Top 10 Cây cầu bắc qua sông Hồng sắp được xây dựng

Phương Kem 16 0 Báo lỗi

Các cây cầu hiện nay đang bắc qua sông Hồng đang phát huy hết sức mạnh vai trò kết nối với các khu kinh tế-xã hội ven Hà Nội, qua đó thúc đẩy tiềm lực của Thủ ... xem thêm...

  1. Vị trí đầu tiên thuộc về cầu Vân Phúc. Cầu Vân Phúc và tuyến đường kết nối ra quốc lộ 32, huyện Phúc Thọ, được đầu tư hơn 3.400 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2022-2027. Cầu Vân Phúc bắc qua sông Hồng và tuyến đường kết nối ra quốc lộ 32 dài 7,7 km. Điểm đầu tại vị trí giao cắt quốc lộ 32, thuộc xã Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ; điểm cuối ở ranh giới của Hà Nội và tỉnh Vĩnh Phúc.


    Phần cầu chính vượt sông, cầu cạn vượt vùng lòng hồ Vân Cốc và cầu dẫn phía Hà Nội rộng 20,5m, quy mô 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ. Phần đường nối từ quốc lộ 32 đến cầu cạn vượt lòng hồ Vân Cốc rộng 32m, quy mô 6 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ. Chủ đầu tư dự án cầu Vân Phúc là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội.

    Cầu Vân Phúc
    Cầu Vân Phúc
    Cầu Vân Phúc
    Cầu Vân Phúc

  2. Thuộc Dự án đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô, cầu Hồng Hà bắc qua sông Hồng nối liền huyện Đan Phượng và Mê Linh sẽ được khởi công xây dựng trong tháng 10 năm nay. Dự án cầu Hồng Hà và đường dẫn dài 6km, mặt cắt ngang rộng 17,5m. Tuy nhiên sau đó, mặt cắt ngang cầu được nâng lên 24,5m để đảm bảo 4 làn xe cơ giới, mỗi bên bố trí 1 làn đường phục vụ xe thô sơ, xe máy.


    Tổng mức đầu tư sơ bộ cầu Hồng Hà là 9.800 tỷ đồng. Dự kiến tháng 10/2024 sẽ khởi công xây dựng và hoàn thành vào năm 2027. Cây cầu có điểm đầu tại xã Hồng Hà (huyện Đan Phượng) và điểm cuối thuộc xã Văn Khê (huyện Mê Linh). Cầu giao cắt với đường Hồng Hà đoạn qua chùa Gia Lễ, nằm giữa thôn Bồng Lai (xã Hồng Hà) và trường THCS Liên Hồng.

    Cầu Hồng Hà
    Cầu Hồng Hà
    Cầu Hồng Hà
    Cầu Hồng Hà
  3. Cầu Thượng Cát bắc qua sông Hồng với tổng chiều dài khoảng 5,2km được thiết kế 8 làn xe, nối quận Bắc Từ Liêm với huyện Đông Anh, có tổng mức đầu tư dự kiến gần 8.300 tỷ đồng từ ngân sách thành phố Hà Nội.


    Dự án xây dựng cầu Thượng Cát với quy mô đường trục chính đô thị có tốc độ thiết kế 80km/h, đảm bảo 8 làn xe, bề rộng cầu 33m. Tổng chiều dài cầu và đường dẫn hai đầu cầu khoảng 5,2km, với chiều dài nhịp chính 820m, tổng chiều dài cầu 4.060m. Cầu Thượng Cát giúp đảm bảo tính đồng bộ, thông suốt trong việc đầu tư toàn tuyến đường Vành đai 3,5.

    Cầu Thượng Cát
    Cầu Thượng Cát
    Cầu Thượng Cát
    Cầu Thượng Cát
  4. Cầu Thăng Long Mới sẽ nối quận Bắc Từ Liêm với huyện Đông Anh. Ngay tại vị trí liền kề, cầu Thăng Long Mới sẽ được xây dựng song song với cầu Thăng Long hiện tại và nằm trong quy hoạch phân khu sông Hồng.


