Top 22 Câu hỏi thường gặp trong Triết học Mác - Lênin chương 1: Khái luận về triết học và triết học Mác - Lênin

  1. Top 1 Triết học ra đời vào khoảng thời gian nào và có mặt sớm nhất ở đâu?
  2. Top 2 Triết học ra đời từ đâu và trong điều kiện ra sao?
  3. Top 3 Triết học nghiên cứu thế giới như thế nào?
  4. Top 4 Triết học là gì?
  5. Top 5 Triết học xuất hiện với mấy nguồn gốc cơ bản?
  6. Top 6 Theo nguồn gốc xã hội, triết học ra đời khi xã hội thay đổi thế nào?
  7. Top 7 Hãy nêu trình tự ra đời của các hình thức thế giới quan.
  8. Top 8 Thế giới quan của triết học gồm những thành phần chủ yếu nào?
  9. Top 9 Thế giới quan nào được coi là đỉnh cao của các loại thế giới quan đã từng có trong lịch sử tư duy nhân loại?
  10. Top 10 Vì sao nói triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan?
  11. Top 11 Hoàn cảnh ra đời, khái niệm và đối tượng của triết học Karl-Lenin là gì?
  12. Top 12 Hãy nêu chức năng của triết học Marx-Lenin.
  13. Top 13 Chủ nghĩa duy vật, các hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật.
  14. Top 14 Chủ nghĩa duy tâm, các hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy tâm.
  15. Top 15 Kể tên 3 thành tựu của khoa học tự nhiên ảnh hưởng đến thế giới quan và phương pháp luận của triết học Marx?
  16. Top 16 Tác phẩm lớn nào được Lenin viết vào năm 1905 nhằm tổng kết thực tiễn cách mạng Nga?
  17. Top 17 Trình bày những tư tưởng triết học cơ bản của Phật giáo nguyên thủy.
  18. Top 18 Khái quát về triết lý Nho giáo nguyên thủy.
  19. Top 19 Khái quát những tư tưởng triết học của Đạo gia.
  20. Top 20 Hãy nên đối tượng nghiên cứu của triết học qua các thời kỳ lịch sử.
  21. Top 21 Khái quát triết học Hy Lạp cổ đại.
  22. Top 22 Hãy chỉ ra đâu là tiền đề ra đời của triết học Marx.

Top 22 Câu hỏi thường gặp trong Triết học Mác - Lênin chương 1: Khái luận về triết học và triết học Mác - Lênin

Lưu Phước Tính 8355 0 Báo lỗi

Triết học Marx - Lenin là môn đại cương chắc chắn các bạn sinh viên đều phải học qua. Tuy nhiên đây lại không phải là một môn học quá dễ dàng để qua môn. Vì ... xem thêm...

  1. Triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây vào khoảng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI trước Công Nguyên và sớm nhất ở các nước: Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp.


  2. Triết học ra đời từ thực tiễn, do nhu cầu của thực tiễn. Triết học ra đời khi tư duy của con người đạt trình độ tư duy khái quát cao và xuất hiện tầng lớp lao động trí óc có khả năng hệ thống tri thức của con người.

  3. Phương pháp nghiên cứu của triết học mang tính chất khái quát hoá, trừu tượng hoá cao và xem thế giới như một chỉnh thể trong mối quan hệ giữa các yếu tố, các bộ phận cấu thành chỉnh thể đó và tìm cách đưa lại một hệ thống các quan điểm về chỉnh thể đó => nghiên cứu thế giới như một chỉnh thẻ thống nhất.

  4. Triết học là một hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới và vị trí của con người trong thế giới.

  5. Triết học ra đời với hai nguồn gốc cơ bản là nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội.

    • Nguồn gốc nhận thức: con người dần dần đi đến hình thành và phát triển tư duy triết học với tính chất trừu tượng hoá và khái quát hoá cao, vẽ nên bức tranh về thế giới, thay đổi quá trình nhận thức về thế giới từ phát sang tự giác.
    • Nguồn gốc xã hội: loài người đạt đến trình độ sản xuất tương đối cao, phân công lao động xã hội hình thành, của cải tương đối dư thừa, tư hữu hoá tư liệu sản xuất được quy định bởi pháp luật, giai cấp phân hoá rõ và mạnh, nhà nước ra đời.
  6. Triết học ra đời khi chế độ công xã nguyên thuỷ tan rã, chế độ chiếm hữu nô lệ đã hình thành và phát triển nhanh chóng. Trong xã hội có giai cấp, triết học cũng có tính giai cấp, lao động trí óc và lao động chân tay phân hoá rõ rệt, tầng lớp trí thức xuất hiện.

  7. Trình tự xuất hiện từ sớm nhất đến muộn nhất: thần thoại, tôn giáo, triết học.

  8. Những thành phần chủ yếu của thế giới quan là quan điểm, tri thức, kinh nghiệm, niềm tin và lý tưởng.

    • Quan điểm là cái “vòm vàng”, là hạt nhân cơ bản của thế giới quan.
    • Tri thức là toàn bộ sự hiểu biết của con người, là cơ sở trực tiếp hình thành thế giới quan.
    • Kinh nghiệm là sự trải nghiệm, là trí thức thông thạo của con người trên một lĩnh vực nào đó.
    • Niềm tin là một cảm giác chắc chắn về một điều gì đó giống như bộ lọc lựa chọn thông tin và chỉ lối cho hành động của con người.
    • Lý tưởng là một nguyên tắc, một mục đích hay một giá trị cao nhất mà con người theo đuổi, khái quát chung là sự hiện diện thực hoá thế giới quan trong nhân sinh quan của con người.
  9. Thế giới quan duy vật biện chứng được coi là đỉnh cao của các loại thế giới quan đã từng có trong lịch sử tư duy nhân loại vì:

    • Kế thừa tinh hoa các nhà triết học đi trước.
    • Sử dụng triệt để thành tựu khoa học đương thời.
    • Khắc phục những hạn chế.
    • Phản ánh đúng hiện thực.
    • Công cụ hữu hiệu.
    • Xoáy vào đúng trọng tâm, nội dung chính.
  10. Vì:

    • Những vấn đề được triết học đặt ra và tìm lời giải đáp trước hết là những vấn đề thuộc thế giới quan.
    • Bản thân triết học chính là phần cốt lõi nhất của thế giới quan, phần quan điểm mang tính lý luận phổ biến, chung nhất.
    • Hình thức thế giới quan triết học như thế nào phần lớn sẽ quy định các thế giới quan khác và các quan niệm khác như thế ấy.
    • Triết học luôn luôn có ảnh hưởng và chi phối, dù có thể không tự giác, đến các loại thế giới quan khác nhau như thế giới quan tôn giáo, thế giới quan kinh nghiệm, thế giới quan thông thường, thế giới quan khoa học…
    • Tri thức triết học bao giờ cũng là thành phần quan trọng nhất của thế giới quan, đặc biệt thế giới quan của các ngành khoa học, thế giới quan của các dân tộc, hay thế giới quan của các thời đại khác trong lịch sử.
  11. Triết học Marx-Lenin ra đời khi có sự chuyển đổi từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa đế quốc.

    • Triết học Marx-Lenin là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về tự nhiên, xã hội và tư duy - thế giới quan và phương pháp luận khoa học, cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các lực lượng xã hội tiến bộ trong nhận thức và cải tạo thế giới.
    • Triết học Marx-Lenin xác định đối tượng nghiên cứu là giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật biện chứng và nghiên cứu những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.
  12. Có 2 chức năng:

    • Chức năng thế giới quan: giúp con người nhận thức đúng đắn thế giới và bản thân, từ đó nhận thức đúng đắn bản chất tự nhiên xã hội. Triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan. Thế giới quan duy vật biện chứng nâng cao vai trò tích cực, sáng tạo của con người. Vai trò: thế giới quan duy vật biện chứng có vai trò là cơ sở khoa học đúng đắn để đấu tranh với các loại thế giới quan duy tâm, tôn giáo, phản khoa học.
    • Phương pháp luận là hệ thống những quan điểm, những nguyên tắc xuất phát cóvai trò chỉ đạo việc sử dụng các phương pháp trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn nhằm đạt kết quả tối ưu. Phương pháp luận cũng có nghĩa là lý luận về hệ thống phương pháp. Vai trò: là phương pháp chung của toàn bộ nhận thức khoa học.
  13. Chủ nghĩa duy vật cho rằng vật chất, giới tự nhiên là cái có trước và quyết định ý thức của con người, giải thích mọi hiện tượng của thế giới bằng nguyên nhân vật chất. Chủ nghĩa duy vật gồm 3 hình thức cơ bản:

    • Chủ nghĩa duy vật chất phác: là kết quả nhận thức của các triết gia duy vật thời Cổ đại thừa nhận tính thứ nhất của vật chất nhưng những kết luận còn mang nặng tính trực quan, ngây thơ, chất phát.
    • Chủ nghĩa duy vật siêu hình: thế kỉ XV đến thế kỉ XVIII. Chủ nghĩa duy vật chịu sự tác động mạnh mẽ của phương pháp tư duy siêu hình, cơ giới, nhìn thế giới như một bộ máy khổng lồ mà mỗi bộ phận tạo nên nó ở trạng thái biệt lập và tĩnh lại.
    • Chủ nghĩa duy vật biện chứng: do Karl Marx và Friedrich Engels xây dựng vào những năm 40 của thế kỉ XIX, sau đó được Vladimir Ilyich Lenin phát triển. Kế thừa tinh hoa từ các học thuyết triết học trước đó và sử dụng triệt để thành tựu khoa học, chủ nghĩa duy vật biện chứng là đỉnh cao trong phát triển chủ nghĩa duy vật, đã phản ánh hiện thực đúng như chính bản thân nó tồn tại, là học thuyết về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển dưới hình thức hoàn bị nhất. Chủ nghĩa duy vật biện chứng là công cụ nhận thức và cải tạo thế giới. Đây là hình thức cao nhất/ hoàn hảo nhất.
  14. Chủ nghĩa duy tâm cho rằng ý thức, tinh thần, ý niệm, cảm giác là cái có trước giới tự nhiên, chủ trương giải thích toàn bộ thế giới này bằng các nguyên nhân tư tưởng, tinh thần. Thừa nhận bản nguyên của thế giới là ý thức, tinh thần. Ý thức là cái có trước và quyết định vật chất. Chủ nghĩa duy tâm có 2 hình thức cơ bản:

    • Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: thừa nhận tính thứ nhất của ý thức con người, khẳng định mọi sự vật, hiện tượng chỉ là phức hợp của những cảm giác. VD: học thuyết quả anh đào của Berkeley,…
    • Chủ nghĩa duy tâm khách quan: cùng thừa nhận tính thứ nhất của ý thức nhưng coi đó là thứ tinh thần khách quan có trước và tồn tại độc lập với con người. Thực thể tinh thần khách quan này thường được gọi bằng những cái tên khác nhau như ý niệm, tinh thần tuyệt đối, lý tính thế giới… VD: học thuyết ý niệm của Platon…
  15. 3 thành tựu đó là:

    • Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng: chứng minh quan điểm biện chứng duy vật thừa nhận sự chuyển hoá lẫn nhau của giới tự nhiên vô cơ.
    • Học thuyết tế bào: vạch ra sự thống nhất giữa thế giới động vật và thực vật.
    • Học thuyết tiến hóa: vạch ra nguồn gốc tự nhiên của con người, chống lại quan điểm tôn giáo.
  16. Hai chiến lược của Đảng dân chủ - xã hội trong cách mạng dân chủ.

  17. Tư tưởng triết học của Phật giáo nguyên thủy thể hiện trong thế giới quan và nhân sinh quan của Phật Thích Ca, chúng được trình bày trong tạng Kinh, một trong Tam tạng – kinh điển của Phật giáo.

    • Thế giới quan của Phật giáo nguyên thủy được phản ánh trong thuyết duyên khởi và được làm sáng tỏ qua phạm trù vô ngã và vô thường. Thế giới quan của Phật giáo nguyên thủy mang tính vô thần, nhị nguyên luận ngả về phía duy tâm chủ quan và có chứa những tư tưởng biện chứng chất phác.
    • Nhân sinh quan là nội dung chủ yếu của triết lý Phật giáo nguyên thủy. Nó thể hiện cô động trong câu nói của Phật Thích Ca: “ Hỡi chúng sinh, ta chỉ dạy cho các người chỉ có một điều, đó là điều khổ và diệt khổ; Nếu nước biển có một vị là vị mặn thì học thuyết của ta cũng có một vị là vị giải thoát”. Nhân sinh quan của Phật giáo được trình bày trong thuyết Tứ diệu đế. Thuyết này gồm bốn bộ phận là: khổ đế, nhân đế(tập đế), diệt đế và đạo đế. Như vậy, dù nhân sinh quan của Phật giáo nguyên thủy mang tính nhân bản sâu sắc, nhưng nó cũng chứa đầy tính chất duy tâm chủ quan thể hiện qua các quan niệm bi quan yếm thế, không tưởng về đời sống xã hội, và thần bí về đời sống con người.
    • Nho giáo bị chia thành 8 phái, trong đó Tuân Tử phát triển nho giáo theo hướng duy vật và Mạnh Tử phát triển nho giáo theo hướng duy tâm là 2 phái mạnh nhất. Nho gia nguyên thủy được coi là triết lý của Khổng Tử và Mạnh Tử. Nội dung chủ yếu của nó bàn về đạo làm người quân tử, cách thức trở thành người quân tử, cách cai trị đất nước bằng đức trị và thực hành chính danh để xây dựng một xã hội đại đồng ,… Triết lý này được trình bày thành một hệ thống bao gồm các tư tưởng về đạo đức – chính trị – xã hội có quan hệ chặt chẽ với nhau.
    • Nho gia nguyên thủy Khổng - Mạnh chứa đựng nhiều giá trị nhân bản và toát lên tinh thần biện chứng sâu sắc. Điều này không có trong Nho giáo hậu Tần. Nho gia nguyên thủy đã làm nổi bật khía cạnh xã hội của con người; tuy nhiên, khía cạnh xã hội của con người đã bị hiểu một cách hạn chế và duy tâm.
  18. Những tư tưởng triết học cơ bản của trường phái Đạo gia được thể hiện trong lý luận về đạo và đức. Lý luận này thể hiện quan niệm biện chứng về thế giới, và là cơ sở để Lão Tử xây dựng thuyết vô vi.

    • Đạo là phạm trù triết học vừa để chỉ bản nguyên vô hình, phi cảm tính, phi ngôn từ, sâu kín, huyền diệu của vạn vật, vừa để chỉ con đường, quy luật chung của mọi sự sinh thành, biến hóa xảy ra trong thế giới.
    • Đức là phạm trù triết học dùng để thể hiện sức mạnh tiềm ẩn của đạo, là cái hình thức nhờ đó vạn vật được định hình và phân biệt được với nhau, là cái lý sâu sắc để nhận biết vạn vật.
    • Quan niệm về đạo của trường phái Đạo gia đã thể hiện một trình độ khái quát cao của tư duy về những vấn đề bản nguyên thế giới được xem xét trong tính chỉnh thể thống nhất của nó.
    • Trong triết học của Lão Tử, quan niệm biện chứng về thế giới gắn liền với quan niệm về đạo – đức. Nhờ đức mà đạo nằm trong vạn vật luôn biến hóa. Đạo là cái vô. Cái vô sinh ra cái hữu. Cái hữu sinh ra vạn vật… Lão Tử cho rằng bất cứ sự vật nào cũng đều là thể thống nhất của hai mặt đối lập. Chúng ràng buộc, bao hàm lẫn nhau.Như vậy, phép biện chứng của Lão Tử mang tính chất máy móc. Vạn vật chỉ vận động tuần hoàn, lặp đi lặp lại một cách buồn tẻ mà không có sự ra đời của cái mới, nghĩa là không có sự phát triển.
  19. Triết trong qua các thời kỳ:

    • Triết học thời cổ đại được gọi là khoa học của mọi khoa học. Triết học tự nhiên là hình thức đầu tiên của triết học.
    • Triết học thời Trung cổ được gọi là triết học Kinh viện với nhiệm vụ lý giải và chứng minh cho sự đúng đắn của các giáo điều Kinh Thánh.
    • Triết học thời Phục hưng và Cận đại được gọi là siêu hình học với nghĩa là nền tảng thế giới quan của con người.
  20. Thời kỳ triết học Hy lạp cổ đại, triết học là siêu hình học, logic, nhận thức luận, luân lý học, và mỹ học. Tuy nhiên đối tượng của triết học còn mở rộng đến chính trị học, vật lý học, địa chất học, sinh học, khí tượng học, và thiên văn học. Bắt đầu từ Socrates, các nhà triết học Hy Lạp đã phát triển triết học theo hướng phân tích, tức là, phân chia vật thể thành các thành phần nhỏ hơn để nghiên cứu. Triết học cổ Hy Lạp thường được coi là cơ sở của triết học phương Tây.

    • Phép biện chứng duy tâm của Hegel là sự phát triển cao với hình thức và nội dung phong phú. Về hình thức, phép biện chứng đó bao quát cả ba lĩnh vực, bắt đầu từ các phạm trù logic thuần tuý đến lĩnh vực tự nhiên, tinh thần và kết thúc bằng biện chứng của toàn bộ quá trình lịch sử. Về nội dung, phép biện chứng đó được chia thành tồn tại, bản chất và khái niệm. Trong đó, Hegel coi phát triển là nguyên lý cơ bản nhất của phép biện chứng với phạm trù trung tâm là tha hoá và khẳng định tha hoá được diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc trong cả tự nhiên, xã hội và tinh thần.
    • Feuerbach là một trong những nhà duy vật lớn, ông đã chứng minh thế giới là thế giới vật chất; cơ sở tồn tại của giới tự nhiên chính là giới tự nhiên không do ai sáng tạo ra và tồn tại độc lập với ý thức. Tư duy, ý thức con người là sự phản ánh của dạng vật chất tổ chức cao về thế giới. Khi phát triển lý luận nhận thức duy vật, Feuerbach đã dựa vào thực tiễn để xem xét mọi hiện tượng thuộc về con người và xã hội. Con người trong quan niệm của Feuerbach là con người trừu tượng, phi lịch sử, mang những thuộc tính sinh học bẩm sinh nên chứa đựng nhiều yếu tố của chủ nghĩa duy tâm.




xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |