Top 5 Câu hỏi thường gặp nhất của môn Chủ nghĩa xã hội khoa học
Việc ôn tập các môn học về khoa học xã hội theo chương trình đại cương tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp khiến nhiều bạn sinh viên băn ... xem thêm...khoăn, lo lắng bởi sự lúng túng trong việc xác định các nội dung trọng tâm kiến thức cũng như các trả lời các câu hỏi tự luận sao cho chính xác và đầy đủ. Vậy nên rất nhiều lượt tìm kiếm về chủ đề những câu hỏi thường gặp nhất của môn Chủ nghĩa xã hội khoa học được các bạn sinh viên quan tâm. Trong bài viết này Toplist xin đưa ra một số gợi ý cho bạn về vấn đề trên.
-
Câu hỏi: Hãy trình bày những điều kiện và tiền đề khách quan ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.
Gợi ý trả lời:
Điều kiện về kinh tế xã hội:
- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng, mặt khác nó cũng bộc lộ những mâu thuẫn vốn có của nó, đó là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất xã hội hoá cao với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất.
- Giai cấp công nhân đã trưởng thành và bước lên vũ đài chính trị với tư cách là một lực lượng xã hội độc lập trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản. Tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa:
- 1831 - 1834: phong trào công nhân dệt của thợ dệt Li-ông ở Pháp
- 1838 - 1848: phong trào hiến chương ở Anh
- 1844: phong trào công nhân dệt Xi-lê-di ở Đức
- Những cuộc đấu tranh này tuy có phát triển về số lượng và chất lượng nhưng cuối cùng đều thất bại. Từ sự thất bại đó đặt ra yêu cầu phải có lý luận cách mạng khoa học dẫn đường.
Tiền đề văn hoá tư tưởng:
- Đầu thế kỷ XIX có 3 phát minh khoa học lớn:
- Thuyết tiến hoá của Đác-uyn
- Thuyết tế bào của S.Vác và S.Lây-đen
- Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượn của Lô-mô-nô-xốp
- Đã chỉ rõ quan niệm sai lầm của chủ nghĩa duy tâm và phương pháp luận siêu hình, khẳng định tính đúng đắn của chủ nghĩa duy vật và phương pháp luận biện chứng mà C.Mác và Ăngghen đang xây dựng.
- Khoa học xã hội cũng đạt được những thành tựu rực rỡ trên tất cả các lĩnh vực.
- Triết học cổ điển Đức với phép biện chứng của Hêghen, chủ nghĩa duy vật của Phoiơbách;
- Kinh tế chính trị học cổ điển Anh với hai nhà kinh tế chính trị là Ađam Smít đã để lại cho chủ nghĩa Mác lý luận về giá trị lao động, còn Ri-các-đô đã để lại cho chủ nghĩa Mác lí luận về địa tô chênh lệch. Mác đã tiếp thu lý luận trên xây dựng lên học thuyết giá trị thặng dư.
- Sự phát triển rực rỡ của chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán với các đại biểu suất sắc Xanh-xi-mông, Rô-bớt Ôwen, Sác-lơ Phu-ri-ê.
- Những thành tựu đó đã được Mác và Ăngghen kế thừa một cách có chọn lọc trong quá trình sáng lập chủ nghĩa Mác. Những thành tựu đó cũng được thừa nhận là ba nguồn gốc lý luận của ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác
-
Câu hỏi: Hãy nêu nguyên nhân, điều kiện khách quan, chủ quan, mục tiêu, động lực của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Gợi ý trả lời:
Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng thay thế chế độ cũ nhất là chế độ tư bản chủ nghĩa bằng chế độ xã hội chủ nghĩa, trong cuộc cách mạng đó, giai cấp công nhân là người lãnh đạo và cùng với quần chúng nhân dân lao động khác xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
- Nghĩa hẹp: kết thúc bằng việc giai cấp công nhân cùng với quần chúng nhân dân lao động giành được chính quyền, thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản.
- Nghĩa rộng: cách mạng xã hội chủ nghĩa là quá trình cải biến một cách toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng... để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là cộng sản chủ nghĩa.
Nguyên nhân của cách mạng xã hội chủ nghĩa:
- Quan hệ sản xuất không còn phù hợp với lực lượng sản xuất
- Biểu hiện: mâu thuẫn trong lĩnh vực kinh tế khi mà tính tổ chức, kỷ luật trong mỗi doanh nghiệp ngày càng tăng với tính vô tổ chức của toàn xã hội do tính cạnh tranh của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa gây ra.
- Sản xuất đình trệ, làm công nhân không có việc làm nên buộc họ phải đứng lên đấu tranh.
Điều kiện khách quan và chủ quan của cách mạng xã hội chủ nghĩa:
- Khách quan:
- Mâu thuẫn gay gắt giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội
- Mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc và các nước thuộc địa
- Mâu thuẫn gay gắt giữa giai cấp tư sản và giai cấp tư sản, Giai cấp công nhân nhận ra họ chỉ là đồ vật, tài sản của giai cấpvô sản và công nhân trở thành kẻ thù của giai cấp tư sản.
- Chủ quan:
- Giai cấp công nhân đã trưởng thành, nhận thức được sứ mệnh lịch sử của mình lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân phù hợp với lợi ích của đông đảo quần chúng nhân dân lao động với sự soi sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin giai cấp công nhân.
- Nhận ra rằng cần xây dựng một chính đảng thực sự cách mạng, có khả năng tập hợp quần chúng nhân dân lao động, huy động sức mạnh của họ vào cuộc đấu tranh lật đổ Chủ nghĩa Tư Bản xây dựng xã hội chủ nghĩa
Mục tiêu và động lực của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa:
- Mục tiêu:
- Giải phóng con người, giải phóng xã hội
- Mục tiêu giai đoạn 1: giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động
- Mục tiêu giai đoạn 2: xoá bỏ mọi chế độ người bóc lột người, nhằm đưa lại đời sống ấm no cho toàn dân. Khi mà xoá bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng bị xoá bỏ.
- Động lực:
- Động lực thúc đẩy quan trọng nhất là sự tham gia của giai cấp công nhân và vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản với tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác-Lênin soi đường.
- Liên minh vững chắc giữa giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức.
- Đồng tình ủng hộ của giai cấp nông dân
- Đồng tình ủng hộ của tầng lớp trí thức
-
Câu hỏi: Nêu nội dung của liên minh giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Gợi ý trả lời:
Đặc điểm của giai cấp công nhân, nông dân, trí thức trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:
- Giai cấp công nhân Việt Nam có đầy đủ đặc điểm của giai cấp công nhân hiện đại ngoài ra còn có đặc điểm riêng là ra đời từ rất sớm (trước khi giai cấp tư sản ra đời) vì thế giành quyền lãnh đạo ngay từ khi ra đời chính đảng của mình.
- Đặc điểm này củng cố vững chắc cho vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Phần lớn giai cấp công nhân xuất thân từ nông dân vì vậy đã xuất hiện mối liên minh tự nhiên giữa hai giai cấp.
- Giai cấp nông dân Việt Nam có hai mặt:
- Một mặt là người lao động
- Mặt khác là người tư hữu một lượng rất ít tư liệu sản xuất, nhưng họ không dùng sự tư hữu đó để đi bóc lột, áp bức giai cấp khác. Không có hệ tư tưởng riêng mà bị quy định, chi phối bởi hệ tư tưởng của giai cấp công
nhân. Trình độ nhận thức còn hạn chế. Lao động trực tiếp trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp. - Tầng lớp trí thức Việt Nam: Trình độ nhận thức cao, am hiểu các lĩnh vực xã hội. Không có hệ tư tưởng riêng vì không có phương thức sản xuất. Nhưng họ có khả năng xây dựng các hệ tư tưởng, lý luận cho giai cấp công nhân. Xuất thân từ nông dân, công dân nên có mối quan hệ gắn bó.
Nội dung của liên minh công nông nông dân trí thức trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:
- Nội dung chính trị xã hội:
- Trong các chế độ xã hội cũ khi chưa có giai cấp công nhân, thì giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức không có hệ tư tưởng riêng mà chịu sự chi phối bởi hệ tư tưởng của giai cấp thống trị. Hệ tư tưởng của Liên minh giai cấp công nhân nông dân và trí thức không phải là sự dung hoà 3 hệ tư tưởng khác nhau mà thống nhất theo hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, để đảm bảo vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân với đội tiên phong của nó là Đảng Cộng Sản Việt Nam. Thông qua đó thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc. Phát huy sức mạnh cao độ của quần chúng nhân dân mà nòng cốt là giai cấp công nhân, nông dân và trí thức.
- Giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức cùng có mục tiêu và lợi ích chính trị chung nhất là xoá bỏ chế độ tư hữu, áp bức bóc lột xây dựng xã hội công bằng dân chủ văn minh.
- Nội dung chính trị của liên minh không tách rời nội dung phương thức đổi mới hệ thống chính trị trên phạm vi cả nước.
- Nội dung kinh tế:
- Đây là nội dung cơ bản có ý nghĩa quyết định nhất, là cơ sở vật chất kỹ thuật cho liên minh trong thời kỳ quá độ.
- Liên minh kinh tết nhằm thoả mãn nhu cầu lợi ích của giai cấp công nhân,nông dân, tầng lớp trí thức. Là cơ sở để thực hiện tốt các liên minh trên những lĩnh vực khác, có ý nghĩa quyết định cho thắng lợi của chủ nghĩa xã hội thực hiện phát triển kinh tế ổn định biểu hiện qua các quan hệ kinh tế khác nhau: quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp, quan hệ kinh tế giữa nhà nước với nông dân trong sản xuất, lưu thông hàng hoá bằng chính sách giá cả, đầu tư, thuế. Liên minh kinh tế làm các ngành sản xuất vật chất gắn bó chặt chẽ với nghiên cứu khoa học.
- Nội dung tư tưởng văn hoá:
- Xây dựng nền văn hoá chuẩn mực cho xã hội theo lập trường của giai cấp công nhân.
- Có chính sách khuyến nông, xoá đói giảm nghèo cho nông dân. Quan tâm sâu sắc đến đời sống của những gia đình chính sách, người già cô đơn. Có những chế độ phù hợp với thương binh liệt sĩ.
- Khuyến khích tầng lớp trí thức sáng tạo bằng cách thi hành các luật về sở hữu trí tuệ, luật bản quyền.
-
Câu hỏi: Trình bày bản chất, nguồn gốc, tính chất của tôn giáo. Nêu chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nước ta hiện nay.
Gợi ý câu hỏi:
Bản chất hướng con người đến niềm hạnh phúc hư ảo, làm nhụt ý chí phấn đấu hiện tượng tiêu cực của xã hội phản ánh sự nghèo nàn của xã hội đồng thời phản kháng lại sự nghèo nàn đó đối lập với thế giới khách quan của chủ nghĩa Mác-Lênin về tôn giáo là một hiện tượng xã hội, văn hoá, lịch sử; một lực lượng xã hội trần thế.
Nguồn gốc:
- Nguồn gốc kinh tế xã hội sự yếu kém của lực lượng sản xuất, bất lực trước sự áp bức bóc lột của giai cấp thống trị,
thất vọng với hiện thực, may rủi trong đời sống. - Nguồn gốc nhận thức:
- Những hiện tượng khoa học chưa giải thích được dễ bị thay thế bởi tôn giáo.
- Khái quát hoá, tuyệt đối hoá sự vật hiện tượng làm sự vật hiện tượng đó trở nên thần thánh hoá xa rời thực tế.
- Nguồn gốc tâm lý sợ hãi trước thế lực mù quáng của tư bản nhu cầu thể hiện tình cảm, lòng biết ơn, sự ngưỡng mộ trong quan hệ giữa con người với con người, con người với tự nhiên.
Tính chất:
- Tính lịch sử chỉ xuất hiện khi con người đạt đến một trình độ tư duy trừu tượng nhất định:
- Thời đại thay đổi thì tôn giáo cũng thay đổi đề phù hợp với các quy luật, tính chất mới
- Tôn giáo sẽ mất đi khi con người nhận thức rõ mọi sự vật hiện tượng tự nhiên
- Tính quần chúng: Từ 1/2 đến 1/3 dân số thế giới theo tôn giáo vì tôn giáo hướng con người đến chân - thiện - mỹ, địa điểm tôn giáo còn là nơi sinh hoạt văn hoá tinh thần, là nơi thể hiện khát vọng xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn
- Tính chính trị:
- Tính chính trị chỉ xuất hiện trong tôn giáo khi xã hội có sự phân chia giai cấp
- Các thế lực khác nhau trong xã hội lợi dụng tôn giáo thực hiện mục tiêu chính trị của mình
- Không chỉ bó hẹp trong địa phương, 1 quốc gia mà tôn giáo đã mở rộng phạm vi ảnh hưởng ra toàn thế giới, các tôn giáo lớn có tổ chức chặt chẽ phân bố trên toàn thế giới, không chỉ tác động đến ý thức, tư tưởng mà còn tác động đến kinh tế, xã hội
Chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nước ta:
- Đặc điểm tôn giáo ở nước ta hiện nay có 6 tôn giáo lớn: Phật giáo, Hồi giáo, Hoà hảo, Tin lành, Công giáo, Đạo cao đài con em đồng bào tôn giáo có đóng góp to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân
tộc và công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước. - Phần lớn những nơi có cộng đồng tôn giáo sinh hoạt thường có tình hình ổn định.
- Hiện nay, số lượng người theo đạo tăng, nhiều đình chùa miếu mạo được trùng tu hoặc xây dựng lại do nhận được sự quan tâm của Đảng và nhà nước nhưng xuất hiện hiện tượng lợi dụng tôn giáo để tuyên truyền mê tín dị đoan, và chống phá nhà nước xã hội chủ nghĩa.
- Chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nước ta tự do theo hoặc không theo một tôn giáo nào trên cơ sở pháp luật; tăng cường đoàn kết giữa các tôn giáo, xây dựng cuộc sống tốt đời đẹp đạo, hướng các chức sắc tôn giáo hoạt động tôn giáo theo đúng pháp luật; làm các giáo hội ngày càng gắn bó với dân tộc và sự nghiệp cách mạng toàn dân; chống lại mọi hiện tượng mê tín dị đoan, lợi dụng tôn giáo để chống phá xã hội chủ nghĩa; các quan hệ quốc tế giữa các tôn giáo trong và ngoài nước phải tuân theo quy định
chung về chính sách đối ngoại của đảng và nhà nước đề ra
- Nguồn gốc kinh tế xã hội sự yếu kém của lực lượng sản xuất, bất lực trước sự áp bức bóc lột của giai cấp thống trị,
-
Câu hỏi: Nêu nguyên nhân của cách mạng xã hội chủ nghĩa?
Gợi ý trả lời:
Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng nhằm thay thế chế độ tư bản chủ nghĩa bằng chế độ xã hội chủ nghĩa; trong cuộc cách mạng đó, giai cấp công nhân là người lãnh đạo và cùng với quần chúng nhân dân lao động khác xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Theo nghĩa hẹp, cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng chính trị, kết thúc bằng việc giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền, thiết lập được nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
- Theo nghĩa rộng, cách mạng xã hội chủ nghĩa gồm hai giai đoạn; giai đoạn giai cấp công nhân giành chính quyền, tổ chức thành giai cấp thống trị và giai đoạn giai cấp công nhân sử dụng chính quyền của mình để cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Nguyên nhân của cách mạng xã hội chủ nghĩa:
- Cũng như mọi cuộc cách mạng diễn ra trong lịch sử, cách mạng xã hội chủ nghĩa là kết quả tất yếu của việc giải quyết mâu thuẫn đối kháng trong lòng chủ nghĩa tư bản:
- Dưới chủ nghĩa tư bản, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, lực lượng sản xuất đã đạt tới trình độ xã hội hoá ngày càng cao làm cho quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất trở nên lạc hậu, lỗi thời, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Điều này đặt ra đòi hỏi phải tiến hành một cuộc cách mạng xã hội để xoá bỏ quan hệ sản xuất lỗi thời, thay thế bằng quan hệ sản xuất mới, mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển.
- Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong xã hội tư bản chủ nghĩa được biểu hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản. Mâu thuẫn này cũng phát triển ngày càng gay gắt và là mâu thuẫn đối kháng không thể điều hoà, nó chỉ có thể được giải quyết bằng một cuộc cách mạng xã hội Ờ cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Tuy nhiên, những mâu thuẫn đó tự nó không dẫn đến cách mạng mà cách mạng xã hội chủ nghĩa muốn nổ ra giai cấp công nhân cần phải nhận thức được sứ mệnh lịch sử của mình, biết nắm bắt tình thế, thời cơ cách mạng để tổ chức tiến hành cách mạng. Cách mạng xã hội chủ nghĩa không diễn ra tự phát, mà là kết quả của quá trình đấu tranh tự giác, lâu dài, gian khổ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động chống lại sự thống trị của giai cấp tư sản, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
Hồng Trang 2021-11-29 23:21:04
Khá hayLinh Lập 2021-11-29 23:33:23
Cảm ơn bạn! :D