    Cầu Thăng Long hiện có 2 tầng, quy mô 4 làn tầng trên dành cho ôtô và hai làn tầng dưới dành cho xe thô sơ. Với chiều dài là 2km, dự án cầu Thăng Long mới trùng đường Vành đai 3 dự kiến sẽ được triển khai sau năm 2030. Cầu góp phần kết nối liên thông khu vực quận Bắc Từ Liêm với huyện Đông Anh và các địa phương khu vực xung quanh sông Hồng.

    Cầu Thăng Long Mới
    Cầu Thăng Long Mới
    Cầu Thăng Long Mới
    Cầu Thăng Long Mới
  5. Vị trí thứ 5 thuộc về cầu Tứ Liên. Xây dựng cầu Tứ Liên với chiều dài 2,924km, trong đó cầu chính dài 1km, quy mô mặt cắt ngang theo quy hoạch bảo đảm 6 làn xe cơ giới, 2 làn hỗn hợp và 2 làn đi bộ…Điểm đầu giao cầu Nghi Tàm, điểm cuối đi qua nút giao thông Quốc lộ 5. Dự kiến cầu được thiết kế là cầu dây văng, kết hợp văng xoắn với chi phí đầu tư khủng lên đến 17.000 tỷ đồng.


    Chiếc cầu này sẽ cầu nối quan trọng của khu vực Đông Anh với các vùng lân cận và nội thành Hà Nội. Kết nối các tuyến đường trục chính đô thị hai bên sông Hồng lại với nhau, cụ thể là đoạn Tây Hồ sang khu vực huyện Đông Anh.

    Phối cảnh cầu Tứ Liên.
    Phối cảnh cầu Tứ Liên.
    Phối cảnh cầu Tứ Liên.
    Phối cảnh cầu Tứ Liên.
  6. Cầu Trần Hưng Đạo dài khoảng 5,5km với 6 làn xe cơ giới, bắc qua sông Hồng có tổng vốn đầu tư khoảng 9.000 tỷ đồng. Dự kiến, dự án cầu Trần Hưng Đạo sẽ được đầu tư theo tỷ lệ vốn góp 50/50 giữa Nhà nước và nhà đầu tư BOT; dự kiến thời gian hoàn vốn 20 năm.


    Dự án cầu Trần Hưng Đạo là cây cầu nối quận Hoàn Kiếm và Long Biên qua sông Hồng, có vị trí nằm giữa 2 cây cầu Chương Dương và Vĩnh Tuy. Cầu có chiều rộng 31m, đảm bảo 6 làn xe cơ giới và 2 dải đi bộ, tốc độ thiết kế 80km/h. Trong tương lai, khi được xây dựng, cầu Trần Hưng Đạo sẽ góp phần giảm tải cho các cầu Chương Dương, Vĩnh Tuy.

    Cầu Trần Hưng Đạo
    Cầu Trần Hưng Đạo
    Cầu Trần Hưng Đạo
    Cầu Trần Hưng Đạo
  7. Cầu Vĩnh Tuy 2 là một trong những chiếc cầu bắc qua sông Hồng trong dự án 10 cây cầu xây mới đang ở giai đoạn thi công. Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 ngay cạnh cầu Vĩnh Tuy 1, tổng đầu tư 2.500 tỷ đồng. Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 (Vĩnh Tuy 2) dài 3,5 km, rộng 19,25m, với bốn làn xe được xây dựng về phía hạ lưu sông Hồng, kết cấu, hình dáng tương tự cầu Vĩnh Tuy 1, dự kiến hoàn thành sau ba năm khởi công.


    Điểm đầu giao với đường Trần Quang Khải - Nguyễn Khoái - Minh Khai (quận Hai Bà Trưng), điểm cuối giao đường Long Biên - Thạch Bàn (quận Long Biên). Cầu Vĩnh Tuy 2 là dự án giao thông trọng điểm kết nối hai bờ sông Hồng tại cửa ngõ phía đông nam Hà Nội. Khi hoàn thành, đây sẽ là cây cầu đầu tiên tại Hà Nội có làn đường dành riêng cho xe buýt.

