Top 12 Cách luyện giọng hát cao và khỏe

N.H.T Thảo 19423 0 Báo lỗi

Không phải ai sinh ra cũng có một giọng hát tốt bởi giọng hát là khả năng thiên phú của mỗi người. Nhưng chúng ta cũng có thể luyện tập để có thể sở hữu một ... xem thêm...

  1. Mở rộng khuôn miệng sẽ hỗ trợ cho việc phát âm tròn vành rõ chữ, âm vực sẽ rộng và sâu hơn. Khi mở rộng khuôn miệng, luồng không khí đi vào sẽ cao hơn từ đó giọng hát bạn sẽ trở nên đầy nội lực, động tác này sẽ làm cho giọng hát bạn to và vang hơn nhiều. Hãy cố gắng luyện tập thường xuyên để có một giọng hạt đầy sức mạnh nhé!


    Cách thực hiện:

    • Bạn hãy tập động tác giống như khi bạn đang ngáp vậy, cố gắng mở to khuôn miệng và hai hàm hơi tách nhau ra một chút như thế giọng bạn sẽ to và khỏe hơn đồng thời việc lấy hơi cũng dễ dàng hơn rất nhiều
    • Khi làm động tác đó hãy dùng lưỡi điều chỉnh khuôn miệng sao cho lưỡi chạm vào hàm dưới
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet

  2. Trong một bài hát hay, ca từ có ảnh hưởng rất lớn đến độ hay của bài hát và đồng thời là yếu tố tạo cảm xúc, tình cảm cho bài hát. Ca từ hay, đi vào lòng người sẽ dễ dàng chiếm được cảm tình của khán thính giả. Vì thế, bạn cần phải có cách phát âm chính xác và rõ ràng, như vậy việc truyền tải ca từ mới trở nên dễ dàng.


    Cách thực hiện:

    • Hãy cố gắng điều chỉnh khẩu hình phát âm mình bằng khuôn miệng và lưỡi
    • Tập phát âm các âm như a, e, i, o. Việc này chỉ tốn của bạn 1, 2 phút thôi nhưng cũng sẽ giúp bạn hát hay hơn nhiều đó. Một bài hát phát âm chuẩn sẽ hay hơn bình thường
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
  3. Khi hát hãy giữ tư thế đúng như thẳng lưng và ưỡn ngực ra trước đồng thời giữ cổ thẳng để lấy và giữ hơi dễ dàng hơn. Điều này không phải ai cũng để ý và đương nhiên khi đứng bạn sẽ cảm thấy giọng hay hơn khi ngồi hay nằm bởi bạn sẽ lấy được hơi nhiều hơn và khi đứng giọng hát bạn sẽ vang hơn nhiều.


    Cách thực hiện:

    • Giữ cho đầu thẳng trục với vai
    • Thả lỏng hàm và đưa lưỡi hướng ra phía cửa miệng
    • Thả lỏng vai
    • Nếu bạn phải gồng người lên khi đứng trong tư thế đúng, hãy di chuyển sao cho lưng, vai và đầu bạn dựa vào tường
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
  4. Khi hát đừng quá gồng mình ở những nốt cao bởi làm vậy khi không lên được nốt sẽ khiến bạn bị lạc nhịp lạc nốt và bài hát trở nên hỗn độn, khó nghe. Khi lên nốt cao hãy lấy hơi thật sâu để hát, nếu không thể lên được nốt đó thì hãy biến chuyển thế nào cho thật phù hợp với giai điệu, sáng tạo không bao giờ là sai cả.


    Cách thả lỏng tư thế:

    • Nhắm mắt và tưởng tượng các khớp xương của mình đang rời ra, cơ bắp nhão ra hoặc thực hiện một bài tập nặng cho đến khi xương cốt rã rời thì toàn thân sẽ không còn điểm chịu lực
    • Sau đó, hít thở thật sâu và nhẹ để ca từ trong cơ thể nhẹ nhàng lan tỏa khắp cơ thể
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
  5. Việc uốn lưỡi và vòm môi một chút khi hát sẽ giúp bạn giữ được hơi lâu hơn và kéo dài thời gian nghỉ 1, 2 giây để bạn có thể sẵn sàng hát sang phần khác. Như thế bạn sẽ có lợi hơn và không bị giật mình khi tông ở câu sau khác tông ở câu trước. Động tác này giúp âm điệu bài hát trở nên luyến láy và sâu lắng hơn.


    Cách thực hiện:

    • Sau khi lấy hơi để “lên” 1 đoạn nào đó bạn phải uốn lưỡi sao cho nó có hình chữ U khi nhìn vào
    • Nên tập trước gương, soi vào đó mà thấy rõ cái hột gà và cái lưỡi nó lõm xuống thì tức là bạn mở họng đúng cách
    • Khi hát, bạn nên để ý 1 số điểm sau: Hàm dưới phải mềm, tránh căng cứng
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
  6. Khi hát hãy tập hít vào thở ra hợp lí để giữ hơi và lưu ý không được để cho cổ họng không thoải mái vì quá cố gắng hát những nốt cao. Khi đứng hoặc ngồi hãy thẳng lưng, ưỡn ngực và hơi hóp bụng một chút để hơi được trao đổi dễ hơn. Lưu ý khi hát hãy để xa micro ra một chút để tránh tiếng thở bị thu vào. Tập thở đúng cách cũng là một cách để hát hay.


    Cách thực hiện:

    • Bạn nên dùng hơi bụng, đừng dùng hơi của lồng ngực vì bụng chứa được nhiều hơi hơn
    • Bạn có thể tập bằng cách: hít không khí vào- bụng phình ra, thở ra- bụng xẹp và như vậy thì lúc hát, hơi của bạn sẽ khỏe hơn
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
  7. Đương nhiên rồi, khi hát chúng ta phải luyện giọng chứ, phải không nào? Điều này ai cũng biết nhưng chỉ nên luyện giọng 1, 2 phút trước khi hát để củng cố tông giọng của mình thôi. Nhớ đừng "cố quá thành quá cố", hãy luyện tông một cách từ từ và lên dần đừng cố quá khiến cổ họng bị khàn sẽ không hát được nữa.


    Hãy mở thanh quản để giúp bạn hát cao mà còn giúp bạn hát bền hơn, dài hơi hơn. Khi thanh quản mở đúng cách thì bạn sẽ chẳng bao giờ gặp vấn đề thiếu hơi khi lên cao. Đặc biệt, khi phải hát những bài hát cho đoạn ngân dài và vang xa thì việc mở thanh quản tốt sẽ giúp bạn dễ rung hơi, ngân hơi hơn giúp cho câu hát trở nên tròn chữ và truyền cảm hơn.

    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
  8. Chúng ta không muốn khi hát mà giọng lại đục và khó nghe phải không. Vì vậy trước khi hát chúng ta tránh dùng các loại đồ uống có ga như nước ngọt hay đồ uống có cồn như rượu bia và thậm chí cả sữa hay mật ong cũng không được uống đâu nhé! Chỉ uống nước lọc để giọng hát được trong trẻo. Đừng quên uống nước trước khi hát hát vì không ai muốn trong khi hát mà cổ họng khô khốc đâu.
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
  9. Mỗi người đều có tông giọng và âm vực riêng do kết cấu thanh quản, giọng nói của mỗi người là mỗi khác. Trước khi tập hát một bài nào đấy, hay thử xử lí bài hát, cách ngắt nhịp, cách lấy hơi và cả cách phát âm để nắm được tông giọng của mình, có như vậy mới biết xử lý khi gặp tình huống trên sân khấu.


    Hãy thật thoải mái, đừng cố ép bản thân vào một trường phái biểu diễn nào đó khi mới học luyện thanh. Hãy hát bình thường đúng tông giọng thường ngày của bản thân. Hát giọng tông cao hơn sức dễ bị lạc nhịp, hay hát nốt thấp quá thì không ra thanh, điều này dễ khiến bạn bị nản và từ bỏ.

    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
  10. Một người không thể nào hát được tất cả các bài hát hoặc hát được nhưng không hay. Vì thế sao chúng ta không chọn cho mình một bài hát tủ và hát nó thật hay nhỉ? Hãy chọn một bài hát mà bạn cảm thấy phù hợp với chất giọng mình nhất rồi chỉ cần tập 5 - 10 phút mỗi ngày trong khi tắm hoặc khi nấu ăn và chú ý chỉnh sửa các nốt cho đúng tông độ.


    Phương pháp xác định bài hát phù hợp với tông giọng rất đơn giản, bạn có thể dùng một nhạc cụ có các âm có cao độ chuẩn và thử những nốt có cao độ từ thấp tăng dần đều đến âm cao nhất mà bạn có thể hát được hoàn chỉnh, không bị vỡ giọng và nghe ổn thì đó chính là giới hạn âm vực trên. Tương tự theo chiều ngược lại bạn có thể tìm thấy giới hạn âm vực dưới của mình và từ đó xác định giới hạn âm vực để luôn lựa chọn được những ca khúc nằm trong khoảng đó để giọng hát luôn đẹp và không bị lệch tone.

    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
  11. Bên cạnh những cách luyện giọng hát cao và khỏe trên, bạn cũng cần phải thay đổi lối sống. Thay đối lối sống không có nghĩa là thay đổi hoàn toàn con người bạn, bạn không phải áp đặt để thay đổi toàn bộ cách bạn đang sống, một cách đơn giản là bạn sẽ áp dụng một vài thay đổi nhỏ để sống khỏe hơn và tốt hơn, tùy thuộc và điều kiện và sở thích của bạn sẽ áp dụng các biện pháp khác nhau và mức độ khác nhau.


    Cách thực hiện:

    • Cải thiện tư thế: Không nên mỗi khi hát mới chuyển sang tư thế cơ thể đúng. Thay vào đó bạn nên tạo thói quen giữ đúng tư thế cơ thể để giọng hát khỏe hơn.
    • Luyện tập thể lực: Chạy bộ, tập luyện cách quãng giúp tăng cường sức khỏe và dung tích của phổi.
    • Luyện tập cơ mặt linh hoạt hơn: Co giãn miệng, thụt lưỡi đẩy về các hướng, ngáp mở rộng khoảng miệng, tạo những nét mặt ngộ nghĩnh… Các bài luyện tập này sẽ hình thành và hoàn thiện âm sắc giọng hát của bạn.
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
  12. Nếu tại nhà, bạn đã có bộ dàn karaoke gia đình thì đây chính là trợ thủ đắc lực cho bạn. Với các thiết bị hiện đại như loa karaoke, đầu karaoke, amply karaoke, vang số, micro không dây....cho bạn dàn âm thanh chuyên nghiệp thực thụ. Các thiết bị hiện đại với tính năng cao cấp, dung lượng lớn cho bạn số lượng bài hát ofline được cập nhật hàng trăm ngàn cho bạn thoải mái luyện tập hoặc hát karaoke trực tuyến với những bài hát hit mới mẻ.


    Mỗi ngày hát karaoke, lúc bạn ngân nga những giai điệu tuyệt vời để luyện hát. Bên cạnh đó, bạn bè sẽ làm khán giả góp ý cho bản những lỗi sai để cải thiện. Từ đó bạn sẽ tiến bộ hơn, đó là một phương pháp tập luyện thường xuyên. Để tăng tốc, mỗi tuần hát karaoke một lần.

    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet




xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |