Top 10 căn bệnh hủy hoại sự nghiệp của người trẻ Việt

Huyền Trang 294 0 Báo lỗi

Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng. Nếu bạn đang cảm thấy mình có "bệnh", làm ơn chữa. Chúng ta nói với nhau ở đây không phải để dìm hàng nhau. Nói với nhau ... xem thêm...

  1. Do lớn lên trong môi trường giáo dục thụ động, người Việt đã quen nghe và im. Khi bắt đầu làm đi làm, thói quen này trở thành bệnh. Sếp giao việc xong, làm xong không xong cũng im. Gặp vấn đề giữa chừng không giải quyết được cũng im. Sếp không hỏi tới thì im luôn, cho qua.


    Chờ đến khi hỏi thì đưa ra đủ kiểu lý do tại sao công việc chưa xong, dự án dở dang, không thành. Đây là triệu chứng của bệnh thiếu sự chủ động, thiếu kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng giao tiếp. Đây là bệnh nghiêm trọng sẽ cản trở mọi sự phát triển sự nghiệp phía trước. Nếu đang bệnh, cần chữa ngay.

    Bệnh im
    Bệnh im
    Bệnh im
    Bệnh im

  2. Căn bệnh tâm lý trên hiện đang khá phổ biến ở nhiều bạn trẻ. Họ đổ thừa cho mọi thứ về những thất bại của mình trong học hành, công việc... mà không nhận thấy phần nhiều nguyên nhân xuất phát từ chính bản thân mình. Khi hỏi tại sao việc không xong, 99% câu trả lời là tại vì đứa khác. Thói quen đổ thừa người khác không giúp gì cho ai. Nó chỉ cho thấy bạn là người thiếu trách nhiệm, kém khả năng, không đáng tin cậy.


    Sự đáng tin cậy là một phẩm chất cực kỳ quan trọng của người đi làm. Nếu giao việc cho bạn mà không trông cậy được vào bạn, chỉ toàn nghe đổ thừa, thì ai sẽ trọng dụng và giao việc trọng đại hơn cho bạn? Hãy là một người giữ chữ tín, có trách nhiệm với bản thân và công việc của mình.

    Bệnh đổ thừa
    Bệnh đổ thừa
    Bệnh đổ thừa
    Bệnh đổ thừa
  3. Đây cũng là một căn bệnh khá phổ biến của giới trẻ. Khi kết quả không đạt, chưa đạt và bị sếp hỏi tại sao, hoặc khi sếp kiểm tra xem đang làm gì, rất nhiều bạn trẻ phản ứng tự vệ bằng cách kể lể ra một vạn nhiệm vụ đang làm. Chuyện bạn đang làm bao nhiêu công việc không hề quan trọng.


    Nếu kể lể để thấy bạn đang làm cực khổ, hy sinh thân mình vì nghĩa lớn thì quên đi. Làm bao nhiêu, nhiều ít không quan trọng. Quan trọng là có đạt được kết quả, chỉ tiêu được giao không. Nếu làm 1 việc rồi đi chơi mà kết quả đạt được là được.


    Nếu làm một vạn thứ mà không tạo ra kết quả thì cũng không có ý nghĩa gì. Do đó, nếu biết mình có bệnh kể lể, hãy chữa bằng cách đi chơi nhiều hơn, làm ít hơn nhưng luôn đạt được KPI được giao. Người khác chỉ đánh giá kết quả bạn đạt được chứ ít ai quá trình bạn làm nó như thế nào đâu.

    Bệnh kể lể
    Bệnh kể lể
    Bệnh kể lể
    Bệnh kể lể
  4. Nhiều chuyện” – Căn bệnh phải chữa để phát triển. Chắc là do Việt Nam thiếu chương trình giải trí, nên tự mình viết kịch bản rồi tự diễn vai chính luôn tại công sở trở thành sở thích của nhiều người. Họ không có thời gian phát triển bản thân, không có thời gian rèn luyện kỹ năng, nhưng ngày nào không gây chuyện, xì xào bàn tán là ngày đó thiếu gia vị cuộc sống. Không sao. Nếu bạn sinh ra trong đời chỉ để đóng các vai drama hàng ngày rồi chết thì cứ đóng.


    Thời gian phí phạm vô ích vào những thị phi đời thường đó sẽ quận vào vận mệnh bạn suốt đời, khiến bạn loay hoay, quẩn quanh trong chốn ao tù do chính bạn tạo ra. Hãy nói đúng nơi, đúng lúc, đúng thời điểm để người khác tôn trọng bạn.

    Bệnh nhiều chuyện
    Bệnh nhiều chuyện
    Bệnh nhiều chuyện
    Bệnh nhiều chuyện
  5. Con người từ khi ra đời đã tồn tại cái tôi, là sự tự nhận thức của một người về tư cách, nhân phẩm hoặc giá trị của chính mình, đặc biệt là để phân biệt mình với thế giới bên ngoài và các cá nhân khác. Khi còn nhỏ người ta ít bị các yếu tố xã hội tác động vào nhận thức về chính mình, nói cách khác, cái tôi được phát triển tương đối độc lập.


    Có lẽ đây là căn bệnh khủng khiếp và tràn lan nhất mà tôi thấy tại Việt Nam. Giá trị, thái độ, kiến thức, kỹ năng thứ gì cũng thiếu nhưng “cái tôi” thì thổi phồng, nổ đì đùng mọi lúc mọi nơi. Cái tôi hoang tưởng này chỉ làm được một việc mà thôi, đó là lôi người ta xềnh xệch về phía sau, vào quá khứ, bịt mắt bịt mũi không cho người ta nhìn thấy cơ hội được lớn lên, được là chính mình, được làm những điều vượt qua giới hạn mà bản thân tưởng tượng.

    Thế giới này to lắm. Mở cửa thấy núi. Núi cao luôn có núi cao hơn, người giỏi luôn có người giỏi hơn. Và người không giỏi mà tưởng mình giỏi thì bạn vừa khai tử tương lai của chính bản thân mình.

    Bệnh
    Bệnh "cái tôi"
    Bệnh
    Bệnh "cái tôi"
  6. Vì "cái tôi" nên đâm ra cảm xúc. Người khác nói thì không lắng nghe, chỉ biết chăm chăm chém dạt mọi người ra để giành lấy phần thắng về mình. Người khác đưa ý tưởng thì gạt phăng, trả treo tiêu cực, cãi vã, drama cho thật cao trào đến nhìn không nổi mặt nhau. Người không quản trị được cảm xúc là người thiếu EQ, không có cái nhìn toàn cảnh, không hiểu nguồn gốc của vấn đề và sẽ chẳng bao giờ làm gì thành công cả.


    Tính cách khác biệt thường đem lại nhiều điều thú vị. Tuy nhiên, một khi tình huống đã trở nên cực kỳ căng thẳng mà vẫn không thể ngừng việc tự tin khoe cá tính để thể hiện bản thân, thì không phải ý hay. Dù bạn là người hài hước, nhưng không nên thể hiện điều đó trong những tình huống đòi hỏi sự nghiêm túc.

    Bệnh cảm xúc
    Bệnh cảm xúc
    Bệnh cảm xúc
    Bệnh cảm xúc
  7. Tự tin với hoang tưởng là 2 khái niệm rất dễ nhầm lẫn. Những người mắc chứng hoang tưởng thường tự cho rằng bản thân vĩ đại, hoàn mỹ, có tầm quan trọng. Dù nền tảng giáo dục không tới đâu, đến học đại học ra trường vẫn không chút kỹ năng hội nhập vào công việc, nhưng sự tự tin thái quá vào sức toả sáng của bản thân thì luôn cao vút.

    Đây là bệnh “ếch ngồi đáy giếng”, không biết trời cao đất rộng, cần phải bị đời tán cho vài cú lăn lóc mới tỉnh người.

    Bệnh hoang tưởng
    Bệnh hoang tưởng
    Bệnh hoang tưởng
    Bệnh hoang tưởng
  8. Vô cảm thật ra không còn chỉ một trạng thái tinh thần của con người nữa mà trở thành một căn bệnh đáng lo ngại, thường gặp ở nhiều bạn trẻ hiện nay. Càng đi sâu vào vòng xoáy của xã hội hiện đại, vô cảm dường như càng trở thành bệnh nan y khó chữa.


    Tại sao căn bệnh vô cảm này ngày càng lan rộng? Nguyên nhân bắt đầu từ chữ sợ: sợ liên lụy, sợ phiền phức, sợ chuốc họa vào thân….Đơn giản họ chỉ muốn sống cho bản thân mình, vì lợi ích của mình, không lo âu tới những phiền toái của người khác.

    Vô cảm
    Vô cảm
    Vô cảm
    Vô cảm
  9. Thời gian là vô cùng quý giá. Nhưng không ít bạn trẻ chưa hiểu được tầm quan trọng của thời gian. Hãy đi đến những con phố có nhiều sinh viên, học sinh thuê trọ, đi học và bạn hãy đếm thử xem có bao nhiêu cửa hàng game online.


    Không chỉ lãng phí thời gian, nhiều bạn trẻ còn bỏ ăn, bỏ học, bỏ làm chỉ để làm vua trong….thế giới ảo. Không chỉ game, nhiều bạn trẻ còn đắm mình trong những trang mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, hàng ngày đến nơi làm việc và các bạn thậm chí vẫn đắm chìm lang thang trên các trang mạng xã hội thay vì tập trung vào công việc. Trong một khảo sát của trang web Globalwebindex vào tháng 10/2014, Việt Nam đứng thứ 10 trong top 10 nước nghiện Facebook nhất thế giới. Trong khi đó, theo nghiên cứu của công ty nghiên cứu thị trường Epinion, Việt Nam có khoảng 25 triệu người dùng Facebook, tương đương với 27% dân số.

    Lãng phí thời gian
    Lãng phí thời gian
    Lãng phí thời gian
    Lãng phí thời gian
  10. Những hành vi có thể hủy hoại sự nghiệp của bạn. Một người bạn không quen biết ngỏ ý nhờ vả một việc rất mất thời gian. Bạn lịch sự từ chối. Anh ta nhờ thêm một lần nữa. Bạn tiếp tục từ chối. Đến mức anh ta phải dùng chiêu: “Việc này vô cùng quan trọng với tôi. Anh không thể không giúp”.


    Trên thực tế, đôi khi bạn cần đến sự giúp đỡ từ người khác, nhưng hãy nhớ một điều rằng đó là vấn đề của bản thân bạn. Thế giới này chẳng nợ bạn thứ gì. Và thông thường người ta chỉ muốn giúp đỡ những người biết tự giúp bản thân, chứ không phải những người cứ chăm chăm đi nhờ vả.

    Nhờ vả quá nhiều
    Nhờ vả quá nhiều
    Nhờ vả quá nhiều
    Nhờ vả quá nhiều



xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |