Top 6 Cách phân biệt giải bài toán có lời văn dùng phép nhân hay phép chia cho học sinh lớp 2 hay nhất
Đọc một đề toán đang còn khó đối với các em vậy mà phải: Tìm hiểu đề toán, tóm tắt đề, đặt câu lời giải, phép tính, đáp số … Và nhất là khi nào dùng phép tính ... xem thêm...nhân, khi nào dùng phép tính chia thì nhiều học sinh vẫn còn nhầm lẫn. Và bài viết dưới đây của Toplist sẽ giúp bạn tìm được các cách phân biệt giải bài toán có lời văn dùng phép nhân hay phép chia cho học sinh lớp 2 hay nhất.
-
Biết 1 tìm nhiều thì làm phép nhân. Biết nhiều tìm 1 (mỗi ...) thì làm phép chia.
Vd: Mỗi bàn có 2 học sinh. Hỏi 6 bàn có mấy học sinh?
Giáo viên tóm tắt:
1 bàn: 2 học sinh
6 ban : ? học sinh
Biết 1 bàn ( mỗi bàn) có 2 học sinh. Ta cần tìm mấy bàn?. Giáo viên phân tích như vậy và cho học sinh so sánh 1 bàn với 6 bàn số nào nhiều sau đó rút ra mẹo như trên. Lưu ý học sinh: từ " mỗi" chính là 1 (mỗi bàn, mỗi thùng, mỗi bạn, ...)
Với trường hợp làm phép chia thì ngược lại nhé.
-
1. Ví dụ bài toán lời giải dùng phép nhân: Mỗi nhóm có 3 bạn. Hỏi 2 nhóm có mấy bạn?
Với bài toán này ta gạch chân ở các từ quan trọng như: "mỗi nhóm", "3 bạn", "2 nhóm", "bạn".
Quy ước các từ để tóm tắt bài toán:
Mỗi nhóm: 1 nhóm
Từ "có": ta thể hiện bằng dấu "hai chấm".
Tóm tắt như sau:
1 nhóm: 3 bạn
2 nhóm: ? bạn
Hướng dẫn giải như sau:
Bước 1: Ta khoanh số "1", khoanh dấu chấm hỏi (?) và ta cũng có thể khoanh số "2" và số "3" lại luôn cũng được.
Bước 2: ta nối số "1" với dấu "?" , nối số "2" với số "3".
Khi đó 2 đừng nối bắt chéo lại giống dấu nhân nên ta sẽ giải bài toán theo phép nhân "X".
2. Ví dụ bài toán lời giải dùng phép chia: Có 9 bạn chia đều cho 3 nhóm. Hỏi mỗi nhóm có mấy bạn?
Với bài toán này ta cũng gạch chân ở các từ quan trọng như: "9 bạn", "3 nhóm", "mỗi nhóm", "bạn".
Tóm tắt như sau:
9 bạn : 3 nhóm
? bạn : 1 nhóm
Lưu ý: Đơn vị bạn cùng bên với bạn, đơn vị nhóm cùng bên với nhóm
Hướng dẫn giải như sau:
Bước 1: Ta khoanh dấu chấm hỏi "?" và số "1", rồi khoanh số "9" với số "3"
Bước 2: Ta nối dấu "?" với số "1", nối số "9" với số "3"
Khi đó ta tạo được 2 đường thẳng song song nên ta sẽ giải bài toán theo phép chia.
-
Một số thầy cô sẽ hướng dẫn học sinh phân biệt vị trí của chữ "mỗi" có trong bài toán. Thường thì chữ mỗi đứng đầu tiên sẽ là phép nhân. Còn chữ mỗi đứng ở giữa và trong câu hỏi sẽ là phép chia.
Ví dụ bài toán lời văn dùng phép nhân:
- Bài toán 1: Mỗi bình có 5 lít nước. Hỏi 8 bình như thế có bao nhiêu lít nước?
- Bài toán 2: Mỗi đôi giày có 2 chiếc. Hỏi 7 đôi giày có bao nhiêu chiếc?
Ở 2 bài toán này thì "mỗi" đứng đầu tiên và sẽ sử dụng phép nhân để tính kết quả.
Ví dụ bài toán lời văn dùng phép chia.
- Bài toán 1: Có 10 lít nước chia đều vào 2 bình. Hỏi mỗi bình có bao nhiêu lít nước.
- Bài toán 2: Có 9 viên kẹo chia đều cho 3 hộp quà. Hỏi mỗi hộp quà có bao nhiêu viên kẹo.
Ở 2 bài toán này thì "mỗi" đứng trong câu hỏi, sẽ sử dụng phép chia để tính kết quả.
-
Thực tế giảng dạy cho thấy việc đặt câu lời giải phù hợp là bước vô cùng quan trọng và khó khăn đối với học sinh lớp 2. Chính vì vậy việc hướng dẫn học sinh lựa chọn và đặt câu lời giải hay cũng là một khó khăn đối với người dạy. Tùy từng đối tượng học sinh mà giáo viên lựa chọn hướng dẫn các cách sau:
- Cách 1: (Được áp dụng nhiều nhất và dể hiểu nhất): Dựa vào câu hỏi của bài toán rồi bỏ bớt từ đầu “hỏi” và từ cuối “mấy” rồi thêm từ “là” để có câu lời giải “vườn nhà Hoa có số mấy cây cam là”: rồi chèn phép tính vào để có các cả bước giải (gồm câu hỏi, câu lời giải và phép tính).
Tóm lại: Tùy đối tượng, tùy trình độ học sinh mà hướng dẫn các em cách lựa chọn, đặt lời giải cho phù hợp. Trong một bài toán, học sinh có thể có nhiều cách đặt khác nhau như 2 cách trên. Song trong khi giảng dạy, ở mỗi một dạng bài cụ thể chúng tôi đưa cho các em tự suy nghĩ, thảo luận theo bàn, nhóm để tìm ra các câu lời giải đúng và hay nhất cho phù hợp với câu hỏi của bài toán đó. Tuy nhiên cần hướng dẫn học sinh lựa chọn cách hay nhất (cách 1) còn các cách kia giáo viên đều công nhận là đúng và phù hợp nhưng cần lựa chọn để có câu lời giải là hay nhất để ghi vào bài giải.
-
Trong qua trình hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn, có phép tính, đáp số mỗi giáo viên chúng ta cần quan tâm đến cách trình bày của học sinh. Bởi trong số học sinh của chúng ta, vẫn còn một số học sinh có tính cẩu thả trong việc trình bày như: Không ghi đủ ý, trình bày vào vở không cân đối. Do đó giáo viên cần nhắc học sinh đọc kĩ đề bài, câu hỏi để tìm ra câu trả lời đúng cho bài toán, trình bày bài toán có khoa học, thẩm mĩ và sạch sẽ.