Top 15 Cây cầu đẹp và tiêu biếu nhất thành phố Hải Phòng
Cùng với sự đầu tư về cảng biển, đường cao tốc có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội. Những năm trở lại đây, Hải Phòng còn được biết đến với ... xem thêm...tên gọi “thành phố của những cây cầu”.Đó là sự kết nối, là vật “nối hai bờ vui” là sự gặp gỡ giữa hai vùng đất, thiết lập những quan hệ mới giữa đất với đất, giữa người với người. Bạn hãy cùng Toplist điểm lại top những cây cầu tiêu biểu nhất và đẹp nhất Hải Phòng hiện nay nhé
-
Cầu Hoàng Văn Thụ là cây cầu bắc qua sông Cấm nối phường Minh Khai, Hồng Bàng với xã Tân Dương, Thủy Nguyên
Được khởi công từ tháng 1/2017, cầu Hoàng Văn Thụ là một trong các hạng mục chính của dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị Bắc sông Cấm. Cầu có hình dáng “cánh chim biển”, có vòng thép nhồi bê tông, rộng 33,5 m bao gồm 2 lề đi bộ, 2 làn xe hỗn hợp và 4 làn xe cơ giới.
Sau hơn 2 năm thi công, cầu được chính thức khánh thành ngày 15/10/2019 và trở thành cây cầu đẹp nhất Hải Phòng. Đặc biệt đây là dự án góp phần mở rộng sự chỉnh trang và phát triển đô thị, đưa Hải Phòng lên một vị trí mới, tạo nền tảng phát triển trong tương lai.
-
Cầu Bạch Đằng bắc qua sông Bạch Đằng nối tỉnh Quảng Ninh với Thành phố Hải Phòng
Được khánh thành vào ngày 2/9/2018, Cầu Bạch Đằng trở thành nút giao thông quan trọng kết nối Hải Phòng và thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh. Nó góp phần giảm tải lượng phương tiện lưu thông trên Quốc lộ 18 và Quốc lộ 10, góp phần rút ngắn quãng đường và thời gian đi lại giữ 2 tỉnh thành. Điều đó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Hải Phòng – Quảng Ninh cũng như vùng kinh tế trọng điểm của Bắc Bộ.
Cầu Bạch Đằng gồm 4 nhịp với bề rộng toàn bộ là 28 m và 3 trụ tháp cao chữ H với 2 mặt phẳng dây. Đây là một trong những cây cầu lớn nhất cả nước, đứng thứ 3 trong 7 cây cầu dây văng có nhiều nhịp nhất thế giới.
-
Cầu Lê Hồng Phong là cầu vượt ngã tư Lê Hồng Phong – Nguyễn Bỉnh Khiêm
Cầu Lê Hồng Phong là cây cầu huyết mạch mở rộng không gian đô thị Hải Phòng, nằm trong dự án đầu tư xây dựng trục đường Hồ Sen - Cầu Rào 2, công trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông đô thị phía Nam và Đông Nam thành phố. Theo thiết kế, cầu vượt có kiến trúc cầu vòm, chiều dài cầu 288,2m, nhịp chính dài 100m và mặt cầu rộng 19m, đoạn tường chắn hai đầu cầu rộng từ 16,5m - 19m; mặt đường rộng 7,5m, hè đường rộng 3m, là công trình giao thông cấp 1, có tổng mức đầu tư 1.405 tỷ đồng bằng nguồn ngân sách của thành phố. Trục giao thông này góp phần hoàn chỉnh mạng lưới giao thông, giảm lưu lượng giao thông cho tuyến đường Cầu Đất - Lạch Tray - Cầu Rào, phát huy hiệu quả khai thác cầu Rào 2, tăng năng lực vận tải cho hệ thống cảng biển Hải Phòng.
Cầu Lê Hồng Phong được trang trí hệ thống đèn led trên các dây văng và tạo được dấu ấn kiến trúc cho Hải Phòng. Đây cũng là một trong những điểm nút giao thông quan trọng của Hải Phòng. Cầu vượt Lê Hồng Phong được thiết kế với kết cấu vòm thép dây văng 5 nhịp, chiều rộng 16 m với 4 làn xe cơ giới. Cầu Lê Hồng Phong có ý nghĩa vô cùng quan trong việc xóa điểm đen của an toàn giao thông, giúp người dân đi lại thuận tiện và an toàn
-
Cầu Tân Vũ – Lạch Huyện là cầu vượt biển nối quận Hải An và huyện đảo Cát Hải
Cầu Tân Vũ – Lạch Huyện là cây cầu vượt biển có chiều dài lớn nhất Việt Nam và là một trong những cây cầu vượt biển lớn nhất Đông Nam Á. Phần cầu vượt biển dài 5,44 km, phần đường dẫn dài 10,19 km với chiều rộng 16m với 4 làn xe ô tô.
Đây là một trong những công trình giao thông trọng điểm của Hải Phòng. Không những phục vụ cho nền kinh tế Hải Phòng, cầu Tân Vũ – Lạch Huyện còn góp phần quan trọng trong sự phát triển du lịch cho huyện đảo Cát Bà.
-
Bắc qua dòng Tam Bạc hiền hòa, nối phố Điện Biên Phủ với phố Bạch Đằng, có chiều dài 92m, cầu Lạc Long là một trong số ít cầu được xây dựng đầu tiên của Hải Phòng. Ngày ấy cầu mang tên là cầu Giốp (Pont Joffre), sau Cách mạng Tháng Tám đổi tên là cầu Ngô Quyền. Từ năm 1954 đến nay cầu mang tên Lạc Long. Cây cầu từng là mạch máu giao thông quan trọng của thành phố trong thời kỳ chiến tranh nên trở thành mục tiêu đánh phá của máy bay Mỹ, có ngày đến 16 lượt ném bom, khiến cầu có lúc bị hỏng hoàn toàn.
Năm 1991, UBND Thành phố đã tu sửa lại toàn bộ cây cầu với chiều dài 150 m, rộng 15 m. Cầu Lạc Long nằm trên sông Tam Bạc cùng với các vườn hoa xung quanh. Đây là một trong những nét kiến trúc đặc trưng của thành phố Hải Phòng.
-
Khi nhắc đến những cây cầu nổi tiếng ở Hải Phòng, chúng ta không thể không nhắc đến cầu Quay – cây cầu của lịch sử bắc qua sông Cấm. Được xây dựng cách đây hơn 100 năm từ thời Pháp thuộc, cầu được gọi với cái tên cầu xe lửa, cầu có thể quay được, trụ quay đặt ở giữa cầu với hệ thống ròng rọc. Chứng kiến biết bao thăng trầm trong lịch sử dân tộc, cầu Quay vẫn hiên ngang ở đó và trở thành niềm tự hào của dân tộc.
Năm 2013 Hải Phòng xây dựng cầu đường bộ Tam Bạc song song cầu Quay nhằm phục vụ nhu cầu đi lại giữa hai quận Hồng Bàng và Lê Chân, giảm tải người và phương tiện qua cây cầu trăm tuổi này.
-
Cầu Khuể bắc qua sông Văn Úc, nối 2 bờ huyện An Lão và huyện Tiên Lãng (10/2007-10/2010), là một trong những dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ được đánh giá là có hiệu quả cao và ý nghĩa lớn thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh tại các huyện khu vực phía Tây Nam và thành phố. Việc xây dựng cầu Khuể thay thế phà Khuể góp phần cải thiện điều kiện hạ tầng giao thông, đi lại, nâng cao nhu cầu vận tải, thúc đẩy phát triển các ngành nghề, công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn; cải thiện đời sống kinh tế của nhân dân, đảm bảo mục tiêu xóa đói giảm nghèo của địa phương, tiến tới đảm bảo hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố giai đoạn 2010-2030. Cầu Khuể hoàn thành là niềm mơ ước biết bao đời của người dân những huyện nghèo đã thành hiện thực.
Cầu Khuể có chiều dài 787 m và rộng 11 m. Đây là tuyến đường quan trọng nối liền 2 huyện An Lão và Tiên Lãng của thành phố Hải Phòng. Được đưa vào sử dụng từ năm 2010, cầu Khuể có vị trí đặc biệt quan trọng trong lòng người dân Tiên Lãng, giúp phá vỡ vị trí ‘ốc đảo’ của địa phương. Cùng với đó, cây cầu đã mở ra những cơ hội phát triển mới cho Tiên Lãng nói riêng và Hải Phòng nói chung.
-
Sau cầu Mỹ Thuận, đây là cầu dây văng lớn thứ hai của Việt Nam, với tổng chiều dài là 1.186m, rộng 16,7m do liên danh nhà thầu Công ty Sumitomo Mitsui (Nhật Bản) - Tổng công ty xây dựng Thăng Long (Việt Nam) thi công. Cầu Kiền được định vị xây dựng bến phà Kiền - Quốc lộ 10, trên dòng sông Cấm.
Trước kia, việc đi lại giữa hai bờ sông chỉ bằng đò, phà, cách trở đợi chờ. Sau 2 năm, vượt qua bao khó khăn về thời tiết và địa chất phức tạp, về công nghệ, thiết bị hiện đại mới được chuyển giao lần đầu tiên ở Việt Nam.
Chiếc cầu được thi công với khối lượng lớn như: thi công cọc khoan nhồi ø2m và ø1m, chiều sâu cọc từ 70 - 80m, với tổng chiều dài cọc là 13.680m; thi công tháp cổng cẩu cao gần 100m; đúc các khối dầm hộp và cẩu lắp 110 khối dầm hộp nặng 14.300 tấn bằng phương pháp lắp hẫng, chiều cao nâng 30m; căng kéo 375 tấn cáp dự ứng lực, gồm 36 cặp dây văng; đúc 45.000m3 bê tông cốt thép; sử dụng 6.910 tấn thép cho xây dựng cầu.
Công trình này góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng duyên hải Bắc Bộ và cũng là công trình chào mừng 30 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa 2 nước Việt Nam và Nhật Bản.
Cầu Kiền được khánh thành vào ngày 28-9-2003. -
Cùng với cầu Kiền, Cầu Bính cũng là cây cầu đã góp phần vào việc giảm tải hệ thống giao thông đường bộ cho Quốc lộ 5, Quốc lộ 10. Nó cũng đóng góp cho chiến lược phát triển vùng tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của khu đô thị Bắc sông Cấm.
Được khánh thành vào năm 2005, cầu Bính được xây dựng với chiều dài 25 m, rộng 22,5 m, đã giúp người dân châm dứt cảnh qua sông bằng phà, rút ngắn được quảng đường và thời gian cho người dân trên địa bàn huyện Thủy Nguyên.
Sau khi cầu Bính hoàn thành, các khu công nghiệp, đô thị phía Bắc sông Cấm đã hình thành, tạo điều kiện rất lớn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội huyện Thuỷ Nguyên nói riêng và thành phố Hải Phòng nói chung, thực hiện tốt chủ trương CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, mang lại sự phát triển kinh tế cho khu vực có lợi thế nơi mà chỉ nối với trung tâm Hải Phòng bằng hệ thống phà qua sông. Cầu Bính hoàn thành, hiện thực hóa ước mơ của hơn 275.000 người dân sống trên địa bàn Thuỷ Nguyên, chấm dứt cảnh quà sông bằng phà. Từ đó, thị trường các vật liệu tự nhiên, sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp cũng có điều kiện được mở rộng, phát triển tốt hơn.
-
Cầu Rào 2 bắc qua sông Lạch Tray, cách cầu Rào cũ khoảng 01 km về phía thượng lưu, nối với đường Hồ Sen - Cầu Rào II và nối với đường 353 (đường Phạm Văn Đồng) từ Hải Phòng đi Đồ Sơn.Dự án được xây dựng theo quy hoạch phát triển không gian đô thị thành phố, có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế -xã hội.Cầu Rào 2 hoàn thành cùng lúc với tuyến đường cầu Rào 2 - nút giao Nguyễn Văn Linh đã góp phần tạo ra mạng lưới giao thông hoàn chỉnh, kết nối kết nối trung tâm thành phố với đường Phạm Văn Đồng đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Dự án góp phần thúc đẩy sự phát triển các khu công nghiệp, kinh tế, du lịch. Hai bên tuyến đường cầu Rào 2 - nút giao Nguyễn Văn Linh đã và đang hình thành những khu đô thị mới, những trung tâm thương mại hiện đại của các Tập đoàn lớn trong và ngoài nước làm thay đổi từng ngày diện mạo đô thị của khu vực phía Nam thành phố.
Bên cạnh đó, 2 bên tuyến đường đang được xây dựng các khu độ thị mới, các trung tâm thương mại hiện đại góp phần tạo nên không gian hiện đại và sự thay đổi từng ngày của khu vực phía Nam thành phố.
-
Cầu vượt sông Tam Bạc nối từ ngã 3 Trần Nguyên Hãn - Quang Trung - Tam Bạc sang đường Chương Dương là công trình do công ty TNHH Sơn Trường xây tặng thành phố Hải Phòng với tổng kinh phí đầu tư gần 80 tỷ đồng.
Cầu vượt sông Tam Bạc có chiều dài 130m, cả đường dẫn là 178m, độ rộng 26,4m, độ cao thông thuyền 5,5m, trọng tải 18 tấn. Trong đó, có 10 mét làm phần đường xe chạy và mỗi bên vỉa hè rộng 8,2 mét, được đầu tư đồng bộ hệ thống cây xanh, hệ thống điện chiếu sáng mỹ thuật và tự động hóa hoàn toàn.
-
Cầu Vũ Yên có tổng chiều dài 636m, với kết cấu 10 nhịp cầu dài trung bình ~ 44m. Cầu được thiết kế với bề rộng 20 m gồm 4 làn xe (mỗi làn dài 3.5 m) và 2 lề bộ hành, được trang bị hệ thống chiếu sáng đèn LED hiện đại. Cầu sở hữu xã mũ trụ mở rộng, sử dụng cáp dự ứng lực theo phương dọc cầu cho trụ chữ V để vượt nhịp dài nhất, đáp úng khổ thông thuyền cấp III.
Cầu Vũ Yên 1 do Tập đoàn Vingruop đầu tư xây dựng, với 04 làn xe dài hơn 600m bắc qua hai bờ sông Cấm, kết nối khu đô thị, khu công nghiệp Viship với đảo Vũ Yên, góp phần hoàn chỉnh mạng lưới giao thông đô thị. Sau gần 06 tháng triển khai với 100% vốn xã hội hóa, cầu Vũ Yên I được hoàn thiện vừa giải quyết nhu cầu giao thông công cộng, vừa là công trình tạo mỹ quan nối liền hai trung tâm dịch vụ - công nghiệp ở 02 phía bờ sông. Đây sẽ là cột mốc tạo sự kết nối liền mạch, góp phần hoàn chỉnh mạng lưới giao thông theo quy hoạch, tạo đà thúc đẩy phát triển khu vực đảo Vũ Yên.
-
Dự án đầu tư xây dựng cầu Hàn và cầu Đăng được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho xây dựng theo cơ chế đặc thù đối với công trình cấp bách. Sau 8 tháng kể từ ngày khởi công cả 2 công trình đã hoàn thành, bảo đảm tiến độ thời gian và chất lượng công trình.
Hai công trình cầu này đều có thiết kế giống nhau là cầu vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép, chiều dài cầu Hàn là 256,21 m và cầu Đăng là 252,79 m, bề rộng cầu 12 m; tải trọng thiết kế HL93; kích thước khoang thông thuyền 32x5m. Trong đó, tổng mức đầu tư của cầu Hàn là 170 tỷ đồng và cầu Đăng là 172 tỷ đồng, được đầu tư từ nguồn ngân sách thành phố.
Cầu Hàn và cầu Đăng không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc kết nối đôi bờ hai huyện Vĩnh Bảo, Tiên Lãng mà còn kết nối giao thông khu vực ven biển Thái Bình, Nam Định với thành phố Hải Phòng.
-
Cầu Rào là cây cầu đã cùng với người dân Hải Phòng chiến đấu oanh liệt trong thời gian bom đạn chiến tranh. Cầu Rào được bắc qua sông Lạch Tray, nối phố Lạch Tray với đường Phạm Văn Đồng. Trước đây, do vị trí cây cầu thuộc địa phận làng Rào, tên nôm của làng An Khê nên được gọi như vậy. Đây là cây cầu có một cột dây văng duy nhất bắc qua sông Lạch Tray.
-
Cầu Kiến An là công trình chào mừng 75 năm ngày thành lập Đảng. Cầu nằm trên tỉnh lộ 351 bắc qua sông Lạch Tray, nối quận Kiến An và huyện An Dương, là tuyến đường huyết mạch nối liền hai vùng kinh tế và dân cư rộng lớn, nhiều tiềm năng, có vai trò quan trọng trong mạng lưới giao thông của thành phố.
Cầu Kiến An có quy mô vĩnh cửu, dầm hộp bê-tông cốt thép dự ứng lực liên tục năm nhịp, chiều dài toàn cầu 252,3 m, tải trọng thiết kế H30 - XB80, khổ cầu 12 m, gồm hai làn xe cơ giới và hai làn người đi bộ, mức đầu tư gần 53 tỷ 700 triệu đồng, trong đó phần