Top 5 Câu hỏi thường gặp nhất của môn Pháp luật đại cương
Việc ôn tập các môn học về khoa học xã hội theo chương trình đại cương tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp khiến nhiều bạn sinh viên băn ... xem thêm...khoăn, lo lắng bởi sự lúng túng trong việc xác định các nội dung trọng tâm kiến thức cũng như các trả lời các câu hỏi tự luận sao cho chính xác và đầy đủ. Vậy nên rất nhiều lượt tìm kiếm về chủ đề những câu hỏi thường gặp nhất của môn Pháp luật đại cương được các bạn sinh viên quan tâm. Trong bài viết này Toplist xin đưa ra một số gợi ý cho bạn về vấn đề trên.
-
Câu hỏi: Trình bày nguồn gốc, bản chất, chức năng của Nhà nước.
Gợi ý trả lời:
Nguồn gốc:
- Có rất nhiều cách giải thích về sự ra đời của nhà nước nhưng không hoàn toàn đúng như:
- Theo quan điểm thần học: Thượng đế là người sáng tạo ra nhà nước quyền lực của nhà nước là vĩnh cửu và bất biến.
- Thuyết gia trưởng: Nhà nước là kết quả của sự phát triển của gia đình, quyền lực của nhà nước như quyền gia trưởng của gia đình.
- Thuyết bạo lực: Nhà nước ra đời là kết quả của việc bạo lực này với thị tộc khác
- Thuyết tâm lý : họ dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy tâm để giải thích của sự ra đời nhà nước
- Theo học thuyết Mác –Lênin:
- Nhà nước ra đời khi có sự phân hóa và đấu tranh giai cấp.
- Quyền lực của nhà nước không phải là vĩnh cửu.
- Nhà nước tồn tại và tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự phát triển của nó không còn nữa.
- Lần 1: Ngành chăn nuôi tách ra khỏi ngành trồng trọt thành một ngành kinh tế độc lập.
- Lần 2: Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành chăn nuôi và trồng trọt thủ công nghiệp cũng ra đời và phát triển dẫn đến lần phân công lao động thứ 2 là thủ công nghiệp tách ra khỏi nông nghiệp.
- Lần 3: Sự ra đời của sản xuất hàng hóa làm cho thương nghiệp phát triển đã dẫn đến sự phân công lao động xã hội lần thứ 3 đây là lần phân công lao động giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa quyết định dẫn đến sự tan dã của chế động cộng sản nguyên thủy.
Bản chất của nhà nước:
- Bản chất giai cấp: Nhà nước chỉ sinh ra và tồn tại trong xã hội có giai cấp, và bao giờ cũng thể hiện bản chất giai cấp sâu sắc, thể hiện ở chỗ nhà nước là một bộ máy cưỡng chế đặc biệt, là công cụ sắc bén nhất để thực hiện sự thống trị giai cấp, thiết lập và duy trì trật tự xã hội.
- Bản chất xã hội: Thể hiện qua vai trò quản lý xã hội của Nhà nước, Nhà nước phải giải quyết tất cả các vấn đề nảy sinh trong xã hội, bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội, phục vụ những nhu cầu mang tính chất công cho xã hội như: xây dựng trường học, bệnh viện, đường xá, giải quyết các tệ nạn xã hội…
Chức năng của nhà nước:
- Chức năng đối nội của nhà nước: là những mặt hoạt động chủ yếu của Nhà nước trong nội bộ đất nước (đảm bảo trật tự xã hội, trấn áp những phần tử chống đối chế độ, bảo vệ chế độ kinh tế…).
- Chức năng đối ngoại của nhà nước: thể hiện vai trò của Nhà nước trong quan hệ với các nhà nước và dân tộc khác.
Các chức năng này của nhà nước nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội.
- Có rất nhiều cách giải thích về sự ra đời của nhà nước nhưng không hoàn toàn đúng như:
-
Câu hỏi: Quan hệ pháp luật là gì? Phân tích thành phần của quan hệ pháp luật.
Gợi ý trả lời:
Quan hệ pháp luật là quan hệ giữa người với người (quan hệ xã hội) do một quy phạm pháp luật điều chỉnh, biểu hiện thành quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của các bên, được đảm bảo bằng sự cưỡng chế nhà nước.
Thành phần của quan hệ pháp luật:- Chủ thể của quan hệ pháp luật là những cá nhân hay tổ chức dựa trên cơ sở của các quy phạm pháp luật mà tham gia và các quan hệ pháp luật, trở thành người mang quyền và các nghĩa vụ pháp lý cụ thể.
- Chủ thể là cá nhân bao gồm:
- Năng lực pháp luật là khả năng của một chủ thể được hưởng quyền và làm nghĩa vụ trong một quan hệ pháp luật nhất định.
- Năng lực hành vi là khả năng của một chủ thể có thể bằng hành vi của mình mà tham gia vào một quan hệ pháp luật để hưởng quyền và làm nghĩa vụ.
- Chủ thể là tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện như:
- Được thành lập hợp pháp.
- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
- Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó.
- Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
- Chủ thể là cá nhân bao gồm:
- Nội dung của quan hệ pháp luật:
- Quyền là mức độ, phạm vi được phép xử sự của các chủ thể được nhà nước bảo vệ.
- Nghĩa vụ là mức độ phạm vi xử sự cần phải có của các chủ thể, được bảo đảm bằng sự cưỡng chế của nhà nước.
- Khách thể của quan hệ pháp luật:
- Khách thể là những gì mà các chủ thể mong muốn đạt được khi tham gia vào quan hệ pháp luật.
- Khách thể nêu lên vị trí, ý nghĩa của quan hệ pháp luật được pháp luật bảo vệ.
- Sự kiện pháp lý:
- Là những sự việc cụ thể xảy ra trong đời sống phù hợp với những điều kiện, hoàn cảnh đã được dự liệu trong một quy phạm pháp luật từ đó làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một quan hệ pháp luật cụ thể.
- Sự kiện pháp lý bao gồm:
- Sự biến là những sự kiện phát sinh không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người nhưng cũng làm phát sinh thay đổi, chấm dứt một quan hệ pháp luật
- Hành vi: là những sự kiện xảy ra thông qua ý chí của con người.
- Chủ thể của quan hệ pháp luật là những cá nhân hay tổ chức dựa trên cơ sở của các quy phạm pháp luật mà tham gia và các quan hệ pháp luật, trở thành người mang quyền và các nghĩa vụ pháp lý cụ thể.
-
Câu hỏi: Quy phạm pháp luật là gì? Trình bày cấu trúc của quy phạm pháp luật.
Gợi ý trả lời:
Quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do Nhà nước đặt ra và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và nhu cầu tồn tại của xã hội, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, tạo lập trật tự ổn định cho sự phát triển xã hội
Cấu trúc của quy phạm pháp luật:- Bộ phận giả định là bộ phận của quy phạm quy định địa điểm thời gian chủ thể, các hoàn cảnh, tình huống có thể xảy ra trong thực tế mà nếu tồn tại chúng thì phải hành động theo quy tắc mà quy phạm đặt ra.
- Các loại giả định đơn giản hoặc phức tạp giả định xác định và giả định xác định tương đối, giả định trừu tượng… sở dĩ có nhiều loại giả định như vậy vì đời sống thực tế rất phong phú và phức tạp.
- Nhưng để đảm bảo tính xác định chặt chẽ của pháp luật thì giả định dù phù hợp loại nào thì cũng phải có tính xác định tới mức có thể được phù hợp với tính chất của loại giả định đó.
- Bộ phận quy định là bộ phận trung tâm của quy phạm pháp luật, vì chính đây là quy tắc xử sự thể hiện ý chí nhà nước mà mọi người phải thi hành khi xuất hiện những điều kiện mà phần giả định đặt ra.
- Phụ thuộc vào vai trò của chúng trong điều chỉnh các quan hệ xã hội chúng ta có quy định điều chỉnh bảo vệ quy định định nghĩa
- Phụ thuộc vào mức độ xác định của quy tắc hanh vi ta có quy định xác định quy định tùy nghi, tùy thuộc vào tính phức tạp của nó mà người ta quy định đơn giản và phức tạp. phụ thuộc vào phương thức thể hiện nội dung ra có hai hệ thống phân loại
- Bộ phận chế tài là bộ phận của quy phạm pháp luật chỉ ra những biện pháp tác động mà nhà nước sẽ áp dụng đối với chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng mệnh lệnh của nhà nước đã nêu trong phần quy định của quy phạm pháp luật.
- Có nhiều loại chế tài: Tùy theo mức độ xác định ta có chế tài xác định chế tài xác định tương đối, chế tài lựa chọn, theo tính chất các biện pháp được áp dụng, ta có thể có chế tài hình phạt, chế tài khôi phục pháp luật hoặc chế tài đơn giản, chế tài phức tạp.
- Có nhiều loại chế tài: Tùy theo mức độ xác định ta có chế tài xác định chế tài xác định tương đối, chế tài lựa chọn, theo tính chất các biện pháp được áp dụng, ta có thể có chế tài hình phạt, chế tài khôi phục pháp luật hoặc chế tài đơn giản, chế tài phức tạp.
- Bộ phận giả định là bộ phận của quy phạm quy định địa điểm thời gian chủ thể, các hoàn cảnh, tình huống có thể xảy ra trong thực tế mà nếu tồn tại chúng thì phải hành động theo quy tắc mà quy phạm đặt ra.
-
Câu hỏi: Nêu khái niệm, đặc điểm và các loại trách nhiệm pháp lý.
Gợi ý trả lời:
Khái niệm:
- Trách nhiệm pháp lý là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt giữa nhà nước (thông qua các cơ quan có thẩm quyền) với chủ thể vi phạm pháp luật, trong đó bên vi phạm pháp luật phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, những biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định ở chế tài các quy định pháp luật.
Đặc điểm:
- Cơ sở thực tế của trách nhiệm pháp lý và vi phạm pháp luật. Chỉ khi có vi phạm pháp luật mới áp dụng trách nhiệm pháp lý.
- Cơ sở pháp lý của việc truy cứu trách nhiệm pháp lý là quyết định do cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền ban hành trên cơ sở xem xét, giải quyết vụ việc vi phạm đã có hiệu lực pháp luật.
- Các biện pháp trách nhiệm pháp lý là một loại biện pháp cưỡng chế nhà nước đặc thù : mang tính chất trừng phạt hoặc khôi phục lại những quyền và lợi ích bị xâm hại và đồng thời được áp dụng chỉ trên cơ sở những quyết định của cơ quan hoặc người có thẩm quyền.
Phân loại:
- Trách nhiệm pháp lý hình sự là loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất do Tòa án nhân danh Nhà nước áp dụng đối với những người có hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật hình sự.
- Trách nhiệm pháp lý hành chính là loại trách nhiệm pháp lý do cơ quan quản lý nhà nước áp dụng đối với mọi chủ thể khi họ vi phạm pháp luật hành chính.
- Trách nhiệm pháp lý dân sự là loại trách nhiệm pháp lý do Tòa án áp dụng đối với mọi chủ thế khi họ vi phạm pháp luật dân sự.
- Trách nhiệm pháp lý kỷ luật là loại trách nhiệm pháp lý do thủ trưởng các cơ quan, xí nghiệp,… áp dụng đối với cán bộ, công nhân viên của cơ quan xí nghiệp mình khi họ vi phạm nội quy, quy chế của nội bộ cơ quan.
-
Câu hỏi: Hãy nêu đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật hành chính?
Gợi ý trả lời:
Khái niệm:
- Luật hành chính là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan nhà nước đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Đối tượng điều chỉnh:
- Những quan hệ xã hội phát sinh trong:
- Các hoạt động chấp hành – điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước
- Các hoạt động tổ chức và công tác nội bộ của các cơ quan quản lý nhà nước
- Các hoạt động tổ chức và công tác nội bộ của các cơ quan kiểm sát, xét xử, quyền lực
- Các cơ quan không phải cơ quan quản lý và các tổ chức chính trị - xã hội được trao quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước cụ thể
Phương pháp điều chỉnh:
- Phương pháp mệnh lệnh, quyền uy là chủ yếu:
- Chủ thể nhà nước hay Chủ thể nhân danh Nhà nước có quyền đơn phương đưa ra quyết định quản lý, chỉ huy chủ thể còn lại.
- Chủ thế còn lại có nghĩ vụ phải chấp hành quyết định đơn phương mà chủ thể nhà nước hay Chủ thể nhân danh Nhà nước đưa ra.
- Luật hành chính là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan nhà nước đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.