đường đẹp nhất Việt Nam nối liền cao nguyên hoa và phố biển mộng mơ.
Đèo Omega thuộc địa phận huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng. Ngoài tên gọi Omega, đèo được biết đến nhiều với tên gọi như Hòn Giao, Khánh Lê, Bidoup, Long Lanh. Mỗi cái tên đều có ý nghĩa riêng, khi gắn với núi, lúc gắn với người, khi lại thể hiện nét đẹp đặc trưng, hiếm có. Chỉ dài hơn 30 km trong tổng chiều dài hơn 200 km của cung đường hoa biển, nhưng vẻ đẹp nên thơ, hữu tình của phong cảnh trên đèo khiến nhiều du khách phải cất công tìm đến.
Nếu bắt đầu từ Khánh Hòa, bạn chỉ cần đến ngã ba Thành của huyện Diên Khánh rồi hỏi thăm đường lên Đà Lạt, sẽ được người dân hướng dẫn nhiệt tình. Lợi thế của điểm xuất phát này là đường khá bằng phẳng và đã được trải nhựa êm ru. Hệ thống cầu cống, mương nước, rào chắn, gương lồi, vạch vôi, biển báo giao thông đã sẵn sàng nên bạn có thể yên chí chạy xe theo chỉ dẫn là chắc chắn an toàn.
Cách tuyệt vời nhất để thưởng ngoạn cảnh đẹp của đèo là đi xe máy. Tay lái bạn sẽ được khởi động với những đường cong tuyệt mỹ của cánh rừng thông ở chặng đầu. Khi nhận ra sự thưa dần của những tán lá kim thì con đèo Omega đã ở ngay trước mắt. Việc cần làm là chinh phục đỉnh đèo.
Những con dốc cao bắt đầu xuất hiện, sương mù dày đặc, những chiếc xe nối đuôi nhau, chầm chậm, vận tốc chỉ còn khoảng 20 km/h. Có những đoạn cua gấp như khuỷu tay, vực dù chắn rào nhưng đòi hỏi bạn phải vững tay lái và tinh thần ổn định. 1.000 m, rồi 1.500 m, cứ thế xe như leo lên trời khi lưng chừng đèo là những đám mây vờn vũ.
-
Nổi tiếng là một trong những cung đường đèo đẹp nhất Việt Nam nói chung và Phú Yên nói riêng - Đèo Cù Mông là một địa danh khám phá ngoạn mục đối với du khách bởi những vẻ đẹp kỳ thú, hoang sơ và hùng vĩ của nó. Được mệnh danh là một trong những đèo núi hiểm trở nhất Việt Nam, Đèo Cù Mông nằm trên quốc lộ 1A. Đây là vị trí ranh giới giữa tỉnh Bình Định và tỉnh Phú Yên. Ngọn đèo có độ dài 7km, độ cao 245m và độ dốc 9%. Đường đèo dốc, có nhiều khúc cua gấp, hai bên là núi cao. Do đó đây thực sự là một thử thách với các tài xế bởi địa hình nguy hiểm.
Về mặt địa lý, ngọn đèo là tuyến đường bộ đi qua một trong những nhánh đâm ra biển của dãy Trường Sơn Nam. Trước đây, đèo là con đường chính để qua lại giữa Bình Định và Phú Yên khi chưa có tuyến đường Quy Nhơn – Sông Cầu (quốc lộ 1D).
So với các con đèo khác, đèo núi Cù Mông không quá cao và dài. Thậm chí Cù Mông còn là con đèo ít cua ngoặt và thẳng nhất cả nước do chạy thẳng theo một thung lũng đứt gãy. Dưới chân ngọn đèo là nơi yên nghỉ của thi sĩ tài hoa Hàn Mặc Tử. Tên Cù Mông huyền thoại còn được ghi nhớ đến ngày nay là do thế núi trải dài tựa con rồng từ cao nguyên An Khê (Gia Lai) đổ ra biển. Trong đó đầu rồng là xã Xuân Lộc (Phú Yên) kéo dài tới Ghềnh Ráng (Quy Nhơn), còn dãy Ngok Linh là phần đuôi. Tiếp theo phải kể đến hầm đường bộ qua đèo được xây dựng với mục đích giảm đường đèo dốc hiểm trở, quanh co. Công trình này đã được thông xe ngày 21/1/2019. Hầm đèo Cù Mông có chiều dài toàn tuyến hơn 6,6km, chiều dài hầm là 2,6km. Sự xuất hiện của hầm chui này khiến cho việc di chuyển dễ dàng và thông suốt hơn.
Dù có địa hình khá nguy hiểm, nhưng vẻ đẹp hoang sơ hùng vĩ của Cù Mông mới chính là điểm thu hút các du khách thập phương tới đây. Núi rừng đại ngàn xanh mướt chạy dọc hai bên đường đèo xen lẫn mùi thơm hoa rừng thoang thoảng. Ở đây, bạn sẽ quên đi những ồn ào, xô bồ của cuộc sống phố thị. Thay vào đó là bầu không khí trong lành, tiếng chim hót líu lo tạo nên một khung cảnh quá đỗi yên bình. Trên cung đường đèo hiện nay có rất nhiều điểm check-in hay ho để du khách lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ của mình.
-
Cung đường Mã Pí Lèng nối liền cao nguyên Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc. Đây là địa điểm lí tưởng mà những người ưa mạo hiểm lựa chọn để khám phá và chinh phục bởi những khúc cua quanh co liên tiếp nhau, bên cạnh là vực sâu thăm thẳm, thiên nhiên vô cùng đẹp do tạo hóa ban tặng.
Đèo Mã Pí Lèng là con đường đèo dài khoảng 20km, nằm trên con đường Hạnh Phúc nối từ thành phố Hà Giang đi Đồng Văn, Mèo Vạc. Cao hơn 1200m so với mực nước biển Mã Pí Lèng như dải lụa quanh uốn khúc, lượn theo sườn núi với những vực sâu thẳm là một thử thách lớn cho những ai yêu thích du lịch mạo hiểm. Trông từ xa con đèo như xẻ đôi, một bên là đỉnh Mã Pí Lèng, một bên là Săm Pun (Sam Pun) - nơi có cột mốc biên giới và cửa khẩu thông sang Điền Bông, Trung Quốc.
Mã Pí Lèng gọi theo tiếng Quan Hỏa chỉ "sống mũi con ngựa" theo nghĩa đen, nói rộng ra miêu tả sự hiểm trở của đỉnh núi, nơi dốc cao đến mức con ngựa đi qua cũng phải tắt thở, hoặc đỉnh núi dựng đứng như sống mũi con ngựa. Đèo Mã Pí Lèng tuy không dài nhưng là cung đường hiểm trở nhất ở vùng núi phía Bắc, được ví như "vua" của các con đèo Việt Nam. Trái với vẻ đẹp hùng vĩ là sự nguy hiểm luôn rình rập cánh tài xế mỗi lần đánh lái vào cua. Sự nguy hiểm đến từ sương mù, đường ngoằn ngoèo chật hẹp cộng thêm những đoạn cua tay áo khiến các xe đi ngược chiều rất khó khăn khi tránh nhau.
Để làm con đường này đã có hàng chục nghìn nhân công từ khắp các tỉnh miền Bắc ngày đêm miệt mài đục đá, riêng đoạn qua Mã Pí Lèng được các thanh niên cảm tử treo mình trên vách núi lấn từng centimet để làm đường trong 11 tháng. Cung đường đèo ban đầu được mở chỉ rộng chỗ cho người đi bộ và xe thồ, về sau được mở rộng hơn cho xe thô nhưng vẫn rất nguy hiểm vì những đoạn cua tay áo. Sau khi hoàn thành, đèo Mã Pí Lèng với 9 khúc quanh uốn bên vách đá dựng đứng, dưới là vực thẳm hun hút.
Với địa thế hiểm trở và cảnh quan hoang sơ kì vĩ, đèo Mã Pí Lèng trên cao nguyên Hà Giang là một trong tứ đại đỉnh đèo của vùng núi Tây Bắc.