Top 10 Cách để trở thành nhân viên giỏi và chuyên nghiệp vừa lòng sếp
Quan điểm để đánh giá một nhân viên chuyên nghiệp hay không rất trừu tượng và rất khó đánh giá chính xác. Nhưng tất cả chúng ta đều biết, với kinh nghiệm của ... xem thêm...mình, một nhà lãnh đạo có thể đánh giá “chuyên nghiệp” hay “chưa chuyên nghiệp” cho bất kì nhân viên nào. Ví dụ như dựa trên kết quả hoàn thành dự án, dựa trên sự chuẩn bị khi vào cuộc họp hoặc mất thời gian cho việc tán gẫu trong khi làm việc,…Vì vậy, hôm nay Toplist sẽ giới thiệu cho bạn đọc những cách để trở thành nhân viên chuyên nghiệp:
-
Để được cho là nhân viên chuyên nghiệp thì trước hết bạn phải có năng lực đã. Khi bạn đảm nhận công việc gì, bạn phải đảm bảo mình thành thạo và có hiểu biết sâu rộng để đảm nhiệm công việc đó hiệu quả. Năng lực là yếu tố quan trọng quyết định bạn có được cho là nhân viên chuyên nghiệp hay không. Vậy là khi bắt đầu nhận một công việc gì đó, bạn phải chuẩn bị cho mình kiến thức lẫn kĩ năng nhất định. Bạn phải không ngừng cố gắng để phát triển bản thân, chứng tỏ mình là người có năng lực thật sự.
Cách nâng cao nặng lực:
- Luôn giữ suy nghĩ tích cực
- Rèn luyện những kỹ năng làm việc
- Tự tin trong cuộc sống
- Rèn luyện kỹ năng sáng tạo
- Sẵn sàng học hỏi từ những lời phê bình
- Thúc đẩy bản thân và dẫn dắt người khác
- Hãy ưu tiên các công việc.
-
Bạn phải tạo cho đồng nghiệp của mình lòng tin nhất định. Khi bất kì ai giao việc cho bạn hoặc khi có lời nhờ vả bạn trong công việc bạn phải làm hết sức mình để tạo nên sự tin tưởng cho đồng nghiệp. Bạn hoàn thành công việc tốt đúng hạn, thì bạn sẽ được mọi người yêu mến. Bên cạnh đó, bạn nên sống hòa đồng, thân thiện thì độ tin tưởng của đồng nghiệp với bạn sẽ cao hơn.
Cách trở nên đáng tin:
- Muốn người khác tin tưởng bạn, trước tiên hãy tin tưởng họ
- Có tác động tích cực đến môi trường xung quanh
- Nhận thức về ngôn ngữ cơ thể
- Hãy là chính mình
- Kiên nhẫn và nhất quán.
-
Trung thực là một trong những yếu tố để đánh giá là một nhân viên chuyên nghiệp. Bản thân bạn hãy đảm bảo bạn luôn nói thật để mọi người tin tưởng và yêu quý bạn. Sẵn sàng đối mặt với mọi thứ, sẵn sàng chấp nhận mình sai khi mắc lỗi và trung thực đưa ra ý kiến của bản thân, trung thực nói lên nhược điểm, ưu điểm của công ty của các bạn đồng nghiệp.
Bạn đừng lo khi bản thân mình đưa ra ý kiến xấu sẽ bị quản lí ghét, mà bạn hãy tin tưởng rằng, mình đang giúp công ty, giúp công ty có sự thay đổi nhờ những lời khuyên hữu ích là những nhược điểm bạn đưa ra, hạn chế điểm yếu của mình để cùng nhau phát triển.
-
Bạn là người đúng nguyên tắc. Bạn là người chính trực, liêm chính thì đó là một ưu điểm tốt dành cho bạn để trở thành một nhân viên chuyên nghiệp. Bạn luôn là người có những nguyên tắc kiên định khó có thể vi phạm sẽ tạo nên cá tính riêng cho bản thân. Người có cá tính luôn giữ vững lập trường của mình, điều này vừa là ưu điểm, vừa là khuyết điểm của nhân viên chuyên nghiệp. Thế nhưng người chính trực, liêm chính luôn được mọi người tin tưởng và yêu mến.
Cách làm việc đúng nguyên tắc:
- Lập kế hoạch và tổ chức công việc
- Thiết lập ưu tiên trong công việc
- Tập trung vào những hoạt động đem lại giá trị cao nhất.
-
Bản thân những người xung quanh chúng ta, những người luôn biết tôn trọng người khác luôn được mọi người đánh giá cao. Chính vì vậy, bạn hãy biết đối xử tôn trọng với mọi người, dù họ là ai thì bạn cũng phải tôn trọng người khác. Tôn trọng người khác sẽ giúp họ vui vẻ và họ sẽ làm việc hiệu quả hơn. Đồng thời cũng giúp bạn tạo được sự yêu mến, được mọi người tôn trọng lại.
Khi dành sự tôn trọng cho người khác, chúng ta cũng sẽ nhận được sự tôn trọng tương ứng. Không chỉ vậy, trong học tập, công việc, cuộc sống, còn dễ được giúp đỡ, giải quyết những vấn đề khó khăn.
-
Xã hội ngày càng phát triển, kéo theo đó là xu hướng và môi trường sống sẽ khác nhau. Chính vì vậy, những kiến thức, kĩ năng của bạn phải phù hợp với cuộc sống đang được nâng cấp. Vì vậy, bạn phải nên trao dồi kiến thức cho bản thân để những kĩ năng của mình không bị lỗi thời. Đồng thời việc bạn không dậm chân tại chỗ sẽ giúp cơ hội thăng chức của bạn cao hơn.
Cách tự hoàn thiện bản thân:
- Học một ngôn ngữ mới
- Phát triển những kỹ năng
- Tự tin hơn mỗi ngày
- Tham gia các khóa phát triển bản thân.
-
Chẳng ai muốn mình phải làm việc cùng một người lúc nào cũng bi quan, sợ hãi, lo ngại, hay kêu ca, phàn làn. Vì vậy, bản thân bạn phải lạc quan đến nhé. Việc bạn sống vui vẻ, hòa đồng, lạc quan hơn sẽ giúp cho bạn nhiều hơn giúp xây dựng tạo mối quan hệ với những người xung quanh. Bạn sẽ cảm thấy tinh thần mình sảng khoái, bớt căng thẳng bởi tính lạc quan của bạn.
Cách lạc quan hơn:
- Luôn biết ơn
- Chia sẻ câu chuyện của bạn
- Hãy luôn tha thứ
- Trở thành một người biết lắng nghe
- Ngừng việc ghen tỵ và đố kỵ
- Cười nhiều hơn, buồn ít đi.
-
Trong cùng một công ty, việc bạn luôn giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn với những người đồng nghiệp của mình là rất tốt. Khi đó, tình anh chị em trong công ty sẽ giúp bạn cảm thấy an tâm hơn và đội nhóm trong công ty có tinh thần đoàn kết tương trợ lẫn nhau. Bạn có thể dùng kiến thức, kĩ năng của mình để giúp đỡ mọi người, cũng là giúp bản thân trao dồi kĩ năng thuyết trình, lại tăng tình cảm giữa các đồng nghiệp.
Tại công sở, bạn phải làm việc với rất nhiều người. Mỗi người làm những công việc khác nhau nhưng chủ doanh nghiệp, cũng như người đi làm như chúng ta thì luôn mong muốn có một môi trường hòa đồng và mọi người luôn giúp đỡ nhau, chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau.
-
Cuộc sống của chúng ta luôn biến đổi không ngừng và bạn phải luôn làm chủ được bản thân. Bạn phải biết kiềm chế, bỏ qua những tác động của cuộc sống bên ngoài để khi đến công ty bạn có thể ổn định công việc của mình. Bạn phải luôn giữ được mình, không để cuộc sống riêng tư làm ảnh hưởng thì hiệu quả công việc của bạn sẽ không tốt.
Cách giữ tập trung:
- Đơn giản hóa công việc
- Ngồi thiền
- Tập thể dục đều đặn
- Tạo To-do-list
- Hãy thử một chút cafe
- Nghỉ giải lao.
-
Bản thân chúng ta không bao giờ biết hết được. Người ta nói " Học, học nữa, học mãi" quả không sai. Vì vậy, khi ai đó muốn nói với bạn về công việc thì bạn nên chú ý lắng nghe. Hay đồng nghiệp của bạn làm gì sai trái, bạn hãy cho họ cơ hội để giải thích, để họ trình bày và đưa ra ý kiến của bản thân họ. Khi một ai đó đang nói thì bạn không nên chen ngang mà đợi người đó nói xong, bạn mới nói ra những suy nghĩ của mình. Hãy lắng nghe và nói chuyện lịch sự, văn minh.
Cách để tiếp thu và lắng nghe:
- Tập trung vào cuộc giao tiếp
- Tuyệt đối không được ngắt lời
- Thấu hiểu khi lắng nghe
- Không phán xét và áp đặt đối phương
- Biết cách đặt câu hỏi.