Top 6 Công dụng, lưu ý khi dùng Betadine

Đỗ Phương 20 1 Báo lỗi

Betadine là một trong những loại sản phẩm sát khuẩn thông dụng nhất hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được rõ công dụng và cách dùng của loại sản ... xem thêm...

  1. Betadine là nhãn hiệu được sản xuất tại công ty Mundipharma. Đây là một loại dung dịch sát khuẩn thường được sử dụng trực tiếp trên da, có tác dụng ngăn ngừa và làm giảm các nguy cơ nhiễm trùng. Betadine có tên chung quốc tế là Povidone iodine.


    Các dòng sản phẩm Betadine được phân biệt bằng màu sắc, mỗi dòng sản phẩm sẽ có thành phần, bao bì, màu sắc và mục đích sử dụng khác nhau. Tuy nhiên, điểm chung là đều chứa Povidone Iodine với nồng độ khác nhau. Đây là hoạt chất có tác dụng diệt vi khuẩn, nấm, virus,... để ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Khi tiếp xúc với da, iod này sẽ được giải phóng dần dần. Do vậy, Betadine có tác dụng sát khuẩn tốt và thời gian tác dụng kéo dài. Bên cạnh đó, thành phần của Betadine không chứa cồn hoặc oxy già nên khi sử dụng sẽ không gây cảm giác châm chích trên da và niêm mạc.


    Một số chế phẩm Betadine nổi bật trên thị trường hiện nay có thể kể đến như: Cồn 10%, nước súc miệng 1%, Bột phun xịt khí dung 2,5%, mỡ sát khuẩn 10%, dung dịch sát khuẩn ngoài da 7,5%, nước gội đầu 4%, dung dịch rửa vệ sinh âm đạo 10%, gel bôi âm đạo 10%, viên đặt âm đạo,...

    Betadine là gì?
    Betadine là gì?
    Betadine là gì?
    Betadine là gì?

  2. Như đã nói ở trên, Betadine có tác dụng sát trùng với khả năng tiêu diệt vi khuẩn, virus và nấm:

    • Vi khuẩn: Tụ cầu vàng, liên cầu thường có trong hầu hết các vết thương ngoài da
    • Nấm: Bao gồm cả nấm men và nấm mốc. Đặc biệt, Betadine nhạy cảm với trùng roi Trichomonas và nấm candida albians gây bệnh đường âm đạo
    • Virus: Virus herpes gây loét miệng, virus gây bệnh thủy đậu, bệnh zona,...

    Như vậy, nhờ vào hiệu quả sát trùng tốt mà Betadine thường được sử dụng trong nhiều trường hợp, ví dụ như:

    • Sát trùng tổn thương trên da: Vết trầy xước da, vết bỏng, vết loét, vết thương bị nhiễm trùng, niêm mạc,...
    • Dự phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật: Sát trùng da trước khi mổ, sát khuẩn dụng cụ mổ,... trước khi thực hiện thủ thuật, phẫu thuật để dự phòng nhiễm trùng.
    • Vệ sinh răng miệng: Sử dụng làm nước súc miệng để tiêu diệt nấm miệng, vết loét miệng.
    • Phòng ngừa bệnh viêm nhiễm phụ khoa: Viêm âm đạo, cổ tử cung,...
    • Vệ sinh các tổn thương của bệnh ngoài da do virus: Bệnh chốc, herpes, chàm (eczema), thủy đậu, tay chân miệng, tổn thương do viêm da cơ địa, hắc lào,...
    Betadine được sử dụng trong trường hợp nào?
    Betadine được sử dụng trong trường hợp nào?
    Betadine được sử dụng trong trường hợp nào?
    Betadine được sử dụng trong trường hợp nào?
  3. Betadine được sử dụng rộng rãi, phổ biến hiện nay. Thế nhưng không phải ai cũng biết sử dụng Betadine đúng cách. Tùy loại sản phẩm mà có cách dùng khác nhau. Bạn có thể tham khảo cách dùng Betadine như ở dưới đây:

    • Betadine súc miệng (màu xanh lá): Có thể sử dụng trực tiếp hoặc pha loãng với tỷ lệ 1:2 nước ấm. Mỗi lần súc miệng khoảng 10ml và súc trong khoảng 30 giây, không được nuốt. Có thể súc miệng 4 lần/ngày.
    • Betadine sát khuẩn (màu vàng): Với loại này, bạn cũng có thể dùng trực tiếp hoặc pha loãng tùy từng trường hợp và mục đích sử dụng. Bôi dung dịch lên vùng da bị tổn thương, một ngày có thể bôi nhiều lần và băng bó vết thương nếu cần thiết.
    • Betadine phụ khoa (màu xanh dương): Được dùng để vệ sinh và thụt rửa phụ khoa.
      • Vệ sinh ngoài âm hộ: Pha loãng 1 - 2 thìa với nước ấm để vệ sinh. Ngày dùng một lần vào buổi sáng (kể cả ngày kinh nguyệt).
      • Thụt rửa âm đạo: Trường hợp này chỉ sử dụng khi có sự đồng ý từ bác sĩ và nên được thực hiện bởi nhân viên y tế.
    • Sản phẩm mỡ Betadine bôi ngoài da: Rửa sạch và để khô hoàn toàn vùng da bị tổn thương, sau đó bôi trực tiếp sản phẩm lên vùng da đó. Sử dụng 1 - 2 lần/ngày.
    Hướng dẫn cách dùng Betadine
    Hướng dẫn cách dùng Betadine
    Hướng dẫn cách dùng Betadine
    Hướng dẫn cách dùng Betadine
  4. Tuy rất quen thuộc và dễ dàng sử dụng nhưng trong một vài trường hợp, Betadine có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.


    Một số tác dụng phụ thường gặp đó là:

    • Iod hấp thụ mạnh ở vết thương rộng, bỏng nặng có thể gây nhiễm toan chuyển hoá, tăng natri máu, tổn thương thận có thể gây suy thận.
    • Đối với tuyến giáp: Có thể gây suy giáp hoặc nhiễm độc giáp do thừa iod.
    • Trên máu: Có thể làm giảm bạch cầu trung tính (ở những người bị bỏng nặng), nồng độ osmol trong máu bất thường.
    • Đối với thần kinh: Gây co giật, động kinh (ở những người sử dụng kéo dài).

    Bên cạnh những tác dụng phụ phổ biến thường gặp thì còn có một số tác dụng phụ hiếm gặp hơn như:

    • Kích ứng tại chỗ gây viêm da, xuất huyết dạng đốm, viêm tuyến nước bọt...
    • Các triệu chứng tiêu hoá: Nếu dùng dung dịch súc miệng mà không may nuốt phải thì có thể gây tổn thương đường tiêu hóa với các triệu chứng như: Có vị kim loại trong miệng, tăng tiết nước bọt, đau rát miệng, đau dạ dày, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy.
    • Nếu hấp thụ một lượng lớn iod vào vòng tuần hoàn thì có thể dẫn đến: Sốc, hạ huyết áp, nhịp tim nhanh.
    • Ngoài ra, còn có nghiên cứu chỉ ra rằng, iod có thể vào nước ối của mẹ khi mang thai gây suy giáp và bước giáp bẩm sinh ở trẻ em.
    Tác dụng phụ của Betadine
    Tác dụng phụ của Betadine
    Tác dụng phụ của Betadine
    Tác dụng phụ của Betadine
  5. Betadine mang đến nhiều công dụng, tuy nhiên, những trường hợp sau cần lưu ý không được sử dụng Betadine:

    • Mẫn cảm với iod hoặc povidone hoặc đang điều trị iod phóng xạ
    • Người có tiền sử chức năng tuyến giáp bất thường (tăng năng tuyến giáp) hoặc bướu cổ, các bệnh lý rõ ràng khác của tuyến giáp như: Nhân giáp keo, bướu giáp địa phương, viêm giáp Hashimoto, cũng như trước và sau khi trị liệu iod phóng xạ
    • Bệnh nhân bướu giáp, u tuyến giáp hoặc các bệnh tuyến giáp khác (đặc biệt người cao tuổi) có nguy cơ tăng năng tuyến giáp nếu sử dụng iodine liều cao
    • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú vì Betadine có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển tuyến giáp, làm rối loạn tuyến giáp ở trẻ
    • Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, nhất là trẻ sơ sinh, thiếu tháng, trẻ nhẹ cân (dưới 1,5 kg) vì có thể gây nhược giáp
    • Người bị viêm da herpes mãn tính Duhring
    • Trường hợp bị màng nhĩ hoặc sử dụng trực tiếp lên màng não, khoang bị tổn thương nặng

    Bên cạnh đó, cũng cần thận trọng khi sử dụng thường xuyên Betadine đối với người có tiền sử bị suy thận hoặc đang điều trị bệnh bằng lithium cũng nên cẩn trọng.

    Chống chỉ định của Betadine
    Chống chỉ định của Betadine
    Chống chỉ định của Betadine
    Chống chỉ định của Betadine
  6. Để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả cao khi sử dụng Betadine, người dùng cần lưu ý một số vấn đề sau:

    • Tránh để dung dịch tiếp xúc với mắt. Trong trường hợp không may để bị dính vào mắt, hãy rửa mắt bằng nước sạch nhiều lần và đến cơ sở y tế ngay lập tức.
    • Không nên dùng Betadine trên vết thương rộng hoặc vết bỏng nặng trong thời gian dài.
    • Có thể dùng nước muối sinh lý để súc miệng lại và rửa lại vết thương sau khi dùng Betadine để hạn chế hấp thu iod.
    • Không nên đeo trang sức bằng vàng trắng khi sử dụng Betadine bởi dung dịch này có thể làm mất màu trang sức.
    • Tránh sử dụng rượu, bia, đồ ăn cay nóng bởi những thực phẩm này có thể làm giảm tác dụng của sản phẩm, đồng thời khiến vết thương lâu khỏi hơn.
    • Bảo quản sản phẩm ở nhiệt độ không quá 30 độ C và tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào. Tránh xa tầm tay và đảm bảo trẻ không uống Betadine.

    Ngoài ra, nếu sử dụng Betadine cùng với một số loại sản phẩm bôi ngoài da khác có thể làm thay đổi tác dụng của Betadine. Một số sản phẩm gây tương tác với Betadine bạn cần lưu ý như: Các chế phẩm chứa enzyme, hydrogen peroxide, bạc, taurolidine; các loại dung dịch có tính kiềm và xà phòng; sản phẩm bôi chứa Hg, Ag,...

    Lưu ý khi sử dụng Betadine
    Lưu ý khi sử dụng Betadine
    Lưu ý khi sử dụng Betadine
    Lưu ý khi sử dụng Betadine



xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |