Top 10 Câu hỏi về Mặt Trời mà trẻ em hay hỏi nhất và cách trả lời khoa học

Trung Vũ 1463 0 Báo lỗi

Đối với bố mẹ, nuôi dạy con cái là một trong những điều khó khăn và vất vả nhất. Khi mới bắt đầu đi học ở bậc mầm non, trẻ thường được giáo viên dạy về những ... xem thêm...

  1. Nói với bé: Mặt Trời là một ngôi sao lùn vàng rất to lớn. Mặc dù bán kính của nó chỉ vào khoảng 695.508 km, nhỏ hơn rất nhiều so với hầu hết các ngôi sao khác, nhưng khi so sánh với Trái Đất, nó thật sự rất vĩ đại. Ngoài ra, Mặt Trời đóng vai trò rất quan trọng. Nó là một lò phản ứng hạt nhân khổng lồ, tỏa ánh sáng và năng lượng đi khắp nơi trong Hệ Mặt Trời, đến các hành tinh, vệ tinh, sao chổi và thiên thạch.


    Bạn cần biết rằng: Mặt Trời là một ngôi sao lùn vàng rất to lớn. Mặc dù bán kính của nó chỉ vào khoảng 695.508 km, nhỏ hơn rất nhiều so với hầu hết các ngôi sao khác, nhưng khi so sánh với Trái Đất, nó thật sự rất vĩ đại. Ngôi sao này chiếm đến 99,8% khối lượng của toàn bộ Hệ Mặt Trời, và nặng hơn Trái Đất đến 332.946 lần. Nếu có thể, chúng ta sẽ đặt vừa 1 triệu Trái Đất vào bên trong Mặt Trời. Hay xét theo diện tích bề mặt, nó sẽ vào khoảng 2.347 tỷ dặm vuông. Thế nhưng bạn không thể nói như vậy với con bạn vì trẻ em chưa thể hiểu được những kiến thức đó là gì. Tốt nhất chúng ta nên lấy ví dụ cụ thể trong trường hợp này. Làm như vậy, trẻ vừa có thể hiểu ra vấn đề cũng như vận dụng để tư duy về những hành tinh khác.

    Có phải Mặt Trời rất to lớn không?
    Có phải Mặt Trời rất to lớn không?
    Có phải Mặt Trời rất to lớn không?
    Có phải Mặt Trời rất to lớn không?

  2. Nói với bé: Mặc dù ngày nay chúng ta đều biết rằng, mọi vật thể trong Hệ Mặt Trời gồm cả Trái Đất đều chuyển động quanh Mặt Trời, ngôi sao Mặt Trời là trung tâm của hệ nên được gọi là Hệ Mặt Trời. Khối lượng của Mặt Trời giữ cho mọi thứ đều chuyển động quanh nó và giữ đúng quỹ đạo như vậy. Mãi đến thế kỷ thứ 16, người ta mới biết Trái Đất quay quanh Mặt Trời chứ không phải điều ngược lại.


    Bạn cần biết rằng: Mãi đến thế kỷ thứ 16, người ta mới biết Trái Đất quay quanh Mặt Trời chứ không phải điều ngược lại. Tuy nhiên, từ thế kỷ 16 trở về trước, tất cả mọi người trên thế giới đều không nghĩ vậy. Vũ trụ lúc đó đều quay quanh Trái Đất và đây được gọi là thuyết địa tâm. Thuyết nhật tâm với Mặt Trời làm trung tâm chỉ được đưa ra và dần phổ biến sau khi Copernicus công khai lý thuyết này. Chúng ta chưa cần phải đưa nhiều thông tin quá chi tiết về một chủ đề cho bé vì như vậy bé sẽ rất khó để hiểu hết. Thay vì như vậy, hãy nói thêm những kiến thức xung quanh chủ đề đó để bé cảm thấy thích thú hơn.

    Người ta gọi là
    Người ta gọi là "Hệ Mặt Trời" từ bao giờ?
    Người ta gọi là
    Người ta gọi là "Hệ Mặt Trời" từ bao giờ?
  3. Nói với bé: Từ xa xưa, khoảng cách giữa Trái Đất chúng ta với Mặt Trời to lớn kia luôn là đề tài nghiên cứu của các nhà thiên văn học. Trải qua nhiều thế kỷ, nhiều nhân vật lỗi lạc cũng tham gia vào công cuộc tìm kiếm câu trả lời. Do đó đến năm 1960, với sự ra đời của tàu vũ trụ và radar, chúng ta mới biết được con số chính xác của khoảng cách Trái Đất đến Mặt Trời. Cuối cùng, các nhà khoa học kết luận: Mặt Trời cách rất xa Trái Đất (gấp khoảng 20 lần khoảng cách Trái Đất tới Mặt Trăng)


    Bạn cần biết rằng: Mặt Trời nằm cách chúng ta khoảng 149.600.000 km, nghĩa là nếu bạn lái xe liên tục không ngừng nghỉ với tốc độ 100km/giờ, bạn sẽ đến được ngôi sao này trong vòng 177 năm. Hay một máy bay thương mại với tốc độ 885 km/giờ cũng sẽ mất đến 19 năm cho quãng đường này. Khi nói đến các khoảng cách trong Hệ Mặt Trời, các nhà thiên văn sử dụng đơn vị thiên văn (Astronomical Unit, viết tắt AU) để đo đạc. Mỗi AU ứng với khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời, hay có thể nó khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất là 1 AU. Nếu giải thích như trên thì bạn sẽ thấy bé rất khó hiểu bởi những kiến thức vật lý nên bạn hãy truyền đạt lại cho bé bằng cách kể chuyện, như vậy bé sẽ dễ hiểu hơn.

    Mặt Trời có cách xa Trái Đất không?
    Mặt Trời có cách xa Trái Đất không?
    Mặt Trời có cách xa Trái Đất không?
    Mặt Trời có cách xa Trái Đất không?
  4. Nói với bé: Năng lượng trong ánh sáng Mặt trời mà chúng ta thấy ngày nay đã bắt nguồn từ phần lõi của Mặt trời 30.000 năm trước. Ánh sáng mặt trời truyền qua các phân tử dày đặc ở trạng thái đặc biệt tạo nên mặt trời và chỉ mất 8 phút để chúng truyền tới Trái đất. Tất cả năng lượng được tạo ra do phân rã ở vùng lõi này phải đi qua rất nhiều lớp để tới khí quyển của mặt trời trước khi phát vào không gian dưới dạng ánh sáng hoặc động năng của các hạt bụi Mặt trời.


    Bạn cần biết rằng: Tốc độ ánh sáng (một cách tổng quát hơn, tốc độ lan truyền của bức xạ điện từ) trong chân không, ký hiệu là c, là một hằng số vật lý cơ bản quan trọng trong nhiều lĩnh vực vật lý. Nó có giá trị chính xác bằng 299.792.458 mét trên giây, bởi vì đơn vị độ dài mét được định nghĩa lại dựa theo hằng số này và giây tiêu chuẩn. Câu trả lời là đúng và con số chính xác là khoảng khoảng 170.000 năm. Có lẽ ai cũng ngạc nhiên bởi con số khủng khiếp đó. Bởi như chúng ta biết, ánh sáng chỉ cần khoảng hơn 8 phút để đi từ bề mặt Mặt Trời tới Trái Đất mà thôi, nhưng trước đó, các hạt photon ánh sáng cần phải di chuyển từ lõi Mặt Trời tới bề mặt của ngôi sao này đã. Đây là một trong những kiến thức khó ngay cả với người lớn nhưng nếu bạn trả lời bé theo cách đơn giản hóa chúng, bé sẽ hình dung ra vấn đề một cách rõ ràng hơn.

    Thời gian ánh sáng Mặt Trời di chuyển tới Trái Đất mất bao lâu?
    Thời gian ánh sáng Mặt Trời di chuyển tới Trái Đất mất bao lâu?
    Thời gian ánh sáng Mặt Trời di chuyển tới Trái Đất mất bao lâu?
    Thời gian ánh sáng Mặt Trời di chuyển tới Trái Đất mất bao lâu?
  5. Nói vói bé: Nhờ ánh sáng và năng lượng từ ngôi sao này mà sự sống ở Trái Đất của chúng ta phát triển rực rỡ. Là một trong 100 tỷ ngôi sao thuộc Ngân Hà, đây có lẽ là ngôi sao độc nhất sở hữu cho mình một hành tinh có sự sống. Tuy nhiên, chúng ta vẫn lầm tưởng Mặt Trời đứng yên, thực ra, nó không đứng yên, mà đi rất nhanh.


    Bạn cần biết rằng: Mặt Trời và những vật thể trong hệ hành tinh của nó di chuyển với tốc độ rất nhanh, vào khoảng 720.000 km/giờ. Chúng cùng với các hệ hành tinh khác di chuyển tiến vào tâm của Ngân Hà, nhưng dù với tốc độ nhanh như thế, cũng phải mất đến 230 triệu năm nữa chúng mới hoàn thành một vòng quay quanh tâm Ngân Hà. Do bé mới chỉ được học về những kiến thức rất cơ bản nên việc sử dụng những từ ngữ đơn giản sẽ giúp bé dễ hiểu hơn rất nhiều.

    Mặt Trời có phải là một người hàng xóm tốt của chúng ta không?
    Mặt Trời có phải là một người hàng xóm tốt của chúng ta không?
    Mặt Trời có phải là một người hàng xóm tốt của chúng ta không?
    Mặt Trời có phải là một người hàng xóm tốt của chúng ta không?
  6. Nói với bé: Không giống như môi trường sống ôn hoà trên Trái đất, trong Hệ Mặt trời của chúng ta có rất nhiều khu vực với những mức nhiệt độ khắc nghiệt khác nhau. Mặt trời là một quả cầu khí và lửa, có nhiệt độ rất cao. Đồng thời, độ sáng biểu kiến này lớn gấp 13 tỷ lần so với ngôi sao Sirius - ngôi sao sáng nhất bầu trời đêm.


    Bạn cần biết rằng: Rõ ràng Mặt Trời là một thứ rất sáng, nhưng bạn có biết nó sáng đến mức nào không? Dễ dàng nhận thấy, đây là vật thể sáng nhất mà chúng ta có thể nhìn thấy được trong tự nhiên, với độ sáng biểu kiến là -26,74. Độ sáng biểu kiến này lớn gấp 13 tỷ lần so với ngôi sao Sirius - ngôi sao sáng nhất bầu trời đêm, với độ sáng biểu kiến là -1,46. Thế nhưng bạn không thể nói như vậy với con bạn vì trẻ em chưa thể hiểu được các định nghĩa như biểu kiến là gì. Tốt nhất chúng ta nên lấy ví dụ cụ thể trong trường hợp này. Làm như vậy, trẻ vừa có thể hiểu ra vấn đề cũng như vận dụng để tư duy về những hành tinh khác.

    Mặt Trời tỏa sáng một cách rất khủng khiếp phải không?
    Mặt Trời tỏa sáng một cách rất khủng khiếp phải không?
    Mặt Trời tỏa sáng một cách rất khủng khiếp phải không?
    Mặt Trời tỏa sáng một cách rất khủng khiếp phải không?
  7. Nói với bé: Các tia sáng Mặt Trời chiếu rọi từ phía sau những đám mây rõ ràng là một nguồn cảm hứng tuyệt vời cho những người thích hội hoa, từ những đứa trẻ mới cầm cọ, đến những họa sĩ tài ba. Tia sáng của Mặt Trời ẩn nấp sau những đám mây luôn là một thứ đẹp đẽ có sẵn trong tự nhiên.


    Bạn cần biết rằng: Các tia sáng Mặt Trời chiếu rọi từ phía sau những đám mây rõ ràng là một nguồn cảm hứng tuyệt vời cho những người thích hội hoa, từ những đứa trẻ mới cầm cọ, đến những họa sĩ tài ba. Tia sáng của Mặt Trời ẩn nấp sau những đám mây luôn là một thứ đẹp đẽ có sẵn trong tự nhiên. Được tạo ra khi các đám mây che Mặt Trời nhưng không che hoàn toàn ánh sáng của nó, khiến các tia sáng Mặt Trời lọt ra và rực sáng cả vùng trời. Tuy vậy, trên thực tế những tia sáng ấy là những đường song song với nhau. Đây là hiệu ứng ảo giác quang học, điều cũng xảy ra như khi ta nhìn vào đường ray xe lửa từ gần đến xa. Chúng ta chưa cần phải đưa nhiều thông tin quá chi tiết về một chủ đề cho bé vì như vậy bé sẽ rất khó để hiểu hết. Thay vì như vậy, hãy nó thêm những kiến thức xung quanh chủ đề đó để bé cảm thấy thích thú hơn.

    Mặt Trời cũng là nguồn cảm hứng nghệ thuật phải không?
    Mặt Trời cũng là nguồn cảm hứng nghệ thuật phải không?
    Mặt Trời cũng là nguồn cảm hứng nghệ thuật phải không?
    Mặt Trời cũng là nguồn cảm hứng nghệ thuật phải không?
  8. Nói với bé: Mặt Trời dĩ nhiên là một ngôi sao rất nóng, nhưng nó nóng đến dường nào? NASA cho biết, lõi của Mặt Trời có thể đạt đến 15 triệu độ C để duy trì những phản ứng nhiệt hạch diễn ra ở đây. Bề mặt của Mặt Trời cũng chạm ngưỡng 5.500 độ C, nóng đủ để kim cương sôi lên.


    Bạn cần biết rằng: Không giống như môi trường sống ôn hoà trên Trái đất, trong Hệ Mặt trời của chúng ta có rất nhiều khu vực với những mức nhiệt độ khắc nghiệt khác nhau. Mặt trời là một quả cầu khí và lửa, có nhiệt độ khoảng 27 triệu độ F (khoảng 15 triệu độ C) ở lõi. Nhiệt độ bề mặt của Mặt Trời cũng lên đến 10.000 độ F (khoảng 5538 độ C). Trong khi đó, "nhiệt độ nền vũ trụ" – tức là nhiệt độ không gian ở khu vực đủ xa để thoát khỏi sự tác động của nhiệt độ đến từ bầu khí quyển của Trái Đất, dao động ở mức –455 độ F (khoảng –270,5 độ C). Đây là một trong những kiến thức khó ngay cả với người lớn nhưng nếu bạn trả lời bé theo cách đơn giản hóa chúng để bé dễ hình dung ra vấn đề một cách rõ ràng hơn.

    Mặt Trời có nóng không?
    Mặt Trời có nóng không?
    Mặt Trời có nóng không?
    Mặt Trời có nóng không?
  9. Nói với bé: Mặt Trời đang ở độ tuổi trung niên. Vào độ tuổi 4,6 tỷ năm tuổi, Mặt Trời đang ở tuổi trung niên so với cuộc đời của nó, độ tuổi này so với những ngôi sao khác thì còn khá trẻ. Là một phần của những ngôi sao thế hệ I, đây là nhóm các ngôi sao tương đối trẻ.


    Bạn cần biết rằng: Mặt trời ước tính hiện đang ở tuổi trung niên. Với hơn 4.6 tỷ năm tuổi, Mặt trời được coi là một ngôi sao lùn vàng “trung niên” – nghĩa là Mặt trời đã “sống” được hơn một nửa của cuộc đời mình. Là một phần của những ngôi sao thế hệ I, đây là nhóm các ngôi sao tương đối trẻ. Các nhà khoa học cho rằng Mặt Trời sẽ còn tồn tại một khoảng thời gian lâu nữa, vào khoảng 6,5 tỷ năm tuổi nó sẽ bước vào giai đoạn bị hủy diệt. Chúng ta chưa cần phải đưa nhiều thông tin quá chi tiết về một chủ đề cho bé vì như vậy bé sẽ rất khó để hiểu hết. Thay vì như vậy, hãy nó thêm những kiến thức xung quanh chủ đề đó để bé cảm thấy thích thú hơn.

    Mặt Trời bao nhiêu tuổi rồi?
    Mặt Trời bao nhiêu tuổi rồi?
    Mặt Trời bao nhiêu tuổi rồi?
    Mặt Trời bao nhiêu tuổi rồi?
  10. Nói với bé: Một khi Mặt Trời đốt cháy hết lượng hydro có sẵn, nó sẽ bắt đầu đốt đến heli, khoảng thời gian này sẽ kéo dài trong 130 triệu năm hoặc lâu hơn. Vào lúc này, nó sẽ trương phình ra và nuốt chửng những hành tinh xung quanh vào bên trong lòng nó như Sao Thủy, Sao Kim và Trái Đất. Mặt Trời lúc đó sẽ là một sao đỏ khổng lồ.


    Bạn cần biết rằng: Một ngôi sao khổng lồ đỏ là một sao khổng lồ toả sáng với khối lượng thấp hay trung bình đang ở giai đoạn cuối hành trình tiến hoá của nó. Vật chất trong lõi thoái hoá electron và bị nén rất chặt, vì thế khí quyển bên ngoài phồng ra và loãng đi, khiến bán kính mở rộng và nhiệt độ bề mặt hạ xuống thấp, thỉnh thoảng chỉ còn 5.000 K hay thấp hơn. Bề ngoài của sao đỏ khổng lồ trong khoảng màu vàng hay đỏ, gồm các kiểu quang phổ K và M, nhưng cũng gồm cả các sao hạng S và hầu hết các sao carbon. Mặt Trời sẽ trương phình thành một sao khổng lồ đỏ. Vào lúc này, nó sẽ trương phình ra và nuốt chửng những hành tinh xung quanh vào bên trong lòng nó như Sao Thủy, Sao Kim và Trái Đất. Mặt Trời lúc đó sẽ là một sao đỏ khổng lồ. Các nghiên cứu về vũ trụ thường rất khó hiểu nên việc đơn giản hóa chúng và đưa thêm thông tin xung quanh chủ đề sẽ là cách làm tốt nhất.

    Mặt Trời có phát triển to lên không?
    Mặt Trời có phát triển to lên không?
    Mặt Trời có phát triển to lên không?
    Mặt Trời có phát triển to lên không?




xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |