Top 15 Cách giáo dục trẻ dưới 2 tuổi tốt nhất

Ngọc Hyukie 1785 0 Báo lỗi

Rất nhiều ông bố, bà mẹ cho rằng trẻ dưới 2 tuổi sẽ không hiểu những điều bạn dạy, nếu bạn đang nghĩ thế thì hãy thay đổi suy nghĩ đó ngay từ bây giờ nhé, ... xem thêm...

  1. Tiến sĩ Martin J. Drell cho biết "nếu bạn để cho con của mình thấy hình ảnh bạn đang giận dữ thì bạn hoàn toàn đã thất bại. Vì khi đó con của bạn sẽ một là bướng bỉnh hơn hoặc là trở nên hoảng sợ trước bạn". Thay vì giận dữ, la mắng thì bạn hãy nghiêm giọng lại nói cho con biết làm như thế là không tốt, nếu con tiếp tục làm vậy thì sẽ có tác hại gì.


    Tất nhiên là bé nhà bạn sẽ không thể hiểu được vấn đề như bố mẹ nghĩ tuy nhiên đừng vì thế mà bạn không giải thích và nói chuyện với con về những việc bé đang làm. Cách bạn nói như thế nào, dùng ngữ điệu gì để nói với trẻ sẽ giúp trẻ nhận thức được lỗi của mình và biết hối lỗi.

    Hãy nghiêm giọng thay vì la mắng
    Hãy nghiêm giọng thay vì la mắng
    Hãy nghiêm giọng thay vì la mắng
    Hãy nghiêm giọng thay vì la mắng

  2. Bạn đừng quên ánh mắt nghiêm nghị chính là vũ khí cực kì hiệu quả. Khi nói bạn nói với bé về những lỗi lầm mà trẻ vừa gây nên, hãy nhìn thẳng vào mắt con của bạn và bắt đầu câu chuyện một cách nghiêm túc. Ánh mắt của bạn chính là thứ sẽ giúp bé tập trung, thấy vấn đề trẻ gây lên là nghiêm trọng và cần phải lắng nghe mẹ.


    Tuy nhiên cũng như giọng điệu, bạn đừng nhìn con bạn bằng ánh mắt giận dữ mà hãy nhìn con bạn bằng ánh mắt nghiêm túc, vì bé đang đọc suy nghĩ của bạn qua ánh mắt chứ không phải bạn làm con sợ hãi.

    Sứ dụng ánh mắt
    Sứ dụng ánh mắt
    Sứ dụng ánh mắt
    Sứ dụng ánh mắt
  3. Đôi khi bạn hãy truyền tải cho con những thông điệp mang "trọng lượng" thay vì những thông điệp rỗng. Thông điệp này đòi hỏi sự mạnh mẽ, dứt khoắt trong lời nói, ngữ điệu và cần có hành động kèm theo. Ví dụ khi bạn nói: “ăn cơm nào con yêu” thì hãy kèm theo hành động dắt bé tới bàn ăn thay vì chỉ nói mà thôi, khi đó lời nói của bạn có hiệu quả hơn nhiều, bé sẽ hiểu rằng, đã đến giờ phải ăn rồi và không thể làm gì ngoài ăn.
    Nói đi đôi với làm
    Nói đi đôi với làm
    Nói đi đôi với làm
    Nói đi đôi với làm
  4. Khi bạn muốn con tập cất đồ chơi sau khi chơi, thay vì bạn chỉ nói "con cất đồ chơi "thì bạn hãy nói" con hãy cất con robot màu đỏ vào rổ nào" khi đó con bạn sẽ định hướng được mình phải làm gì và làm như thế nào.


    Trẻ dưới 2 tuổi ngôn ngữ nghe hiểu của trẻ còn rất kém, chúng sẽ không hiểu được cái này có cần cất không, cái này cất ở đâu nếu bạn chỉ nói câu mệnh lệnh mà không kèm theo hướng dẫn cụ thể. Chính vì thế bạn hãy nói điều bạn muốn trẻ làm và hướng dẫn trẻ làm điều đó.

    Hướng dẫn trẻ thật cụ thể
    Hướng dẫn trẻ thật cụ thể
    Hướng dẫn trẻ thật cụ thể
    Hướng dẫn trẻ thật cụ thể
  5. Nếu khi bạn muốn con làm một điều gì đó mà con bạn không thể thực hiện được thì bạn chỉ nên nói lại yêu cầu một lần mà thôi, tuyệt đối không nên nói quá nhiều lần yêu cầu của mình, vì khi đó trẻ sẽ cảm thấy bạn đang tức giận và khiến bé càng mất bình tĩnh khi làm việc. Ngoài ra khi bé không làm được mà bạn nhắc quá nhiều lần sẽ khiến bạn trở nên thực sự tức giận, mà khi bạn tức giận khi dạy con là bạn đã thất bại.
    Không yêu cầu trẻ quá nhiều
    Không yêu cầu trẻ quá nhiều
    Không yêu cầu trẻ quá nhiều
    Không yêu cầu trẻ quá nhiều
  6. Đừng để bạn mềm lòng khi nhìn thấy khuôn mặt đáng yêu hay đầy nước mắt của bé, khi bạn mềm lòng tới ôm bé, cưng chiều bé thì mô hình chung bạn đang tự đập bỏ cả một quá trình cố gắng dạy con của bạn, khi bạn làm thế một lần rồi lại hai lần thì bé sẽ biết rằng chỉ cần làm thế mẹ sẽ không còn yêu cầu bé làm gì nữa, đó là điều hết sức nguy hiểm tới tính cách của trẻ. Khi trẻ khóc bạn hãy để cho yên tĩnh suy nghĩ một vài phút sau đó lại yêu chiều bé cũng chưa muộn.
    Đừng mềm lòng trước ánh mắt của bé
    Đừng mềm lòng trước ánh mắt của bé
    Đừng mềm lòng trước ánh mắt của bé
    Đừng mềm lòng trước ánh mắt của bé
  7. Trong giai đoạn 1-2 tuổi này, có 3 kỹ năng quan trọng nhất ở trẻ cần phát triển. Đó là 1- Đi 2- Nói 3- Kỹ năng cầm nắm đồ đơn giản. Việc đầu tiên của cha mẹ của trẻ hơn 1 tuổi, là chuẩn bị tinh thần sẵn sàng cho bé được vận động tối đa.

    Trẻ có trèo ra khỏi cũi của nó, cũng không được la mắng! Nhìn thấy hành động của con, cho ngay đó là trẻ nghịch ngợm, là mắng luôn, là dập tắt lòng ham tìm hiểu của trẻ, tức là thể hiện ngay lòng phản kháng cho trẻ biết. Sự thất bại trong giáo dục trẻ bắt đầu từ đây.

    Điều quan trọng, là luôn phải nghĩ rằng, làm thế nào để cho trẻ được tự do vận động. Cha mẹ cần có sự tôn trọng những việc trẻ làm, và có thái độ trông nom bé khỏi bị nguy hiểm.

    Cho trẻ ra chỗ rộng, cho trẻ đi bộ cho thật thoải mái. Vào những ngày đẹp trời, dẫn trẻ ra công viên, ra quảng trường, cho trẻ chơi thật là đã. Rồi cho trẻ tập cầm đồ vật vừa tay, giơ lên, hạ xuống, cầm ra chỗ được bảo… đó là những vận động rất tốt cho trẻ.

    Tạo môi trường tốt nhất cho sự phát triển các kỹ năng của trẻ
    Tạo môi trường tốt nhất cho sự phát triển các kỹ năng của trẻ
    Tạo môi trường tốt nhất cho sự phát triển các kỹ năng của trẻ
    Tạo môi trường tốt nhất cho sự phát triển các kỹ năng của trẻ
  8. Thời kỳ từ 1 tuổi tới 1 tuổi 8 tháng ở trẻ nhỏ gọi là thời kỳ thích làm thử. Trong thời kỳ này, mọi hành động của trẻ đều thể hiện sự thích làm thử đó. Trẻ thích được thử trải nghiệm với trọng lượng, quĩ đạo, quán tính, độ nảy… những phương pháp trắc nghiệm vật lý.


    Phải cho trẻ được trải nghiệm tối đa cái thú thích làm thử này. Không được vì trẻ làm rơi vỡ món đồ quí giá mà mắng trẻ gay gắt. Vì hành động của trẻ không phải là ác ý, hành động đó cũng không phải thể hiện tính cách đổ đốn, nên tuyệt nhiên không được mắng trẻ khi đó. Mà việc đáng làm là phải tìm chỗ nào đó cất cẩn thận những món đồ quí giá đó thì hơn!


    Qua những việc chơi, trẻ không chỉ có thêm trí tuệ, mà còn được thỏa mãn lòng thích tìm hiểu của mình, nảy sinh sự tích cực khi được tiếp xúc với sự vật bên ngoài.

    Với trẻ trong thời kì thích làm thử, hãy cho trẻ thử làm mọi thứ
    Với trẻ trong thời kì thích làm thử, hãy cho trẻ thử làm mọi thứ
    Với trẻ trong thời kì thích làm thử, hãy cho trẻ thử làm mọi thứ
    Với trẻ trong thời kì thích làm thử, hãy cho trẻ thử làm mọi thứ
  9. Nếu cha mẹ luôn luôn cấm đoán “Không được thế này! Không được thế nọ” thì con trẻ sẽ ra sao? Trẻ trở nên cực kì tiêu cực, cái tính tự tin của trẻ không lớn lên được. Khi trẻ lớn hơn chút, dễ mắc vào các vấn đề phức tạp. Nghĩa là, khi bị cấm đoán làm những việc trẻ muốn, trong lòng trẻ nảy sinh tính phản kháng, khiến trẻ có cái tính nóng nảy hay cáu.


    Với thời kỳ đón nhận va chạm từ bên ngoài là quan trọng, thì câu cấm đoán “không được thế” sẽ không giúp trẻ khôn lớn được. Câu nói đó làm triệt tiêu tố chất trẻ em ghê gớm hơn tất thảy.


    Khi muốn cấm trẻ làm một việc nào đó, hãy tìm cách rủ trẻ sang một trò chơi khác thì hơn. Như vậy không hề có tính cưỡng ép hay cấm đoán nào, khiến trẻ cũng thoải mái. Hãy dẫn trẻ đi ra ngoài, cho tiếp xúc với thế giới bên ngoài càng nhiều càng tốt. Để cho trí năng của trẻ phát triển, đây là phương pháp tối ưu.


    Cũng nên cho trẻ được nhìn thấy những bạn ở cùng độ tuổi. Dù không cần phải chơi với những bạn đó, nhưng đó là cách nuôi dưỡng tính xã hội ở trẻ. Nên cho trẻ đi bộ ở ngoài hết khả năng có thể thì hơn.

    Không dùng từ cấm đoán mà rủ trẻ sang trò chơi khác
    Không dùng từ cấm đoán mà rủ trẻ sang trò chơi khác
    Không dùng từ cấm đoán mà rủ trẻ sang trò chơi khác
    Không dùng từ cấm đoán mà rủ trẻ sang trò chơi khác
  10. Vào thời kỳ này, khả năng hiểu ngôn ngữ của trẻ phát triển cực kỳ tập trung. Các cơ quan vùng hàm, họng để phát âm phát triển vượt trội, giúp trẻ đã có thể phân biệt và sử dụng âm tiết một cách chính xác. Trẻ cũng có thể nói được những câu kết nối của 2, 3 từ liền nhau.


    Bố mẹ hãy nói chuyện thật nhiều với trẻ. Thời kỳ này mà đọc thật nhiều sách cho trẻ, sẽ là bí quyết để biến trẻ thành một người yêu thích sách. Đồng thời trí tuệ của trẻ cũng vì thế mà tiến bộ không ngừng. Thời kỳ này, số lượng từ mà trẻ nghe được càng nhiều thì khoảng sau sinh nhật 2 tuổi, trẻ sẽ có một vốn từ cực kỳ phong phú. Càng dạy nhiều từ ngữ cho trẻ, trí não của trẻ phát triển, thành một em bé thông minh.

    Tạo môi trường giàu ngôn ngữ
    Tạo môi trường giàu ngôn ngữ
    Tạo môi trường giàu ngôn ngữ
    Tạo môi trường giàu ngôn ngữ
  11. Năng lượng bên trong của trẻ sẽ phát huy hoàn hảo khi các giác quan, kỹ năng vận động và ngôn ngữ được kích hoạt ngay sau sinh. Từ một tuổi rưỡi trẻ cần đi bộ với quãng đường dài nhất có thể. Bế ẵm, ôm ấp hay để con ngồi xe đẩy, ô tô cả ngày sẽ làm mất khả năng di chuyển.


    Ở tuổi lên 2, trẻ luôn muốn vận động, chân tay và cơ thể chúng không chịu ngồi yên. Nếu bị kiềm chế sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của con. Khi được thúc đẩy đúng cách, trẻ có thể phát triển những khả năng thể chất đáng kinh ngạc. Vì thế, từ khoảng 2 tuổi, người Nhật dạy con đi bộ như một bài tập hàng ngày. Đây cũng là một cách giúp trẻ phát triển trí não.

    Để trẻ vận động và đi bộ thật nhiều
    Để trẻ vận động và đi bộ thật nhiều
    Để trẻ vận động và đi bộ thật nhiều
    Để trẻ vận động và đi bộ thật nhiều
  12. Bé chưa biết chữ, chắc chắn rồi! Thậm chí bé còn chưa nói được rõ ràng. Nhưng điều đó chẳng hề ngăn cản việc bạn tạo cho con một kệ sách nho nhỏ. Có rất nhiều quyển sách dành cho bé 2 tuổi với hình ảnh, nét vẽ rất đáng yêu. Đây là bước khởi đầu tuyệt vời cho sự phát triển trí tuệ ở trẻ.


    Mỗi ngày, bạn có thể cùng con “đọc sách” bằng cách cho con ngắm nhìn các bức vẽ sống động và kể cho con nghe những câu chuyện trong đó. Bạn có thể chỉ cho con xem những con số trong sách để đếm, gọi tên các con vật hoặc đồ vật trong sách. Cách làm này nâng cao vốn từ, kích thích trí tưởng tượng, phát triển nhận thức ở trẻ em mọi lứa tuổi.

    Cho con sớm làm quen với sách
    Cho con sớm làm quen với sách
    Cho con sớm làm quen với sách
    Cho con sớm làm quen với sách
  13. Dẹp bớt máy tính bảng và điện thoại di động đi. Thay vào đó, hãy tìm những trò chơi mang tính kích thích trí não cho con mình và cùng chơi với trẻ. Bạn có thể cùng trẻ nặn đất sét, tô màu, sắp xếp các khối gỗ thành tường thành, cho trẻ xem mẹ “múa rối” và kể những câu chuyện với gấu bông, búp bê… Trò chơi sẽ âm thầm thúc đẩy trẻ phát triển tư duy logic, khả năng giải quyết vấn đề trong tương lai.

    Chơi trò chơi tư duy
    Chơi trò chơi tư duy
    Chơi trò chơi tư duy
    Chơi trò chơi tư duy
  14. Tính tò mò, thích khám phá đủ thứ linh tinh ở quanh mình đặc biệt hữu ích cho sự phát triển trí tuệ ở trẻ. Bạn có thể gây chú ý với trẻ bằng mọi thứ khác lạ quanh mình, cho trẻ quan sát, thử trải nghiệm và giải thích theo hướng thật đơn giản với con.


    Nghe có vẻ phức tạp quá chăng? Này nhé, ví dụ mẹ có thể bế bé bên cạnh, ngồi vào đàn và bấm các phím để tạo nên âm thanh. Khi bé tỏ ra ngạc nhiên, hào hứng vì phát hiện tay chạm vào thì sẽ có âm thanh khác nhau, mẹ hãy cho bé đặt tay lên đàn, cùng con thử ấn các phím. Trong lúc đó, mẹ có thể “giải thích” với bé: “Đây là cây đàn đó con”. Bé không hiểu? Không sao! Khi bạn lặp đi lặp lại, đến lúc bé khoảng 3 tuổi, một ngày kia bạn bất ngờ khi nghe bé “giải thích” với người khác: “Đây là cây đàn đó!”.

    Nuôi dưỡng tính tò mò
    Nuôi dưỡng tính tò mò
    Nuôi dưỡng tính tò mò
    Nuôi dưỡng tính tò mò
  15. Trong mọi tình huống hàng ngày, bạn đều có thể tận dụng để kích thích trẻ tưởng tượng nhiều hơn. Ví dụ như khi trẻ vứt lung tung một chú gấu bông sau khi chơi xong, bạn có thể nói với con: “Bạn gấu bông đang buồn lắm vì con vứt bạn”.


    Có thể kích thích trẻ tưởng tượng khi nhìn thấy một cánh chim bay, thấy trời mưa, xem một bức tranh… Càng tưởng tượng nhiều, trẻ càng mở rộng tâm hồn mình, nên dành thời gian đưa bé đi bộ ngoài công viên, chỉ cho con xem những con vật và cây cỏ xung quanh nữa, mẹ nhé

    Kích thích trẻ tưởng tượng
    Kích thích trẻ tưởng tượng
    Kích thích trẻ tưởng tượng
    Kích thích trẻ tưởng tượng




xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |