Top 8 Căn bệnh nguy hiểm nhất đối với phụ nữ
Theo các chuyên gia y tế, có một sự khác biệt rất lớn về tâm lý và sinh lý khi nói đến sức khỏe của nam giới và phụ nữ. Bệnh ung thư ngày càng có nhiều biến ... xem thêm...chứng nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng của con người, đặc biệt có những bệnh ung thư chỉ gặp ở phụ nữ. Mặc dù có rất nhiều bệnh nguy hiểm có thể chữa trị nếu được phát hiện kịp thời nhưng hiện nay, do tâm lý chung của các chị em thường e ngại trong việc khám chữa bệnh phụ khoa nên các căn bệnh nguy hiểm tới tính mạng hầu như chỉ được phát hiện khi đã vào giai đoạn cuối. Vì vậy, mỗi phụ nữ đều biết về các rối loạn ảnh hưởng đặc biệt đến cơ thể mình. Dưới đây, Toplist thống kê cho các bạn thấy một số căn bệnh nguy hiểm nhất đối với phụ nữ, các chị em nên biết, tham khảo và phòng tránh kịp thời.
-
Ung thư vú là loại bệnh xuất hiện khi các tế bào (ung thư) ác tính bị phát hiện trong các mô của vú. Các tế bào ung thư này sau đó phát tán trong các mô hoặc cơ quan và di căn sang các phần khác của cơ thể. Bệnh ung thư vú có thể gây ra các triệu chứng như u cục ở vú, thay đổi hình dạng bất thường. Triệu chứng điển hình là sờ thấy có khối u ở vú; hình dáng vú có sự thay đổi; núm vú chảy dịch hoặc chảy máu, có u, hạch ở hõm nách.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư vú:
- Tiền sử gia đình bị ung thư vú.
- Có vài xáo trộn trong tuyến vú.
- Sự đột biến của một số gen.
- Chịu tác động lâu dài của oestrogen (phụ nữ có kinh trước 12 tuổi và mãn kinh sau 55 tuổi) .
- Dùng thuốc nội tiết trong thời gian dài, không sinh con hoặc có con đầu lòng sau 30 tuổi.
- Hút thuốc lá và uống rượu.
- Cơ địa béo phì.
Triệu chứng của bệnh ung thư vú:
- Đau vùng ngực.
- Thay đổi da ở vùng ngực.
- Sưng hoặc nổi hạch.
- Đau lưng, vai hoặc gáy.
-
Bệnh ung thư cổ tử cung hình thành ở biểu mô cổ tử cung (cổ tử cung là cơ quan nối giữa âm đạo với buồng trứng). Ung thư cổ tử cung phát triển khi các tế bào bất thường ở niêm mạc cổ tử cung bắt đầu nhân lên một cách khó kiểm soát và sau đó tập hợp thành một khối u lớn. Tuổi thường gặp của ung thư cổ tử cung là khoảng 30 - 59 tuổi, nhiều nhất ở độ tuổi 45 - 55, rất hiếm ở phụ nữa dưới 20. Có rất nhiều loại bệnh ung thư cổ tử cung, trong đó, loại phổ biến nhất là ung thư biểu mô tế bào vảy (SCC), chiếm khoảng 80 đến 85% trong tất cả các loại ung thư cổ tử cung. Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu hầu như không có các triệu chứng. Vì vậy, để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, việc cần thiết là tầm soát bệnh định kỳ. Ở giai đoạn tiến triển, ung thư cổ tử cung có thể gây ra những triệu chứng sau: Chảy máu âm đạo, đau lưng, đi tiểu bị đau hoặc khó khăn và nước tiểu đục, táo bón mãn tính và cảm giác về sự hiện diện của phân mặc dù ruột không còn gì, đau vừa phải trong quá trình quan hệ tình dục và tiết dịch âm đạo, rò rỉ nước tiểu hoặc chất cặn từ âm đạo, một chân bị sưng.
Nguyên nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung:
- Nguyên nhân chính được cho là do nhiễm vi rút Papilloma ở người (HPV). HPV thâm nhập vào bên trong tế bào cổ tử cung, phát triển và làm biến đổi gen của tế bào. Các tế bào bị đột biến gen sẽ phát triển thành các tế bào ác tính. Quá trình này phải mất nhiều năm, có thể từ 10 đến 15 năm. Giai đoạn này được gọi là giai đoạn tiền lâm sàng, nghĩa là đã có bất thường về mức độ tế bào nhưng khi thăm khám thì cổ tử cung có thể hoàn toàn bình thường. Nhưng sau đó, một khi đã là ung thư thì bướu sẽ lan rộng nhanh chóng trong thời gian ngắn.
- Hoạt động tình dục sớm.
- Có nhiều bạn tình.
- Vệ sinh sinh dục kém.
- Hút thuốc lá.
- Suy giảm miễn dịch (nhiễm HIV, AIDS).
Triệu chứng của ung thư cổ tử cung:
- Ra máu âm đạo bất thường.
- Tiết dịch âm đạo có mùi hôi.
- Đau, khó chịu khi quan hệ tình dục.
- Đau vùng xương chậu, đau lưng dưới.
- Chu kỳ kinh nguyệt bất thường.
- Thay đổi thói quen đi tiểu.
- Sưng đau ở chân.
-
Ung thư buồng trứng là một trong những loại u thường gặp ở cơ quan sinh dục phụ nữ, tỷ lệ mắc bệnh chỉ thấp hơn ung thư cổ tử cung và ung thư tử cung và được liệt vào vị trí thứ 3 trong số các loại u phụ khoa. Nhưng số bệnh nhân tử vong vì ung thư buồng trứng thì đứng đầu trong số các loại u phụ khoa, có uy hiếp lớn đến sức khoẻ và sinh mạng của phụ nữ độ tuổi dễ mắc ung thư buồng trứng là 50 tuổi, bệnh nhân thường là phụ nữ cao tuổi, mà độ tuổi của bệnh nhân càng cao thì tỷ lệ tử vong do ung thư buồng trứng càng cao. Ung thư buồng trứng giai đoạn sớm hiếm khi có các triệu chứng hay dấu hiệu. Các triệu chứng có xu hướng phát triển chỉ khi ung thư tiến triển nặng. Các triệu chứng này bao gồm: chướng bụng, đầy hơi và khó chịu, khó tiêu dai dẳng, xì hơi hoặc buồn nôn, các thay đổi trong hoạt động ruột, như táo bón, mất cảm giác ngon miệng, đau lưng.
Nguyên nhân dẫn đến ung thư buồng trứng:
- Mang thai muộn.
- Xuất hiện kinh nguyệt sớm.
- Không bao giờ có con - tiền sử ung thư vú.
- Mãn kinh muộn.
- Yếu tố khuynh hướng di truyền.
- Lạc nội mạc tử cung.
Triệu chứng của ung thư buồng trứng:
- Cảm giác khó chịu, đau ở vùng bụng dưới.
- Rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy hay táo bón.
- Thường xuyên đi tiểu do tăng áp lực đè ép vào bàng quang.
- Ăn kém, cảm giác đầy bụng kể cả sau một bữa ăn nhẹ.
- Tăng hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân.
- Chảy máu âm đạo bất thường sau mãn kinh, thay đổi bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt.
- Đau khi quan hệ tình dục.
-
Bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở phụ nữ, chiếm hơn 1/3 tất cả các ca tử vong, đặc biệt là ở thời kỳ mãn kinh. Điều khác với nam giới, phụ nữ chủ yếu bị tai biến ở mạch mao mạch, do đó có đến 50% phụ nữ khi phát bệnh tim chưa bao giờ cảm thấy đau và tức ngực. Theo Foxnews, ước tính có 38.000 phụ nữ dưới 50 tuổi bị bệnh tim hàng năm ở Mỹ (theo thống kê năm 2014). Nhiều người mắc bệnh mà không phát hiện sớm để điều trị kịp thời bởi những vấn đề về tim có thể bị nhầm lẫn với các bệnh khác như chứng khó tiêu, đau dạ dày.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh tim mạch:
- Nguyên nhân không thể thay đổi bao gồm: Yếu tố di truyền, vấn đề tuổi tác.
- Nguyên nhân có thể thay đổi được như: Béo phì, hút và ngửi khói thuốc lá, thiếu vận động thể dục thể thao, cao huyết áp, Cholesterol trong máu cao và bị tiểu đường.
- Cảm giác ngứa ran ở cánh tay hoặc chân.
- Nôn hoặc buồn nôn.
- Khó thở, tim đập nhanh.
- Đau hàm.
- Chóng mặt, choáng váng.
- Khó chịu ở ngực hoặc lưng nóng ran.
- Mệt mỏi cùng cực.
-
Hội chứng trầm cảm là loại rối loạn khí sắc thường gặp trong tâm thần học. Bệnh do hoạt động của bộ não bị rối loạn gây nên tạo thành những biết đổi thất thường trong suy nghĩ hành vi và tác phong. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, bệnh trầm cảm cướp đi trung bình 850.000 mạng người mỗi năm, năm 2020 trầm cảm là căn bệnh xếp hạng 2. Hội chứng trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh do một số yếu tố như: Có những sự kiện bất lợi trong cuộc sống như: kinh tế khó khăn, việc làm, quan hệ gia đình, trình độ học vấn, sử dụng thuốc điều trị…
Nguyên nhân dẫn đến hội chứng trầm cảm ở phụ nữ:
- Tiền sử gia đình rối loạn tâm trạng.
- Tiền sử rối loạn tâm trạng trong những năm đầu sau sinh.
- Mất cha mẹ trước 10 tuổi.
- Bị cộng đồng xa lánh hoặc các yếu tố tạo cảm giác mất mát tương tự.
- Căng thẳng tâm lý do mất việc, các mối quan hệ, ly thân, ly hôn.
- Bị bóc lột sức lao động hoặc lạm dụng tình dục khi còn nhỏ.
- Do tác dụng của một số loại thuốc.
- Phụ nữ sau sinh và trầm cảm theo mùa, đặc biệt là mùa đông.
Dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm ở phụ nữ:
- Buồn vì tình trạng sức khỏe, gia đình, công việc, tài chính…
- Chán nản, không còn ham thích đến thú vui giải trí hằng ngày, ngay cả trong quan hệ vợ chồng.
- Mệt mỏi, thấy công việc trong ngày trở nên nặng nhọc, phải gắng sức hơn bình thường.
- Cảm thấy có lỗi khi không lo lắng được cho gia đình, hoặc là gánh nặng cho gia đình.
- Ăn không ngon (hay ăn quá nhiều).
- Tăng hoặc giảm cân.
- Lo lắng thái quá.
- Trí nhớ bị giảm sút, hay quên, không tập trung tư tướng.
- Những rối loạn về thể chất (đau ngực, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa…).
- Khó ngủ (hay ngủ quá nhiều).
- Có ý nghĩ hay hành vi tự tử.
- Tiền sử gia đình rối loạn tâm trạng.
-
Tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường, là bệnh rối loạn chuyển hóa chất đường trong cơ thể do tuyến tụy không tự sản xuất được insulin hoặc sản xuất đủ nhưng không hoạt động bình thường. Chất insulin là một loại kích thích tố, hormone có tác dụng hộ tống chất đường trong máu đi nuôi các tế bào. Khi vắng mặt chất này đường không thể chuyển tới các tế bào do đó phải thải qua đường nước tiểu gọi là bệnh tiểu đường. Với phụ nữ, bệnh tiểu đường sẽ làm tăng nguy cơ đối mặt với biến chứng tim mạch, ảnh hưởng thời kỳ mang thai, đời sống tình dục bị suy giảm…
Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường ở phụ nữ:
- Yếu tố di truyền từ người thân: Chủ yếu là do gen di truyền từ thế hệ trước trong gia đình.
- Ăn nhiều chất bột đường, nhất là gạo: Bạn có thể cắt giảm khẩu phần của gạo trắng hoặc thay thế gạo trắng bằng gạo lứt trong bữa ăn hàng ngày.
- Ngủ không đủ giấc và có lối sống căng thẳng: Khi bị căng thẳng sẽ làm một số cơ quan chức năng trong cơ thể của bạn sẽ bị rối loạn, dẫn đến rối loạn chuyển hóa glucose gây gia tăng lượng đường.
- Bỏ bữa ăn sáng: Người Việt chúng ta thường có thói quen bỏ bữa ăn sáng nhưng chính thói quen này dẫn đến việc đường huyết trong cơ thể sẽ giảm đột ngột và tạo ra phản xạ thèm ngọt. Nếu đáp ứng cơn thèm bằng việc dung nạp những món ngọt thì sẽ làm tăng lượng đường huyết trong cơ thể khiến bạn nguy cơ mắc bệnh tiểu đường của bạn tăng cao.
- Giảm cảm giác ở bàn tay, bàn chân.
- Các vùng da nếp gấp trên cơ thể như kẽ ngón tay, kẽ ngón chân, khoeo chân, nách, dưới cổ… sậm màu.
- Thường xuyên đi tiểu, đặc biệt là tiểu đêm gây mất ngủ kéo dài.
- Cảm giác yếu đuối, mệt mỏi cùng cực.
- Thị lực bị giảm, hình ảnh nhìn thấy có thể bị móp méo.
- Các vết thương nhẹ nhưng lâu lành, có nguy cơ nhiễm trùng cao.
- Luôn cảm thấy khát nước và đói.
- Tăng cân hoặc giảm cân đột ngột không rõ nguyên do.
- Hơi thở hôi, có mùi axeton.
-
Nhiều chị em quan niệm rằng, thường chỉ có đàn ông mới dễ mắc các bệnh về thận. Nhưng thực tế cho thấy, nữ giới cũng có nguy cơ cao bị thận yếu. Nhất là những người làm việc văn phòng. Theo các báo cáo, mỗi năm ở nước ta có khoảng 8.000 ca mắc mới. Đối với hội chứng thận hư, quả thận sẽ không thể làm việc một cách bình thường được, hậu quả dẫn đến một lượng lớn protein trong máu bị thất thoát và xuất hiện trong nước tiểu. Sự mất protein có thể gây ra một loạt các vấn đề như: Giảm protein máu có thể dẫn tới tình trạng giảm sức kéo và giữ nước từ các mô kẽ vào trong lòng mạch, gây ứ nước ở mô kẽ, hậu quả là dẫn đến phù. Tình trạng này thường tiến triển ở quanh mắt, mu bàn chân - cẳng chân rồi mới đến các phần còn lại trên cơ thể. Nhiễm trùng: Một số loại protein đặc biệt trong máu đóng vai trò là kháng thể, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Đối với hội chứng thận hư, những protein này bị mất đi, bệnh nhân (nhất là trẻ em) dễ bị nhiễm trùng, thường thấy mệt mỏi, ốm yếu, ăn uống kém đi.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh thận hư ở chị em phụ nữ:
- Dùng các chất kích thích rượu, bia, thuốc lá...
- Có cuộc sống sinh hoạt và ăn uống thường ngày không đúng quy luật.
- Làm việc bận rộn, tinh thần căng thẳng.
- Làm việc bên máy tính thời gian dài.
- Đời sống tình dục không lành mạnh, quá độ.
- Tiểu nhiều về đêm.
- Tăng cân liên tục dù ăn uống vẫn bình thường.
- Giảm ham muốn trong quan hệ tình dục.
- Rụng tóc.
- Chóng mặt hoa mắt, ù tai, mất ngủ, ác mộng nhiều.
-
Bệnh lạc nội mạc tử cung là bệnh phụ khoa ở phụ nữ và có khá nhiều chị em phụ nữ bị mắc. Bệnh lạc nội mạc tử cung thường là nguyên nhân, triệu chứng cho thấy một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Bệnh lạc nội mạc tử cung là một sự “rối loạn” bên trong tử cung, khi lớp lót bên trong của tử cung lại không nằm trong tử cung, mà “đi lạc” tới buồng trứng, bàng quang hay trực tràng. Tức là nó sẽ phát triển ở bên ngoài của tử cung. Nhưng sự phát triển của lớp lót này thường sẽ không đi ra ngoài vùng chậu. Khi các lớp lót di chuyển ra ngoài tử cung, nó vẫn tiếp tục phát triển vì nó không có cách nào để thoát ra khỏi cơ thể, nó dày lên, phá vỡ và gây chảy máu nhiều hơn trong chu kỳ kinh nguyệt, khiến cho bạn có cảm giác đau bụng dữ dội.
Nguyên nhân gây bệnh:
- Máu kinh bị chảy ngược: khi máu kinh bị chảy ngược sẽ gây ra lạc nội mạc tử cung. Trong máu kinh có chứa những tế bào nội mạc tử cung, máu kinh chảy ngược lại qua ống dẫn trứng và khoang xương chậu thay vì bị đẩy ra khỏi cơ thể, làm cho các tế bào này bị bám lại các vùng bên ngoài của tử cung nhưng lại không đi ra ngoài.
- Quan hệ tình dục trong những ngày bị hành kinh làm cho máu kinh bị dương vật đẩy ngược vào trong gây ra lạc nội mạc tử cung.
- Tăng trưởng tế bào phôi: Các tế bào ở khoang bụng và xương chậu đến từ tế bào phôi. Khi một hoặc nhiều khu vực nhỏ của khoang bụng phát triển thành mô nội mạc tử cung, lạc nội mạc tử có thể phát triển.
- Do phẫu thuật: khi trải qua phẫu thuật thì lớp lót bên trong tử cung có thể bị dính vào các vết phẫu thuật.
- Hệ miễn dịch rối loạn: hệ miễn dịch rối loạn có thể làm phá hủy mô nội mạc tử cung mà đang phát triển bên ngoài tử cung.
- Các hệ thống mạch máu hoặc các mô chất lỏng (bạch huyết) có thể vận chuyển lớp lót nội mạc tử cung đến các bộ phận khác của cơ thể.
- Đau bụng dữ dội mấy ngày trước ngày kinh và đặc biệt là ngày đầu tiên trong kỳ kinh.
- Xuất hiện triệu chứng đau vùng lưng, vùng sườn hoặc vùng chậu trước những ngày kinh nguyệt.
- Đau khi quan hệ tình dục.
- Đi tiểu nhiều, đau buốt khi tiểu tiện.
- Có thể xuất hiện những bất thường về chu kỳ kinh nguyệt.