Top 9 Chế độ ăn tốt nhất cho người bị bệnh sỏi thận
Sỏi thận là một trong ba căn bệnh phổ biến nhất hiện nay, sau các bệnh viêm nhiễm và tuyến tiền liệt. Đây là căn bệnh thuộc đường tiểu – sinh dục, nguyên nhân ... xem thêm...gây bệnh chủ yếu do rối loạn trao đổi, làm cho những chất không thể hòa tan được tạo thành kết tủa, tích tụ trong cơ thể, dần dần hình thành sỏi. Phụ thuộc vào thành phần sỏi thì chế độ ăn uống của người bị sỏi thận cũng rất đa dạng. Tuy nhiên, người bệnh vẫn phải tuân thủ một chế độ ăn uống nghiêm ngặt kết hợp lối sống khoa học để có thể cải thiện tình trạng sức khỏe.
-
Có thể bạn đã biết một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh sỏi thận là do người bệnh uống quá ít lượng nước quy định. Nếu như tình trạng này kéo dài thì tình trạng bệnh sẽ càng trở nên nguy hiểm hơn. Vì vậy, người bị bệnh sỏi thận cần uống ít nhất 2 lít nước lọc mỗi ngày và chia thành nhiều lần trong ngày để uống. Nước ép hoa quả có lẽ là một thức uống dinh dưỡng rất tốt nhưng đối với người bệnh này thì nên hạn chế, không nên thay thế nước lọc bằng bất kỳ loại nước ép hoa quả nào cả.
Nếu như bạn uống đủ lượng nước quy định mỗi ngày giúp ích rất nhiều cho quá trình làm loãng nước tiểu đồng thời cũng làm giảm nồng độ khoáng chất hình thành “đá” trong nước tiểu. Tuy nhiên, việc uống nước cũng không quá khắc khe, bạn cũng có thể uống thêm một ít các loại nước uống khác mà bạn thích chỉ cần đảm bảo hơn một nửa lượng nước mà bạn đưa vào cơ thể mỗi ngày phải là nước lọc.
Để không quên uống nước, bạn có thể đặt nước ở nhiều nơi dễ nhìn thấy trong nhà, bạn có thể uống nước ngay cả khi không khát nước góp phần làm loãng nước tiểu và tống những viên sỏi ra ngoài nhanh hơn. Hạn chế tối đa thức uống chứa nhiều oxalat như: trà đặc, cà phê, nước ngọt. Một điều lưu ý là, người bệnh nếu như có tiền sử bệnh tim mạch thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ về vấn đề uống nước.
-
Ngoài uống nước ra thì một chế độ ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất xơ cũng là một cách cải thiện đáng kể tình trạng sỏi của người bệnh. Những thực phẩm giàu chất xơ đẩy mạnh quá trình nhu động ruột, dễ đại tiện và có tác dụng tốt nhất là đối với những người bệnh sau khi thực hiện tán sỏi thận qua da.
Các loại thực phẩm giàu chất xơ được biết đến nhiều như ngũ cốc nguyên hạt, rau và đậu. Tuy nhiên, việc cung cấp chất xơ phải hợp lý và nhất là đã qua sự tham khảo của bác sĩ trước khi áp dụng. Một số loại rau xanh chứa nhiều chất dinh dưỡng mà người bệnh cần bổ sung như dưa chuột giúp tiêu hóa nhanh, giảm hấp thu các chất gây sỏi thận,.... hay những loại quả giàu hàm lượng vitamin B1 có lợi cho quá trình làm tan sỏi như quýt, táo, chuối, dưa hấu. Những loại thực phẩm không nên ăn như rau cần, ớt xanh, rau mùi, rau chân vịt, rau muống.
Bên cạnh đó thì những hoa quả chứa nhiều vitamin C cũng có ích cho việc làm tan sỏi như cam, kiwi, bưởi,... Tuy nhiên, liều lượng và chế độ dùng phải thích hợp, không được nạp quá nhiều sẽ làm phản tác dụng.
-
Giảm lượng muối trong chế độ ăn mỗi ngày cũng đồng nghĩa với việc giảm lượng canxi trong nước tiểu, nguyên nhân chính dẫn đến việc hình thành sỏi thận gây ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe người bệnh. Vì vậy, người bệnh nên ăn nhạt, hạn chế cho quá nhiều muối vào thức ăn, thậm chí là nên kiêng tùy theo tình hình sức khỏe của bản thân.
Những thức ăn có hàm lượng natri cao cũng cần tránh tuyệt đối như thịt chế biến sẵn, thực phẩm ăn nhanh có nhiều muối, đồ ăn nhẹ,... Chế độ kiêng cử này không chỉ tốt cho người bệnh sỏi mà còn tốt cho dạ dày.
-
Thông thường, mọi người sẽ có suy nghĩ là nên hạn chế chế ăn ăn uống chứa canxi trong thực đơn hàng ngày sẽ làm giảm quá trình hình thành sỏi thận. Tuy nhiên, theo những nghiên cứu gần đây của y học đã chỉ ra rằng chế độ ăn đầy đủ hàm lượng canxi mỗi ngày thực sự có tác dụng làm giảm tỷ lệ bị sỏi thận canxi. Việc kiêng quá mức những thực phẩm bổ sung canxi sẽ gây nên tình trạng mất cân bằng trong việc hấp thu canxi, khiến cơ thể hấp thu nhiều hơn oxalat từ ruột và sẽ tạo sỏi thận, hoặc gây loãng xương. Đặc biệt là ở những người hình thành sỏi canxi oxalate nên bổ sung 800 mg canxi trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Người bệnh cần đưa những thực phẩm bổ sung canxi vào thực đơn dinh dưỡng của mình như sữa, phô mai,... nhưng chỉ ở liều lượng đúng, không được vượt quá mức. Hạn chế tối đa các sản phẩm bổ sung có chứa canxi vì canxi trong thuốc được bào chế ở dạng đặc biệt nên sự hấp thu gần như 100%, rất dễ gây thừa canxi dẫn đến sỏi thận.
-
Ngoài những nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận đã nói thì nạp vào cơ thể quá nhiều chất béo và thịt động vật là một nguyên nhân quan trọng mà bạn không thể xem thường. Điều này hết sức nguy hiểm nếu như chúng ta ăn những thức ăn này quá nhiều.
Vì vậy, người bệnh nên hạn chế ăn thịt, thịt mỡ, gia cầm, nhất là nội tạng động vật. Quá nhiều protein trong chế độ ăn uống sẽ khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng lên, hình thành các loại sỏi. Bạn có thể ăn cá thay cho thịt, tôm, cua,... nhưng chỉ ăn ở mức vừa phải.
-
Uống trà mỗi ngày là thói quen của rất nhiều người hiện nay, không thể phủ nhận là trà có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Trà có chất chống oxy hóa, giảm stress, tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ ung thư, giảm viêm khớp…
Tuy nhiên, đối với người bị sỏi thận thì trà lại là loại thức uống đặc biệt không tốt. Vì trà chứa nồng độ cao oxalat, thành phần chính gây nên sỏi thận - tiết niệu. Chính oxalat kết hợp với canxi hình thành sỏi canxi oxalate, loại sỏi này chiếm đến 80% tổng số bệnh nhân mắc sỏi thận.
Cũng giống như trà, cà phê và đồ uống có ga là loại thức uống giàu oxalat - nguyên nhân chính gây sỏi canxi oxalat. Những người đang bị sỏi thận và có tiền sử sỏi thận thường sẽ tăng nồng độ canxi trong nước tiểu sau khi uống 2 tách cà phê mỗi ngày - theo một nghiên cứu của Mỹ vào năm 2004.
Vì vậy, việc hạn chế tối đa sử dụng trà, cà phê và đồ uống có ga là quyết định sáng suốt nếu bạn không muốn bệnh sỏi thận biến chứng. -
Như chúng ta đã biết sỏi thận, sỏi tiết niệu dễ được hình thành do nồng độ các khoáng chất (canxi, oxalat, acid uric) tăng cao, trong khi đó chất citrate chống kết tinh sỏi bị suy giảm nghiêm trọng. Trong nước cam, chanh có chứa nhiều citrate tự nhiên giúp ngăn ngừa tạo mầm sỏi, đồng thời tăng hòa tan sỏi và các cặn lắng trong đường tiết niệu.
Vì vậy bạn nên bổ sung loại nước uống này ngay cả khi chưa bị sỏi thận vì nó rất tốt cho sức khỏe của chúng ta.
-
Thành phần purin có trong các loại thịt đỏ, nội tạng động vật và động vật có vỏ (sò, ngao, hàu,…) làm tăng chuyển hóa và bài tiết acid uric, tăng nguy cơ tạo sỏi acid uric. Ngoài ra, chế độ ăn nhiều protein làm giảm nồng độ citrate nên sỏi càng dễ kết tinh hơn. Theo khuyến cáo, mỗi ngày bạn chỉ nên ăn tối đa 150g thịt các loại.
-
Mỗi ngày có thể dùng khoảng 3 ly sữa tươi hoặc một lượng tương đương các sản phẩm từ sữa như: bơ, pho mai (khoảng 800 - 1.300mg calci). Không nên kiêng cữ quá mức những thực phẩm chứa calci vì như thế sẽ gây mất cân bằng trong hấp thụ calci khiến cơ thể hấp thu oxalat nhiều hơn từ ruột và sẽ tạo sỏi thận, ngoài ra, kiêng cữ thực phẩm chứa calci sẽ bị loãng xương.
Trường hợp bị sỏi thận tái phát nhiều lần, sau khi xét nghiệm kiểm tra có bằng chứng đa calci niệu do tăng hấp thu calci từ ruột thì cần kiêng calci nhưng không phải kiêng hoàn toàn mà ăn khoảng 400mg/ngày, tương đương 1,5 ly sữa tươi.