Top 5 Câu hỏi thường gặp nhất của môn Xã hội học đại cương

  1. Top 1 Câu 1
  2. Top 2 Câu 2
  3. Top 3 Câu 3
  4. Top 4 Câu 4
  5. Top 5 Câu 5

Top 5 Câu hỏi thường gặp nhất của môn Xã hội học đại cương

Linh Lập 1091 0 Báo lỗi

Việc ôn tập các môn học về khoa học xã hội theo chương trình đại cương tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp khiến nhiều bạn sinh viên băn ... xem thêm...

  1. Top 1

    Câu 1

    Câu hỏi: Xã hội học là gì? Nêu đối tượng nghiên cứu và mối quan hệ giữa xã hội học với các ngành khoa học khác?


    Gợi ý trả lời:


    Hiện có nhiều trường phái Xã hội học với các quan điểm khác nhau nhưng các định nghĩa về Xã hội học mà họ tìm ra cũng có nhiều điểm tương đồng và cho rằng:

    • Xã hội học là một môn khoa học thuộc các khoa học xã hội, nghiên cứu các tương tác xã hội, đặc biệt đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống sự phát triển, cấu trúc, mối tương quan xã hội và các hành vi hoạt động của con người trong các tổ chức, nhóm xã hội.
    • Xã hội học là một lĩnh vực khoa học xã hội nghiên cứu quy luật, tính quy luật của sự hình thành, vận động, biến đổi mối quan hệ, tương tác qua lại giữa con người và xã hội.

    Quá trình xác định đối tượng nghiên cứu trong xã hội học cũng là quá trình tranh luận gay gắt kéo dài hơn một thế kỷ cả về lý luận và phương pháp của nhiều trào lưu xã hội học khác nhau trên thế giới. Mỗi thời kỳ lịch sử hay mỗi khu vực khác nhau, xã hội học có những cách thức xác định và tiếp cận đối tượng nghiên cứu riêng của mình. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học theo các hướng tiếp cận khác nhau:

    • Cách tiếp cận “vi mô” cho rằng: đối tượng nghiên cứu của xã hội học là hành vi xã hội hay hành động xã hội của con người, cách tiếp cận này rất được chú trọng trong nghiên cứu xã hội học ở Mỹ. Một số nhà xã hội học Mỹ đưa ra lập luận “hãy trả lại con người cho xã hội học”. Chính từ đó mà “chủ nghĩa hành vi” ra đời và phát triển, vì thế xã hội học được định nghĩa là khoa học nghiên cứu hành vi, hành động xã hội của con người, hay còn gọi là xã hội học vi mô.
    • Cách tiếp cận “vĩ mô”: Xã hội học Châu Âu chủ trương: đối tượng nghiên cứu của xã hội học là các hệ thống, các quá trình xã hội hay đời sống xã hội của con người. Nghĩa là phạm vi tiếp cận đối tượng nghiên cứu rất rộng lớn và bao quát. Do cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu như vậy còn được gọi là xã hội học vĩ mô.
    • Cách tiếp cận “tổng hợp”: Đối tượng nghiên cứu của xã hội học không chỉ là con người hay xã hội, mà còn có các mối quan hệ hữu cơ, sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa một bên là con người với tư cách là cá nhân, nhóm... và một bên là xã hội với tư cách là hệ thống xã hội, cơ cấu xã hội. Thực tế nghiên cứu xã hội học ngày nay thường tập trung vào các lĩnh vực hay các nhóm yếu tố xã hội sau đây:
      • Các yếu tố của xã hội học gồm: văn hoá, cấu trúc xã hội, xã hội hoá, tương tác xã hội, sự lệch chuẩn và kiểm soát xã hội, các cộng đồng dân cư.
      • Bất bình đẳng xã hội gồm: phân tầng của các giai cấp, bất bình đẳng dân tộc và chủng tộc, vai trò giới tính và bất bình đẳng, lứa tuổi và bất bình đẳng.
      • Các thiết chế xã hội gồm: gia đình, giáo dục, tôn giáo, hệ thống kinh tế, hệ thống chính trị.
      • Xã hội biến cách gồm: tính năng động xã hội, hành vi tập thể, các phong trào xã hội, các biến đổi xã hội về văn hoá và chuẩn mực xã hội

    Xã hội học có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều ngành khoa học như triết học, toán học, luật học, kinh tế học... Có thể kế đến một số mối quan hệ giữa xã hội học với các ngành khoa học khác như:

    • Xã hội học và Triết học:
      • Triết học là khoa học nghiên cứu các quy luật chung nhất về sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy.
      • Vậy mối quan hệ giữa triết học và xã hội học là mối quan hệ giữa thế giới quan và khoa học cụ thể. Triết học là thế giới quan, phương pháp luận của việc nghiên cứu, phân tích các sự kiện xã hội trong xã hội học. Ngược lại, các nghiên cứu xã hội đã cung cấp thông tin, dự kiến, các bằng chứng và phát hiện các vấn đề mới giúp cho quá trình khái quát hoá lý luận ngày càng phong phú và chính xác hơn.
    • Xã hội học và Tâm lý học:
      • Tâm lý học là khoa học nghiên cứu về hành vi của các cá thể, về các quy luật hình thành tâm lý (cảm xúc, tình cảm). Trong mối quan hệ này, Xã hội học cũng nghiên cứu con người nhưng là những con người xã hội, những thành tố xã hội của con người, nghiên cứu xem tại sao con người ta lại kết bạn, lại tham gia vào các nhóm, các tổ chức xã hội…
      • Xã hội học và tâm lý học có mối quan hệ mật thiết và khá gần gũi với nhau. Vì vậy trong lịch sử phát triển của Xã hội học đã có những sự giằng co giữa Xã hội học và Tâm lý học và đưa đến kết quả là sự ra đời của chuyên ngành Tâm lý học xã hội. Trong thực tế ở một số lĩnh vực Tâm lý học và Xã hội học đều sử dụng các khái niệm, lý thuyết của nhau.
    • Xã hội học và Chính trị học:
      • Chính trị học chủ yếu nghiên cứu quyền lực và sự phân chia quyền lực - lĩnh vực chính trị của đời sống xã hội. Còn Xã hội học cũng nghiên cứu về quyền lực xã hội (nảy sinh tồn tại giữa người với người trong xã hội) nhưng chú trọng và tập trung vào mối liên hệ giữa các tổ chức, thiết chế chính trị và cơ cấu xã hội.
      • Mối quan hệ chặt chẽ giữa Xã hội học và Chính trị học học thể hiện trước hết ở việc cùng vận dụng các lý thuyết, khái niệm và phương pháp chung cho cả chính trị học và Xã hội học.
    • Xã hội học và Nhân chủng học:
      • Đối tượng của hai ngành khoa học này có nhiều điểm giống nhau. Cái khác là nhân chủng học thường nghiên cứu về nguồn gốc, đặc trưng văn hoá của xã hội loài người, nghiên cứu các xã hội hiện đại, các xã hội phát triển, và các xã hội công nghiệp.
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Top 2

    Câu 2

    Câu hỏi: Vị thế xã hội là gì? Phân loại vị thế xã hội?


    Gợi ý trả lời:


    Khái niệm:
    Trong xã hội học, khái niệm vị thế thể hiện ở nhiều nghĩa:

    • Theo Linton, vị thế có nội dung là địa vị và được hiểu là vị trí tương đối của một cá nhân trong bối cảnh xã hội giới hạn nhất định, từ đó có những hy vọng nhất định về vai trò.
    • Thuật ngữ “đẳng cấp” của Max Weber trong tiếng Đức khi dịch sang tiếng Anh cũng có nghĩa là “vị thế”, dùng để chỉ toàn bộ quyền lợi và nghĩa vụ mà một cá nhân thực hiện.
    • Trong Xã hội học phân tầng, vị thế của một cá nhân có thể được xác định là một địa vị cao hay thấp trong một hệ thống được sắp xếp theo thứ bậc.
    • Ở nghĩa chung nhất, người ta quan niệm: Vị thế xã hội là một vị trí trong cấu trúc xã hội. Mỗi vị thế quyết định chỗ đứng của một cá nhân hay một nhóm xã hội và phương pháp ứng xử của cá nhân, nhóm xã hội đó đối với xã hội xung quanh.

    Phân loại:

    Vị thế thường được phân thành hai nhóm:

    • Vị thế tự nhiên (có sẵn, được gán cho): là những vị thế mà các cá nhân không cần phải cố gắng, nỗ lực để đạt được mà cá nhân đó được xã hội gán cho. Những vị thế này thường gắn với những thiên chức, những đặc điểm cơ bản mà cá nhân không thể tự kiểm soát được.
    • Vị thế xã hội (đạt được): là những vị thế phụ thuộc vào những đặc điểm mà trong một chừng mực nhất định, cá nhân có thể tự kiểm soát được. Vị thế xã hội phụ thuộc vào nỗ lực phấn đấu và sự cố gắng vươn lên của bản thân.

    Trong đời sống, mỗi cá nhân có nhiều vị thế khác nhau, tạo thành một tập hợp các vị thế. Mỗi vị thế có một sự phù hợp với bối cảnh xã hội. Tuy nhiên, trong các vị thế đó, bao giờ cũng có một vị thế chủ chốt, giữ vai trò chủ đạo, chi phối các vị thế khác và trong quá trình tương tác, cá nhân thường hành động căn cứ theo vị thế chủ đạo của mình.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. Top 3

    Câu 3

    Câu hỏi: Chức năng của thiết chế xã hội? Các loại thiết chế xã hội cơ bản?


    Gợi ý trả lời:


    Chức năng của thiết chế xã hội:

    Sự tồn tại của mọi xã hội, tính ổn định và phát triển của nó sẽ không thể có được nếu không có sự quản lý và kiểm soát xã hội. Thiết chế xã hội thực hiện sự kiểm soát và quản lý để đảm bảo cho cái đáng có và ngăn chặn cái lệch lạc. Vì vậy, bất cứ thiết chế xã hội nào cũng có 2 chức năng cơ bản:

    • Chức năng quản lý: nhằm khuyến khích, điều chỉnh, điều hoà hành vi của con người cho phù hợp với quy phạm và chuẩn mực của thiết chế. Ví dụ: trong thiết chế giáo dục, sinh viên phải tôn trọng giáo viên, phải đi học đầy đủ, phải nghiêm túc thực hiện quy chế trong thi cử...
    • Chức năng kiểm soát: nhằm ngăn chặn, giám sát, thậm chí trừng phạt những hành vi sai lệch so với các chuẩn mực, đòi hỏi của thiết chế hoặc không chịu tuân thủ thiết chế. Ví dụ: vi phạm chế độ một vợ một chồng trong thiết chế gia đình, gian lận trong thi cử trong thiết chế giáo dục…

    Các loại thiết chế xã hội cơ bản:

    • Thiết chế gia đình: điều hoà hành vi, tình cảm, tình dục và nuôi dạy con cái.
    • Thiết chế giáo dục: truyền thụ những tri thức khoa học nói chung.
    • Thiết chế kinh tế: đảm bảo quá trình sản xuất, phân phối lợi ích và các dịch vụ.
    • Thiết chế pháp luật: đảm bảo trật tự, công bằng xã hội và kiểm soát xã hội.
    • Thiết chế tôn giáo: thoả mãn nhu cầu tâm linh
      Ảnh minh họa (Nguồn internet)
      Ảnh minh họa (Nguồn internet)
      Ảnh minh họa (Nguồn internet)
      Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    • Top 4

      Câu 4

      Câu hỏi: Nêu những đóng góp của Auguste Comte đối với sự ra đời và phát triển của xã hội học?


      Gợi ý trả lời:


      Auguste Comte (1798-1857) là nhà toán học, vật lý học, thiên văn học, nhà lý thuyết xã hội và triết học thực chứng người Pháp. Ông là nhà triết học theo dòng thực chứng và là một nhà Xã hội học nổi tiếng. Gia đình theo xu hướng quân chủ nhưng ông lại có tư tưởng tự do tiến bộ. Sinh ra ở một đất nước đầy biến động, tư tưởng của ông chịu ảnh hưởng của bối cảnh kinh tế – xã hội Pháp cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 cũng như những mâu thuẫn giữa tôn giáo và khoa học xung đột gay gắt. Các công trình cơ bản của A. Comte là Triết học thực chứng (1842), Hệ thống thực chứng luận chính trị (1851).


      Những đóng góp cụ thể của Auguste Comte với Xã hội học:

      • Là người đặt tên cho lĩnh vực khoa học Xã hội học vào năm 1838 trong tập sách thực chứng luận xuất hiện cụm từ Xã hội học.
        • Ông có công lớn là tách tri thức Xã hội học ra khỏi Triết học để tạo tiền đề cho sự hình thành một bộ môn khoa học mới chuyên nghiên cứu về đời sống xã hội của con người.
      • Quan niệm của ông về Xã hội học và cơ cấu Xã hội học. Trong bối cảnh mới ông cho rằng XHH là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về quy luật tổ chức đời sống xã hội của con người (khoa học thực tại xã hội).
        • Phương pháp nghiên cứu: Ông còn gọi Xã hội học là vật lý học xã hội vì Xã hội học có phương pháp nghiên cứu gần giống với phương pháp nghiên cứu vật lý học. Nó cũng gồm 2 lĩnh vực cơ bản: Tĩnh học xã hội và Động học xã hội.
        • Động học xã hội là bộ phận nghiên cứu hệ thống xã hội trong trạng thái vận động biến đổi theo thời gian và chỉ ra quy luật vận động biến đổi xã hội.
        • Tĩnh học XH là bộ phận nghiên cứu trạng thái tĩnh của xã hội và cơ cấu của xã hội các thành phần phần tạo lên cơ cấu và các mối quan hệ giữa chúng, chỉ ra các quy luật tồn tại xã hội
      • Phương pháp nghiên cứu Xã hội học: Ông cho rằng Xã hội học phải vận dụng các phương pháp của khoa học tự nhiên để nghiên cứu xã hội. Nhưng về sau ông chỉ ra rằng Xã hội học phải nghiên cứu bằng phương pháp thực chứng. Ông định nghĩa: phương pháp thực chứng là phương pháp thu thập xử lý thông tin kiểm tra giả thuyết và xây dựng lý thuyết. So sánh và tổng hợp số liệu. Có 4 phương pháp cơ bản:
        • Phương pháp quan sát
        • Phương pháp thực nghiệm
        • Phương pháp so sánh lịch sử
        • Phương pháp phân tích lịch sử.
      • Quan niệm về cơ cấu xã hội: Ban đầu ông cho rằng cá nhân là đơn vị cơ bản nhất của cơ cấu xã hội ( đơn vị hạt nhân). Về sau ông lại cho rằng gia đình mới là đơn vị hạt nhân của xã hội và có thể coi gia đình như một tiểu cơ cấu xã hội. Ông kết luận một cơ cấu xã hội vĩ mô được tạo thành từ nhiều tiểu cơ cấu xã hội đơn giản hơn. Các tiểu cơ cấu xã hội này tác động qua lại lẫn nhau theo một cơ chế nhất định để bảo đảm cho xã hội tồn tại và phát triển ổn định.
      • Cách giải thích về quy luật vận động xã hội, quy luật 3 giai đoạn của tư duy.
        • Quy luật phát triển của tư duy nhân loại qua 3 giai đoạn:
          • Giai đoạn tư duy thần học
          • Giai đoạn tư duy siêu hình
          • Giai đoạn tư duy thực chứng
        • Ông vận dụng quy luật này để giải thích rất nhiều hình tượng cụ thể của tư duy của xã hội. Giải thích quá trình tư duy từ lúc sinh ra là xã hội hiện thực lẫn xã hội tinh thần đều vận động phát triển theo quy luật 3 giai đoạn:
          • Xã hội thần học
          • Xã hội siêu hình
          • Xã hội thực chứng
      Ảnh minh họa (Nguồn internet)
      Ảnh minh họa (Nguồn internet)
      Ảnh minh họa (Nguồn internet)
      Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    • Top 5

      Câu 5

      Câu hỏi: Bảng hỏi là gì? Nêu vai trò của bảng hỏi trong nghiên cứu xã hội học? Nêu kết cấu của bảng hỏi?


      Gợi ý trả lời:


      Bảng hỏi là một tập hợp gồm nhiều câu hỏi được sắp xếp theo một trật tự dựa trên những nguyên tắc logic, tâm lý và nội dung đề ra. Với sự giúp đỡ của bảng hỏi ta có thể thu nhập được thông tin đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài.


      Vai trò của bảng hỏi trong nghiên cứu định hướng:

      • Là công cụ chủ yếu cho nghiên cứu định lượng trong xã hội học thực nghiệm.
      • Bảng hỏi là sự thể hiện bề ngoài của chương trình nghiên cứu:
        • Là công cụ để lưu giữ thông tin và thực hiện việc đo đạc các hiện tượng xã hội.
        • Là cơ sở dữ liệu để ta tiến hành xử lý thông tin.

      Kết cấu của một bảng hỏi:

      Kết cấu của bảng hỏi nên theo trình tự sâu dần của vấn đề, không tản mát, làm người trả lời không tập trung suy nghĩ để trả lời.

      • Phần đầu của bảng hỏi là phần trình bày mục đích của cuộc nghiên cứu điều tra, tên cơ quan hiện hành nghiên cứu. Phải hướng dẫn cho người được phỏng vấn cách thức trả lời các câu hỏi trong bảng hỏi, đồng thời khẳng định tính danh của cuộc điều tra.
      • Phần nội dung chính của bảng hỏi thường được bắt đầu bằng những câu hỏi tiếp xúc, làm quen, sau đó mới đến các câu hỏi nội dung. Các câu hỏi nội dung thường được bố trí xen kẽ với các câu hỏi tiếp xúc, câu hỏi kiểm tra và câu hỏi chức năng.

      Trong phần các câu hỏi nội dung, các câu hỏi biểu thị sự quan tâm của cuộc nghiên cứu đến công ăn việc làm nên đặt trước để gây ra một tâm lý thoải mái, còn các câu hỏi đi sâu vào cuộc sống của cá nhân nên xếp ở phía sau bảng hỏi.

      Ảnh minh họa (Nguồn internet)
      Ảnh minh họa (Nguồn internet)
      Ảnh minh họa (Nguồn internet)
      Ảnh minh họa (Nguồn internet)




    xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |