Top 10 Cây cầu có chi phí xây dựng đắt đỏ nhất tại Việt Nam
Với hệ thống sông ngòi chằng chịt, Việt Nam từ lâu đã sở hữu rất nhiều cây cầu độc đáo và thú vị đi cùng với nhiều giá trị lịch sử. Những cây cầu gắn liền với ... xem thêm...niềm tự hào của người Việt Nam được Toplist giới thiệu trong bài viết hôm nay chính là những cây cầu có chi phí xây dựng đắt đỏ nhất. Hãy cùng Toplist tìm hiểu ngay nhé!
-
Vị trí số 1 thuộc về cầu Nhật Tân. Cầu Nhật Tân được xây dựng vào ngày 04/1/2015, sau 6 năm khởi công dưới sự hướng dẫn và thiết kế từ các kiến trúc sư Nhật Bản. Được xây dựng với tổng số vốn lên đến 13.500 tỷ đồng, cầu Nhật Tân được xem như là biểu tượng cho tình hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản trong mối quan hệ kinh tế - ngoại giao.
Từ sau khi hoàn thành, cầu Nhật Tân đã đóng góp một phần rất quan trọng trong nền kinh tế cũng như giao thông vận tải của thủ đô. Cụ thể, cầu Nhật Tân đã rút ngắn quãng đường di chuyển từ trung tâm thành phố đến Sân bay Nội Bài. Bên cạnh đó, cây cầu này cũng làm giảm áp lực giao thông cho nhiều tuyến đường, hạn chế sự ùn tắc vào giờ cao điểm cho cầu Thăng Long.
-
Cầu vượt biển Đình Vũ – Cát Hải (hay còn được gọi là Cầu vượt biển Tân Vũ - Lạch Huyện) là cầu vượt biển dài nhất Việt Nam (cầu vượt biển dài thứ hai Đông Nam Á sau Cầu Sultan Haji Omar Ali Saifuddien tại Brunei). Tổng mức đầu tư dự án gần 11.850 tỷ đồng.
Dự án được xây dựng, kết nối trực tiếp với đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, QL5, QL18, đường sắt Hà Nội – Hải Phòng, đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long và Cảng hàng không Quốc tế Cát Bi và trong tương lai sẽ tạo thành mạng giao thông hoàn chỉnh, phục vụ việc vận tải hàng hóa ra cảng của khu vực tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.
-
Cầu Hồng Hà có tổng mức đầu tư khoảng 9.800 tỷ đồng, chiều dài cầu và đường dẫn khoảng 6km. Cầu dự kiến tháng 10/2024 và hoàn thành sau 3 năm. Theo quy hoạch, phía Nam cầu Hồng Hà nằm tại xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng. Cầu giao cắt với đường Hồng Hà đoạn qua chùa Gia Lễ, nằm giữa trường THCS Liên Hồng và thôn Bồng Lai. Phía Bắc nằm tại xã Văn Khê, huyện Mê Linh, vượt qua đường đê tả sông Hồng.
Dự kiến sau khi đi vào hoạt động, cây Hồng Hà sẽ là một phần quan trọng giúp kết nối giao thông đi lại từ huyện Đan Phượng tới huyện Mê Linh, giảm tải mật độ giao thông qua lại trên cầu Thăng Long. Đây là một trong những mắt xích quan trọng thuộc tuyến đường Vành đai 4 Hà Nội.
-
Cầu Thượng Cát là dự án giao thông huyết mạch của khu vực phía Tây Bắc Thủ đô Hà Nội nối quận Bắc Từ Liêm sang huyện Đông Anh. Cầu Thượng Cát có mức đầu tư dự kiến gần 8.300 tỷ đồng từ nguồn ngân sách TP. Hà Nội.
Với thiết kế 8 làn xe, chiều dài 820m, chiều rộng 33m, cầu Thượng Cát qua sông Hồng được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông theo quy hoạch; kết nối, khai thác hợp lý với hạ tầng giao thông đã được xây dựng, phục vụ nhu cầu đi lại, giảm thiểu ùn tắc; góp phần phát triển sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô nói riêng và khu vực nói chung.
-
Dự án đầu tư xây dựng cầu Đại Ngãi bắc qua sông Hậu nối hai tỉnh Trà Vinh - Sóc Trăng có vốn đầu tư gần 8.000 tỷ đồng sẽ là động lực giúp các tỉnh duyên hải phía Nam phát triển. Dự án đầu tư xây dựng cầu Đại Ngãi trên quốc lộ 60, bắc qua sông Hậu nối hai tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng do Ban Quản lý dự án 85 (Bộ Giao thông vận tải) làm chủ đầu tư.
Đây là dự án nhóm A, công trình giao thông đường bộ cấp đặc biệt bằng ngân sách nhà nước. Dự kiến công trình sẽ hoàn thành vào cuối năm 2025. Dự án có tổng chiều dài tuyến khoảng hơn 15km, điểm đầu giao với quốc lộ 54 (tỉnh Trà Vinh), điểm cuối giao với quốc lộ Nam Sông Hậu (thuộc tỉnh Sóc Trăng).
-
Cầu Bạch Đằng là một cây cầu bắc qua sông Bạch Đằng trên tuyến Đường cao tốc Hải Phòng – Hạ Long – Vân Đồn – Móng Cái, nối liền hai tỉnh thành Quảng Ninh và Hải Phòng. Cầu do công ty CP BOT cầu Bạch Đằng làm chủ đầu tư với kinh phí hơn 7.600 tỷ đồng. Dự án cầu Bạch Đằng có chiều dài 5,4km, rộng 25m với 4 làn xe, nhịp thông thuyền 250m, có chiều cao thông thuyền cho tàu 2 vạn tấn.
Đây là một trong những cây cầu giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong tổng thể mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam, kết nối tới những vùng kinh tế trọng điểm của miền Bắc Việt Nam. Đây là câu cầu dây văng lớn nhất cả nước và đứng thứ 3 trong số 7 cây cầu dây văng có nhiều nhịp nhất thế giới với 4 nhịp dây văng.
-
Cầu Cao Lãnh là cây cầu dây văng được xây dựng bắc qua sông Tiền, nối liền thành phố Cao Lãnh và huyện Lấp Vò của tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam. Dự án cầu Cao Lãnh được đầu tư bằng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Úc, vốn vay của Ngân hàng phát triển Châu Á và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam với tổng kinh phí xây dựng là 7.500 tỷ đồng.
Cầu Cao Lãnh cùng với cầu Vàm Cống là hai cây cầu trọng điểm nằm trong Dự án giao thông kết nối trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long. Cầu có chiều dài 2.015 m, rộng 24,5m cho bốn làn xe cơ giới và hai làn xe thô sơ, với chiều cao trụ tháp bê tông cao 123 m và nhịp chính dài 350m, vận tốc cho phép 80 km/h.
-
Cầu Vĩnh Tuy được xếp ở vị trí thứ 8 trong danh sách. Cầu Vĩnh Tuy là một cây cầu bắc qua sông Hồng, phía đầu cầu bên trung tâm Hà Nội nằm ở địa phận phường Vĩnh Tuy, thành phố Hà Nội, nối quận Hai Bà Trưng và quận Long Biên. Cầu Vĩnh Tuy với cả hai giai đoạn có tổng chi phí xây dựng là 6.100 tỷ đồng.
Dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư gần 3.600 tỷ đồng được huy động từ nguồn vốn ngân sách. Cầu dài 5,8 km gồm cầu vượt sông, đường hai đầu cầu và các nút giao khác mức. Dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 có tổng mức đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng là 2.055 tỷ đồng.
-
Cầu Thanh Trì là cây cầu lớn nhất trong dự án 7 cây cầu của Hà Nội bắc qua sông Hồng. Dự án cầu Thanh Trì có tổng mức đầu tư 5.700 tỷ đồng, sử dụng vốn vay ODA của Nhật Bản (thông qua Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản–JBIC). Cầu Thanh Trì đưa vào sử dụng đã góp phần giảm áp lực giao thông khu vực phía Bắc. Nam Hà Nội.
Cây cầu nối quận Hoàng Mai với huyện Gia Lâm, bắt đầu từ điểm cắt Quốc lộ 1 tại nút giao Pháp Vân (Hoàng Mai), cắt đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng tại Thạch Bàn, Long Biên, điểm cuối cắt quốc lộ 5 tại Cổ Bi (Gia Lâm). Với chiều rộng hơn 33m, dài 3km, cầu Thanh Trì là cầu bê tông cốt thép dự ứng lực dài và rộng nhất Việt Nam tại thời điểm hoàn thành.
-
Cầu Vàm Cống công trình được thực hiện từ nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ Hàn Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam với tổng chi phí hơn 5.000 tỷ đồng. Cầu Vàm Cống thuộc dự án kết nối khu vực trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư và được khởi công từ tháng 9-2013.
Cầu Vàm Cống có tổng chiều dài gần 3km, rộng 24,5m, đường dẫn dài gần 6km bao gồm 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ và 2 làn đi bộ. Cầu nối liền huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) và huyện Vĩnh Thạnh, quận Thốt Nốt (TP.Cần Thơ) với tốc độ thiết kế 80 km/h. Sau khi khánh thành cầu, người dân vui mừng vì không phải lụy phà và kẹt xe, ùn tắc như thường diễn ra tại phà Vàm Cống vào dịp lễ tết.