Top 10 Cơ quan tình báo lừng danh nhất thế giới
Cơ quan tình báo là công cụ hiệu quả góp phần tạo nên sức mạnh của bất kỳ quốc gia nào. Tình báo sắc bén là vũ khí lợi hại hàng đầu để đánh bại các mục tiêu. ... xem thêm...Tại hầu hết các quốc gia, tình báo được phân thành tình báo an ninh và tình báo đối ngoại. Tình báo an ninh có nhiệm vụ duy trì an ninh trong nước đương đầu với các mối đe dọa như khủng bố hoặc gián điệp... Tình báo đối ngoại chịu trách nhiệm thu thập thông tin liên quan đến các hoạt động chính trị, quân sự hoặc kinh tế của các quốc gia khác. Hãy cùng toplist điểm danh 10 cơ quan tình báo lừng danh nhất thế giới ngay sau đây nhé.
-
ASIS là viết tắt của cụm từ Australia Secret Intelligence Service, cơ quan tình báo của nước Úc. Được thành lập vào năm 1952, nhưng chỉ được công khai hoạt động từ năm 1977. ASIS là một cơ quan tình báo bí mật có uy tín hàng đầu ở Úc. Cơ quan tình báo này được đặt trụ sở tại thủ đô Canberra, Australia. ASIS được đem so sánh với CIA của Mỹ và MI6 của người Anh về quyền lực, vai trò và trách nhiệm. Nhân viên ASIS phải là công dân Australia, có các phẩm chất như liêm chính, thận trọng, có độ tin cậy cao, hiểu biết rộng, tháo vát trong công việc, có kỹ năng giao tiếp, có khả năng thuyết phục lôi kéo mọi người từ những nền văn hoá và trình độ khác nhau vào hoạt động tình báo, có khả năng hoạt động tình báo trong những môi trường khác nhau, chấp nhận tham gia huấn luyện với chất lượng cao, sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu theo yêu cầu của tổ chức.
Đây là cơ quan thu thập tin tình báo nước ngoài mà các nguồn khác không có, liên quan đến âm mưu, ý đồ, khả năng và hoạt động của các cá nhân, tổ chức bên ngoài Australia đe doạ lợi ích an ninh và sinh mạng của công dân nước này. ASIS cũng báo cáo tin tức về chiến lược quốc phòng, quan hệ quốc tế, các nỗ lực quốc tế hậu thuẫn cho hoạt động gìn giữ hoà bình và chống lại mối đe doạ phổ biến vũ khí huỷ diệt lớn. Theo Luật về tổ chức tình báo năm 2001 của Australia, ASIS do Bộ trưởng Ngoại giao lãnh đạo. Nó không tự quyết định sẽ phải thu thập gì, nhưng lại có trách nhiệm phải làm sáng tỏ những yêu cầu do các cơ quan khác trong chính phủ đưa ra, và dự báo tình hình sắp tới. Hoạt động của ASIS được tiến hành thông qua việc phái các nhân viên ra công tác nước ngoài dưới danh nghĩa cán bộ ngoại giao, doanh nghiệp…
-
ISI là viết tắt của cụm từ Inter Services Intelligence là cơ quan tình báo hàng đầu của Pakistan, được biết đến trong việc cung cấp thông tin tình báo quốc gia có giá trị đối với chính phủ Pakistan. ISI được thành lập vào năm 1948, trụ sở chính nằm ở Islamabad, Pakistan. Đây là một trong ba cơ quan tình báo lớn ở Pakistan, hai cơ quan kia là Military Intelligence (MI) và Intelligence Bureau (IB). ISI được biết là đã cung cấp hỗ trợ thông tin Taliban ở Afghanistan ở cuộc nội chiến trong những năm 1990. Được hình thành dựa trên mô hình Cơ quan Tình báo Iran SAVAK, ISI phối hợp với ba đơn vị tình báo của quân đội Pakistan là tình báo lục quân, hải quân và không quân trong việc thu thập, phân tích và phát tán tin tức tình báo quân sự và phi quân sự.
Vai trò của ISI trong chính trị của Pakistan bắt đầu thay đổi từ năm 1958, khi Tổng tư lệnh quân đội, tướng Ayub Khan lên nắm quyền Tổng thống Pakistan sau một cuộc nổi dậy. Kể từ đó, ISI không còn là một cơ quan tình báo quân đội đơn thuần, mà nắm giữ cả những trọng trách về mặt chính trị. Trong suốt những năm 1960, ISI và các cơ quan tình báo khác của Pakistan chủ yếu thực hiện các hoạt động phản gián trong nước. Theo chỉ thị của Ayub Khan, ISI theo dõi và cấm đoán các tổ chức xã hội có ảnh hưởng trong nước không được tham gia các hoạt động chính trị. Từ khi giành độc lập vào năm 1947, Pakistan đã cố gắng giành quyền kiểm soát vùng Jammu và Kashmir, những khu vực mà người Hồi giáo chiếm đa số, từ Ấn Độ. Trong khoảng thời gian này, ISI đã sử dụng quân đội Hồi giáo sống tại vùng Kashmir để châm ngòi cho các cuộc nổi dậy.
-
DGSE là tổng cục An ninh đối ngoại của Pháp. Đây được coi là một trong những cơ quan an ninh, tình báo mạnh mẽ và nổi tiếng nhất trên thế giới. Trụ sở chính của DGSE được đặt tại Paris, thành lập vào năm 1982 với mục đích thu thập thông tin tình báo nước ngoài, chống khủng bố. Tổng cục An ninh đối ngoại Pháp thực hiện các hoạt động bán quân sự, phản gián ở nước ngoài cùng với DGSI - Tổng cục An ninh Quốc tế. DGSE không tiết lộ các hoạt động tình báo của mình tới công chúng hoặc phương tiện truyền thông như với hầu hết các cơ quan tình báo khác trên thế giới. DGSE hoạt động dưới sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng Pháp và hoạt động tương tự Đối tác, DGSI (Tổng cục An ninh nội bộ), trong công việc cung cấp thông tin tình báo và bảo vệ an ninh quốc gia Pháp, đặc biệt là bằng cách thực hiện các hoạt động bán quân sự và phản gián ở bên ngoài.
Cũng như hầu hết các khác tình báo cơ bản, thông tin chi tiết về hoạt động và tổ chức của nó được bảo mật cao và do đó không được khai báo. DGSE của trụ sở chính tại quận 20 của Paris. Nó tham gia vào một số lượng đáng kể gián điệp kinh tế. Năm 1992, hầu hết trách nhiệm quốc phòng của DGSE, không phù hợp với tiền cảnh sau Chiến tranh lạnh, đã được chuyển giao cho Cục Tình báo Quân đội (DRM), một cơ quan quân sự mới. Kết hợp các kỹ năng và kiến thức của nhóm quân sự năm, DRM được tạo ra để thu hồi khoảng thời gian của cuộc chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991.
-
BND - Bundesnachrichtendienst là cơ quan tình báo nước ngoài của Đức với 300 địa điểm ở Đức và các nước khác, được thành lập vào năm 1956. Đây là một cơ quan tình báo công nghệ cao, khai thác mạng truyền thông không dây quốc tế nhờ vào viễn thông. Cơ quan tình báo Đức hoạt động như một hệ thống cảnh báo sớm cho Đức, báo cho Chính phủ Đức bất kỳ mối đe dọa nào từ nước ngoài. BND đã là giải mã các báo cáo của Đại sứ quán Libya vào năm 1986, thúc đẩy các cuộc xâm lược Iraq năm 2003. Cơ quan tình báo Liên bang (tiếng Đức: BND, Bundesnachrichtendienst, tiếng Anh: Federal Intelligence Service) là cơ quan tình báo Đức chịu trách nhiệm về thông tin tình báo nước ngoài, và là một trong ba cơ quan tình báo chính của Cộng hòa Liên bang Đức. Nó phụ thuộc trực tiếp văn phòng Thủ tướng.
Trước đây trụ sở chính đặt tại Pullach im Isartal gần München và văn phòng tại Berlin bên cạnh hai cơ quan tình báo là Cơ quan Liên bang về bảo vệ Hiến pháp Đức (BfV, Bundesamt für Verfassungsschutz) và Cơ quan Phản gián Quân sự (MAD, Militärischer Abschirmdienst). Năm 2017 trụ sở chính chuyển hẳn về Berlin. Đó là cơ quan chuyên đề và giống như tất cả các cơ quan của Đức, được Ủy ban kiểm soát quốc hội giám sát. Từ năm 1990, hoạt động của nó được điều chỉnh bởi một đạo luật của Cộng hòa Liên bang Đức. -
RAW là viết tắt của cụm từ Research and Analysis Wing, một cơ quan tình báo có uy tín ở Ấn Độ, được thành lập sau chiến tranh Trung Quốc - Ấn Độ vào năm 1962 và chiến tranh Ấn Độ - Pakistan vào năm 1965. RAW có trụ sở chính đặt tại New Delhi. Được thành lập vào năm 1968, RAW có nhiệm vụ chống khủng bố, nghiên cứu phân tích thông tin tình báo nước ngoài. Nhiều chương trình hạt nhân của Ấn Độ cũng được RAW bảo mật. Đây là là cơ quan làm việc hiệu quả và cũng là một trong những cơ quan cốt yếu nhất của quốc gia. Một số hoạt động chủ yếu được thực hiện bởi RAW bao gồm các hoạt động hợp nhất của Sikkim, Blueprint Kahuta, ELINT nhằm vào Trung Quốc, hoạt động Operation Chanakya, Cactus, Kargil hay cuộc tấn công ở Mumbai năm 2008 và nhiều hơn nữa.
Lãnh đạo đầu tiên của RAW là ông Rameshwar Nath Kao. Ông Kao đã dẫn dắt RAW trong vòng gần 10 năm, cho tới khi nghỉ hưu. Nhiều chuyên gia cho rằng những thành công ban đầu của RAW, trong đó có thắng lợi của Ấn Độ trong chiến tranh với Pakistan năm 1971 và việc Ấn Độ ngầm trợ giúp cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc của Đại hội Dân tộc Phi tại Nam Phi, đều có đóng góp lớn của ông Kao. Cũng theo Singh, “…chính ông Kao là người đưa RAW trở thành cơ quan tình báo hàng đầu Ấn Độ”. Cơ cấu tổ chức của RAW cho tới nay vẫn được giữ kín. Một số nguồn thông tin cho biết RAW khởi đầu với ngân sách 400 nghìn USD và 250 người; kể từ đó, cơ quan này không ngừng mở rộng tới hàng nghìn người. Theo ước tính của Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ, năm 2000, RAW có khoảng 8 đến 10 nghìn điệp viên và ngân sách khoảng 145 triệu USD. Không giống như Cơ quan tình báo Mỹ (CIA) hay Cơ quan tình báo Anh MI6, RAW báo cáo trực tiếp lên Thủ tướng thay vì Bộ trưởng Quốc phòng. Lãnh đạo cao nhất của RAW cũng là một thành viên trong nội các Ấn Độ.
-
FSB là viết tắt của cụm từ Financial Stability Board, đây là tổng cục Liên bang Nga được thành lập vào năm 1995. FSV có trụ sở chính đặt tại Quảng trường Lubyanka, Moscow. Tiền thân của FSB là KGB, viết tắt trong tiếng Anh là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. FSB có trách nhiệm phản gián, giám sát, chống khủng bố và theo dõi các hoạt động chống Liên Xô, an ninh biên giới và nội bộ, điều tra một số loại tội phạm nghiêm trọng và vi phạm pháp luật liên bang. Năm 2003, quyền hạn của FSB được mở rộng khi nó sáp nhập thêm Tổng cục Biên phòng và đại bộ phận của Cơ quan Liên bang Thông tin và Truyền thông Chính phủ (Federal Agency of Government Communication and Information - FAPSI) do cơ quan này bị bãi bỏ. FSB trực thuộc Bộ Tư pháp theo sắc lệnh tổng thống ngày 9 tháng 3 năm 2004. Giám đốc FSB từ 2008 là Alexander Bortnikov.
FSB chịu trách nhiệm an ninh nội địa của Nga, bao gồm các lĩnh vực phản gián và đấu tranh chống tội phạm có tổ chức, khủng bố và buôn lậu ma túy. Từ 2003, khi Tổng cục Biên phòng Liên bang Nga được sáp nhập vào FSB, cơ quan này đã đảm trách thêm cả an ninh biên giới. FSB chủ yếu xử lý các sự vụ trong nội địa còn nhiệm vụ phản gián thuộc trách nhiệm của Tổng cục Tình báo Nước ngoài. Tuy nhiên, FSB cũng bao gồm cả "Cơ quan Liên bang Thông tin và Truyền thông Chính phủ", cơ quan kiểm soát việc giám sát điện tử ở nước ngoài. Tất cả các cơ quan tình báo và thực thi pháp luật của Nga đều hoạt động dưới sự chỉ đạo của FSB. FSB có trách nhiệm và quyền lực cũng tương tự như đối với Cục Điều tra Liên bang (FBI), Cục Bảo vệ Liên bang, Cơ quan Mật vụ, Cơ quan An ninh Quốc gia, Tuần duyên, Cục Hải quan và Biên phòng của Hoa Kỳ. FSB có 66.200 nhân viên mặc quân phục, trong đó có 4.000 quân thuộc lực lượng đặc biệt. Cơ quan này cũng có 160.000–200.000 lính biên phòng.
-
Cơ quan tình báo Trung Quốc MSS là viết tắt của cụm từ Ministry of State Security, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của MSS là thu thập thông tin tình báo nước ngoài. MSS được tổ chức thành nhiều cục, mỗi đơn vị được giao phó các nhiệm vụ khác nhau từ an ninh chính trị, tình báo nước ngoài đến tình báo phản gián. Nó được đặt trụ sở gần Bộ Công an Trung Quốc tại Bắc Kinh. MSS và mạng lưới các văn phòng an ninh quốc gia là hai thực thể riêng biệt, họ làm việc song song dưới quyền quản lý của Bộ Công an nước này. Tuy nhiên, hai cơ quan này cùng tồn tại và chia sẻ thông tin đã thu thập được cho nhau.
Được thành lập vào năm 1983 dưới thời nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình, MSS là sự hợp nhất giữa Cơ quan điều tra trung ương (CID) và các cơ quan chuyên về phản gián và tình báo của Bộ Công an TQ. Theo nhận định của chuyên gia Peter Mattis, thuộc Chương trình nghiên cứu TQ tại Quỹ Jamestown, ông Đặng Tiểu Bình cho thành lập MSS một phần nhằm đặt công tác tình báo và phản gián nằm ngoài những biến động chính trị cấp cao tại Bắc Kinh. Luật Tình báo quốc gia được thông qua vào năm 2017 của TQ xác định ba cơ quan phụ trách công tác tình báo tại nước này là Bộ Công an, Quân đội giải phóng nhân dân TQ (PLA) và MSS. Trong đó theo tờ South China Morning Post (SCMP), MSS được biết đến là cơ quan tình báo dân sự đầu não của nước này.
-
Mossad trong tiếng Hebrew có nghĩa là “Viện”. Đây là cơ quan tình báo quốc gia của Israel. Cơ quan tình báo Israel Mossad ra đời vào năm 1949 để thu thập thông tin tình báo, hoạt động bí mật và để chống khủng bố. Cơ quan tình báo Israel là một trong những cơ quan tình báo mạnh mẽ và chết người. Mossad phát hiện ra một cơ quan Hezbollah hoạt động trong phạm vi Hoa Kỳ trong những năm 1990. Cơ quan này đã ám sát cộng tác viên của Đức Quốc xã Herberts Cukurs năm 1965. Họ cũng thu thập thông tin về chính trị gia Áo Jörg Haider, giết hại Hussein Al Bashir ở Nicosia, Síp trong năm 1973 và nhiều hơn nữa. Mossad phụ trách thu thập tình báo, nhiệm vụ bí mật và chống khủng bố và tách riêng với các cơ quan dân chủ của Israel, thường mô tả là nước ngầm bởi không có luật lệ quy định lý do, mục đích, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn hay ngân sách của cơ quan, trong khi hiến luật Israel thì không được áp dụng.
Viện trưởng tình báo phụ trách trực tiếp và chỉ trước Thủ tướng. Cơ quan ước tính có ngân sách mười tỷ shekels (US$2.73 tỷ) và tuyển dụng tầm 7,000 trực tiếp, là cơ quan gián điệp lớn thứ hai trong phương Tây, sau Cục Tình báo trung ương Hoa Kỳ. Mới đầu Mossad từ một cơ quan nghiên cứu thuộc Bộ Ngoại giao Israel, đến ngày 1-4-1951 được mang tên Cơ quan Tình báo và đặc nhiệm, gọi tắt là Mossad, na ná tên gọi một thành cổ trên lãnh thổ Israel. cơ quan này trực thuộc Thủ tướng. Cơ cấu của Mossad cũng rất lạ, khác hẳn các cơ quan tình báo khác trên thế giới, thông tin về con số chính xác các nhân viên được giữ tuyệt mật. Theo những đánh giá khác nhau thì trong biên chế của Mossad có từ 1.200 đến 7.000 người, ít hơn hẳn CIA của Mỹ.
-
Cho đến năm 1994, sự tồn tại của SIS mới được chính phủ thừa nhận. SIS được viết tắt bởi cụm từ Secret Intelligence Service còn được biết với tên MI6 là cơ quan tình báo của chính phủ Anh. Nói về MI6 thì đây chính là viết tắt của quân tình báo, bộ phận 6. Cơ quan tình báo Anh là cơ quan tình báo lâu đời nhất của thế giới khi được thành lập từ năm 1909 tức là tới nay nó đã hơn 100 tuổi. SIS được thành lập với nhiệm vụ chống lại các cục tình báo nước ngoài của chính phủ Hoàng gia Đức trong khoảng thời gian từ thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX. Một trong những thành tựu lớn nhất của cơ quan tình báo Anh phải kể đến chính là vào tháng 11 năm 2011, đã giúp bắt giữ được Saif al-Islam Gaddafi.
Tên "MI6" (nghĩa là Quân sự tình báo, Phần 6) có nguồn gốc như một lá cờ thuận tiện trong Thế chiến II, khi SIS được biết đến với nhiều cái tên. Nó vẫn được sử dụng phổ biến cho đến ngày hôm nay. Năm đó, Đạo luật Dịch vụ Tình báo 1994 (ISA) đã được đưa ra thư viện, lần đầu tiên đặt tổ chức này vào method position. Nó cung cấp cơ sở dữ liệu cho hoạt động của nó. Ngày nay, SIS chịu sự giám sát công khai của Tòa án Quyền lực Điều tra và Chính quyền An ninh và Tình báo Quốc hội. Các trò chơi ưu tiên của SIS là chống khủng bố, chống phổ biến vũ khí hạt nhân, cung cấp thông tin tình báo hỗ trợ cho an ninh mạng và hỗ trợ ổn định ở bên ngoài ngăn ngăn cấm và các phạm vi hoạt động khác. Không giống như cơ quan của chị em chính của nó, Dịch vụ An ninh (MI5) và Trụ sở Truyền thông Chính phủ (GCHQ), SIS chỉ hoạt động trong lĩnh vực thu nước ngoài tình báo tin tức...
-
CIA - Cơ quan Tình báo Trung ương là cơ quan hoạt động độc lập với chính phủ Hoa Kỳ. CIA được viết tắt bởi cụm từ Central Intelligence Agency, có nghĩa là cơ quan tình báo trung ương, thành lập vào năm 1947 sau cuộc tấn công Trân Châu Cảng vào cuối thời kì chiến tranh thế giới thứ hai. CIA có mục đích quan trọng nhất là bao gồm thu thập, đánh giá, phân tích và phổ biến các thông tin tình báo nước ngoài, những thông tin này sẽ được thực hiện một cách bí mật. Bạn có biết NCS là cơ quan bí mật quốc gia hoạt động như là cánh tay phải quan trọng của CIA. Một số hoạt động mà cơ quan tình báo trung ương Hoa Kỳ đã thực hiện là: phá hoại đường ống dẫn Siberia, khai thác Oleg Penkovsky, phát hiện các tên lửa của Liên Xô đang được đặt tại Cuba và hỗ trợ trong việc lật đổ các chính phủ dân chủ được bầu tại Iran, Chile và Guatemala.
CIA có tổng hành dinh nằm ở Langley, Virginia, một vài dặm về phía Tây Thủ đô Washington, D.C. Nhân viên của cơ quan hoạt động từ các Đại sứ quán của Hoa Kỳ và nhiều địa điểm ở khắp thế giới. Không giống như FBI với nhiệm vụ đảm bảo an ninh trong phạm vi lãnh thổ Hoa Kỳ, CIA không có lực lượng thực thi pháp luật trong nước mà chủ yếu tập trung vào hoạt động thu thập thông tin tình báo ở nước ngoài và bị giới hạn việc thu thập thông tin tình báo bên trong nước. Biểu tượng của CIA bao gồm 3 phần mang ý nghĩa tượng trưng: đầu chim đại bàng quay sang trái, ngôi sao 16 cánh và một cái khiên. Đại bàng là linh vật quốc gia, tượng trưng cho sức mạnh và sự tỉnh táo. Ngôi sao 16 cánh mang hàm ý CIA là tổ chức tìm kiếm thông tin tình báo từ khắp mọi nơi trên thế giới ngoài biên giới Hoa Kỳ và những thông tin đó được quy tụ về trụ sở đầu não để phân tích, kiểm tra và phân bố đến các nhà làm luật. Ngôi sao được đặt trên cái khiên, tượng trưng cho sự phòng thủ vững chắc.