    Cầu Vĩnh Tuy 2
    Cầu Vĩnh Tuy 2
    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  8. Cầu Ngọc Hồi là siêu dự án lập cú hích tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội cho các khu vực xung quanh. Kết nối hai huyện Thanh Trì và Gia Lâm của Hà Nội. Khi đi vào hoạt động, cầu Ngọc Hồi được kỳ vọng sẽ giải quyết tình trạng giao thông quá tải cho các phương tiện lưu thông.


    Cầu Ngọc Hồi có điểm đầu của đường vành đai 3,5 là đoạn giao với quốc lộ 6 (Quang Trung, Hà Đông) và điểm cuối là nút giao với đường Pháp Vân, Cầu Giẽ. Đoạn kết này sẽ nối với cầu Ngọc Hồi qua sông Hồng và đến Gia Lâm. Cầu Ngọc Hồi khi triển khai thi công sẽ bắc qua sông Hồng, nối các khu vực trọng điểm, khiến bất động sản khu vực phía Nam, đặc biệt là huyện Thanh Trì khởi sắc.

    Cầu Ngọc Hồi
    Cầu Ngọc Hồi
    Cầu Ngọc Hồi
    Cầu Ngọc Hồi
  9. Cầu Mễ Sở sẽ bắc qua sông Hồng, thuộc vành đai 4, kết nối huyện Văn Giang (tỉnh Hưng Yên) và huyện Thường Tín (TP Hà Nội). Cầu có chiều dài hơn 13km, tổng mức đầu tư khoảng 4.881 tỷ đồng. Điểm đầu dự án sẽ là nút giao giữa quốc lộ 1A và vành đai 4, điểm cuối là nút giao giữa cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với vành đai 4. Cầu và đường dẫn dài gần 14km.


    Sau khi hình thành, cầu Mễ Sở sẽ mở ra hướng đi mới cho phương tiện từ trung tâm Hà Nội đến huyện Văn Giang và ngược lại thay vì đi hướng cầu Thanh Trì như trước đây. Cầu Mễ Sở còn tạo nên sự kết nối giữa hai cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ và Hà Nội - Hải Phòng, góp phần làm giảm thiểu lượng phương tiện vào nội đô Hà Nội.

    Cầu Mễ Sở
    Cầu Mễ Sở
    Cầu Mễ Sở
    Cầu Mễ Sở
  10. Cầu Phú Xuyên dài 5km, dự kiến triển khai giai đoạn 2020 - 2025. Cầu Phú Xuyên sẽ có điểm đầu nằm tại huyện Phú Xuyên, Hà Nội và điểm cuối nằm tại huyện Khoái Châu, Hưng Yên. Cây cầu này có có thời gian dự kiến xây dựng cụ thể nhưng được dự đoán sẽ có mức đầu tư lên tới gần 5.000 tỷ đồng.


    Dự án xây dựng cầu Phú Xuyên, nằm trong quy hoạch khu vực sông hồng được kỳ vọng sẽ góp phần giảm ùn tắc, tai nạn giao thông, phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy phát triển các khu đô thị khu vực sông Hồng, giảm tải tình trạng ách tắc giao thông cũng như phát triển liên kết giữa Hà Nội và Hưng Yên trong tương lai.

    Cầu Phú Xuyên sẽ có điểm đầu nằm tại huyện Phú Xuyên, Hà Nội và điểm cuối nằm tại huyện Khoái Châu, Hưng Yên
    Cầu Phú Xuyên sẽ có điểm đầu nằm tại huyện Phú Xuyên, Hà Nội và điểm cuối nằm tại huyện Khoái Châu, Hưng Yên
    Cầu Phú Xuyên sẽ có điểm đầu nằm tại huyện Phú Xuyên, Hà Nội và điểm cuối nằm tại huyện Khoái Châu, Hưng Yên
    Cầu Phú Xuyên sẽ có điểm đầu nằm tại huyện Phú Xuyên, Hà Nội và điểm cuối nằm tại huyện Khoái Châu, Hưng Yên



xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |