Top 5 Câu chuyện giáo dục nhân cách cho con thành người có đức có tài
Nuôi dạy con cái là vấn đề cha mẹ luôn ưu tiên tìm hiểu chỉ mong con mình sau này lớn lên sẽ trở thành người có đức có tài. Con trẻ ngay thơ lắm, mọi điều con ... xem thêm...có thể học vậy làm thế nào để con có thể biết được điều con học là tốt cho chính con và hạn chế được những vấn đề xấu đến với con là điều cha mẹ cần và bắt buộc phải thực hiện để giúp con mình. Hãy thử xem, kể cho con nghe những câu chuyện giáo dục nhân cách cho con thành người có đức có tài để con nhớ và nhớ lâu hơn so với những lời dạy cứng nhắc.
-
Một cậu bé 2 tuổi chạy chơi bất cẩn đụng vào bàn và con đã òa khóc vì quá đau. Mẹ cậu bé xót con lắm nhưng lại đến bên chiếc bàn và hỏi nhẹ:
"Cái bàn à, là ai đụng bàn đau thế? Sao khóc lóc thương tâm thế kia?"
Thấy mẹ hỏi cái bàn như thế cậu bé nín khóc và đến bên cạnh nhìn. Mẹ cậu bé vờ như không thấy con khóc và hỏi cậu:
"Là ai vậy? Là ai đã đụng chiếc bàn?"
Cậu bé trả lời mẹ:
"Con, mẹ ơi, là con đụng!"
"Vậy con hãy nghiêng mình và nói xin lỗi bàn đi nào"
Cậu bé ngoan ngoãn: "Xin lỗi"
Dù cho con đau cỡ nào đi nữa thì con đã đụng vào bàn thì con là người có lỗi, con đau thì bàn cũng đau. Sau này cũng thế, con và bạn cùng đụng vào nhau hãy xin lỗi bạn vì con đã làm bạn đau, như thế mới là cậu bé trách nhiệm.
-
Có cậu con trai chập chững đi, dãn con trai đi dạo trên cầu của một con sông và ông bố nhận ra rằng con mình rất thích thú với cảnh xung quanh. Bỗng cậu bé reo lên:
"Ba ơi, con sông đẹp quá, con muốn nhảy xuống bơi"
Ông bố bàng hoàng ngạc nhiên, biết rằng hành động nhảy xuống bơi là nguy hiểm và cần nhắc nhở con không được làm như thế nhưng ông bố đã bình tĩnh và nhẹ nhàng nói với cậu bé:
“Được thôi, ba sẽ cùng con nhảy xuống. Nhưng chúng ta hãy về nhà trước đã, thay quần áo một chút”
Vậy là 2 bố con dắt tay nhau về nhà cùng nhau thay áo quần trong niềm háo hức của con trai muốn ra lại chiếc cầu và được bơi trong con sông cuồn cuộn nước ban nãy.
Sau khi thay áo quần xong anh cho con xem chậu nước mình đã chuẩn bị và nói với con rằng:
“Con trai, xuống nước bơi cần phải vùi đầu vào trong nước, điều này con không hiểu sao?”
Cậu bé gật đầu đồng ý với cha mình, nhìn thấy vậy ông bố nói tiếp
“Vậy thì bây giờ chúng ta hãy tập luyện một chút, xem thử con có thể vùi đầu vào nước được bao lâu” Nghe vậy cậu bé vô cùng hào hứng và chuẩn bị thực hiện.
Anh nói với con, nín thở vùi đầu vào nước bố sẽ bấm giờ để xem thời gian con làm được là bao lâu. Hai bố con bắt đầu và kết quả cậu bé chỉ có thể vùi đầu vào nước 10 giây.
Cậu bé nói với bố mình “Ba ơi, sặc nước rồi, khó chịu thật”
Anh vẫn nhẹ nhàng, điềm tĩnh và nói với con:
“Vậy sao con? Nếu bây giờ con nhảy xuống sông, có thể sẽ làm con khó chịu hơn nhiều đấy, vì sông rất to và rộng con sẽ phải vùi đầu vào nước lâu hơn ” Cậu bé nghe vậy liền suy nghĩ và nói:
“Ba ơi, chúng ta có thể không đi nhảy xuống nước nữa được không?” Cậu bé đã ý thức được khó khăn của mình khi nhảy xuống sông và bố cậu đã đồng ý với cậu.
“Được thôi, không đi thì không đi”
Chúng ta hãy phân tích cho con hiểu mọi vấn đề đều tồn tại sự nguy hiểm và con chúng ta cần phải hiểu để không còn bốc đồng gây nguy hiểm cho chính mình.
-
Những đứa trẻ xung quanh chúng ta luôn có một sở thích đặc biệt với thức ăn nhanh như gà rán của KFC, Lotte,... Và có một câu chuyện giữa 2 bố con với sự lựa chọn làm anh hùng hay cẩu hùng.
"Bố ơi, con muốn ăn KFC" Cậu bé vừa nói vừa thèm thuồng nuốt nước miếng vào trong liên tục. Nhìn thấy con thèm như thế ông bố vẫn kiềm lòng và nói chuyện cùng con.
"Thèm lắm sao, chúng ta vào ăn nhé! Nhưng con trai, một người muốn ăn là ăn ngay gọi là “cẩu hùng” (gấu chó), thèm ăn mà có thể không ăn, thì gọi là anh hùng"
"Con trai, con muốn làm anh hùng hay cẩu hùng đây?"
Cậu bé nhanh nhảu đáp:
“Ba, con đương nhiên muốn làm anh hùng”
Nghe con nói vậy, ông bố liền hỏi lại:
“Tốt, vậy anh hùng khi muốn ăn KFC sẽ làm thế nào?”
Cậu bé rất kiên định và trả lời bố mình:
"Anh hùng có thể không ăn KFC, mình về thôi bố"
Cậu bé dù còn rất thèm hương thơm của miếng gà rán nhưng cậu đã cố gắng kiềm chế để mình không phải làm cẩu hùng và từ đó về sau cậu đã tập được cho mình tính khắc chế, không dễ dàng bị cám dỗ.
-
Gia đình nọ có ông bố rất chiều con gái, cô gái ấy lại rất nhanh nhẹn. Một hôm ở trường cô bảo với các bạn của mình rằng cuối tuần sẽ mời các bạn đến nhà mình chơi để được ăn món ăn của mẹ xinh đẹp nấu bởi mẹ cô bé nấu ăn rất ngon.
Nhưng cuối cùng cô bé không nói gì với mẹ và quên đi lời hứa, cô bé bảo với bạn mình rằng:
"tớ chỉ nói vậy, không cần các cậu phải tin mà".
Bạn của cô bé buồn và khóc vì không thể ép cô bé giữ lời khi cô bé không muốn. Các vị phụ huynh kể chuyện cho mẹ cô bé nghe và mẹ xinh đẹp rất tức giận. Mẹ cô bé liền bảo bé không ngoan, bảo bố đã quá chiều bé.
Hôm nọ bố bảo cuối tuần cả nhà đi công viên chơi, bé rất hào hứng, cuối tuần dậy sớm cả nhà ăn mặc xinh xắn và chỉnh chu chờ bố dẫn đi công viên. Nhưng chờ khá lâu, bố bé bước xuống với bộ đồ ngủ ở nhà, bé liền bảo:
"Sao bố vẫn chưa thay áo quần, con và mẹ đã chuẩn bị xong và chờ bố rất lâu đấy"
Ông bố vẫn nhẹ nhàng bảo:
"Bố nói vậy lúc có hứng thôi, bây giờ bố tự dưng không muốn đi nữa, mình ở nhà nhé!"
Cô bé liền chất vấn:
"Bố đã hứa và con đã chuẩn bị tất cả rồi mà"
"Bố hứa nhưng cũng có thể quên mà, con đã bảo thế còn gì"
Cô bé rất khó chịu nhưng nghĩ lại mình đã nói thế với Hân và Gia Nghi vì vậy không thể nói gì. Cô bé đã lên nhà và gọi điện xin lỗi bạn mình:
"Xin lỗi cậu, cảm giác khi bị thất hứa thật khó chịu, cuối tuần sau tớ mời các cậu đến nhà chơi và sẽ nhờ mẹ xinh đẹp nấu nhiều món ngon bù cho các cậu nhé!"
Bố và mẹ cô bé nhìn nhau, khi con mình đã biết nhận sai và biết được cách đặt mình vào lập trường của người khác cũng như giữ lời hứa khi đã hứa.
-
Một hôm nọ thấy con mình đứng khóc và không hiểu đang xảy ra chuyện gì. Bố cậu bé đã hỏi con mình:
“Sao vậy, chỗ nào không khỏe hả con?”
Cậu bé nghe bố hỏi và trả lời:
“Không có ạ!”
Ông bố ngạc nhiên và hỏi lại:
“Vậy sao con lại khóc?”
Cậu bé bảo: "Con chỉ muốn khóc thôi"
Ông bố đã hiểu được tình huống và vảo với con rằng:
"Được thôi, con muốn khóc hãy khóc nhưng hãy khóc ở không gian con không thể làm phiền ai trong nhà mình, làm như thế sẽ tôn trọng mọi người hơn" Nói xong ông bố dắt con vào phòng rửa tay và bảo:
"Khóc xong hãy gõ cửa"
Sau 2 phút cậu bé liền gõ cửa, bố cạu bảo cậu hãy ra ngoài.
Kể từ đó về sau cậu bé đã không còn mượn cớ trút giận lên người khác.