Top 10 Cách làm giảm nguy cơ ung thư đại tràng bạn cần phải biết
Ung thư đại tràng, trực tràng hay ruột kết là sự ảnh hưởng đến phần ruột già, phần cuối của hệ thống tiêu hóa. Đây là loại ung thư phổ biến thứ ba ở nước Mỹ ... xem thêm...với hơn 14.000 người được chuẩn đoán mắc phải căn bệnh này mỗi năm. Vậy đâu là cách giúp giảm nguy cơ ung thư đại tràng? Hãy cùng Toplist tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
-
Kháng sinh còn được gọi là trụ sinh là những chất được chiết xuất từ các vi sinh vật, nấm, được tổng hợp hoặc bán tổng hợp. Đây là các thuốc giết vi khuẩn (vi sinh mầm bệnh gây nhiễm trùng) hay kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu. Mặc dù kháng sinh có tác dụng tích cực là điều trị bệnh, diệt vi khuẩn gây bệnh, không cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở tiết ra các độc chất gây hại cho cơ thể, nhưng nó còn có tác dụng phụ như phản ứng phụ hoặc dị ứng. Mặc khác, việc lạm dụng thuốc kháng sinh khiến sự xuất hiện của các vi khuẩn kháng thuốc đang ngày càng phổ biến như: tụ cầu kháng methicilline; phế cầu kháng penicilline; khuẩn salmonela đa kháng với choramphenicol, ampicillin, cotrimoxazole... Sự xuất hiện của các vi khuẩn này gây nguy hiểm nghiêm trọng đến tính mạng của con người.
Theo các nhà khoa học, lý do khiến dùng kháng sinh làm tăng nguy cơ polyp đại tràng và sau đó là ung thư đại tràng là do ngoài việc tiêu diệt vi khuẩn có hại, kháng sinh còn tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong đường ruột, từ đó gây ảnh hưởng đến phản ứng miễn dịch ở đại tràng và khiến polyp hình thành. Đối với những phụ nữ trong độ tuổi từ 40 - 59 thì tỷ lệ polyp đại tràng sẽ tăng lên đáng kể và phụ thuộc nhiều hơn vào thời gian sử dụng kháng sinh. Những người dùng thuốc kháng sinh trong hơn 2 tháng có nguy cơ phát triển polyp đại tràng cao hơn 1,69 lần so với những phụ nữ không dùng thuốc kháng sinh.
Bởi vì polyp đại tràng có thể tiến triển thành ung thư đại tràng, do vậy, những phát hiện này rất đáng lo ngại. Ngoài ra, một nghiên cứu khác được thực hiện ở Phần Lan cũng cho thấy những người sử dụng thuốc kháng sinh nhiều hơn 6 lần trong 2 năm sẽ tăng 15% nguy cơ ung thư đại tràng.Đôi khi, việc sử dụng một liều nhỏ thuốc kháng sinh là rất cần thiết và quan trọng để điều trị một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh có thể làm tăng nguy cơ một số bệnh như ung thư đại tràng, tuyến tiền liệt, phổi… Hơn nữa, việc lạm dụng thuốc kháng sinh có xu hướng làm suy yếu hệ thống miễn dịch bằng cách giết chết cả vi khuẩn xấu cũng như vi khuẩn tốt. Vì vậy, hãy tránh sử dụng thuốc kháng sinh khi không cần thiết và không bao giờ được sử dụng chúng mà không hỏi bác sĩ tư vấn. Trong trường hợp sử dụng, hãy nhớ hỏi về tác dụng phụ của nó nhé.
-
Một chế độ ăn uống có kế hoạch đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa ung thư đại tràng. Hãy nhớ bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và chất phytochemical cung cấp lợi ích chống ung thư. Bệnh ung thư đã được khẳng định là có chịu ảnh hưởng rõ rệt của chế độ ăn uống hàng ngày. Một số nghiên cứu còn chứng minh rằng việc tiêu thụ những loại thực phẩm nhất định sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Trong quá trình điều trị và dự phòng ung thư, người bệnh cần tìm hiểu rõ để thực hiện chế độ ăn uống cho phù hợp vào loại ung thư, giai đoạn của bệnh và thể trạng của người bệnh. Tuy nhiên, nguyên tắc chung là chọn thực phẩm dễ tiêu, hợp khẩu vị, chia nhỏ và ăn thành nhiều bữa nhằm bảo đảm cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể để duy trì được sức khỏe chống lại bệnh tật.
Do khả năng tiêu hóa và hấp thu cao hơn vào ban ngày, nên cần tăng lượng ăn vào buổi sáng và trưa, hơn là vào buổi tối. Khẩu phần cần tăng protein so với bình thường, đậu nành, trứng, cá, hải sâm, sò huyết, bào ngư, thịt gà, vịt là những nguồn cung cấp protein tốt cho bệnh nhân ung thư. Để bù nước do thay đổi mức chuyển hóa trong cơ thể, cũng như để làm giảm tác dụng phụ của thuốc điều trị ung thư, người bệnh cần uống đủ nước.
Trong một số trường hợp, nếu người bệnh hoặc do khối u chèn ép, hoặc do tâm lý... không thể ăn bình thường, có thể áp dụng phương pháp nuôi dưỡng qua ống sonde hoặc bằng đường tĩnh mạch. Trong những trường hợp này, vẫn cần bảo đảm cung cấp đủ chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, đường bột, vitamin và muối khoáng. Trong giai đoạn bệnh đã ổn định, chế độ ăn vẫn cần được cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng để bảo đảm nâng cao sức khỏe và tình trạng dinh dưỡng.
Cần ăn nhiều các thực phẩm củ quả có vỏ dày, ít bị ngấm thuốc kích thích, các chất bảo quản như bưởi, dừa, đu đủ, chuối, thanh long, bí xanh, bí đỏ, xu hào, khoai sọ, khoai lang, củ đậu, ngô non. Các loại rau như dấp cá, rau ngót, rau dền, súp lơ xanh…Rau má không nên dùng vì có thể có nguy cơ chảy máu. Nên chú ý rau cần, rau muống được trồng trong môi trường sông ngòi nhiễm bẩn, nhiễm các kim loại nặng như chì, asen ...
Ngoài ra cũng có thể sử dụng vitamin tổng hợp hoặc chất khoáng hằng ngày với liều nhỏ. Cần hạn chế ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn vì chúng thường có chất bảo quản. Nên chế biến thực phẩm tươi bằng phương pháp luộc, hấp nhỏ lửa, không dùng các cách chế biến như nướng, hun khói, rán, tẩm ướp đường vào thịt khi chế biến. Nên dùng dầu dừa, dầu ô liu… bằng công nghệ ép lạnh (không sử dụng chất bảo quản gây ung thư) trong chế biến thức ăn để cung cấp nhiều năng lượng và tạo sự bền vững của màng tế bào, chống thất thoát năng lượng- Ăn nửa - 2 chén bông cải xanh luộc hoặc hấp, 3 lần/tuần
- Uống 3 - 4 chén trà xanh hàng ngày thay vì café
- Ăn 1 chén cà chua thái lát hàng ngày
- Uống 2 - 3 tách trà gừng hàng ngày và thêm gừng trong các món ăn
- Ăn 2 - 3 tép tỏi sống hàng ngày
- Ăn 1 chén rau bina (3 - 4 lần/tuần) bằng cách thêm vào món salad, súp hoặc nước ép rau hỗn hợp
- Ăn nửa- 1 chén nho hàng ngày
-
Năm 2011, các đánh giá tổng quan và phân tích tổng thể các nghiên cứu tiềm năng về ung thư đại tràng được công bố trên các tạp chí Cancer Epidemiology, Biomarkers & Prevention cho thấy, việc cải thiện tình trạng vitamin D rất có lợi đối với ung thư đại tràng. Vitamin D có tác dụng điều chỉnh sự phát triển tế bào, hạn chế tình trạng viêm và thậm chí ngăn chặn tế bào ung thư lây lan.
Mới đây các nhà khoa học Viện Ung thư Dana-Farber đã phát hiện ra việc bổ sung vitamin D liều cao với hóa trị liệu có thể mang lại lợi ích cho bệnh nhân ung thư đại trực tràng di căn bằng cách trì hoãn sự tiến triển của bệnh. Kết quả này rất khả quan này được tìm thấy trong thử nghiệm lâm sàng SUNSHINE, qua đó giúp bệnh nhân có thể nhận ra tiềm năng và lợi ích của việc bổ sung vitamin D trong điều trị ung thư đại trực tràng di căn và sẽ có một thử nghiệm lớn hơn được thực hiện vào cuối năm nay trên toàn Hoa Kỳ để xem xét vấn đề này, Bác sĩ Kimmie, Giám đốc nghiên cứu lâm sàng tại Trung tâm ung thư đường tiêu hóa của Dana-Farber cho biết. Ngoài ra, đây cũng là nghiên cứu đầu tiên chứng minh được bổ sung vitamin D đem lại nhiều lợi ích điều trị ung thư đại trực tràng tiến triển hoặc di căn.
Vitamin D là loại vitamin rất cần thiết cho sức khỏe của xương, được tạo ra trong cơ thể thông qua phản ứng hóa học phụ thuộc vào ánh nắng mặt trời và có trong một số thực phẩm. Trong các nghiên cứu tại phòng thí nghiệm, vitamin D đã chứng minh được các đặc tính chống ung thư như kích hoạt tế bào chết, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và giảm khả năng di căn. Bên cạnh đó họ còn quan sát thấy nếu liên kết nồng độ vitamin D trong máu (cao hơn) với nguy cơ ung thư đại trực tràng (thấp hơn) thì có thể cải thiện khả năng sống sót của bệnh nhân, tuy nhiên điều này vẫn chưa chứng minh được rằng vitamin D là tác nhân chính hỗ trợ trong điều trị.
Bạn có thể phơi nắng vào buổi sáng sớm mà không cần dùng kem chống nắng với khoảng 15 phút/ngày để giúp cơ thể sản xuất vitamin D. Ngoài ra, hãy ăn thực phẩm giàu vitamin D như cá, lòng đỏ trứng, sữa hay các sản phẩm ngũ cốc…Bên cạnh đó, bạn cần tránh các loại thực phẩm được bảo quản bằng natri nitrit, cắt giảm lượng đường và tránh lượng muối dư thừa cũng như thực phẩm chiên. Ngoài ra, hãy uống nhiều nước để cải thiện hệ tiêu hóa và sức khỏe tổng thể của bạn.
-
Đại tràng (ruột già) và trực tràng (ruột cùng, ruột kết, ruột thẳng) là những bộ phận của ruột. Những bộ phận này giúp tống xuất những thành phần phế thải từ thức ăn. Giống như những bộ phận khác trong cơ thể, ruột già và ruột cùng được cấu tạo bởi những khối xây dựng tí hon được gọi là tế bào. Y như những viên gạch khối xây nhà, tế bào xây dựng lên cơ thể của con người. Nhưng đôi khi những tế bào mọc vượt quá tầm kiểm soát, chúng sẽ trở thành tế bào ung thư. Ung thư bắt đầu ở ruột già hay ruột cùng thì gọi là ung thư đại trực tràng, đôi khi gọi là ung thư ruột già.
Ung thư đại tràng là bệnh ác tính bắt nguồn từ đại tràng. Tế bào của đại tràng bị đột biến thành tế bào ung thư. Các tế bào ung thư tăng sinh vô độ và hình thành u, gây tổn thương đại tràng. Các tế bào ung thư còn có khả năng di căn tới các cơ quan khác như hạch, màng bụng, gan, buồng trứng,…
Những người hút thuốc thường bài tiết nhiều đờm hơn người không hút thuốc, khả năng đưa đờm ra khỏi đường hô hấp kém vì hệ thống luân chuyển ở người sử dụng thuốc bị phá hủy. Bên cạnh đó, khói thuốc làm thay đổi cấu trúc các tuyến tiết nhầy, nên dễ bị nhiễm các chất độc hại, cản trở sự lưu thông, trao đổi khí. Hút thuốc rất nguy hại cho sức khỏe, ngoài ung thư phổi, nó còn gây ung thư một số cơ quan khác như miệng, dạ dày, cơ quan tiêu hóa... Người bệnh ung thư dù giai đoạn nào cũng cần bỏ ngay việc hút thuốc, đặc biệt đang trong quá trình điều trị.
Việc hút thuốc lá trong một thời gian dài làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng cũng như phổi, dạ dày và thực quản. Khói thuốc lá chứa nhiều chất gây ung thư gây tổn hại DNA và khó có thể chữa được. Vì vậy, những người có thói quen hút thuốc lá nên từ bỏ ngay lập tức là những gì bạn cần làm để vừa đảm bảo sức khỏe cho bản thân vừa không ảnh hưởng tới sức khỏe của những người thân yêu trong gia đình.
Mọi người cũng có thể giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng bằng cách thay đổi những thói quen hàng ngày như: Hạn chế ăn thịt, mỡ động vật và các loại thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm quay, nướng; ăn nhiều loại trái cây, rau củ để bổ sung vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa. Những chất này có thể giúp phòng ngừa ung thư; hạn chế uống rượu và bỏ thuốc lá; cố gắng tập luyện thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe và kiểm soát cân nặng.
-
Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến cáo sàng lọc ung thư đại tràng bắt đầu lúc 45 tuổi cho những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư. Những người khác cũng nên đi khám sàng lọc từ sau 50 tuổi. Tuy việc khám sàng lọc không giúp chữa được bệnh ung thư ruột kết nhưng nó có thể cho phép phát hiện bệnh sớm từ đó việc điều trị sẽ dễ dàng hơn.
Ung thư đại-trực tràng là loại ung thư xuất hiện và phát triển tại đại tràng và trực tràng. Đây bệnh lý ung thư đường tiêu hóa phổ biến, có tỷ lệ mắc cao thứ ba và tỷ lệ tử vong cao thứ tư trong các bệnh ung thư hay gặp trên thế giới. Năm 2016, ở Mỹ ước tính có trên 134.000 ca ung thư đại-trực tràng mới mắc và trên 49.000 ca tử vong do ung thư đại-trực tràng. Tại Việt Nam, theo thống kê của Globocan năm 2012, ung thư đại-trực tràng có tỷ lệ mới mắc đứng hàng thứ năm và tỷ lệ tử vong đứng hàng thứ tư trong các bệnh ung thư. Ung thư đại-trực tràng có liên quan chặt chẽ với chế độ ăn uống, sinh hoạt và có tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng.
Sàng lọc là quá trình tìm kiếm phát hiện ung thư hoặc tiền ung thư khi người bệnh chưa có triệu chứng lâm sàng của bệnh. Sàng lọc thường xuyên ung thư đại-trực tràng là vũ khí quan trọng nhất trong chẩn đoán sớm và điều trị ung thư đại-trực tràng. Tỷ lệ tử vong do ung thư đại-trực tràng đã giảm trong vài chục năm gần đây và một trong những lý do là sự phát hiện sớm các polyp ở đại-trực tràng khi sàng lọc trước khi chúng phát triển thành ung thư. Một polyp đại-trực tràng cần thời gian 10-15 năm để phát triển thành ung thư. Việc sàng lọc thường xuyên giúp phát hiện và cắt bỏ các polyp trước khi phát triển thành ung thư và do đó có thể dự phòng nhiều trường hợp ung thư đại-trực tràng. Sàng lọc thường xuyên cũng giúp phát hiện sớm ung thư đại-trực tràng khi khối u còn nhỏ, chưa xâm lấn, di căn và việc điều trị sẽ dễ dàng hơn.
Khi ung thư đại-tràng được phát hiện ở giai đoạn sớm, tỷ lệ sống thêm tương đối sau 5 năm đạt tới 90%. Tuy nhiên, tại Mỹ chỉ có 4 trong 10 ca ung thư đại-trực tràng được chẩn đoán ở giai đoạn sớm. Tỷ lệ sống thêm của bệnh nhân giảm thấp rõ rệt khi ung thư đại-trực tràng đã xâm lấn, di căn. Đáng tiếc là chỉ có trên 50% người Mỹ có nguy cơ bị ung thư đại-trực tràng được sàng lọc. Tại Việt Nam, hiện nay chưa có chương trình sàng lọc ung thư đại-trực tràng cho cộng đồng và đa số bệnh nhân được phát hiện ở giai đoạn bệnh đã tiến triển.
Không thể dự phòng hoàn toàn được ung thư đại-trực tràng nhưng có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách sàng lọc và kiểm soát các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được. Một số các khám sàng lọc khác bao gồm nội soi, soi đại tràng sigma, thử nghiệm máu ẩn trong phân và thử nghiệm immunochemical phân. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn ra những xét nghiệm sàng lọc phù hợp nhất.
-
Trên thực tế, cho đến nay chưa có loại thuốc nào được công nhận là có tác dụng với bệnh này. Tuy nhiên gần đây các nhà khoa học đã chứng minh được rằng chất xơ hòa tan có tác dụng lớn trong phòng chống ung thư đại tràng. Chất xơ hòa tan đi qua ruột sẽ tạo ra thể đông làm chậm quá trình hấp thu một số chất dinh dưỡng vào máu và cũng làm tăng khối lượng phân làm kích thích nhu động ruột.
Ngoài ra, chất xơ ở ruột già có tác dụng tăng khả năng lên men của vi khuẩn ruột già với các polysaccharides, sinh ra các acid chuỗi ngắn là nguồn năng lượng cho tế bào niêm mạc già. Do đó, nếu khẩu phần ăn thiếu chất xơ thì sẽ gây ra hậu quả không tốt và nguy cơ ung thư đại tràng rất cao. Ăn rau không chỉ cung cấp đầy đủ chất xơ và vitamin cho cơ thể mà còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Đặc biệt, ăn nhiều rau củ quả, nhiều chất xơ giúp nhuận trường, chất thải được đẩy ra ngoài, sạch vùng trực tràng.
Dinh dưỡng hợp lý là biện pháp dễ thực hiện làm giảm tỷ lệ ung thư đại tràng. Y khoa thế giới khuyến cáo người dân nên bổ sung thêm canxi, axit folic vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày để cải thiện chất lượng sức khỏe. Axit folic có nhiều trong các loại đậu: đậu nành, ngũ cốc họ đậu. Đây là nhóm thực phẩm giàu chất xơ nhất, có tác dụng kích thích nhu động ruột phòng ngừa ung thư đại tràng. Các loại rau xanh như bắp cải, súp lơ xanh, cải soong và trái cây như đu đủ, khoai lang... nên ăn thường xuyên. Ngoài việc cung cấp chất xơ và vitamin cùng khoáng chất cho cơ thể còn có nhiều hợp chất có khả năng kìm hãm sự phát triển những tế bào ung thư đại tràng và hạn chế khả năng di căn của loại ung thư này.
Thói quen ăn nhiều thịt đỏ, mỡ động vật đang được y tế tích cực khuyến cáo là hạn chế, không chỉ trong việc phòng ngừa ung thư đại trực tràng mà với nhiều bệnh khác. Hạn chế rượu bia, tốt nhất là bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt. Duy trì vận động, tập thể dục hàng ngày. Thể trạng tốt cũng có khả năng kháng bệnh, tăng sức đề kháng chống bệnh tật. Duy trì cân nặng ổn định cũng nên được chú ý theo dõi.
Bổ sung lượng chất xơ, bạn có thể giảm nguy cơ ung thư ruột già cũng như miệng, cổ họng, tuyến tiền liệt và ung thư thực quản. Ăn nhiều chất xơ giúp rút ngắn thời gian chất thải đi qua ruột già. Điều này ngăn cản các tế bào ruột bị ảnh hưởng bởi chất ung thư. Bạn có thể tăng cường chất xơ từ các nguồn cung cấp như lúa mì, yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt hay các loại rau xanh…
-
Thịt đỏ bao gồm: thịt bò, thịt cừu, thịt heo, thịt bê, thịt nai, thịt dê. Không bao gồm: thịt gà tây, thịt vịt, thịt ngan, thịt chim, thịt gà, thịt thỏ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, việc thường xuyên ăn thịt đỏ đem lại nhiều tác hại cho sức khỏe, bởi loại thịt này có hàm lượng cholesterol và chất béo bão hòa cao, gây ra nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, đột quỵ, ung thư…
Theo báo cáo gần đây của Tổ chức Y tế Thế giới, thịt đỏ, chẳng hạn như thịt bò, thịt cừu và thịt lợn, đã được phân loại là chất gây ung thư nhóm 2A có nghĩa là nó có khả năng gây ung thư đặc biệt là ung thư đại trực tràng. Kết luận này dựa trên nghiên cứu được ủy quyền bởi Hội đồng Ung thư năm 2010, ước tính rằng ở Úc cứ 2600 người sẽ có 1 trường hợp ung thư có liên quan đến việc tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ. Mặt khác, chế độ ăn giàu chất xơ, trái cây và rau quả cũng có khả năng làm giảm nguy cơ mắc ung thư ruột và trực tràng.
Ngoài ra, Viện Khoa học Sức khỏe Môi trường Quốc gia Hoa Kỳ đã kiểm tra việc nấu ăn và tiêu thụ thịt trong số hơn 42.000 phụ nữ ở lục địa Mỹ và Puerto Rico. Báo cáo cho biết, hơn 1.500 phụ nữ bị ung thư vú trong thời gian theo dõi trung bình 7,5 năm. Kết quả cho thấy ăn thịt đỏ và thịt chế biến làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn 23%. Vì thế mà các nhà nghiên cứu khuyên phụ nữ chuyển từ thịt đỏ sang thịt gia cầm để làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vú. Bên cạnh đó, thịt đỏ có thể khiến bạn dễ mắc các bệnh tim mạch do chứa lượng cholesterol cao . Tiêu thụ ít thịt cũng có liên quan đến việc giảm tỷ lệ béo phì ở cả trẻ em và người lớn.
Chuyên gia y tế tại Anh khuyến cáo tại Khảo sát Dinh dưỡng và Dinh dưỡng Quốc gia (NDNS) tiết lộ lượng thịt bò trung bình một người nên nạp vào không nên quá 70g mỗi ngày. Theo nghiên cứu, hầu hết chúng ta đều đang ăn vượt quá lượng thịt trong bữa ăn của mình. Nếu lượng thịt đỏ nạp vào cơ thể mỗi ngày lên tới 90g mỗi ngày khả năng dễ mắc các bệnh đường ruột, đặc biệt là tỉ lệ ung thư trực tràng cao hơn rất nhiều lần. Bởi vậy, nên cắt giảm lượng thịt đỏ trong mỗi bữa ăn, khoảng 70g - tương đương với một lát thịt bò sẽ giúp bạn vừa đảm bảo đủ chất, lại không ảnh hưởng tới sức khỏe.
Một nghiên cứu vào năm 2010 được công bố trên tạp chí Nghiên cứu Ung thư đã tìm thấy mối liên hệ giữa ăn thịt đỏ (như thịt bò, thịt chó…) hay các loại đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư đại tràng. Nếu thịt đỏ là sở thích của bạn, hãy giới hạn 4 ounce một tuần. Ngoài ra, bạn có thể chọn thịt nạc thay vì thịt mỡ và tránh ăn thịt nướng, rán hay các loại thịt xông khói, xúc xích, đồ ăn nhanh…
-
Theo số liệu thống kê, mỗi năm trên thế giới có gần 1 triệu người được phát hiện bị ụng thư đại trực tràng. Trong đó, nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn nữ giới. Ung thư đại trực tràng được xếp thứ 2 trong 5 loại ung thư thường gặp nhất ở nam giới, chỉ đứng sau ung thư phổ. Đàn ông Việt Nam cũng không nằm ngoài con số đó. Vậy tại sao đàn ông lại có nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng cao hơn nữa giới?
Một số nhà nghiên cứu cho rằng, đàn ông thường có thói quen và lối sống thiếu lành mạnh và khoa học hơn phụ nữ. Thường xuyên hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích, uống rượu bia… chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên ung thư đại tràng ở nam giới.Một nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học quốc tế Gastroenterology cho biết, hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc loại bệnh ung thư đại tràng lên 2,14 lần so với những người không hút thuốc bao giờ. Cũng theo nghiên cứu này, những người hút liên tục mỗi ngày 1 bao trong 50 năm hoặc 2 bao trong 25 năm sẽ tăng gấp đôi nguy cơ mắc phải căn bệnh polyp đại trực tràng so với những người không bao giờ hút thuốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy từ 20-25% số ca mắc ung thư đại trực tràng là do thuốc lá gây ra.
Bên cạnh đó, những người vừa hút thuốc và uống rượu, nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Điều này lý giải vì sao nam giới bị ung thư đại trực tràng có tỷ lệ cao hơn nữ giới. Do vậy, để phòng ngừa nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng, bạn nên hạn chế lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá và các chất kích thích khác.Để giúp ngăn ngừa ung thư đại tràng, bạn nên uống ít rượu bia hoặc nói không với chúng thì càng tốt. Bởi vì cùng với ung thư đại tràng, rượu còn là một nguyên nhân của ung thư miệng, vòm họng, thanh quản, thực quản, gan hay vú. Việc uống rượu quá nhiều dẫn đến sự thay đổi DNA trong các tế bào và dần dần hình thành bệnh ung thư. Ngoài ra, các vi khuẩn trong đại tràng còn có thể chuyển hóa rượu thành acetaldehyd - một trong những chất gây ung thư. Vì vậy, Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến cáo, bạn không nên uống quá 2 ly rượu/ngày (đối với nam) và 1 ly/ngày (đối với nữ).
-
Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Ung thư cho biết rằng mức độ tập thể dục cao làm giảm nguy cơ phát triển ung thư phổi và đại trực tràng. Nếu bạn muốn giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng, điều quan trọng là bạn phải tập thể dục hơn 30 phút mỗi ngày. Theo Tạp chí Y khoa Anh, điều này sẽ giúp bạn giảm đáng kể nguy cơ.
Một nghiên cứu khác của Hiệp hội Ung thư Mỹ đã theo dõi gần 2.300 bệnh nhân ung thư. Họ cũng phát hiện ra rằng thậm chí 2 giờ 30 phút đi bộ mỗi tuần có thể có tác động đáng kể đến tỷ lệ tử vong. Tập thể dục giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh và làm việc hiệu quả, vì vậy giúp giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng. Các nghiên cứu khoa học cũng liên kết lượng mỡ cơ thể tính theo BMI (chỉ số khối cơ thể) và chỉ ra nguy cơ ung thư đại trực tràng tăng 15% cho mỗi 5kg/m2.
Những người theo thói quen lối sống lành mạnh, bao gồm cả tập thể dục trong hơn 30 phút mỗi ngày sẽ giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng, theo một nghiên cứu được công bố trực tuyến vào tháng 10 trên Tạp chí Y học Anh. Trong thực tế, theo các nhà nghiên cứu từ Viện Ung thư Dịch tễ học tại Copenhagen, bệnh ung thư đại trực tràng có thể ngăn ngừa được tới 23% nếu thường xuyên vận động. Nghiên cứu này được dựa trên một cuộc khảo sát của 55.489 người đàn ông và phụ nữ trong độ tuổi từ 50-64 và được tiến hành trong khoảng thời gian gần 10 năm.
Một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư đại tràng đó chính là lối sống ít vận động. Theo kết quả của một nghiên cứu vào năm 2014 được công bố trên Tạp chí của Viện Ung thư Quốc gia cho thấy, hoạt động thể chất có liên quan đến việc tăng nguy cơ của các bệnh ung thư như đại tràng, nội mạc tử cung, phổi hay các bệnh về tiểu đường, béo phì và tim mạch.
Để có một cơ thể khỏe mạnh, việc tập thể dục hàng ngày là rất cần thiết. Mỗi ngày, bạn chỉ cần dành khoảng 30 phút để đi bộ, đạp xe, bơi, khiêu vũ hay đơn giản như làm vườn cũng sẽ giúp bạn khỏe mạnh hơn rất nhiều.
-
Bằng cách loại bỏ mỡ thừa xung quanh vòng eo, bạn không chỉ sở hữu được vòng eo thon gọn giúp mình trở nên đẹp hơn mà nó còn giúp giảm nguy cơ phát triển của ung thư đại tràng. Nghiên cứu cho thấy, người bị thừa cân, béo phì thường có nguy cơ mắc ung thư đại tràng cao hơn so với những người khác.Nếu bạn bị béo phì, bạn hãy bắt đầu từ việc ăn uống khoa học và tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày để kiểm soát cân nặng và giảm cân từ từ. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về những biện pháp hiệu quả để đạt được mục tiêu.
Đàn ông và phụ nữ thừa cân hoặc béo phì có nhiều khả năng phát triển ung thư đại trực tràng hơn. Nguy cơ mắc ung thư đặc biệt cao đối với nam giới, đặc biệt là những người bị thừa cân ở vùng bụng. Một nghiên cứu được công bố vào tháng 10 năm 2018 trên tạp chí JAMA Oncology theo dõi sức khỏe của hơn 85.000 phụ nữ trong 22 năm và thấy rằng chỉ số khối cơ thể (BMI)của người phụ nữ càng cao, nguy cơ phát triển ung thư đại trực tràng trước tuổi 50 càng nhiều.
Nghiên cứu cho thấy phụ nữ ở độ tuổi 20 đến 49 bị thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ phát triển ung thư đại trực tràng sớm gấp đôi so với những phụ nữ có chỉ số BMI thấp. Bằng cách loại bỏ mỡ thừa xung quanh vòng eo, bạn không chỉ sở hữu được vòng eo thon gọn giúp mình trở nên đẹp hơn mà nó còn giúp giảm nguy cơ phát triển của ung thư đại tràng. Nghiên cứu cho thấy, người bị thừa cân, béo phì thường có nguy cơ mắc ung thư đại tràng cao hơn so với những người khác.Chất béo trong cơ thể có hai chức năng chính: Dự trữ năng lượng và liên tục lan truyền thông tin và chỉ dẫn đến phần còn lại của cơ thể. Những thông tin này có thể ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng tế bào, phản ứng hóa học trong tế bào và chu kỳ sinh sản của cơ thể. Khi có quá nhiều chất béo trong cơ thể, những tín hiệu được truyền đi xung quanh cơ thể có thể gây ra các rối loạn, là nguồn gốc gây ung thư.
Nếu bạn bị béo phì, bạn hãy bắt đầu từ việc ăn uống khoa học và tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày để kiểm soát cân nặng và giảm cân từ từ. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về những biện pháp hiệu quả để đạt được mục tiêu.