Top 9 Cách trị viêm tai giữa hiệu quả nhất có thể áp dụng tại nhà

Mai Tuyet Nguyen 183 0 Báo lỗi

Khi bị viêm tai giữa, bệnh nhân có thể áp dụng các mẹo dân gian trị viêm tai giữa để giảm đau và cải thiện một số triệu chứng khác của bệnh. Cùng Toplist tìm ... xem thêm...

  1. Chữa viêm tai giữa bằng phèn chua là một trong những mẹo dân gian được áp dụng phổ biến. Nhiều ý kiến cho rằng, dùng phèn chua đúng cách có thể giảm đau nhức, sưng viêm trong tai giữa, cải thiện tình trạng viêm nhiễm. Theo y học cổ truyền, phèn chua không độc, tính hàn, vị chua, có tác dụng giảm độc, sát trùng, giảm ngứa nên thường được dùng để trị một số bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn, làm lành vết loét như viêm tai giữa.


    Ngoài ra, phèn chua còn được ứng dụng trong việc điều trị một số bệnh lý khác như: trị áp xe mắt, dùng làm nước súc miệng, giảm chuột rút cơ bắp, trị nứt gót chân, cầm máu (do vết cắt nông), trị bệnh nấm nông ở chân, tẩy lông, khử mùi cơ thể, ngăn ngừa lão hóa trước tuổi, trị mụn nhọt, trị chấy, tiêu chảy, kiết lỵ…


    Hướng dẫn cách dùng phèn chua – ngũ bội tử trị viêm tai giữa:


    Nguyên liệu:

    • 1/2 lạng ngũ bội tử
    • 1/2 lạng phèn chua


    Cách thực hiện:

    • Nung 2 nguyên liệu trên bếp cho đến khi phèn chua chảy ra, hoàn quyện với ngũ bội tử.
    • Đem phần màu trắng nghiền nhỏ như cám rồi đặt trong một chiếc lọ, sản phẩm thu được gọi là thuốc.


    Cách sử dụng:

    • Vệ sinh tai bằng oxy già thật sạch.
    • Cuộn tờ giấy thành hình chiếc tẩu.
    • Cho thuốc vào đầu của tẩu (lượng thuốc bằng hạt đậu xanh, thổi vào tai tai bị viêm.
    • Thực hiện đều đặn và liên tục trong vòng 3 ngày, mỗi ngày 2 lần (vào sáng và tối).


    Lưu ý:

    • Bài thuốc chỉ áp dụng cho trường hợp viêm tai giữa chảy mủ khi mủ chưa chảy ra ngoài (hay nói cách khác, người chưa bị thủng màng nhĩ không nên áp dụng bài thuốc này).
    • Sau 3 ngày áp dụng, nếu nhận thấy bệnh không thuyên giảm hoặc thậm chí nghiêm trọng hơn, cần ngưng áp dụng và liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tìm hướng giải quyết.
    • Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng.
    • Ngưng dùng tất cả kháng sinh khi áp dụng bài thuốc trên trong vòng 24 giờ. Việc dùng đồng thời cách trên với kháng sinh sẽ không mang lại hiệu quả điều trị. Đối với một số thuốc giảm sốt, long đờm, bạn có thể dùng đồng thời mà không lo ảnh hưởng.
    Chữa viêm tai giữa bằng phèn chua
    Chữa viêm tai giữa bằng phèn chua
    Chữa viêm tai giữa bằng phèn chua
    Chữa viêm tai giữa bằng phèn chua

  2. Sáp ong là thành phần nằm bên trong tổ ong, thường được dùng nhiều trong công nghiệp dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm. Nói riêng về lĩnh vực y học, nhiều chuyên gia cho biết sáp ong có khả năng kháng sinh, kháng viêm, giảm sưng nhẹ nên được dùng để cải thiện tình trạng sưng, viêm, loét trong nhiều bệnh lý, trong đó có viêm tai giữa.


    Chính nhờ đặc tính kháng sinh, giảm sưng (viêm), loét (nhẹ) nên người ta dùng sáp ong để điều trị bệnh viêm tai giữa. Tuy nhiên, để dùng đúng cách thì không phải ai cũng biết, thậm chí dùng sai phương pháp có thể dẫn đến “lợi bất cập hại”.


    Cách trị viêm tai giữa bằng sáp ong:

    Nguyên liệu:

    • 1 miếng giấy cuộn nhỏ
    • 1 miếng sáp ong

    Cách thực hiện:

    • Bệnh nhân nằm nghiêng, hướng phần tai bị viêm lên trên.
    • Cho sáp ong vào miếng giấy đã cuộn sẵn hình điếu thuốc, đốt phần đầu để tạo luồng khói như điếu thuốc (không để lửa chảy bùng thành lửa to).
    • Chốc phần điếu còn lại (phần không đốt) vào trong ống tai, đặt thẳng với lỗ tai nhằm mục đích xông hơi.
    • Đốt liên tiếp từ 2 - 3 cuộc sáp ong như vậy liên tục và đều đặn trong 10 ngày. Lưu ý không được làm rơi sáp ong vào trong ống tai.

    Cách xông khói sáp ong trị viêm tai giữa có thể phát huy công dụng với một số đối tượng nào đó có thể là do cơ địa phù hơp. Tuy nhiên, cách làm trên không có tác dụng phổ cập. Hơn nữa, việc áp dụng tùy tiện, không cẩn thận có thể gây nhiều tác động tiêu cực, đó là chưa kể đến trường hợp sáp ong có thể rớt vào tai gây bít tắc đường dẫn lưu, khiến tình trạng viêm tai giữa càng trở nên nghiêm trọng hơn.


    Lưu ý:

    • Khi đun không cần cho thêm nước và đun bằng lửa nhỏ để tránh bị cháy hỏng.
    • Khi thực hiện không được làm rơi sáp ong vào ống tai, để tránh tàn giấy rơi trên mặt, nên che mặt lại.
    Cách trị viêm tai giữa bằng sáp ong
    Cách trị viêm tai giữa bằng sáp ong
    Chữa viêm tai giữa bằng sáp ong
    Chữa viêm tai giữa bằng sáp ong
  3. Viêm tai giữa là nỗi ám ảnh của nhiều người, nhất là đối tượng trẻ em. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, người bệnh có thể áp dụng cách chữa viêm tai giữa bằng muối để giảm đau đớn, triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra mà không cần tốn tiền bạc đến bệnh viện.


    Mẹo trị viêm tai giữa bằng muối tương đối đơn giản. Kết hợp giữa muối biển giàu chất khoáng và hoa oải hương sẽ đem lại hiệu quả trị bệnh cao hơn.


    Muối tự nhiên có tác dụng hút ẩm, kéo chất dịch lỏng và chất nhiễm trùng ra khỏi tai, đồng thời hơi nóng cũng có công dụng giảm đau.Trong khi đó, hoa oải hương có tính kháng khuẩn tự nhiên. Bổ sung nguyên liệu trên vào bài thuốc có thể làm dịu, giảm sưng viêm. Hơn nữa, mùi thơm nhẹ của oải hương còn giúp cho người bệnh ngon giấc hơn.


    Nguyên liệu:

    • 200 gam muối hạt sạch
    • 1 chiếc bít tất trắng sạch
    • Tinh dầu oải hương (hoa oải hương) hoặc tinh dầu cây chè

    Cách thực hiện:

    • Rang muối trên chảo hoặc cho muối vào trong lò vi sóng trong khoảng 1 – 2 phút.
    • Cho toàn bộ phần muối đã được làm nóng vào trong một chiếc tất, nhỏ tinh dầu oải hương vào rồi buộc chặt lại.
    • Khi cơ đau xuất hiện, áp chiếc tất có chứa muối vào phái tai bị đau trong khoảng 10 – 15 phút thì ngưng.
    • Thực hiện tương tự vào những ngày sau đó.
    • Với cách làm trên, thông thường hiệu quả cơn đau sẽ giảm nhanh ngay trong lần thực hiện đầu tiên. Tuy nhiên, nên duy trì liên tục và đều đặn cho đến khi triệu chứng của bệnh biến mất.

    Cách trị viêm tai giữa bằng muối đơn giản, rẻ tiền, người bệnh có thể tự thực hiện tại nhà như biện pháp điều trị nâng đỡ để giảm đau, viêm và loại bỏ một số triệu chứng khó chịu khác trước khi cân nhắc đến giải pháp dùng kháng sinh. Thực hiện thường xuyên, đều đặn để mẹo trên phát huy tác dụng. Sau 3 – 4 ngày áp dụng mà bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

    Cách trị viêm tai giữa bằng muối
    Cách trị viêm tai giữa bằng muối
    Cách trị bệnh viêm tai giữa bằng muối
    Cách trị bệnh viêm tai giữa bằng muối
  4. Thật khó chịu khi bị viêm tai giữa, những cơn đau nhức âm ỉ còn cả mùi hôi từ lỗ tai khiến cho người bệnh tự ti, mệt mỏi khi mắc phải. Viêm tai giữa nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh tình sẽ chuyển hướng nghiêm trọng có thể dẫn tới ù tai, điếc.


    Hiện nay có khá nhiều phương pháp Đông y điều trị dứt điểm viêm tai giữa, một trong số đó là sử dụng lá cây sống đời để điều trị, được dân gian truyền tai nhau vừa an toàn vừa hiệu quả. Trong cây sống đời có chứa các hợp chất có khả năng tiêu diệt, kháng các virus, vi khuẩn gây bệnh, ngăn chặn sự phát triển của nấm, giảm nhanh các cơn đau, chảy mủ trong tai.


    Trị viêm tai giữa bằng cây sống đời: Bài thuốc sử dụng cây sống đời để chữa viêm tai giữa vô cùng đơn giản, người bệnh có thể thực hiện nay tại nhà với các khâu chuẩn bị và các bước thực hiện đơn giản sau đây:


    Nguyên liệu:

    • Người bệnh tìm hái 3 – 5 lá cây sống đời tại nhà hoặc những nơi trồng loại cây này
    • Rửa sạch lá cây bằng nước muối pha loãng, có thể ngâm khoảng 5 phút để loại bỏ các tạp chất, bụi bẩn, cát, đất hoặc các vi khuẩn còn bám trên lá
    • Vớt ra để ráo nước trước khi chế biến
    • Đem 3 – 5 lá cây sống đời thái thành từng miếng nhỏ rồi giã nát
    • Sử dụng một miếng khăn mỏng hoặc miếng lưới sạch để vắt lấy phần nước cốt và lọc bỏ phần bã
    • Đổ phần nước cốt vào lọ hoặc lọ thuốc nhỏ tai còn sạch (nếu có)


    Cách thực hiện:

    • Đặt đầu người bệnh nghiêng hẳn về một bên trong tư thế nằm hoặc ngồi, sao cho thuận tiện trong việc nhỏ thuốc vào tai
    • Nhỏ 1 – 2 giọt vào lỗ tai bị viêm, thực hiện thao tác nhẹ nhàng, từ từ
    • Nằm hoặc ngồi thư giãn vài phút để thuốc đi sâu vào bên trong
    • Thực hiện mỗi ngày 3 lần sáng sớm, trưa, tối (trước khi đi ngủ)
    • Kiên trì thực hiện trong 1 tuần để đạt được kết quả như mong muốn, bệnh tình sẽ thuyên giảm

    Lưu ý:
    • Bài thuốc này có thể áp dụng cho các đối tượng đang mắc phải viêm tai giữa.
    • Chống chỉ định với các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong lá cây sống đời.
    • Sử dụng lá cây sống đời để trị viêm tai giữa không chỉ hiệu quả mà còn an toàn cho người mắc phải nếu thực hiện đúng cách, sử dụng đúng liều lượng.
    • Nhưng tốt nhất người bệnh nên tham khảo ý kiến tham vấn từ các bác sĩ, không được tự ý sử dụng khi chưa biết chính xác tình trạng bệnh lý đang mắc phải.
    • Các trường hợp viêm tai giữa ở mức nặng hoặc nghiêm trọng, cần sử dụng phương pháp điều trị khác.
    Bài thuốc từ cây sống đời trị viêm tai giữa
    Bài thuốc từ cây sống đời trị viêm tai giữa
    Kiên trì thực hiện trong 1 tuần để đạt được kết quả như mong muốn, bệnh tình sẽ thuyên giảm
    Kiên trì thực hiện trong 1 tuần để đạt được kết quả như mong muốn, bệnh tình sẽ thuyên giảm
  5. Lá mơ lông được biết đến là một loại gia vị khá quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, nhưng không phải ai cũng đều biết hết công dụng chữa bệnh của chúng. Bấy lâu nay, lá mơ lông được dân gian sử dụng khá nhiều bệnh lý khác nhau, điển hình là viêm tai giữa ở người lớn và trẻ em.


    Bệnh viêm tai giữa nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng khác. Bạn đọc có thể tham khảo các bài thuốc dưới đây để điều trị viêm tai giữa cấp và mãn tính bằng lá mơ lông vừa dễ kiếm vừa dễ dàng thực hiện ngay tại nhà.


    Bài thuốc số 1

    Nguyên liệu: Nắm lá mơ lông to, tươi

    Cách thực hiện:

    • Rửa sạch lá mơ lông bằng nước sạch hoặc nước muối pha loãng.
    • Vớt ra để ráo nước.
    • Đem hơ lá lông mơ trên lửa sao cho lá mềm nhũn.
    • Cuốn lá theo chiều dọc của lá thành hình điếu thuốc.
    • Từ từ đưa lá mơ lông vào bên trong lỗ tai, thực hiện nhẹ nhàng để tránh bị đau.
    • Giữ nguyên và thư giãn 10 phút rồi lấy ra, thực hiện mỗi ngày để đạt được kết quả tốt.


    Bài thuốc số 2

    Nguyên liệu: Nắm lá mơ lông to, tươi
    Cách thực hiện:

    • Lựa chọn những lá mơ lông to, tươi để sử dụng.
    • Rửa sạch bằng nước muối pha loãng rồi vớt ra để ráo.
    • Hơ lá mơ lông trên ngọn lửa nhỏ sao cho mềm nhũn là được.
    • Sau đó dùng tay vò nát, vò nhàu lá hoặc giã nát.
    • Vo tròn rồi từ từ nhét và tai.
    • Thực hiện vào mỗi tối trước khi đi ngủ.

    Lưu ý:

    • Đây chỉ là phương pháp tạm thời, chỉ hỗ trợ trong quá trình điều trị, cần kết hợp với các phương pháp điều trị khác để rút ngắn quá trình điều trị.
    • Thường xuyên vệ sinh vùng tai bằng tăm bông và nước cất vô trùng hoặc dung dịch chuyên dụng cho tai; hạn chế móc lỗ tai quá sâu, quá lâu, có thể làm nghiêm trọng vết thương.
    • Không tự ý nhỏ bất kỳ dung dịch nào vào tai mà chưa có sự cho phép của các bác sĩ.


    Cả hai bài thuốc có các bước thực hiện gần giống nhau với các nguyên vật liệu dễ kiếm, bạn đọc có thể tham khảo các bước trên để điều trị viêm tai giữa cho bản thân mình hoặc cho những đối tượng đang mắc phải căn bệnh này.

    Lá mơ lông
    Lá mơ lông
    Cách chữa viêm tai giữa bằng lá mơ lông
    Cách chữa viêm tai giữa bằng lá mơ lông
  6. Điều trị bệnh viêm tai giữa bằng các bài thuốc Đông y là một cách thức được nhiều người áp dụng. Một trong số các bài thuốc chữa viêm tai giữa hiệu quả đó là bài thuốc từ cây sậy. Nếu bị mắc bệnh viêm tai giữa, người bệnh có thể tham khảo bài thuốc từ cây sậy như sau


    Nguyên liệu: 2 cây sậy non


    Cách thực hiện:

    • Rửa sạch 2 cây sậy non, sau đó để ráo nước
    • Hơ nóng phần bẹ của cây sậy trên bếp lửa
    • Dùng chày, giã nát nguyên liệu. Sau đó, chắt lấy nước cốt
    • Nhỏ nước cốt cây sậy vào tai.

    Lưu ý:

    • Bài thuốc trị viêm tai giữa từ cây sậy có thể không phù hợp, gây dị ứng hoặc không có hiệu quả đối với một số trường hợp bệnh nhân.
    • Nguyên nhân của tình trạng này là do cơ địa của mỗi người có sự khác nhau, có thể tương thích hoặc không tương tính với bài thuốc. Vì vậy, người bệnh không nên tự ý điều trị viêm tai giữa bằng cây sậy.
    • Trước khi dùng cây sậy, người dùng cần rửa sạch sẽ, nhằm loại bỏ bụi bẩn, vi trùng.
    • Cân nhắc và thận trọng khi dùng cho trẻ em.
    • Không nên lạm dụng nhỏ thuốc với liều lượng lớn.
    • Trong quá trình điều trị viêm tai giữa, nếu có bất kỳ triệu chứng lạ, người bệnh cần khai báo với bác sĩ.


    Liều dùng: Mỗi lần nhỏ 1 giọt. Mỗi ngày nên thực hiện đều đặn 3 lần vào buổi sáng, buổi trưa và buổi tối.

    Bài thuốc chữa viêm tai giữa bằng cây sậy
    Bài thuốc chữa viêm tai giữa bằng cây sậy
    Bài thuốc chữa viêm tai giữa bằng cây sậy
    Bài thuốc chữa viêm tai giữa bằng cây sậy
  7. Viêm tai giữa là hiện tượng tai giữa bị sưng, viêm do nhiễm trùng, gây sưng, viêm, đau đớn do chất dịch ứ đọng. Đây là bệnh lý vô cùng phổ biến, nhất là ở đối tượng trẻ em. Bệnh có thể tự khỏi hoặc có thể khỏi nhờ điều trị đúng phương pháp.


    Lông nhím (hào trư mao thấp) được nhiều người dùng trong trị bệnh. Theo y học cổ truyền, lông nhím có vị cay, tính ấm, có khả năng chỉ thống, hành khí, cầm máu, giải độc. Với đặc tính trên, người ta ứng dụng lông nhím trong điều trị bệnh viêm tai giữa. Ngoài ra, người ta cũng dùng lông nhím để giảm đau răng, tâm khí thống (đau vùng tim và thượng vị do khí trệ).

    Nguyên liệu: Lông nhím


    Cách thực hiện:

    • Lông nhím đem sao vàng, sau đó xay nhuyễn thành bột.
    • Rắc bột trên lên tai.
    • Thực hiện hằng ngày, liên tục trong 5 – 6 ngày để cải thiện triệu chứng bệnh.

    Lưu ý:

    • Bạn có thể sơ chế lông nhím, đem xay nhuyễn rồi cho vào lọ, đậy kín và dùng dần.
    • Tuy nhiên, hiệu quả và độ an toàn của cách trị viêm tai giữa bằng lông nhím vẫn chưa được kiểm chứng. Do đó, cần đặc biệt thận trọng và chỉ nên áp dụng khi được bác sĩ chỉ định.
    Cách trị viêm tai giữa bằng lông nhím
    Cách trị viêm tai giữa bằng lông nhím
    Chữa viêm tai giữa bằng lông nhím
    Chữa viêm tai giữa bằng lông nhím
  8. Chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ là cách điều trị đã được dân gian áp dụng từ lâu. Với những dược tính có tác dụng rất tốt cho cơ thể, hẹ có thể làm giảm được các triệu chứng do bệnh viêm tai giữa gây ra. Ngoài ra, để bệnh nhanh khỏi, bạn cũng cần phải chú ý hơn tới thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống của bản thân


    Các cách chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ: Để trị viêm tai giữa bằng lá hẹ, bạn có thể thực hiện theo những cách như sau


    Chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ tươi:

    Nguyên liệu: Khoảng 50g lá hẹ đang tươi.

    Cách thực hiện:

    • Mang lá hẹ đã chuẩn bị đi rửa sạch, ngâm với muối tinh khoảng 10 phút.
    • Sau đó vớt ra và để ráo.
    • Cho tất cả lá hẹ vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn rồi lọc lấy nước.
    • Nếu không có máy xay sinh tố, bạn có thể dùng chày để giã nhuyễn và vắt lấy nước.
    • Đựng nước cốt lá hẹ trong một cái lọ sạch rồi đậy nắp kín.
    • Đem nước thuốc vừa thu được để nhỏ trực tiếp vào tai.
    • Mỗi ngày thực hiện từ 2 – 3 lần, mỗi lần nhỏ từ 2 – 3 giọt.
    • Áp dụng thường xuyên cho đến khi thấy các triệu chứng bệnh không còn xuất hiện nữa.
    • Trong trường hợp không may bị côn trùng như muỗi, kiến bò vào tai, bạn cũng có thể áp dụng cách làm này để tránh nhiễm trùng.


    Trị viêm tai giữa bằng lá hẹ hấp phèn chua: Ngoài việc dùng lá hẹ tươi, bạn có thể kết hợp lá hẹ với phèn chua để làm tăng hiệu quả chữa trị.


    Nguyên liệu: 50gr lá hẹ còn tươi, 50gr phèn chua.


    Cách thực hiện:

    • Đem lá hẹ đã chuẩn bị mang đi rửa sạch cùng với ít muối, để ráo và cắt thành từng khúc dài khoảng 10cm.
    • Sau đó, lấy một miếng sắt dẹt, độ rộng đủ lớn và cho phèn chua và lá hẹ đã chuẩn bị lên bếp và đun nóng.
    • Dùng thuốc hàng ngày bằng cách lấy khoảng nửa thìa cà phê bột rồi thổi vào tai cần điều trị của người bệnh.
    • Để thuốc không bị rơi ra ngoài, hãy lấy một tờ giấy sạch rồi cuộn tròn lại thành hình chiếc phễu. Lưu ý là cuộn sao cho một đầu của chiếc phễu có kích thước bằng với lỗ tai rồi đặt vào tai.
    • Cho thuốc vào đầu phễu còn lại rồi thổi bột phèn chua và lá hẹ vào tai bị viêm.


    Lưu ý:

    • không nên dùng nồi nhôm hay gang để nấu phèn, vì chúng có thể làm giảm đi công dụng của nó.
    • Cứ đun nhỏ lửa cho đến khi thấy phèn chua bị chảy ra hết thì tắt bếp.
    • Mang hỗn hợp phèn chua và lá hẹ đi nghiền nát thành bột.
    • Cất bột thuốc vừa thu được vào một cái lọ thủy tinh có nắp đậy để dùng hàng ngày.
    • Để thuốc mang lại tác dụng tốt, bạn nên thực hiện 2 lần mỗi ngày. Làm thường xuyên cho đến khi thấy bệnh thuyên giảm. Vì một số dược tính trong lá hẹ dễ dàng bị phân hủy và bay hơi, do đó bạn chỉ nên dùng hết bột thuốc trong ngày. Đồng thời, bảo quản nó ở nơi thoáng mát.

    Các bài thuốc từ lá hẹ có thể khắc phục được bệnh nhẹ hoặc mới có dấu hiệu khởi phát. Đối với các trường hợp bệnh nặng, nó ít khi mang lại tác dụng. Do đó, nếu bệnh nặng hoặc sau khi sử dụng một thời gian mà không thấy hiệu quả, hãy đi khám để được tư vấn cách chữa trị tốt hơn.

    Trị viêm tai giữa bằng lá hẹ
    Trị viêm tai giữa bằng lá hẹ
    Trị viêm tai giữa bằng lá hẹ hấp phèn chua
    Trị viêm tai giữa bằng lá hẹ hấp phèn chua
  9. Với những người bị viêm tai giữa ở mức độ nhẹ thì chỉ cần áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà là đã có thể khỏi bệnh. Chẳng hạn như cách chữa viêm tai giữa bằng rau diếp cá.


    Từ lâu, rau diếp cá đã nổi tiếng với khả năng thanh nhiệt, giải độc. Nhờ đó mà có thể ức chế được sự phát triển của các loại vi khuẩn trong cơ thể. Chính vì vậy mà có thể ức chế được các triệu chứng của bệnh viêm tai giữa. Đồng thời, do đây là nguyên liệu tự nhiên nên khá an toàn, không sợ có tác dụng phụ, ngay cả khi sử dụng trong thời gian dài.


    Hướng dẫn 2 cách chữa viêm tai giữa bằng rau diếp cá bạn nên biết: Chúng ta đã biết được công dụng của rau diếp cá, nhưng quan trọng là làm sao để áp dụng nó trong việc điều trị bệnh. Bạn có thể thử áp dụng một trong hai cách chia sẻ ngay sau đây:


    Cách 1: Dùng rau diếp cá tươi


    Nguyên liệu: 1 nắm lá diếp cá

    Cách thực hiện:

    • Lấy một nắm lá diếp cá tươi rửa thật sạch, thêm một chút muối để đảm bảo việc diệt khuẩn.
    • Để ráo nước rồi dùng cối xay nát hoặc giã nhuyễn.
    • Vắt lấy phần nước cốt rồi đem bỏ vào bình thủy tinh.
    • Lấy bông gòn thấm nước lá diếp cá rồi nhỏ từ 2 đến 3 giọt vào phần tai bị viêm.
    • Áp dụng mỗi ngày từ 2 đến 3 lần cho đến khi bệnh khỏi hẳn.


    Cách 2: Dùng rau diếp cá khô : Nếu bạn không có nhiều thời gian thì có thể lấy rau diếp cá phơi khô, bảo quản để dùng dần, mỗi lần dùng chỉ cần tiến hành như sau


    Nguyên liệu: 20g rau diếp cá khô cùng 10g táo đỏ

    Cách thực hiện:

    • Cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào sắc chung cùng 600ml nước. Nấu cho đến khi cạn còn 200ml nước thì tắt bếp.
    • Lấy phần nước thu được chia ra uống 3 lần trong ngày.
    • Kiên trì áp dụng trong khoảng 1 tuần thì sẽ khỏi bệnh.

    Lưu ý:

    • Các bước thực hiện cũng khá đơn giản nên bạn có thể tự thực hiện ngay tại nhà, nhưng xin khẳng định lại là cách này chỉ phù hợp cho những bệnh nhân mắc bệnh ở mức độ nhẹ.
    • Với những trường hợp nặng hơn thì hầu như không có tác dụng, chúng ta cần phải đến gặp bác sĩ để được tư vấn biện pháp hiệu quả hơn.
    Cách chữa viêm tai giữa bằng rau diếp cá
    Cách chữa viêm tai giữa bằng rau diếp cá
    Chữa viêm tai giữa bằng rau diếp cá
    Chữa viêm tai giữa bằng rau diếp cá




xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |