Top 5 Câu hỏi thường gặp nhất của môn Mỹ học đại cương

  1. Top 1 Câu 1
  2. Top 2 Câu 2
  3. Top 3 Câu 3
  4. Top 4 Câu 4
  5. Top 5 Câu 5

Top 5 Câu hỏi thường gặp nhất của môn Mỹ học đại cương

Linh Lập 2929 0 Báo lỗi

Việc ôn tập các môn học về khoa học xã hội theo chương trình đại cương tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp khiến nhiều bạn sinh viên băn ... xem thêm...

  1. Top 1

    Câu 1

    Câu hỏi: Nêu đối tượng nghiên cứu của môn Mỹ học?


    Gợi ý trả lời:


    Đối tượng nghiên cứu:

    Xét về nội dung, đối tượng nghiên cứu của mỹ học là nghiên cứu các quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực, xét về chủ thể, khách thể và nghệ thuật:

    • Chủ thể thẩm mỹ, một mặt với tính cách là quá trình cảm thụ, đánh giá và sáng tạo thẩm mỹ; mặt khác là các hoạt động của chủ thể thẩm mỹ nhằm thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ tình cảm thẩm mỹ – thị hiếu thẩm mỹ – lý tưởng thẩm mỹ của cá nhân và xã hội. Chỉ có các nhu cầu về cái đẹp, tình cảm về cái đẹp – thị hiếu về cái đẹp – lý tưởng thẩm mỹ về cái đẹp là đối tượng của mỹ học, còn các nhu cầu khác trong hoạt động xã hội của con người là đối tượng nghiên cứu của các khoa học khác.
    • Khách thể thẩm mỹ với tính cách là đối tượng thẩm mỹ. Đó là những những hiện tượng thẩm mỹ khách quan như cái đẹp, cái bi, cái hài, cái cao cả trong cuộc sống và trong nghệ thuật. Trong đó cái đẹp giữ vị trí trung tâm. Bởi vì, cái bi, cái hài, cái cao cả sở dĩ mang yếu tố thẩm mỹ vì chúng là các hình thức tồn tại khác nhau của cái đẹp và trong mối quan hệ với cái đẹp.
    • Nghệ thuật với tính cách là hình thái cao nhất của quan hệ thẩm mỹ, cũng bao gồm sự hưởng thụ, đánh giá, sáng tạo nghệ thuật nhằm thỏa mãn nhu cầu tình cảm – thị hiếu – lý tưởng nghệ thuật của cá nhân và xã hội. Nói đến nghệ thuật là nói đến các quy luật của tình cảm, của cái đẹp. Sự phản ánh cái xấu trong nghệ thuật cũng phải gắn với lý tưởng về cái đẹp. Do đó, cái đẹp đã làm cho nghệ thuật thể hiện được bản chất, đặc trưng và chức năng của nó và đồng thời nghệ thuật là đối tượng nghiên cứu của mỹ học.
    • Mỹ học là khoa học mang tính chất triết học nghiên cứu những quy luật chung nhất của quan hệ thẩm mỹ. Trong đó cái đẹp là trung tâm, hình tượng là đặc trưng cơ bản, nghệ thuật là biểu hiện tập trung nhất của quan hệ thẩm mỹ.
      - Mỹ học là khoa học có tính triết học nghiên cứu những quy luật chung nhất của quan hệ thẩm mỹ?
      Với tư cách là một khoa học nhân văn, mỹ học mang tính chất triết lý khi tập trung nghiên cứu ý thức thẩm mỹ chi phối sự khám phá và sáng tạo của con người theo quy luật của cái đẹp.
    • Mỹ học nghiên cứu các quy luật chung của quan hệ thẩm mỹ – đó là các hiện tượng thẩm mỹ của thế giới hiện thực và các quy luật của nghệ thuật với tính chất là khách thể trong mối quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực. Quy luật về sự cảm thụ, đánh giá và sáng tạo thẩm mỹ, sáng tạo nghệ thuật với tính chất là chủ thể trong mối quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực. Qui luật của giáo dục thẩm mỹ, sự hình thành mối quan hệ thẩm mỹ đúng đắn cho con người.
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Top 2

    Câu 2

    Câu hỏi: Thế nào là mối quan hệ thẩm mỹ? Nêu các đặc tính cơ bản của mối quan hệ thẩm mỹ?


    Gợi ý trả lời:


    Khái niệm:

    • Mối quan hệ thẩm mỹ là mối quan hệ cụ thể về mặt thẩm mỹ của một chủ thể thẩm mỹ nào đó trước một đối tượng thẩm mỹ nhất định.
    • Định nghĩa này biểu hiện những dấu hiệu loại biệt của mối quan hệ thẩm mỹ, trong sự đối chiếu với các mối quan hệ vật chất và tinh thần khác nhau trong xã hội.
    • Mối quan hệ thẩm mỹ phải rất cụ thể về không gian và thời gian.

    Đặc tính cơ bản:

    • Tính tinh thần: mối quan hệ thẩm mỹ thuộc về đời sống tinh thần của con người. Một trong những dấu hiệu nổi bật của tính tinh thần này là ở chỗ thụ cảm cái thẩm mỹ ngoài đời sống và trong nghệ thuật trước tiên và chủ yếu dựa vào thị giác và thính giác. Nói thế không có nghĩa là các giác quan khác hoàn toàn không có ý nghĩa gì trong việc tạo lập mối quan hệ thẩm mỹ.
      • Vai trò của nhìn và nghe trong thưởng thức nghệ thuật quan trọng đến mức có nhà mỹ học đã dựa vào đó để phân chia nghệ thuật thành 3 loại hình:
        • Nghệ thuật thị giác (như hội họa, điêu khắc, kiến trúc…)
        • Nghệ thuật thính giác (như âm nhạc)
        • Nghệ thuật thính - thị giác (như sân khấu, điện ảnh…)
      • Trong lịch sử mỹ học, mối tương quan này được bộc lộ bằng mối quan hệ giữa cái có ích và cái đẹp. Có 3 khuynh hướng chính giải quyết như sau:
        • Đồng nhất giữa cái đẹp và cái có ích
        • Tách biệt giá trị thẩm mỹ với giá trị vật chất
        • Đặt cái có ích lên trên cái đẹp
    • Tính xã hội của mối quan hệ thẩm mỹ chỉ càng chứng tỏ sự phong phú và phức tạp của đời sống thẩm mỹ có biểu hiện như sau:
      • Về đối tượng thẩm mỹ, phẩm chất và đặc tính của các hiện tượng thẩm mỹ được nâng cao và mở rộng nhờ gắn bó với các hoạt động xã hội, nhất là hoạt động thực tiễn của con người
      • Phía chủ thể:
        • Mối quan hệ thẩm mỹ có mang đặc tính giai cấp hay không?
        • Và nếu thừa nhận tính giai cấp của mối quan hệ thẩm mỹ thì liệu có cái đẹp chung được các giai cấp khác nhau cùng thừa nhận hay không?
        • Ta nên giải quyết vấn đề này như thế nào?
    • Tính cảm tính là đặc tính nổi bật thể hiện rõ đặc trưng của mối quan hệ thẩm mỹ, khu biệt nó với những mối quan hệ chính trị, quan hệ đạo đức, quan hệ tôn giáo… Đặc tính này đồng thời được bộc lộ ở cả hai phía đối tượng thẩm mỹ và chủ đề thẩm mỹ.
      • Đối tượng thẩm mỹ phải là những hiện tượng toàn vẹn – cụ thể – cảm tính. Không thể xác lập được mối quan hệ thẩm mỹ một cách chung chung, trừu tượng.
      • Về phía chủ thể, giá trị thẩm mỹ được tiếp nhận một cách bao quát rộng rãi, không tập trung chỉ vào một thuộc tính hay phẩm chất nào đó của sự vật, hiện tượng hay quá trình ẩn chứa phẩm chất thẩm mỹ.
    • Tính tình cảm là đặc tính cảm của mối quan hệ thẩm mỹ.
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. Top 3

    Câu 3

    Câu hỏi: Chủ thể thẩm mỹ là gì? Nêu các hình thức tồn tại của chủ thể thẩm mỹ?


    Gợi ý trả lời:


    Khái niệm:

    • Chủ thể thẩm mỹ là chủ thể xã hội có khả năng hưởng thụ, sáng tạo và đánh giá thẩm mỹ. Cần phải nhấn mạnh tới tính xã hội của chủ thể thẩm mỹ. Vì rằng đã có những nhà khoa học nói tới bản năng “làm đẹp” không chỉ có ở loài người mà cả ở loài vật.

    Các hình thức tồn tại:

    • Nếu chấp nhận những kiểu khác nhau của chủ thể thẩm mỹ trong đời sống và trong nghệ thuật thì ta có thể xếp chủ thể thẩm mỹ vốn muôn hình vạn trạng và thiên biến vạn hóa vào các nhóm chính sau đây:
      • Nhóm thủ thể thưởng thức thẩm mỹ.
      • Nhóm thủ thể sáng tạo thẩm mỹ.
      • Nhóm thủ thể định hướng thẩm mỹ.
      • Nhóm thủ thể biểu hiện thẩm mỹ.
      • Nhóm thủ thể tổng hợp các năng lực thẩm mỹ.
    • Do chủ thể thẩm mỹ thường gắn với những phương tiện thẩm mỹ khác nhau, nên các nhà mỹ học thường dựa vào đây để chia thành những nhóm chủ thể thẩm mỹ biệu hiện riêng biệt.
      • Chủ thể biểu hiện đồng thời là phương tiện biểu hiện thẩm mỹ. Chẳng hạn các diễn viên điện ảnh, sân khấu và vũ đạo.
      • Chủ thể biểu hiện gắn với phương tiện biểu hiện là các nhạc cụ. Đó là các nhạc công.
      • Chủ thể biểu hiện gắn với các phương tiện biểu hiện là ngôn từ và âm nhạc như các nghệ sĩ ngâm thơ.

    Các phạm trù biểu hiện chủ thể thẩm mỹ:

    • Ý thức thẩm mỹ là một bộ phận của ý thức xã hội được biểu hiện dưới hình thức trực tiếp, cảm tính.
    • Cảm xúc thẩm mỹ là trạng thái rung động trực tiếp của con người trước các hiện tượng thẩm mỹ khách quan trong thiên nhiên, trong đời sống và trong nghệ thuật.
    • Thị hiếu thẩm mỹ là các sở thích tương đối ổn định của cá nhân hay cộng đồng về phương diện thẩm mỹ.
    • Quan điểm thẩm mỹ là một bộ phận hợp thành thế giới quan của cá nhân và xã hội.
    • Lý tưởng thẩm mỹ là hình ảnh mẫu mực cảm quan về sự hoàn thiện hoàn mỹ của cuộc sống và con người.
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. Top 4

    Câu 4

    Câu hỏi: Nghệ thuật là gì? Nêu đối tượng của nghệ thuật?


    Gợi ý trả lời:


    Khái niệm:

    • Theo nghĩa rộng nhất, nghệ thuật đồng nghĩa với tài nghệ. Không xa lạ với hoạt động nghệ thuật khi một vận động viên đạt tới một mức độ cao, điêu luyện trong bộ môn của mình. Người chứng kiến thường đưa ra những nhận xét tương tự như những đánh giá nghệ thuật đích thực.
    • Hẹp hơn và phổ biến hơn là người ta đưa ra khái niệm “nghệ thuật” để chỉ mọi hoạt động, mọi sản phẩm được sáng tạo theo qui luật của cái đẹp.
    • Nghĩa hẹp nhất, chặt chẽ nhất là chỉ hoạt động và thành phẩm sáng tạo của người nghệ sỹ. Ở đây lao động nghệ thuật mang tính đặc thù nhằm tạo ra tác phẩm nghệ thuật độc nhất vô nhị. Mọi định nghĩa về nghệ thuật trước nay hầu như đều xoay quanh ý nghĩa này của nghệ thuật.

    Đối tượng nghệ thuật:

    • Mỹ học duy tâm khách quan yêu cầu nghệ thuật hướng tới cái đẹp biểu hiện “ý niệm tuyệt đối” (Platon) hay “tinh thần vĩnh viễn” (Hegel), nghĩa là những yếu tố ở bên ngoài đời sống, ở bên trên con người như thần linh, thượng đế.
    • Mỹ học duy tâm chủ quan coi tinh thần chủ quan của nghệ sĩ là nơi khởi nguồn của nghệ thuật. Sáng tạo nghệ thuật theo họ là sự biểu hiện sự rực cháy của tinh thần chủ quan, là một hoạt động cá nhân, tự do và không vụ lợi (Kant). Hoàn toàn trái ngược với quan điểm mỹ học duy tâm, chủ quan cũng như khách quan, đối tượng nghệ thuật theo quan điểm mỹ học duy vật không chút siêu phàm, thần bí.
    • Con người là đối tượng được nghệ thuật đặc biệt coi trọng trở thành nguyên lý phổ biến, không chỉ đúng với nghệ thuật trong quá khứ mà còn mãi mãi đúng với nghệ thuật trong tương lai khi khoa học, kỹ thuật tiên tiến tạo ra những máy móc tinh vi dần dần thay thế cho con người. Việc hoài nghi vai trò chủ nhân của con người trong đời sống và trong nghệ thuật là đi ngược lại bản chất đích thực của nghệ thuật.
    • Con người với tư cách là đối tượng trung tâm, hàng đầu của nghệ thuật phải là con người đa diện. Cùng với con người hiện thực, con người hành động, con người xã hội, con người cộng đồng và con người khác thường, người nghệ sĩ cần coi trọng thêm tới con người siêu việt, con người tâm linh, con người tự nhiên, con người cá thể và con người đời thường - những phương diện mà trước đây vì những nguyên do khác nhau có lúc có nơi đã ít nhiều bị xem thường. Nói gì đi chăng nữa, cái nhìn phiến diện bản chất con người bao giờ cũng thiếu thực tế và không biện chứng.
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. Top 5

    Câu 5

    Câu hỏi: Nêu những khuynh hướng sai lầm trong phân chia các loại hình nghệ thuật và các cách phân loại nghệ thuật hiện đại?


    Gợi ý trả lời:


    Những khuynh hướng sai lầm trong phân chia các loại hình nghệ thuật bao gồm:

    • Đối lập các loại hình nghệ thuật:
      • Thật ra nghệ thuật không có thứ bậc cao thấp, sang hèn. Tính đa dạng của các loại hình nghệ thuật là để phù hợp với sự phong phú của hiện thực, sự độc đáo của cá tính sáng tạo và những nhu cầu thẩm mỹ khác nhau của công chúng. Sự giàu có của các loại hình nghệ thuật biểu hiện trạng thái giàu có của đời sống thẩm mỹ và nói riêng là của đời sống nghệ thuật. Đời sống văn hóa đạt đến trình độ phát triển không thể nghèo nàn và đơn điệu.
    • Đồng nhất các loại hình nghệ thuật:
      • Nên nhấn mạnh đến tính cực đoan trong quan niệm thẩm mỹ. Nghệ thuật có chỗ đứng cho mọi khuynh hướng, trào lưu. Cái đích chung của nghệ thuật là vì con người, sự tinh tế và giàu có trong đời sống tinh thần mà nói riêng là đời sống thẩm mỹ của con người và xã hội.

    Các cách phân loại nghệ thuật hiện đại:

    • Dựa vào đối tượng chủ yếu của sự phản ánh:
      • Nghệ thuật không gian là nghệ thuật tĩnh bao gồm hội họa, đồ họa, điêu khắc. Ở đây, hình tượng được xây dựng bằng những ấn tượng thị giác. Màu sắc, hình dáng, đường nét được đặc biệt coi trọng. Chúng có thế mạnh trong việc thể hiện sự vật ở thế đứng yên trong quan hệ mật thiết với môi trường chung quanh. Hình tượng tĩnh của nghệ thuật không gian dễ tạo nên cảm nghĩ sâu sắc và lắng đọng trong tâm trí của người cảm thụ.
      • Nghệ thuật thời gian là loại nghệ thuật động bao gồm âm nhạc, văn chương, múa. Chúng có sở trường trong việc diễn tả quá trình của tâm trạng và hành động. Tính hợp lý trong sự vận động và biến đổi luôn được xem trọng. Người thưởng thức có điều kiện hòa nhập vào dòng chảy của con người và cuộc đời, cảm nhận được đến tận cùng lẽ biến huyền vi của tạo vật.
    • Dựa vào tính chất chủ yếu của hình tượng:
      • Hội họa (truyền thống), điêu khắc, tự sự (văn chương) được coi là nghệ thuật tạo hình hay mô tả. Còn âm nhạc, kiến trúc, trữ tình (văn chương) được xem là nghệ thuật biểu hiện hay không mô tả.
      • Việc phân chia nghệ thuật tạo hình hay biểu hiện chỉ là ước lệ nhằm chú trọng tới kiểu loại chủ yếu trong tư duy sáng tạo hình tượng. Chẳng hạn, một tác phẩm âm nhạc (thanh nhạc cũng như khí nhạc) chủ yếu là nhằm diễn tả tư tưởng, tình cảm của nhạc sĩ trước cảnh trí thiên nhiên và đời sống xã hội. Trong khi đó, một tác phẩm điêu khắc (tượng tròn hoặc tượng nổi) lại chủ yếu hướng tới việc thể hiện hình thể, dáng dấp, hành động của con người.
    • Dựa vào phương thức thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ:
      • Nghệ thuật thị giác (hội họa, điêu khắc, kiến trúc)
      • Nghệ thuật thính giác (âm nhạc)
      • Nghệ thuật thính – thị giác (điện ảnh, sân khấu, vũ đạo).
    • Dựa vào chất liệu cơ bản để sáng tạo hình tượng:
      • Nghệ thuật sử dụng vật liệu tự nhiên như đá, gỗ, kim loại, sừng động vật… Ta thường gặp các chất liệu loại này trong điêu khắc, kiến trúc, nghệ thuật ứng dụng… Đặc điểm của cuộc sống và con người hiện đại là những nhu cầu vật chất cơ bản bước đầu được thỏa mãn, ý thức về vai trò của cảnh quan môi trường ngày một tăng. Vì thế, các tác phẩm nghệ thuật sử dụng các chất liệu tự nhiên càng có điều kiện phát triển rộng rãi, góp phần quan trọng vào việc thẩm mỹ hóa hoàn cảnh sống và làm việc của con người.
      • Nghệ thuật sử dụng ngôn từ: văn chương. Ngôn từ như là công cụ sáng tạo của nhà văn không hoàn toàn là ngôn ngữ, cũng không hoàn toàn là từ ngữ. Ngôn từ là lời nói đặc biệt được sử dụng với sức mạnh nghệ thuật cao nhất. Đó chính là một trong những cơ sở để phân biệt văn với văn chương – hình thái nghệ thuật ngôn từ.
      • Nghệ thuật sử dụng âm thanh: âm nhạc. Đây là một trong các loại hình nghệ thuật có lịch sử lâu đời nhất và mang tính dân tộc rõ rệt nhất. Âm nhạc có hai nhóm lớn: nhạc hát (thanh nhạc) và nhạc đàn (khí nhạc). Người ta cũng có thể phân chia theo quy mô dàn nhạc thành: độc tấu, hòa tấu, giao hưởng…
      • Nghệ thuật lấy chính con người làm chất liệu thể hiện (nghệ thuật diễn xuất và nghệ thuật trình diễn). Diễn viên, phương tiện chủ yếu trong sân khấu, điện ảnh, vũ đạo, ngâm thơ… có những yêu cầu sáng tạo riêng. Họ chịu sự quy định nghiêm ngặt của kịch bản văn chương, kịch bản dàn dựng, bài thơ… Họ đồng thời phải tuân thủ ý đồ nghệ thuật của đạo diễn. Song, sự đòi hỏi năng lực và phẩm chất nghệ sĩ ở họ cũng rất lớn. Nếu không đã không có những ngôi sao, siêu sao trên sàn diễn và màn bạc.
    • Dựa vào một số tiêu chí khác:
      • Dựa vào tiêu chí tính năng, người ta chia thành nghệ thuật thuần nhất (hay nghệ thuật đơn tính) và nghệ thuật ứng dụng (hay nghệ thuật lưỡng tính). Xã hội càng văn minh, nghệ thuật ứng dụng càng phát triển. Ở nghệ thuật ứng dụng, tính năng lợi ích và tính năng thẩm mỹ gắn bó với nhau, trong đó cái đầu chi phối quyết định cái sau. Nghệ thuật thuần nhất cũng thường có cả mặt thực dụng. Chẳng hạn trong âm nhạc có cả nhạc nhảy, nhạc nghi lễ, nhạc hành quân…
      • Dựa vào sự lệ thuộc lẫn nhau, ta có loại nghệ thuật có trước và loại nghệ thuật có sau. Nghệ thuật biên kịch, âm nhạc, kịch bản điện ảnh, kịch bản múa… là nghệ thuật có trước. Sân khấu, biểu diễn âm nhạc, điện ảnh, biểu diễn múa… là nghệ thuật có sau.
      • Dựa vào tính chất của sự tồn tại, người ta chia thành hai loại: nghệ thuật độc lập và nghệ thuật tổng hợp. Có loại hình nghệ thuật được tổng hợp từ hai yếu tố như ca khúc (âm nhạc và văn chương), vũ đạo (múa và nhạc). Lại có nghệ thuật tổng hợp nhiều phương tiện của các loại hình khác nhau như sân khấu, điện ảnh…
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |