Top 7 câu chuyện chống chọi với thảm họa ở Nhật 7 năm trước

Phương Trinh 98 0 Báo lỗi

Vậy là đã 7 năm trôi qua kể từ ngày trận động đất kinh hoàng ngoài khơi Thái Bình Dương gây ra thảm họa kép cho đất nước Nhật Bản. Bên cạnh sự mất mác, thương ... xem thêm...

  1. Trong khi đang lái xe để cảnh báo người dân về sóng thần, Toshinobu Oikawa phát hiện cơn sóng thần còn cách 3 km. Trận động đất vừa mới qua đi, anh và các đồng nghiệp trong chính quyền địa phương ở tỉnh Miyagi đang đi tới những làng bị cắt điện.

    “Tôi thấy bọt trắng xóa trên đỉnh của con sóng cao cơn cả rừng thông”, và rừng thông đó cao 20 m, Oikawa nói với tác giả Richard Lloyd Parry, tác giả cuốn sách “Hồn ma trận sóng thần” về thảm họa năm 2011 ở Nhật Bản.
    Sóng thần sớm tràn qua đê và “chảy xuống mạnh như một cái thác”, Oikawa kể lại. Oikawa và đồng nghiệp chạy bộ tới con dốc đi lên đồi, chỉ trước cơn sóng dữ vài giây. Nhưng một người bị kẹt trong xe và không ai tìm thấy ông nữa.

    Họ quay đầu xe, tiếp tục gào thét vào chiếc loa “Siêu sóng thần đang đến! Hãy sơ tán lên cao!”.

    Từ trên đồi, họ chứng kiến toàn bộ cảnh sóng thần nhấn chìm tất cả - một cảnh tượng có thể nói là kinh hoàng. Thậm chí, những cây thông dài 20m còn bị sóng cuốn đập nát nhà cửa, bao gồm nhà của Yukinori Sato. “Ông ấy chứng kiến nhà mình bị cuốn đi. Cha mẹ, con gái, cháu gái đang ở trong đó. Ông đã hét lên ‘nhà tôi, nhà tôi’”, Oikawa nói.

    Waichi Nagano nghe được nhưng đã bỏ qua cảnh báo từ loa của Oikawa. Chỉ khi vợ ông chỉ cho ông sóng thần đã tràn qua đê cách nhà 600 m, đập nát các tòa nhà trên đường đi, ông mới vội vàng gọi con gái và cháu gái ở trong nhà.

    4 người nhảy lên xe và chạy lên đồi thoát nạn và sóng thần tràn tới chỉ cách họ vài giây. Chỉ 1 phút trước thôi, Nagano còn đang dọn nhà nhưng giờ đây, trước mắt ông là nhà cửa, ruộng lúa và làng mạc chìm trong nước, những tải sản của tổ tiên suốt 5 thế hệ. “Đó như là địa ngục, như đang nằm mơ vậy”, Nagano nói.

    Mỗi người Nhật ở bờ biển phía đông mô tả sóng thần năm 2011 khác nhau: "như những dòng thác mạnh tràn qua bờ đê, hoặc như cơn lũ quét, tóm lấy chân, quật ngã nạn nhân", tác giả Parry viết trong cuốn sách của mình.

    Nó không giống chút nào so với con sóng màu xanh nước biển trong bức họa in khung gỗ kinh điển của họa sĩ Hokusai. Nó vô cùng đáng sợ, như “cả đại dương đứng bật dậy, vừa gào thét vừa lao về phía bạn”, tác giả Parry viết.

    Ghê rợn hơn cả là thứ âm thanh tạo ra khi sóng thần “gặm nát cả thế giới của con người, tiếng cọ xát, gãy vụn của gỗ, bê tông, gạch và kim loại”.

    Sóng thần đánh vào bờ biển Minamisoma ở tỉnh Fukushima ngày 11/3/2011. Ảnh: AFP.
    Sóng thần đánh vào bờ biển Minamisoma ở tỉnh Fukushima ngày 11/3/2011. Ảnh: AFP.
    Sóng thần cuốn trôi xe cộ và một nhà kho ở tỉnh Miyagi. Ảnh: AP.
    Sóng thần cuốn trôi xe cộ và một nhà kho ở tỉnh Miyagi. Ảnh: AP.

  2. Teruo Konno hiểu rõ sự cuồng nộ của sóng thần. Anh đã bị sóng cuốn đi nhưng rất may mắn, anh đã thoát khỏi tay thần chết.

    Khi sóng thần kéo đến, Konno đang làm việc trong trụ sở chính quyền tỉnh Miyagi. Trong khoảng thời gian chỉ vài giây, mọi người bị nước cuốn trôi. Konno miêu tả trải nghiệm đó “như ở trong một chiếc máy giặt”. Nước rất lạnh, hung dữ, làm anh tê liệt. Anh bị ném xuống, chạm nền xi măng của sân đỗ xe bên ngoài trụ sở, nay đã trở thành đáy biển.

    “Đúng như người ta nói, trong đầu hình dung khuôn mặt gia đình, bạn bè”, Konno nói với tác giả Parry. “Tôi đã nghĩ ‘hết rồi, hãy thứ lỗi cho tôi’. Cảm giác đó khác với sợ hãi. Tôi thấy có lỗi, nuối tiếc vô cùng”.

    Khi một cơn sóng thần tạm thời rút, anh bị cuốn về phía biển. Các địa danh quen thuộc bay vụt trước mắt.

    Konno sớm mất nhận thức về thời gian. Dường như cả thế giới bị tuyệt chủng bởi sóng thần và một mình anh sống sót. Cứu mạng anh là mảng tường gỗ 1m x 2m của một căn nhà, vì nếu bám vào một vật thiếu chắc chắn, anh sẽ kiệt sức mà chết, theo tác giả của cuốn sách “Hồn ma trận sóng thần”.

    Các cơn sóng tiếp theo khiến Konno bất tỉnh và đẩy anh về phía sông. Khi tỉnh dậy, anh thấy mình bên cạnh một nóc nhà, và anh đã leo lên.

    Ở đây anh gặp điều đáng sợ nhất – cái lạnh thấu xương. “Gió thổi mạnh, đầy tuyết. Áo sơ mi của tôi ướt đẫm. Không có áo khoác, không có giày, tôi lạnh run bần bật … Tôi mất dần cảm giác. Tôi chỉ biết đếm cho tới khi sóng thần đổi hướng và lại cuốn tôi ra ngoài biển”.

    Đếm đến 160, nóc nhà của anh bị cuốn đi. May mắn cho Konno, anh nghe thấy ai đó hô to: “Bám chắc vào!” Đó là bà Mitsuko Suzuki, một người bạn. Nhà của bà ở dải đất cao, và nước không ngập lên tầng 2.

    Như một phép màu, nóc nhà của Konno dạt về phía nhà của bà Suzuki. “Teruo! Trèo lên đi”, bà nói.

    Konno đã kiệt sức hoàn toàn. Tuy nhiên, khi sóng mạnh trở lại và kéo nóc nhà đi, Konno biết đây là cơ hội cuối cùng. Anh vươn tới, vướng vào những dây điện. Anh nắm chặt để bơi vào nhà bà Suzuki qua cửa tầng 1. Anh không nhớ gì nữa.

    Konno đã không chết đuối trong 2 tiếng rưỡi dưới nước. Nhưng sau khi lên tầng 2, anh đã suýt chết vì hạ thân nhiệt. Bà Suzuki kể lại anh đã trở nên lú lẫn, lục tủ quần áo, đập vỡ đồ dùng, tuy nhiên người giáo viên về hưu này đã cứu sống anh.

    Ở Nhật Bản, động đất xảy ra thường xuyên, và các cơn địa chấn nhỏ xảy ra cứ mỗi 5 phút. Một số trận có thể cảm nhận rõ ràng, một số khác hòa lẫn vào tiếng ồn thành phố, không khác gì khoan đường, xe tải chạy qua hay tiếng tàu tiện ngầm.

    Các chuyên gia cho rằng, thủ đô Tokyo trong những năm tới sẽ hứng chịu một trận động đất đủ mạnh để phá hủy và gây hỏa hoạn trên diện rộng, làm chết hàng chục nghìn người. “Điều đầu tiên bạn được dạy khi chuyển tới sống ở Tokyo là thành phố này sắp bị phá hủy”, tác giả Parry viết trong cuốn “Hồn ma trận sóng thần''.

    Một phóng viên bị sóng thần cuốn trôi khi đang tác nghiệp. Ông đã thoát chết nhờ bám vào một sợi dây và trèo lên một đống than. Ảnh: Reuters.
    Một phóng viên bị sóng thần cuốn trôi khi đang tác nghiệp. Ông đã thoát chết nhờ bám vào một sợi dây và trèo lên một đống than. Ảnh: Reuters.
    Xoáy nước hình thành ở ngoài khơi tỉnh Ibaraki ngày 11/3/2011. Ảnh: Reuters.
    Xoáy nước hình thành ở ngoài khơi tỉnh Ibaraki ngày 11/3/2011. Ảnh: Reuters.
  3. Sau năm 2011, một nghiên cứu của chính phủ Nhật ước tính một thảm họa kép, bao gồm động đất ở đáy biển phía nam Nhật Bản gây ra sóng thần, sẽ giết chết 323.000 người dọc bờ biển và khiến 623.000 người bị thương. Theo như nghiên cứu này, các biện pháp phòng chống đã tính đến như xây dựng kiên cố, tường chắn sóng, và diễn tập sơ tán thường xuyên. Như vậy, trận động đất giả thuyết đó sẽ giết nhiều người hơn 4 quả bom nguyên tử.

    Thảm họa năm 2011 do một trận động đất gây ra, thế nhưng 99% của số thương vong gần 16.000 người là do sóng thần. Ở Sendai, thành phố lớn gần tâm chấn, thiệt hại do cơn địa chấn khá ít. Các tòa nhà hiện đại không chịu nhiều hư hại.
    Một người sống sót đẩy xe đạp đi giữa đống đổ nát ở tỉnh Iwate. Ảnh: Reuters.
    Một người sống sót đẩy xe đạp đi giữa đống đổ nát ở tỉnh Iwate. Ảnh: Reuters.
  4. Chỉ vài giờ sau thảm họa, hàng trăm nghìn người phải sơ tán vào các trường học, đền chùa, nhà thể chất – bất cứ đâu có thể ngủ qua đêm. Tuy nhiều người mất nhà cửa như vậy, thế nhưng trật tự được hình thành ở khắp nơi nhờ sự tự giác và kỷ luật của người Nhật.

    Không gian của mỗi người được phân chia, thức ăn được gộp lại, chuẩn bị và phân phát. Các danh sách phụ trách nấu ăn, dọn dẹp một cách nhanh chóng có đủ người đăng kí. Họ ngay ngắn xếp hàng nhận thức ăn và chăm sóc cho người già hay người bị thương. Không ai cãi vã hay phàn nàn, theo tác giả Parry.

    Qua thảm họa này, ta cũng đã thấy được tinh thần trách nhiệm với công việc của các công chức Nhật, dù cho họ có thể đã mất gia đình và họ hàng, phải chứng kiến nhà mình bị cuốn trôi.

    Teruo Konno tỉnh dậy sáng hôm sau trong sự hoảng hốt. Dù bà Suzuki phản đối, anh vẫn quay lại trụ sở chính quyền. Anh đi dép lê, lội qua tuyết dày và đống đổ nát, đoạn đường vài trăm mét mất 1 tiếng. Tòa nhà chỉ còn là một cái vỏ trống trơn. Xác người la liệt xung quanh. Konno cảm thấy rùng mình trong sự im lặng tuyệt đối.

    Mặc dù đã bị gãy 3 ngón tay, bầm dập, thế nhưng Konno đã ngay lập tức bắt tay vào công việc: nhận dạng thi thể, cứu trợ người sống sót – những việc khó khăn với người bình thường, càng khó hơn với một người vừa bị nước cuốn trôi như Konno.
    Một người đang tìm danh sách những người sống sót ở một trung tâm sơ tán ở tỉnh Iwate. Ảnh: Reuters.
    Một người đang tìm danh sách những người sống sót ở một trung tâm sơ tán ở tỉnh Iwate. Ảnh: Reuters.
  5. Bi kịch ở tiểu học Okawa ở tỉnh Miyagi được cả nước Nhật biết đến. 74 học sinh, 10 giáo viên và 1 lái xe đưa đón đã không sơ tán kịp và bị sóng thần cuốn trôi. Khi nước rút, nơi này chứng kiến nỗi đau cùng cực mỗi ngày của những cha mẹ phải đào bới tìm con.

    Khi Hitomi Konno tới nơi, 2 ngày sau sóng thần, trường của Daisuke nằm giữa đống đổ nát gồm thân cây, nhà, thuyền, giường, xe đạp, tủ lạnh. Nhìn mọi hướng xa hết tầm mắt chỉ là sự tan nát. “Mọi thứ trông như địa ngục, như bom nguyên tử đã rơi xuống”, cô nói với tác giả Parry.

    2 học sinh kịp chạy lên đồi nói đã thấy con trai cô đã bị nước cuốn trôi. Cô đã lên đồi tìm kiếm Daisuke trong tuyệt vọng.

    Miho Suzuki mất cả 2 con và bố mẹ chồng. Cô đến đây mỗi ngày trong gần 2 năm để giúp đào bới và tìm con gái Hana. Cô để lại những lá thư gửi cho con gái mình trên ban thờ cạnh trường dành cho các học sinh. Lá thư được trang trí bởi các hình manga mà Hana thích vẽ khi em còn sống.

    “Hôm nay mẹ và bà tới đây để gặp con, để hít thở chung bầu không khí với con”, Miho viết trong các lá thư. “Mẹ xin lỗi vì đã không tìm được con … Mẹ đã muốn may một bộ kimono đen dài tay truyền thống cho đám cưới con sau này, nhưng bây giờ đó mãi chỉ những ước mơ của bố mẹ mà thôi”.

    Công việc tìm kiếm thi thể khá nguy hiểm. Sóng thần đã chồng chất các đồ vật vỡ nát, sắc nhọn, chưa kể bùn xốp có thể trượt và sập xuống.

    “Không có ai chỉ tìm kiếm người thân của mình. Chúng tôi thu nhặt xác của tất cả. Ai cũng vừa làm việc vừa khóc”, Ryosuke Abe, một phụ huynh khác nói. Khi tìm được thi thể, họ đưa tới đảo giao thông nơi các phụ nữ, bao gồm Hitomi rửa sạch bùn đất và tìm thẻ học sinh.

    “Tất nhiên chúng tôi không có gì để phủ lên các thi thể. Chúng tôi phải lượm các tấm trải từ trong đống đổ nát”, Hitomi nói. Cô dành buổi sáng sắp xếp các thi thể, còn buổi chiều nấu ăn cho những người vừa mất nhà như chính cô.
    Một phụ nữ tìm chồng đang mất tích nhìn dưới chiếc xe tải bị lật. Ảnh: Reuters.
    Một phụ nữ tìm chồng đang mất tích nhìn dưới chiếc xe tải bị lật. Ảnh: Reuters.
  6. Sau cùng, Abe sau đã tìm thấy thi thể 2 cháu gái và con rể của ông. Ông bật khóc nức nở khi thấy cháu gái xinh đẹp của mình biến dạng tới mức ông không nhận ra.

    Hitomi tìm được con trai Daisuke một tuần sau thảm họa. Vợ chồng cô đã mất con trai, 2 con gái, cùng ông bà của chúng.

    Họ không thể tìm được quan tài. Các đài hỏa táng bị quá tải trong nhiều ngày. Nhiều người lái xe hàng trăm km để tổ chức tang lễ. Vợ chồng cô Hitomi dành hàng giờ mỗi ngày lái xe khắp các thị trấn tìm mua đá khô để bảo quản 5 thi hài của gia đình.

    Miho đã bỏ việc vì cuộc tìm kiếm Hana chưa kết thúc chiếm trọn tâm trí cô – một cuộc tìm kiếm bất trắc. Có những học sinh ở đây được tìm thấy ở hồ nước cách đó 3 km. Có thi thể được tìm thấy ngoài biển. Vợ chồng cô sống trong 4 năm ở một nhà tạm bằng kim loại dựng nên cho những người bị mất nhà. Không ai trong cộng đồng biết họ, cũng không ai hỏi về con gái Hana mà họ chưa tìm được, một trong số 2.500 người Nhật vẫn mất tích sau thảm họa.

    “Ai sẽ chôn cất chúng tôi đây? Chúng tôi luôn bất an về tương lai. Cứ nghĩ đến điều đó là tôi ngạt thở”, Miho nói với tác giả cuốn sách “Hồn ma trận sóng thần”.
    Các công nhân tìm kiếm tìm trong đống đổ nát ở tỉnh Miyagi. Ảnh: Reuters.
    Các công nhân tìm kiếm tìm trong đống đổ nát ở tỉnh Miyagi. Ảnh: Reuters.
  7. Kẻ mất nhà, mất người thân, nỗi đau chất chứa, nhiều người sống sót phải đối mặt với một cơn sóng thần vô hình sau khi thảm họa ngày 11/3/2011 qua đi. Đó là nỗi đau và sự mất mát trong sự cô đơn của các khu nhà tạm, khi sự quan tâm của cộng đồng trong những khu tị nạn không còn.

    “Ngay sau thảm họa, họ lo sợ làm sao để qua ngày. Họ được cho thức ăn, áo ấm, và nhà tạm. Họ không phải lo đói rét nữa. Nhưng sau đó, họ vẫn cảm thấy bấp bênh vì phải lo cho cả cuộc đời sắp tới”, ông Naoya Kawakami, một mục sư nói với tác giả Parry.

    Ông cùng một nhóm lãnh đạo các đền, chùa, nhà thờ mở ra các quán cà phê di động, Café de Monku, nơi những người chịu mất mát có thể tới uống trà, cà phê, ăn bánh và trò chuyện, chia sẻ nỗi đau (monku tiếng Nhật nghĩ là ‘phàn nàn’). Mô hình hỗ trợ tinh thần này đạt hiệu quả và được các cộng đồng khắp vùng thảm họa mời tới, theo tác giả Parry.

    Một khảo sát 1 năm sau thảm họa sóng thần cho thấy 4/10 người sống sót bị chứng mất ngủ và 1/5 người bị mắc chứng trầm cảm. Nhiều người bị nghiện rượu và huyết áp cao do stress. Việc khảo sát cũng gặp khó khăn – chẳng hạn ở thị trấn Rikuzen-Takata, tất cả những nhân viên công tác xã hội lẽ ra sẽ thực hiện khảo sát đều đã chết đuối.

    Với những gia đình đã mất các con, mất ông bà, cơn sóng thần vô hình của tiếc thương chắc chắn sẽ dâng tràn mỗi dịp kỷ niệm ngày 11/3.
    Động đất sóng thần Nhật Bản 11.3.2011




xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |