Top 14 Cách làm giảm đau bụng nhanh nhất cho chị em vào ngày "đèn đỏ"
Đau bụng kinh là tình trạng đau quặn ở vùng bụng dưới, xuất hiện trước, trong hoặc sau khi chu kỳ kinh nguyệt của các chị em. Tùy thuộc vào cơ địa của từng ... xem thêm...người mà mức độ đau sẽ khác nhau, nhưng tất cả đều gây khó chịu, khó khăn cho các hoạt động bình thường khác. Dưới đây là những thông tin hữu ích giúp chị em có thể làm giảm các cơn đau khó chịu này.
-
Làm ấm bụng cũng như làm ấm cơ thể là cách hiệu quả hàng đầu giúp bạn làm dịu cơn đau do chu kỳ kinh nguyệt mang đến. Có nhiều cách làm ấm khác nhau để bạn lựa chọn như: tắm nước nóng, chườm nóng, dùng miếng dán nhiệt,... Hơi ấm sẽ làm cho tử cung co bóp dễ dàng, giãn cơ và làm lớp niêm mạc dễ dàng bong ra hơn, vì vậy mà sẽ dễ đau hơn.
Cách chườm ấm bụng là đơn giản nhất, chỉ cần đun sôi túi sưởi chườm lên bụng dưới đến khi túi nguội, lại làm nóng túi cho đến khi hết đâu. Nếu không có túi sưởi, bạn hoàn toàn có thể dùng chai thủy tinh bọc khăn bông bên ngoài rồi chườm lên vùng bụng.
Các bác sĩ chỉ ra rằng, biện pháp giảm đau này hiệu quả tương đương với một số loại thuốc giảm đau.
-
Một số liệu pháp giảm đau từ các nguyên liệu tự nhiên tỏ ra rất hữu hiệu trong việc đẩy lùi những cơn đau đến vào ngày "đèn đỏ" và còn có tác dụng với cả những dấu hiệu của chứng rối loạn kinh nguyệt. Một số nguyên liệu tự nhiên đơn giản có thể sử dụng để chữa đau bụng kinh trước tiên phải nhắc đến gừng. Gừng tươi có tính ấm, có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu và lưu thông khí huyết. Do vậy sẽ giúp quá trình lưu thông máu ở tử cung diễn ra thuận lợi, hạn chế sự co thắt tại tử cung, ngăn ngừa tình trạng đau bụng kinh hiệu quả.
Gừng tươi được giã hoặc xắt thành lát mỏng sau đó đắp vào phần bụng dưới khoảng từ 5 - 7 phút sẽ giúp chị em giảm được những cơn đau bụng ngày "đèn đỏ".
Sử dụng gừng tươi trị đau bụng kinh là phương pháp hiệu quả, được nhiều chị em tin tưởng và sử dụng. Ngoài đắp gừng, chị em cũng có thể uống nước ép gừng, ngậm gừng hay tắm với gừng.
-
Vitamin trong rau xanh có tác dụng hiệu quả đối với việc giảm đau. Trong kỳ kinh nguyệt, việc bổ sung các vi chất như kẽm, canxi, vitamin B là rất quan trọng.
Đó là những loại vitamin cần thiết, có khả năng giảm cảm giác đau và đầy bụng. Những loại rau xanh như rau xanh collard, rau mùi tây, rau bina,… có chứa rất nhiều canxi, magie, sắt, vitamin B, cũng như nhiều khoáng chất khác sẽ giúp máu trong ngày "đèn đỏ" lưu thông dễ dàng hơn. Do vậy, triệu chứng đau bụng vào kỳ kinh sẽ được thuyên giảm.
-
Một trong số những biện pháp giảm đau hữu hiệu vào ngày kinh nguyệt là massage. Hãy xoa bóp một cách nhẹ nhàng vùng bụng dưới để giúp thư giãn cơ thể và khiến máu chảy đều hơn. Bạn chỉ cần thực hiện động tác đơn giản là đặt tay lên vùng bụng dưới và xoa đều theo cử động hình tròn.
Nên massage một cách nhẹ nhàng và thường xuyên phần bụng dưới khi đang ở trong chu kỳ kinh nguyệt, giúp cơ bụng không bị co thắt mạnh và giảm đau hiệu quả hơn.
Phương pháp xoa bóp này cũng có thể giúp làm dịu các cơn đau bụng khác. Khi bạn bị đau, hãy xoa bóp nhẹ nhàng ở vùng bụng bị đau theo cử động hình tròn để giảm đau nhé!
-
Các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ hay tập yoga sẽ giúp bạn tăng lưu lượng máu và giảm các cơn đau bụng. Thay vì ngồi một chỗ và than vãn trong những ngày "đèn đỏ", hãy đứng dậy và vận động bằng những bài tập thể dục nhẹ không những giúp bạn khỏe mạnh hơn mà còn giảm đau hiệu quả. Các cơ bắp khi được thư giãn sẽ sản sinh ra endorphin - một loại hormone có chức năng giảm đau rất tốt.
Tuy vậy, hãy cẩn thận, bạn cần tập những bài tập nhẹ nhàng thôi, những hành động mạnh sẽ khiến bạn chảy máu nhiều hơn và đau thêm.
-
Theo Đông y, một trong những công dụng của ngải cứu là điều trị kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt nhiều và đau bụng kinh (thống kinh). Đau bụng trong ngày "đèn đỏ", bạn có thể ăn lá ngải nấu với trứng gà, cơn đau bụng sẽ giảm bớt, thậm chí là dứt hẳn.
Một phương pháp nữa dành cho những người kinh nguyệt không đều đó là: Hàng tháng khi đến ngày bắt đầu kỳ kinh và cả những ngày đang có kinh, hãy lấy 10g lá ngải cứu khô, thêm 200ml nước, sắc còn 100 ml, thêm chút đường sau đó uống ngày 2 lần. Sau 1 - 2 ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt, người đỡ mệt hơn, máu kinh đỏ và ít hơn.
-
Các loại thuốc giảm đau khẩn cấp không qua kê đơn giúp đẩy lùi những cơn đau gần như ngay lập tức. Những thuốc này đã được kiểm nghiệm và chứng minh là có thể giảm các cơn đau bụng kinh hiệu quả, đặc biệt là các thuốc chứa paracetamol kết hợp với caffeine thì vô cùng hữu ích.
Tuy thuốc giảm đau nếu sử dụng quá nhiều và thường xuyên sẽ không thực sự tốt cho cơ thể. Bạn chỉ nên sử dụng thuốc giảm đau nếu cơn đau kéo dài và nghiêm trọng.
-
Trong thời kỳ kinh nguyệt mật ong có công dụng giảm đau nhanh chóng, đồng thời giải độc, điều hòa lưu thông máu nhờ lượng magie dồi dào.
Theo các chuyên gia, mật ong có tính nóng nên rất tốt cho các chị em trong những ngày hành kinh, chậm kinh, rối loạn kinh nguyệt hoặc mất kinh thường xuyên.
Mật ong vừa giúp giảm đau nhanh vừa điều hòa lưu thông máuĐể giảm đau bụng kinh trong kỳ đèn đỏ, chị em có thể áp dụng những cách sau đây:
- Cách 1: Chị em pha 3 muỗng mật ong với 1 ly nước ấm uống vào mỗi buổi sáng.
- Cách 2: Pha mật ong với nước ấm và thêm một chút nước cốt chanh, nước gừng uống vào mỗi buổi sáng hoặc sau bữa ăn.
- Cách 3: Mật ong kết hợp với sữa ấm uống vào mỗi buổi sáng, hoặc bạn có thể uống vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Duy trì trong suốt chu kỳ kinh nguyệt để mang lại hiệu quả.
-
Như đã đề cập ở trên, nhiệt giúp dịu cơn đau bụng kinh. Ngoài ra, tắm nước ấm cũng có tác dụng thư giãn cơ thể cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Đổ nước nóng đầy bồn, thêm chút muối, 2-3 thìa gừng giã nhỏ, bật bản nhạc yêu thích và pha sẵn một tách trà. Việc còn lại chỉ là tận hưởng mà thôi!
Để tăng hiệu quả giảm đau, bạn có thể nhỏ vào bồn tắm một số loại tinh dầu như oải hương, khuynh diệp...
-
Bấm huyệt làm giảm đau bụng kinh chính là phương pháp đông y dễ dàng áp dụng. Chị em tìm hiểu đến 3 huyệt quan trọng đó là: Huyệt tam tâm giao, huyệt huyết hải và huyệt thái sung.
Ba huyệt này có tác dụng lớn trong việc làm giảm các cơn đau bụng kinh. Do đó các bạn có thể áp dụng phương pháp bấm huyệt để làm giảm các cơn đau. Khi thực hiện nên bấm huyệt nhẹ nhà và có thể kêt hợp với việc xoa bóp massage nhẹ nhàng.
-
Sử dụng sữa nghệ ấm ngay tại thời điểm máu kinh mới xuất hiện có thể giảm tình trạng máu kinh vón thành cục, chảy ít hoặc xuất ra ồ ạt. Ngoài ra hoạt chất Curcumin trong nghệ còn giúp điều hòa hoạt động của tử cung, ức chế viêm và giảm căng thẳng thần kinh.
Khi dùng sữa nghệ, bạn nên uống ngay khi sữa còn ấm để tăng tác dụng giảm đau, đồng thời đem lại cảm giác thoải mái và dễ chịu.
-
Trong thời gian hành kinh, bạn nên giảm bớt khối lượng công việc và dành thời gian nghỉ ngơi. Làm việc quá sức và căng thẳng có thể khiến cơ thể mệt mỏi và khiến cơn đau bụng kinh trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó vào những ngày “đèn đỏ”, bạn nên cố gắng ngủ trước 23:00 và đảm bảo giấc ngủ kéo dài ít nhất 7 giờ đồng hồ. Ngủ đủ giấc giúp điều hòa hoạt động co thắt của tử cung, phục hồi cơ thể và làm giảm cơn đau đáng kể.
Trong khi đó ở những nữ giới có thói quen thức khuya và ngủ không đủ giấc, tử cung thường có xu hướng co thắt dữ dội, làm tăng mức cơn đau và khiến cơ thể uể oải, thiếu sức sống vào ngày hôm sau. -
Trong khi một số thực phẩm giúp bạn thấy khá hơn và dịu cơn đau bụng kinh thì một số khác có tác dụng ngược lại. Ví dụ, caffeine. Với người quen uống một ly cà phê mỗi sáng, việc ngừng uống cà phê có thể coi là thảm họa. Nhưng caffeine thực sự làm tăng nặng triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt, bao gồm đầy bụng, thay đổi tâm trạng, các cơn đau và co thắt. Nó khiến bạn thấy lo lắng hơn và thậm chí còn làm chu cho kỳ kinh nguyệt của bạn trở nên thất thường.
Ngoài ra, cũng tốt hơn nếu bạn tránh các thực phẩm và đồ uống gây đầy hơi, tích nước như đồ ăn nhiều muối, nhiều chất béo, đồ uống có cồn, socola, mọi loại đồ uống có ga.
-
Uống trà gừng ấm là cách làm giảm cơn đau bụng kinh được ứng dụng phổ biến. Hoạt chất Cineole dồi dào trong loại trà thảo mộc này đem lại rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Bó có khả năng ức chế dẫn truyền cơn đau, thư giãn hệ thần kinh trung ương và hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Hơn nữa, gừng còn chứa hàm lượng cao hoạt chất Zingerone và Gingerol. Các thành phần này có khả năng ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin. Prostaglandin được nhận định là chất trung gian gây viêm nhiễm ở niêm mạc tử cung. Từ đó có thể hỗ trợ khắc phục cơn đau bụng kinh, nhức mỏi thắt lưng…
Bên cạnh đó, gừng còn chứa lượng tinh dầu với mùi thơm đặc trưng và các chất chống oxy hóa đa dạng. Bên cạnh tác dụng làm giảm đau thì uống trà gừng ấm còn giúp cải thiện một số triệu chứng đi kèm trong ngày đèn đỏ như buồn nôn, chán ăn, khó chịu.