Top 7 Cách khắc phục tình trạng cắn bạn của trẻ mầm non mà cô giáo nên biết

Phương Trinh 22681 0 Báo lỗi

Trẻ cắn bạn, rồi phụ huynh quở trách, đây là trường hợp khiến không ít các cô giáo mầm non bối rối, chẳng biết giải quyết sao và cũng chẳng biết làm thế nào để ... xem thêm...

  1. Trước khi tìm hiểu về các cách khắc phục tình trạng trẻ mầm non hay cắn bạn, trước tiên Toplist muốn cùng các cô tìm hiểu về các nguyên nhân vì sao trẻ cắn bạn.


    Bé muốn khám phá: Các bé từ 0 tới 3 tuổi thường tìm hiểu về thế giới xung quanh thông qua các giác quan như sờ, nếm, nghe, ngửi. Nếu bạn cho bé một món đồ chơi, nó sẽ đưa vào miệng. Các bé chưa thực sự hiểu sự khác biệt giữa gặm đồ chơi và cắn người khác.


    Bé mọc răng: Bé mọc chiếc răng đầu tiên trong khoảng từ 4 tới 7 tháng tuổi. Khi nướu bắt đầu nứt, bé sẽ cảm thấy khó chịu và muốn nhai một thứ gì đó. Đôi khi, đồ vật mà bé "nhai" là bạn.


    Muốn gây sự chú ý: Điều này thường xảy ra với các bé trên 1 tuổi. Khi không được cha mẹ quan tâm hằng ngày, trẻ tìm cách gây chú ý. Và việc cắn người khác cũng nhằm mục đích đó.


    Bắt chước người khác: Các em bé trên 1 tuổi thích bắt chước. Đôi khi bé nhìn thấy người khác cắn và muốn thử xem sao. Nếu bạn cắn lại nhằm trừng phạt trẻ, bạn đã vô tình dạy bé nó được quyền làm thế.


    Bé muốn độc lập: Trẻ từ 1 tới 3 tuổi luôn muốn tìm kiếm sự độc lập. "Cái này của con" hoặc "Để con làm" là những cụm từ bé thích dùng. Cắn là một hành động đầy sức mạnh để điều khiển cha mẹ, ông bà. Nếu muốn lấy một món đồ chơi hoặc "đuổi" bạn cùng chơi về, cắn giúp bé nhanh chóng đạt được mục đích.


    Bé thất vọng: Trẻ em chưa biết điều khiển cơ thể mình và chưa biết nói nhiều nên gặp khó khăn khi muốn người khác giúp đỡ. Nó cũng chưa biết cách chơi cùng bạn bè và sử dụng từ ngữ để diễn đạt các cảm xúc của mình. Vì thế, bé tìm cách cắn, đánh hoặc đẩy người khác.


    Bé căng thẳng: Nếu không có việc thích thú để làm, người lớn không chơi cùng hay người thân trong gia đình mất, cha mẹ ly dị, chuyển nhà mới hoặc mẹ sinh em, bé sẽ cảm thấy căng thẳng. Cắn là hành động thể hiện cảm xúc và giải toả của bé.

    Tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ cắn bạn
    Tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ cắn bạn
    Nguyên nhân vì sao trẻ cắn bạn
    Nguyên nhân vì sao trẻ cắn bạn

  2. Với những trẻ hay cắn bạn thì cách tốt nhất để cô giáo khắc phục tình trạng này đó chính là "Chú ý quan sát và kịp thời ngăn cản". Nói thì dễ nhưng khi làm rồi quả thật không dễ chút nào. Trẻ hiếu động, chạy nhảy lung tung đôi khi để kiểm soát được hành vi của trẻ, cô giáo phải rất vất vả. Vì thế, cô nên cho trẻ hay cắn bạn ngồi gần mình và kịp thời ngăn chặn hành vi của trẻ khi có biểu hiện.


    Ngoài ra, cô giáo cũng nên quan tâm và trò chuyện với trẻ nhiều hơn, cô có thể nói với trẻ rằng: "Con cắn bạn sẽ đau, nhìn vết răng của con này, nếu ai cắn con thì thế nào..." Ngoài ra, cô giáo cũng có thể đưa ra một câu chuyện có liên quan đến hành động "cắn bạn" của trẻ, để giáo dục trẻ.

    Luôn chú ý theo dõi trẻ và ngăn cản kịp thời
    Luôn chú ý theo dõi trẻ và ngăn cản kịp thời
    Chú ý đến trẻ
    Chú ý đến trẻ
  3. Nếu bạn cảm thấy bé đang có một trong những cảm xúc bị kìm nén như: bé thất vọng, bị căng thẳng, bé cảm thấy không được yêu thương, bị bỏ rơi, bé sống lâu trong môi trường không được khuyến khích sự bộc lộ và diễn tả nhu cầu, cảm xúc và việc bé hay cắn bạn chỉ là một dấu hiệu bộc lộ bên ngoài. Trong một cộng đồng khi các bé chơi và sinh hoạt cùng nhau, mình thường thấy các bé đó sẽ hay tỏ ra giận dữ hoặc có vẻ mặt hơi trầm, buồn, hoặc thiếu tự tin.


    Đối với những bé này, điều quan trọng nhất là trong tình huống đó bé cần được cô giáo hoặc người lớn có mặt ở đó trấn an bé bằng tình yêu thương, làm cho bé có cảm giác an toàn và được chấp nhận con người, cảm xúc thật của bé dù bé có vừa cắn hay làm đau bạn xong. Bạn cần phân biệt rõ, điều này không phải là công nhận hành động bé cắn bạn là đúng. Bước này nhằm công nhận cảm xúc của bé là đúng vì mọi cảm xúc của con người dù là người lớn hay trẻ em đều không có đúng có sai, nó chỉ đơn thuần là cảm xúc và cần được công nhận.


    Cô giáo nên nhẹ nhàng ngồi xuống trước mặt bé, nhìn bé bằng ánh mắt yêu thương, tin tưởng và chấp nhận, có thể kèm một cái gật thật chậm thật nhẹ rồi vẫn giữ sự kết nối đó từ từ ôm bé, tay chạm nhẹ vào lưng bé xoa một chút. Sau đó, cô vẫn ôm bé như vậy hoặc ôm bé ngồi vào lòng vừa vỗ về vừa hỏi bằng giọng dịu dàng và chậm thôi: “Con đang tức giận/ khó chịu lắm à?” Thông thường, nếu cô giáo hỗ trợ được bé như vậy, những cảm xúc kìm nén của bé sẽ được giải tỏa ra, bộc lộ ở một số dấu hiệu khác nhau, phụ thuộc vào độ tuổi và môi trường lúc đó bé và người lớn hỗ trợ đang ở: bé sẽ khóc hoặc để yên cơ thể hoặc gật đầu với cô giáo, ... Dấu hiệu để nhận ra bạn làm đúng và hiệu quả là cơ thể bé sẽ thả lỏng và bé để cho bạn ôm bé, bé có thể trả lời là vâng, hoặc không nói gì. Lúc này, bạn vẫn giữ không gian đó và nói: “Ừ, cô biết rồi”.


    Hãy cho bé có cảm giác rằng chúng ta luôn ở cạnh và lắng nghe mọi lời nói của bé, đồng thời hành vi bé làm đau chúng ta sẽ không nhắc lại hay tỏ bất cứ ý than trách nào, thay vào đó bé sẽ cảm nhận được sự yêu thương qua cách bé được chạm vào da thịt chúng ta một cách nhẹ nhàng.

    Lắng nghe cảm xúc của trẻ
    Lắng nghe cảm xúc của trẻ
    Lắng nghe cảm xúc của trẻ
    Lắng nghe cảm xúc của trẻ
  4. Trong trường hợp này, cô giáo nên ngồi xuống nói chuyện với trẻ “ Con phải nhẹ nhàng, răng là để ăn, để nhai thức ăn không phải để cắn” khi bé đánh bạn “ ôm bé ngồi xuống nói nhẹ nhàng “bàn tay nhẹ nhàng, bàn tay nhẹ nhàng” rồi dùng tay cô vuốt lên tay bé nhẹ nhàng” vừa vuốt vừa nói “bàn tay nhẹ nhàng”.


    Khi đó cô giáo cũng có thể nói với bé là bé muốn gì, cần gì, không thích gì thì dùng lời để nói với bạn, với cô, không nên cắn/đánh. Các cô tuyệt đối không lớn tiếng hay la mắng bé. Vì các bé đang trong độ tuổi khám phá các phản ứng, cảm giác vấn đề này cải thiện mất 1-3 tháng, không thể mong chờ cải thiện ngay được.

    Không la mắng, to tiếng với trẻ
    Không la mắng, to tiếng với trẻ
    Tuyệt đối không lớn tiếng la mắng trẻ
    Tuyệt đối không lớn tiếng la mắng trẻ
  5. Cô giáo hãy tổ chức thật nhiều hoạt động ngoài hoạt động chính, cô giáo nên sưu tầm những trò chơi nhẹ tại chỗ cho các bé chơi. Vì không có thời gian rãnh để xung đột với bạn thì bé sẽ không cắn bạn nưa.


    Ví dụ các trò chơi nhỏ để cô giáo áp dụng là: trò chơi con bọ dừa; Ngón tay nhúc nhích; Con muỗi, ...

    Tổ chức nhiều hoạt động vui chơi cho trẻ
    Tổ chức nhiều hoạt động vui chơi cho trẻ
    Không để bé có thời gian rãnh mà tìm bạn...
    Không để bé có thời gian rãnh mà tìm bạn... "cắn"
  6. Đối với những trẻ bị cắn, cô giáo nên ôm lấy trẻ và xoa nhẹ vào chỗ bị đau của trẻ, khi đó trẻ sẽ cảm thấy bình tĩnh lại. Dù là tình huống nào, cô giáo cũng cần xử lí cả hai bên. Cô giáo hãy tưởng tượng, những đứa trẻ sau này lớn lên đi học, chúng bị đánh hội đồng, và chúng đã để yên bị đánh, như vậy có xót xa không?


    Nhưng lỗi là ở chúng ta, chúng ta chưa biết cách dạy cho các con biết cách xử lí, cách bảo vệ bản thân, và nếu đứa trẻ cứ cam chịu, cứ cục mịch thì sẽ mãi phải chấp nhận rất nhiều tổn thương. Xu hướng tâm lí của những đứa trẻ thích đánh người khác lại rất thích đánh những đứa trẻ hiền và chịu đựng. Hãy chỉ cho đứa trẻ biết phản kháng trong những tình huống đó, con có thể phản kháng bằng lời, có thể phản kháng bằng cách chạy đi, nhưng không nên phản kháng bằng cách dùng hành động lại. Những câu nói mà bé bị đau có thể nói với bạn đã làm đau mình:


    Không, mình không đồng ý bạn làm đau mình.

    Bạn làm đau mình, như vậy là không đúng đâu.

    Bạn nên hỏi mình bằng lời nói chứ không nên làm đau mình thế này.

    Mình cần một lời xin lỗi chân thành. Chắc chắn một vài lần như vậy thì bé kia sẽ không đánh mình nữa.

    Quan tâm đến cả trẻ cắn và bị cắn
    Quan tâm đến cả trẻ cắn và bị cắn
    Giải quyết các vấn đề với bé bị làm đau
    Giải quyết các vấn đề với bé bị làm đau
  7. Đừng bao giờ nói với trẻ phải xin lỗi bạn ngay khi cắn thay vào đó hãy hỏi trẻ có muốn nói lời xin lỗi hay không. Trong trường hợp nếu trẻ có dấu hiệu biết lỗi nhưng ngại nói thì có thể dùng hành động như ôm bạn hoặc nắm tay làm hòa để hai bạn đều thoải mái hơn.


    Nếu trẻ nói không thì cô có thể hỏi trẻ có phải con đang tức giận với bạn không. Chờ trẻ trả lời sau đó nói nhẹ nhàng “ok, cô hiểu rồi, cô đã thấy con tức giận thế nào rồi nhưng mà cảm giác tức giận thì không sao cả, nhưng cắn bạn là không hay chút nào”.


    Yêu cầu trẻ xin lỗi khi trẻ chưa muốn thì đó là 1 lời nói dối, trẻ buộc phải xin lỗi vì sợ hãi hoặc vì mục đích khác như xin lỗi bạn đi rồi cô/mẹ yêu chứ không phải bởi trẻ thấy mình đã làm đau người khác. Ra lệnh hoặc yêu cầu trẻ phải chịu trách nhiệm có điều kiện không bao giờ có kết quả tốt. Bởi chịu trách nhiệm cũng cần sự tình nguyện.

    Không nên ép trẻ
    Không nên ép trẻ "xin lỗi"
    Để trẻ nói lời xin lỗi một cách thoải mái nhất
    Để trẻ nói lời xin lỗi một cách thoải mái nhất




xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |