Top 8 Câu truyện thai giáo cho bé hay nhất
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, việc nuôi dạy con cái ngày càng được chú trọng và đầu tư nhiều hơn. Một trong những phương pháp giáo dục sớm đang được nhiều ... xem thêm...bậc cha mẹ quan tâm và áp dụng đó là thai giáo. Thai giáo không chỉ giúp trẻ phát triển toàn diện từ trong bụng mẹ mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển trí tuệ, cảm xúc và nhân cách sau này. Trong đó, việc đọc truyện cho con nghe từ khi còn trong bụng mẹ là một phần không thể thiếu và mang lại nhiều lợi ích quan trọng. Dưới đây là một số câu truyện thai giáo cho bé, mẹ có thể tìm hiểu, đọc cho con nghe:
-
Một con lừa đang vui vẻ ăn cỏ trên một ngọn đồi mà không hề hay biết rằng có một con sói đang rình nó. Khi con lừa ăn xong và ngẩng đầu lên, nó ngỡ ngàng nhận ra con sói đang đứng nhìn mình. Con lừa biết rằng mình phải suy nghĩ nhanh nếu muốn tự cứu lấy bản thân. Nó bắt đầu hét lên như thể mình đang bị thương rất nặng. Nghe tiếng hét, con sói không hiểu chuyện gì đang xảy ra nên nó đã tiến lại gần và hỏi:
- Mày bị sao vậy?
- Một cái gai đâm vào chân tôi, anh có thể giúp tôi lấy nó ra được không? Tại sao tao phải làm thế?
- À, tại vì điều này có lợi cho anh. Cái gai rất nhọn. Nếu anh ăn thịt tôi, cái gai sẽ bị kẹt trong cổ họng của anh đấy.
Nghe cũng có lý, sói chạy lại định giúp con lừa lấy cái gai ra. Tuy nhiên, khi sói đến gần, con lừa đấm cho con sói mấy cái và nhanh chân chạy trốn. Con sói bị choáng váng và không kịp nhận ra chuyện gì nữa. Sau khi bình tĩnh lại, sói nhận thấy rằng mình bị mất vài cái răng. Sói cảm thấy vô cùng xấu hổ và thầm nguyền rủa về sự ngu ngốc của mình.
-
Chuyện kể rằng có một bác nông dân rất nghèo, cả đời sống bằng nghề đồng áng, bác muốn làm một cái cày thật tốt để làm công việc đồng áng năng suất và đỡ vất vả hơn.
Một hôm, bác rất vui vì đã xin được một cây gỗ tốt nhưng bác chưa làm cái cày bao giờ, bác bèn mang khúc gỗ ra ven đường ngồi đẽo và hỏi ý kiến mọi người.
Bác đẽo được một lúc thì một người đi qua chê:
- Bác đẽo thế không phải rồi, bác đẽo to quá.Bác nông dân nghe thấy có lý bèn làm theo. Bác làm được một lúc lại có một người đi qua bảo:
- Bác đẽo thế này không cày được đâu, cái đầu cày bác làm to quá…
- Bác nông dân nghe có lý hơn, bác lại chỉnh sửa theo lời khuyên, bác đẽo được một lúc lại một người đi qua nói:
- Bác đẽo thế không ổn rồi, cái cày bác làm dài quá không thuận tay.
Bác nông dân nghe lại có lý hơn, lại chỉnh sửa theo.
Và cuối cùng, hết ngày hôm đấy bác nông dân chỉ còn một khúc gỗ nhỏ, bác không còn cơ hội để đẽo cái cày theo ý mình nữa, cây gỗ quý đã thành một đống củi vụn. Bác buồn lắm nhưng cuối cùng bác đã hiểu:“Làm việc gì cũng vậy, mình phải có chính kiến của mình và kiên trì với một con đường đã chọn.”
-
Bác nông dân hàng ngày dắt trâu đi cày. Con trâu đi trước kéo cái cày thật nặng theo sau. Dù công việc nặng nhọc nhưng trâu ta vẫn vui vẻ đi làm.Một hôm, sau buổi cày, trong lúc bác nông dân đi uống nước, con trâu đang ăn cỏ, thì có một con cọp đến hỏi trâu rằng:
- "Này trâu, sao mày to xác như vậy mà lại để cho một thằng người bé nhỏ xỏ mũi kéo, đánh đập, mà mày cứ chịu lép vế".
- Trâu trả lời cọp:"Tuy người bé nhỏ, nhưng nó có trí khôn".
- Vừa lúc ấy, bác nông dân trở lại. Cọp bèn chặn hỏi:"Nghe trâu nói là người tuy bé nhỏ nhưng có trí khôn. Vậy trí khôn đâu, cho ta xem với".
- Bác nông dân đáp:"Trí khôn tôi để ở nhà".
- Cọp bảo:"Hãy về nhà lấy trí khôn cho ta xem".
- Bác nông dân trả lời:"Được chứ... Nhưng e rằng trong lúc tôi vắng mặt, thì ông cọp ăn mất trâu của tôi thì sao?"
Cọp không biết trả lời thế nào. Bác nông dân thấy vậy nói:"Vậy, cọp có bằng lòng cho tôi trói lại đã, rồi tôi về nhà lấy trí khôn cho mà xem?".
Cọp ta bằng lòng.Bác nông dân bèn lấy dây thừng, cột cọp thật kỹ vào gốc cây, rồi châm lửa đốt. Bác vừa đốt, vừa nói rằng:"Trí khôn của tao đây... Trí khôn của tao đây".
Trâu thấy vậy không nhịn được cười, cười ngã nghiêng, đập cả hàm vào đất, gãy mất hàm răng trên. Do đó, loài trâu sau này không còn hàm răng trên nữa. Còn loài cọp thì bị rằn rện, lông có những vết sọc đen trên mình là dấu tích bị loài người đốt.
-
Ngày xưa, có một cậu bé được mẹ cưng chiều nên rất nghịch và ham chơi. Một lần, bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, mẹ cậu ở nhà không biết cậu ở đâu nên buồn lắm. Ngày ngày mẹ ngồi trên bậc cửa ngóng cậu về. Một thời gian trôi qua mà cậu vẫn không về. Vì quá đau buồn và kiệt sức, mẹ cậu gục xuống. Không biết cậu đã đi bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ.
- Phải rồi, khi mình đói, mẹ vẫn cho mình ăn, khi mình bị đứa khác bắt nạt, mẹ vẫn bênh mình, về với mẹ thôi.
Cậu liền tìm đường về nhà...Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ
- Mẹ ơi, mẹ đi- đâu rồi, con đói quá !
- Cậu bé gục xuống, rồi ôm một cây xanh trong vườn mà khóc.
Kỳ lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy.Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh. Cây nghiêng cành, một quả to rơi vào tay cậu bé. Cậu bé cắn một miếng thật to. Chát quá! Quả thứ hai rơi xuống. Cậu lột vỏ, cắn vào hạt quả. Cứng quá! Quả thứ ba rơi xuống. Cậu khẽ bóp quanh quanh quả, lớp vỏ mềm dần rồi khẽ nứt ra một kẽ nhỏ. Một dòng sữa trắng sóng sánh trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ... Cậu bé ghé môi hứng lấy dòng sữa ngọt ngào, thơm ngon như sữa mẹ.
Cây rung rinh cành lá, thì thào:
- Ăn trái ba lần mới biết trái ngon! Con có lớn khôn mới hay lòng mẹ.
Cậu oà lên khóc. Nhận ra mẹ đã không còn nữa. Cậu nhìn lên tán lá, lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu ôm lấy thân cây mà khóc, thân cây xù xì, thô ráp như đôi bàn tay làm lụng của mẹ. Nước mắt cậu rơi xuống gốc cây. Cây xòa cành ôm cậu, rung rinh cành lá như tay mẹ âu yếm vỗ về. Cậu kể cho mọi người nghe chuyện về người mẹ và nỗi ân hận của mình… Trái cây thơm ngon ở vườn nhà cậu, ai cũng thích.Họ đem về gieo trồng khắp nơi và đặt tên là Cây Vú Sữa.
-
Ngày xửa ngày xưa, Mặt Trăng, Mặt Trời và Gà Trống cùng sống với nhau trên trời. Mặt Trăng mặc cái áo màu trắng, Gà Trống đội một chiếc mũ màu đỏ. Mặt Trăng thích cái mũ đỏ của Gà Trống lắm. Một hôm, Mặt Trăng nói với Gà Trống:– Chúng mình đổi áo và mũ cho nhau nhé!
Gà Trống đáp:
- Tớ không thích cái áo màu trắng của cậu. Tớ không đổi mũ lấy áo đâu!
Mặt Trăng cứ gạ đổi mãi nhưng Gà Trống nhất định không chịu. Mặt Trăng liền giật mũ của Gà Trống và vứt xuống đất. Gà Trống vội bay xuống đất để nhặt mũ. Nhưng Mặt Đất tối đen nên Gà Trống không tìm thấy mũ. Gà Trống sực nhớ tới Mặt Trời, Gà Trống liền ngửa cổ lên trời và cất tiếng gọi:
- Mặt Trời ơi! Mặt Trời ơi!Mặt Trời vội vén màn mây nhìn xuống dưới đất. Những tia nắng rực rỡ tỏa sáng khắp nơi. Nhờ có ánh nắng Mặt Trời chiếu xuống, Gà Trống nhìn thấy cái mũ đỏ của mình mắc trên một cành cây. Gà Trống sung sướng bay lên cây để lấy chiếc mũ và đội lên đầu.Gà Trống định bay về trời nhưng vì quá mệt nên không đủ sức cất cánh bay lên nữa. Gà Trống cất tiếng gọi:
- Mặt Trời ơi! Kéo tớ lên với!Nhưng Mặt Trời không thể kéo Gà Trống lên được. Mặt Trời đành an ủi Gà Trống:
- Gà Trống ơi! Bạn hãy ở lại dưới mặt đất vậy. Buổi sáng sớm bạn hãy gọi“Ò ó o…! Mặt trời ơi!”,tôi sẽ thức dậy và trò chuyện với bạn nhé!Từ đó trở đi, Gà Trống luôn dậy sớm và cất tiếng gáy “ò ó o” để đánh thức Mặt Trời dậy. Ở tít trên cao, Mặt Trời với gương mặt hồng hào tròn trịa, mỉm cười nhìn Gà Trống. Muôn loài hoa đua nở, khoe sắc màu rực rỡ. Cây lá cũng mở bừng mắt reo vui chào đón ánh Mặt Trời. Người ta gọi lúc đó là ngày.Còn Mặt Trăng thì cảm thấy rất hối hận và xấu hổ vì đã đối xử không tốt với bạn Gà Trống. Vì thế, Mặt Trăng cứ đợi đến khi Mặt Trời lặn xuống phía bên kia rặng núi, Gà Trống lên chuồng đi ngủ mới dám xuất hiện. Người ta gọi lúc Mặt Trăng tỏa những tia sáng dịu dàng, yếu ớt gọi là đêm..
Trên đây là "Tuyển tập truyện thai giáo tháng thứ 5 cho bé thông minh từ trong bụng mẹ " mẹ hãy dành thời gian kể cho bé nghe nhé.
-
Có một cô gái đi vắt sữa bò và trở về nhà với thùng sữa đội trên đầu. Do cô di chuyển rất nhịp nhàng nên sữa không hề bị vương vãi ra ngoài. Cô bước đi nhưng trong đầu lại mải toan tính đến những kế hoạch tương lai sắp tới.
Cô nghĩ rằng sữa tốt như vậy sẽ có thể làm ra rất nhiều bơ, từ đó cô sẽ đem số bơ này ra chợ bán và dùng tiền đó mua thật nhiều trứng về ấp. Cô lại tiếp tục hình dung mình sẽ hạnh phúc thế nào nếu như số trứng được ấp nở thành gà con. Năm tháng qua nhanh, cô sẽ bán số gà đó và dùng tiền mua cho mình một chiếc váy thật lộng lẫy để đi dự hội. Cô tưởng tượng ra lúc ấy mọi chàng trai trong làng sẽ chú ý đến mình.
Trong khi còn mải suy tư về những điều như vậy, cô đã lơ là và đánh đổ thùng sữa. Cuối cùng, sữa cũng không còn lấy một giọt và giấc mơ của cô đều tan biến theo những giọt sữa vương vãi dưới đất.
-
Ngày xưa, ở đất Cao Bằng, có một người tiều phu mộc mạc hiền lành và hiếu thảo. Anh có một bà mẹ già hay đau ốm. Thầy thuốc bảo là cần có sữa nai tẩm bổ, mới mong chữa lành bệnh cho mẹ. Anh không quản ngại khó khăn, mỗi ngày vào rừng quyết tâm đi tìm kiếm sữa nai về cho mẹ, nhưng rất khó vì vừa thấy bóng người, nai đã bỏ chạy mất rồi.
Không lấy được sữa nai, người tiều phu buồn bực, không dám về nhà. Anh ngồi giữa rừng ôm mặt khóc. Bỗng nhiên, thấy có một ông lão chống gậy đến bảo rằng: “Nếu con muốn có sữa nai thì phải mang lốt nai, mới đến gần loài nai được”. Rồi ông lão trao cho anh tiều phu một bộ da nai khoác vào người.Anh làm theo và quả nhiên, sau đó, anh lại gần được các con nai cái, vắt được nhiều sữa đem về nhà chữa bệnh cho mẹ già. Một hôm, ông lão lại hiện ra, ngỏ lời khen lòng hiếu thảo của anh, rồi truyền cho anh các phép đạo thần tiên. Anh học thuộc lòng, không nói cho ai hay biết. Sau khi mẹ già qua đời, anh liền bỏ đi lên núi biền biệt, không trở về nhà nữa.
Sau đó khá lâu, một hôm, có một người con của ông tiều phu vào núi lấy củi. Anh bỗng gặp một con nai nói được tiếng người. Nai bảo: “Cha đây. Cha đã hoá thành nai rồi, không thể trở lại lốt người được nữa. Cha cho con cái gạc (sừng) đây, con hãy buộc dây mà kéo về. Đến chỗ nào mà gạc vướng, không đi được nữa, thì con hãy lấy chỗ đất ấy mà khai khẩn làm ăn, về sau sẽ khá”.
Nói xong, con nai húc đầu vào thân cây cho rụng gạc ra. Rồi nai biến mất vào rừng sâu. Người con trai vâng lời, làm theo nai dặn. Quả nhiên, về sau được sung túc. Người đời khi biết chuyện, đã gọi người tiều phu hoá nai là Lộc Giác Chân Nhân, cho rằng ông đã tu luyện được thành tiên.
-
Thỏ Con tinh quái, thường hay lừa gạt mọi người. Dù bạn bè khuyên bảo nhiều lần nhưng vẫn không chừa.
Hôm nọ, Thỏ vào rừng tìm hạt dẻ nhưng không thấy, quyết định trêu đùa mọi người vui vẻ. Thỏ giả vờ hoảng sợ chạy ra la lớn: “Mọi người ơi! Cứu! Cứu tôi! Sói đang săn lùng tôi kìa!'
Mọi người nghe thấy liền nắm cuốc, cào, lao vào trong rừng để bắt Sói. Nhưng không thấy Sói mà chỉ thấy Thỏ cười toe toét, trêu chọc mọi người bị mắc lừa. Khi tin đến tai Sói, hắn tức tối nói rằng: “Đã thế tao sẽ ăn mày cho chừa thỏi khoác lác'.
Vài ngày sau, Sói gặp Thỏ lang thang trong rừng và nhảy vào bắt gọn.
Thỏ kêu cứu thảm thiết nhưng không ai đến cứu vì tưởng như Thỏ đang trêu đùa mọi người như trước. May mắn cho Thỏ, có bác Gấu đi qua, tát Sói một phát để cứu Thỏ. Bác khuyên Thỏ từ nay đừng trêu đùa người khác vì có thể sẽ gặp nguy hiểm. Thỏ hối hận và hứa sẽ nghe lời bác.