Top 12 Chữ được xin nhiều nhất trong dịp Tết cổ truyền

Nhok Nhok 20966 1 Báo lỗi

Từ xa xưa, thói quen xin chữ từ những ngày đầu năm mới của người dân Việt Nam đã trở thành một thông lệ. Ý nghĩa của việc xin chữ đầu năm là mong muốn cả một ... xem thêm...

  1. Chữ Lộc biểu trưng cho tài lộc. Những người xin chữ này muốn có một năm làm ăn phát tài, phát lộc. Mọi người tặng nhau chữ lộc như là lời chúc may mắn, thành đạt tới người nhận. Vì vậy chữ lộc được rất nhiều người lựa chọn xin vào đầu năm để treo trong nhà. Ngày nay, khi nói đến chữ Lộc, đa phần mọi người sẽ đều nghĩ ngay đến tài lộc, tiền tài. Tuy nhiên, với văn hóa từ xa xưa, chữ Lộc lại là chữ đại diện cho bổng lộc mà các Quan khi xưa nhận được. Lộc này có thể là lộc Vua ban, cũng có thể là lộc dân biếu.


    Đối với người Việt, chữ Lộc là biểu tượng cho sự thịnh vượng, hạnh phúc lớn nhất của đời người là tài lộc dồi dào, may mắn, tốt lành. Chính vì thế, vào mỗi dịp đầu xuân năm mới, người Việt thường treo tranh chữ Lộc trong nhà để mong tài lộc đến với cuộc sống. Người dân nước ta vào những ngày đầu xuân năm mới cũng có tục lệ đi hái lộc với ý nghĩa đem tài lộc, may mắn về nhà trong một năm tiếp theo.

    Chữ Lộc và câu đối
    Chữ Lộc và câu đối
    Chữ Lộc
    Chữ Lộc

  2. Chữ Phúc tượng trưng cho hạnh phúc, may mắn, sung sướng, thể hiện mong muốn có một cuộc sống ấm no hạnh phúc cho gia chủ. Đã từ lâu chữ phúc đã là biểu tượng phổ biến được trang trí trong nhà của người dân Việt. Chữ Phúc tiêu biểu cho may mắn sung sướng, thường dùng trong từ ngữ hạnh phúc. Người Á Đông, từ lâu đã có nhiều hình tượng biểu thị chữ phúc, mà ngày nay người ta còn thấy trong nhiều vật trang trí, trong kiến trúc, và cả trên y phục. Phong tục treo chữ Phúc trong nhà đã có rất lâu và được lưu truyền tới ngày nay. Tại Việt Nam, phong tục này được du nhập từ nền văn hóa Trung Hoa xưa. Vào thời đó, mỗi khi Tết đến, xuân về người ta lại dán chữ Phúc lên cổng, lên tường hoặc cửa nhà, cửa phòng…


    Bên trái chữ phúc là bộ thị, ở đây bộ thị có ý nghĩa thể hiện ước mơ của con người, sự kêu cầu. Bên phải gồm ba bộ chữ gồm chữ miên hình ảnh của mái nhà ý là phải có nhà cửa để ở, an cư rồi mới lạc nghiệp. Phía dưới là bộ khẩu nghĩa là miệng, ý là trong nhà phải có người nói cười vui vẻ, rộn rã, không khí gia đình luôn vui tươi đầm ấm. Ở dưới cùng là bộ điền, điền ở đây có nghĩa là có ruộng đất để cày cấy sinh sống, làm ăn mong sao gia đình được no đủ, ấm êm. Qua đó có thể thấy được ước mơ ngàn đời nay của người dân, không mơ tưởng giàu sang phú quý, mà chỉ cần một cuộc sống giản dị tốt đẹp, no đủ, hạnh phúc bền lâu. Cuộc sống như vậy chính là phúc, chỉ một chữ thôi mà bao hàm được ý nghĩa to lớn về cuộc sống yên bình, thiện lương, hài hòa.

    Chữ Phúc
    Chữ Phúc
    Chữ Phúc có ý nghĩa sâu sắc trong phong thủy
    Chữ Phúc có ý nghĩa sâu sắc trong phong thủy
  3. Chữ Thọ biểu tượng cho sự sống lâu trăm tuổi, người xin chữ này thường mong muốn có một cuộc sống ấm no, mạnh khỏe, tránh được tai ương. Chữ thọ thường được các bạn trẻ xin về để chúc thọ ông bà, cha mẹ với mong muốn gia đình mạnh khỏe, sung túc, và thể hiện lòng thành kính với bậc bề trên. Chữ Thọ trong tiếng Hán có nghĩa là sống lâu, sống Thọ để hưởng phúc là ước mơ của cả nhân loại. Chữ Thọ được viết cách điệu khi ứng dụng vào các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ hay trên trang phục hoặc các hoa văn trang trí…


    Tranh chữ thọ thư pháp không nhất thiết phải viết thật đúng chữ Thọ trong tiếng Hán mà bạn có thể dùng các dạng Hán Nôm hay chữ thư pháp. Tranh chữ Thọ nên treo ở phía Tây Bắc - cung này chủ về quý nhân, may mắn, phúc đức và trường thọ. Ai cũng mong muốn được sống thọ, sống khỏe, vui vầy bên con cháu nên tranh thư pháp chữ Thọ rất hay được dùng làm quà tặng trong nhiều dịp đặc biệt là sinh nhật và chúc thọ cha mẹ, những người cao tuổi. Tranh chữ Thọ còn được kết hợp với nhiều câu đối, câu chúc hay và ý nghĩa.

    Chữ Thọ được xin rất phổ biến trong dịp Tết
    Chữ Thọ được xin rất phổ biến trong dịp Tết
    Chữ Thọ biểu tượng cho sự sống lâu trăm tuổi
    Chữ Thọ biểu tượng cho sự sống lâu trăm tuổi
  4. Chữ Tâm mang một ý nghĩa Phật Giáo sâu sắc trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. Muốn con người tu dưỡng đạo đức để cho tâm được thanh tịnh, xóa hết dục vọng, ích kỷ, hận thù, để có một cuộc sống thanh thản, yên bình. Khi nhắc đến “tâm” là nhắc đến trái tim, lòng dạ, lương tâm con người. Mọi hành động của con người đều xuất phát từ cái tâm, tâm thiện thì suy nghĩ và hành động đúng đạo lí, lẽ phải, tâm không lành thì sẽ sinh tà ý và làm nhiều điều xấu xa, tội lỗi.

    Chữ Tâm
    thường được dùng để hướng suy nghĩ của con người đến cái thiện, tu thân, dưỡng tính, sống tích cực và làm nhiều điều tốt lành. Tâm lệch lạc thì cuộc sống điên đảo đảo điên. Tâm gian dối thì cuộc sống bất an. Tâm ghen ghét thì cuộc sống hận thù. Tâm đố kỵ thì cuộc sống mất vui. Tâm tham lam thì cuộc sống dối trá. Vậy nên hãy để tâm của mình đặt lên ngực để yêu thương, đặt lên tay để giúp đỡ người khác, lên mắt để thấy được nỗi khổ của tha nhân, lên chân để may mắn chạy đến với người cùng khổ, lên miệng để nói lời an ủi với người bất hạnh, lên tai để nghe lời góp ý của người khác, lên vai để chịu trách nhiệm…

    Chữ
    Chữ "Tâm" mang nhiều ý nghĩa trong Phật Giáo
    Chữ “Tâm” thường được dùng để hướng suy nghĩ của con người đến cái thiện, tu thân, dưỡng tính, sống tích cực và làm nhiều điều tốt lành
    Chữ “Tâm” thường được dùng để hướng suy nghĩ của con người đến cái thiện, tu thân, dưỡng tính, sống tích cực và làm nhiều điều tốt lành
  5. Chữ Đức là biểu trưng cho đạo đức của con người, nét đẹp của con người. Người xin chữ đức vốn để răn dạy chính bản thân mình cần phải sống thực với chính bản thân mình, làm đúng theo lương tâm mình để tâm hồn được thanh thản. Người xưa có câu “Tiên tích đức, hậu tầm long” nghĩa là trước phải có đức, phải tu nhân tích đức, sau mới nghĩ đến chuyện tìm sự giàu sang phú quý (tầm long nghĩa là tìm long mạch tốt để tạo sự phát đạt, giàu sang). Lại có câu “Có đức mặc sức mà ăn” cũng với ý nghĩa tương tự. Chữ Đức, hay nói đúng hơn, ăn ở có Đức là điều rất quan trọng.


    Mặt khác, ngay bản thân những người “trong đạo Phật” cũng được Đức Phật rèn luyện từ những hành động bình thường nhất. Ta vẫn thường thấy các nhà sư đi khất thực ôm bình bát xin ăn, đó không phải là vì nhà sư thiếu đói, mà chính là để giúp cho tất cả mọi người có dịp thể hiện một phần trong cái đức của mình, gieo duyên bố thí cúng dường. Đồng thời cũng qua đó Đức Phật muốn những người tu hành thực hiện hạnh tu, bỏ đi tính tự cao tự đại, có như vậy mới thành chính quả được. Và đó cũng là một hình thức tiếp độ cho chúng sinh. Âu cũng là vì Đức cả. Cho nên trong Tử vi, mặc dù đặc biệt coi trọng “số phận” con người, nhưng vẫn có câu “Đức năng thắng số’’, cũng là nhằm nhắc nhở người đời hãy biết lấy Đức làm trọng, vừa giúp ích cho xã hội, vừa tạo nên “số phận” tốt hơn cho chính mình.

    Chữ
    Chữ "Đức"
    Chữ Đức là biểu trưng cho đạo đức của con người, nét đẹp của con người
    Chữ Đức là biểu trưng cho đạo đức của con người, nét đẹp của con người
  6. Chữ Tài biểu trưng cho tài năng là khả năng làm được một việc chất lượng nào đó, thể hiện mong muốn thành đạt trong cuộc sống của người xin chữ, chữ tài cũng là lời chúc thành đạt của những người muốn xin chữ này để đem tặng. Cái Tâm - tức cái Đức là gốc của con người chân chính, lương thiện, nhưng cái Tài cũng là một phẩm chất quan trọng để tạo nên nhân phẩm. Người vừa có Đức, vừa có Tài, mới là “con người hoàn toàn”


    Tài hay tài năng, là khả năng làm được những công việc hoặc một nghề nào đó có ích cho xã hội với chất lượng tốt và hiệu quả cao. Người có Tài luôn luôn có óc sáng tạo, tìm tòi cái mới, thường am hiểu lý thuyết chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó và có năng lực thực hành giỏi. Tài chỉ thật sự có ích, có ý nghĩa xã hội và giá trị nhân văn, khi được xây dựng trên nền tảng chữ Đức, chữ Tâm. Có được sự kết hợp hài hòa ấy, và ở trình độ vượt trội so với đồng loại, mới đáng gọi là nhân tài! Nói một cách trung thực, nhân tài đích thực - xưa nay thật sự không có nhiều.

    Chữ
    Chữ "Tài"
    Chữ Tài
    Chữ Tài
  7. Chữ An tượng trưng cho sự bình an, với mong muốn một cuộc sống an lành, hạnh phúc. Chữ An là loại chữ được xin nhiều nhất để treo trong nhà. Từ xưa không chỉ là được xin trong ngày Tết mà chữ An đã là biểu tượng thường được thêu lên tranh để làm vật trang trí trong nhà của nhiều gia đình. Chữ An phía trên là bộ Miên, phía dưới là bộ Nữ. Bộ nữ mô tả tư thế yểu điệu nữ tính của người con gái thời xưa, chân hơi khụy xuống, mặt nghiêng, hai tay để về một bên hông. Miên nghĩa là mái nhà, trông giống cái mái che. Người phụ nữ ở trong nhà chính là chỉ chữ An.


    Ngày nay người ta hay giải nghĩa chữ An với hàm ý là người phụ nữ mà ở trong nhà thì rất an toàn, sẽ được người đàn ông che chở. Tuy nhiên chữ An không hề giới hạn ở tầng nghĩa đó. Người xưa quan niệm rằng, người phụ nữ cần đảm đương lo liệu việc nhà, để người đàn ông yên tâm ra ngoài làm việc lớn. Điều này không có ý hạ thấp người phụ nữ, mà chính là ý rằng: Nhà phải yên thì nước mới yên. Mái nhà có người phụ nữ chăm nom thì mới được an định. Đó chính là chữ An.

    Chữ
    Chữ "An"
    Chữ An
    Chữ An
  8. Nhẫn là độ lượng, là sự khoan dung hay nói rộng ra nhẫn là biểu tượng cho bản lĩnh con người. Nhiều người xin chữ nhẫn về treo trong nhà với ngụ ý tự răn chính bản thân mình phải biết nhẫn nhịn để giữ hòa khí trong gia đình, làng xóm, để có một cuộc sống yên ấm. Tự tìm được cho mình một chữ Nhẫn thích hợp sẽ giúp ích cho cuộc sống và nếu biết sử dụng chữ nhẫn sao cho đúng cách, sẽ mang lại cho con người một sức mạnh vô cùng!


    Nhẫn là đặc trưng của nền văn minh Đông Á, trở thành quy tắc ứng xử từ gia đình đến xã hội. Việt Nam là nước có nền văn hoá nông nghiệp với đặc điểm trọng tình khiến người Việt Nam lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử. Do đó, người Việt Nam luôn chủ trương nhường nhịn để giữ được thuận hoà. Cũng bởi vậy mà chữ Nhẫn có một ý nghĩa, vị trí rất quan trọng trong nếp sống của người Việt. Một gia đình có êm ấm, hoà thuận hay không phần lớn là do sự nhẫn nhịn quyết định.

    Chữ
    Chữ "Nhẫn"
    Chữ Nhẫn
    Chữ Nhẫn
  9. Chữ Hiếu là loại chữ phổ biến được xin đầu năm, người xin chữ thường dùng để tặng ông bà, cha mẹ, để thể hiện sự biết ơn về công ơn sinh thành, nuôi dưỡng khó nhọc của ông bà, cha mẹ đồng thời cũng thể hiện tấm lòng quan tâm, chăm sóc của con cháu. Chữ hiếu (hiếu thảo, hiếu đễ) trong chữ Nôm, viết giống chữ hiếu trong chữ Hán, là chữ viết tắt của chữ Khảo ở trên và chữ tử ở dưới. Chữ hiếu có hình tượng người con cõng cha mẹ trên lưng. Như vậy chữ hiếu được biểu thị bằng mối quan hệ cha (mẹ) trên lưng, con ở dưới; suy rộng ra đó là đạo nghĩa của con cháu đối với cha mẹ, lấy phụng dưỡng cha mẹ làm đầu…

    Do vậy từ xưa đến nay, trong quan niệm của dân tộc ta, chữ hiếu là nền tảng của đạo đức. “Nhân sinh bách hạnh hiếu vi tiên”, trong trăm hạnh của con người, hạnh hiếu đứng đầu. Lời của Khổng Tử bàn về đạo hiếu rằng: “Người con hiếu phụng dưỡng cha mẹ, ăn ở phải hết sức cung kính, cung dưỡng cha mẹ phải hết mực vui vẻ, khi cha mẹ đau ốm phải lo lắng hết lòng, khi lo việc tang lễ phải cực kỳ thương xót, khi cúng tế cha mẹ phải vô cùng trang nghiêm”.

    Chữ
    Chữ "Hiếu"
    Chữ Hiếu
    Chữ Hiếu
  10. Duyên biểu tượng cho tình yêu, duyên phận, thể hiện cho sự may mắn trong tình yêu, dấu hiệu của hỷ sự. Các bạn trẻ nam, nữ thường xin chữ này với mong muốn tìm được nửa kia của mình. Đời người, chẳng qua chỉ vỏn vẹn bởi một chữ Duyên. Những điều cầu được ước thấy trong đời, có thể nói là có duyên, còn cầu mà chẳng được thì coi như là duyên không đến.


    Tục ngữ có câu “Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, vô duyên hữu ý bất tương phùng”. Trong cuộc sống, có những người đứng đối diện trước mặt bạn, nhưng lại chẳng hề phát phiện ra bạn đang ở cạnh bên, có những người hễ quay đầu lại thì cho dù ở nơi ánh đèn le lói cũng vẫn sẽ tìm thấy bạn. Có những người nói trăm lời vạn lẽ bạn cũng chẳng chút mảy may rung động. Có những người không nói một lời, nhưng bạn vẫn muốn quan tâm lo lắng mỗi ngày. Chữ Duyên nó là như thế.

    Chữ
    Chữ "Duyên" biểu tượng cho tình duyên, hỷ sự
    Chữ Duyên
    Chữ Duyên
  11. Top 11

    Tín

    Tín là sự tin cậy lẫn nhau là không thất hứa, là phải thực hiện đúng đúng cam kết. Chữ tín trước hết phải giữ chính mình. Người không giữ được Chữ tín với bản thân là kẻ bạc nhược, thiếu bản lĩnh, không bao giờ có nghiệp lớn. Nó không dám chịu trách nhiệm với mình thì cũng không hy vọng gì họ dám chịu trách nhiệm với người khác. Cho nên chữ tín thường đi đến với danh dự mà danh dự là sự bảo đảm cho sự nghiệp nếu đấy quả là sự nghiệp nếu đấy quả là sự nghiệp theo đúng nghĩa của nó.


    Vậy nên tuy không được đưa lên đầu trong Ngũ thường (Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín) những người xưa quan niệm thiếu chữ Tín chưa thể là kẻ quân tử ở đời. Giờ đây đạo quân tử đã bị lãng quên, bị loại khỏi những chuẩn mực của đạo lý và lối sống. Nghĩa là chữ Tín cũng thay đổi, có thời ít người còn nhớ đến. Cho đến khi giông bão đi qua, người ta mới hiểu giông bão chỉ là nhất thời, những giá trị thật được đúc kết bằng xương máu cả nghìn đời vẫn bền vững qua những biến cải, như biển vẫn mãi là biển sau bão tố. Chữ Tín trở về thường trực trong tâm thức xã hội.

    Chữ Tín
    Chữ Tín
    Chữ Tín
    Chữ Tín
  12. Chữ Cát gồm chữ Sĩ (sĩ tử, người có chí khí) ghép với bộ Khẩu (miệng) - lời mà kẻ sĩ nói ra đều là lời hay ý đẹp. Chữ này thể hiện mong muốn mọi sự đều tốt đẹp của con người. Cát còn gọi là Kiết có nghĩa là tốt lành. trái nghĩa với Hung - không tốt, xấu. Tường là điều may mắn, phước lành. Cát Tường có nghĩa là những điều tốt lành, sự viên mãn, hạnh phúc.


    Khi nói đến Cát tường là nói đến sự may mắn, mạnh khỏe nó thường được dùng khi ai đó chuẩn bị làm một việc gì đó quan trọng, bạn bè người quen thường chúc người kia Cát tường, hoặc khi gặp gỡ người lớn, cũng có thể chúc họ sức khỏe bằng cách sử dụng từ Cát tường. Do đó, chữ cát tường thường là một trong những chữ được xin nhiều nhất trong dịp đầu năm.

    Chữ Cát Tường
    Chữ Cát Tường
    Cát Tường
    Cát Tường



xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |