Top 10 Cách dạy trẻ tiết kiệm tiền bạc hữu hiệu
Tiết kiệm là thói quen tốt. Và điều quan trọng nhất khi bắt đầu là tạo hứng thú để tiết kiệm. Bạn càng sớm dạy con tiết kiệm tiền, thì khi con lớn bạn sẽ không ... xem thêm...còn phải lo lắng về cách chi tiêu của con. Vậy dưới đây là một vài ý tưởng giúp bạn dạy các con ở mọi lứa tuổi tiết kiệm tiền hữu hiệu, hãy cùng tham khảo và áp dụng ngay nhé!
-
Trẻ em ở cấp độ tuổi khác nhau có cách hiểu rất khác nhau về tiền bạc, tuy nhiên, chúng ta tốt nhất nên dạy các bé khi còn nhỏ. Nhiều phụ huynh thường chờ cho đến khi các em đến tuổi 13, 14 để dạy con em mình về tầm quan trọng của việc quản lý tiền bạc.
Suy nghĩ đó hoàn toàn sai vì đó là thời điểm quá muộn để trẻ biết về giá trị đồng tiền và quản lý tiền bạc hợp lý. Điều quan trọng mà bố mẹ các em cần làm đó là tâm sự, dạy các em về kiến thức tài chính ngay từ khi còn bé để có thói quen chi tiêu phù hợp.
-
So với máy tính bảng hay điện thoại thì nuôi heo đất tiết kiệm là một món đồ chơi vừa rẻ lại vừa đa công dụng. Không chỉ mang hình dạng dễ thương, những chú heo đất còn là trợ thủ giúp cho con có được nhiều bài học bổ ích. Đầu tiên, bố mẹ đừng quên giới thiệu với bé ý nghĩa của những chú heo đất tiết kiệm. Heo đất là một “ngân hàng” tí hon để bé bước đầu học cách tích lũy tiền bạc cho một mục đích nào đó. Để dạy con nuôi heo đất tiết kiệm, bố mẹ nên cho con tự giữ tiền của mình. Đó có thể là tiền lì xì, tiền tiêu vặt hàng tháng hoặc là tiền người khác cho bé, tiền thưởng… Mỗi ngày, bố mẹ có thể cho bé một ít tiền lẻ và khéo léo nhắc nhở để tạo cho bé thói quen bỏ ống heo tiết kiệm. Nếu bé có thắc mắc vì sao chúng ta phải tiết kiệm, bố mẹ nhớ giải thích cho con bằng những ví dụ cụ thể như: “mỗi ngày con để vào đây 5 ngàn đồng, sau 1 tháng là mua được 1 chiếc xe đồ chơi rồi đấy!”.
Ngoài ra, bố mẹ cũng nên chỉ cho bé niềm vui khi chờ đợi số tiền trong heo đất đầy lên và khi đập heo để có được số tiền khi mong muốn. Ban đầu, thời gian chờ đợi sẽ ngắn với một chú heo đất tiết kiệm nho nhỏ. Tiếp đến, bố mẹ cùng bé có thể chọn mua 1 hay nhiều heo đất có kích thước to hơn để kéo dài quãng thờigian chờ đợi. Trong thời gian này, nhớ chỉ cho bé cách lên kế hoạch chi tiêu cho số tiền sắp có khi heo đã đầy nhé! -
Hiện nay, rất nhiều phụ huynh lo lắng vì con luôn mè nheo đòi hỏi tiền bạc để mua đồ chơi, mua quà vặt từ bố mẹ. Theo một khảo sát được thực hiện gần đây thì có đến 96% phụ huynh tham gia khảo sát đồng ý là cần dạy trẻ hiểu biết về tiền bạc để thấy được giá trị đồng tiền, giá trị sức lao động. Một trong những cách đó là thẳng thắn với con về tình trạng kinh tế gia đình. Chia sẻ cởi mở, thành thật với con cái về tiền bạc, hoàn cảnh kinh tế gia đình sẽ giúp các em chuẩn bị tâm lý đương đầu với cuộc sống thực tế.
Thay vì từ chối khi trẻ đòi hỏi, hãy giải thích cho các bé hiểu ngân sách gia đình không cho phép. Nếu gia đình bạn đang trải qua thời kỳ khó khăn về kinh tế, mà vẫn cố gắng mua thứ mà con đòi hỏi nhưng không cần thiết, sẽ khiến bé có suy nghĩ không thực tế. Ngược lại, khi con hiểu về thực trạng kinh tế của gia đình,
nghĩa là bạn đang hình thành suy nghĩ đúng đắn về tiền bạc cho con. -
Giá trị của đồng tiền sẽ được thể hiện một cách tốt nhất bằng sự nỗ lực để kiếm được nó. Khuyến khích con bạn tìm kiếm một công việc lặt vặt trong thời gian rảnh rỗi của chúng. Trẻ con thường không hiểu hết giá trị của đồng tiền. Những công việc nhẹ nhàng hàng ngày hãy để con tự làm và tạo điều kiện từ những công việc ấy để giúp con kiếm tiền từ chính sức lao động của mình. Vì vậy, các bậc phụ huynh hãy dạy con về tiền bạc bằng cách tạo điều kiện cho con kiếm tiền để làm hành trang cho con trong cuộc sống, để con trưởng thành hơn.
Cắt cỏ, làm sạch xe, phục vụ bánh mì kẹp thịt hay những công việc nhẹ nhàng khác. Nó không chỉ giúp đánh giá cao những nỗ lực thực sự của con bạn mà còn dạy cho chúng biết khiêm tốn và tôn trọng lao động từ những đồng tiền ít ỏi kiếm được.
-
Cha mẹ đóng vai trò quan trọng với con cái, kể cả khi họ có ảnh hưởng tiêu cực đi chăng nữa. Trẻ thường bắt chước cái chúng ta làm hơn cái chúng ta nói, vì thế hãy ngừng thói quen mua sắm “bất tận” lúc rảnh rỗi, vì nó sẽ khiến con bạn nghĩ rằng tiền là một “tài nguyên vô hạn” và tiêu tiền để đáp ứng sở thích bản thân thật là thú vị.
Cha mẹ nên có kế hoạch chi tiêu hợp lý thì việc dạy trẻ tiết kiệm mới đạt kết quả tốt, vì “lý thuyết” mà không “thực hành” thì cũng chỉ là sáo rỗng, nói suông.
-
Ví dụ trẻ muốn mua một thứ đồ nào đó mà chúng thích, cha mẹ đừng nên đưa tiền cho chúng mua luôn mà hãy khuyến khích con tích góp tiền để tự mua chúng. Cha mẹ có thể bảo con khi có tiền, không nên dùng mua những thứ linh tinh mà hãy tích lại thành một khoản đủ để mua thứ đồ đắt tiền hơn mà chúng đang cần.
Làm như vậy sẽ giúp các em nhận thức được việc tiết kiệm phải đợi chờ và cần có tính kiên nhẫn, nên khi dùng đến thì phải cân nhắc, chọn lọc sao cho phù hợp mà không lãng phí.
-
Không bao giờ là quá sớm để dạy trẻ về việc đầu tư cho tương lai. Bạn có thể bắt đầu với thứ gì đó cơ bản, chẳng hạn như giáo dục. Việc cùng con vạch ra con đường học vấn mà trẻ mong muốn theo đuổi trong tương lai, song song với việc định hướng nghề nghiệp là những điều hết sức quan trọng.
Dạy trẻ để tâm đến những chi phí cần thiết cho việc học tập sau này, ví dụ như chi phí cho việc du học, bao gồm học phí, nhà ở cùng nhiều khoản khác nếu trẻ có mong muốn được học tập ở một đất nước phát triển sau này.
-
Học cách tiêu tiền cũng quan trọng giống như cách chúng ta kiếm tiền vậy. Khi trẻ con nhỏ, hãy giúp chúng có một nền tảng tốt về vấn đề tiền bạc, cách chi tiêu và sự tiết kiệm nên được hình thành dần để trở thành thói quen tốt cho sau này. Đối với trẻ học mầm non, bạn nên dạy con nhận biết mặt tiền, con cần tiền để mua thứ gì và định hướng cho con làm việc để có được thứ mình muốn. Đối với những đứa trẻ lớn hơn, cần dạy con cách so sánh giá cả trước khi mua sắm, cẩn thận khi mua sắm trực tuyến và tiết kiệm tiền để mua đồ khi cần. Trước khi mua đồ nên lên một danh sách, sau đó tham khảo ở các cửa hàng khác nhau, đặt ra mục tiêu tài chính.
Thẻ tín dụng đang ngày càng phổ biến ở Việt Nam và rất có thể con của bạn sẽ đi du học trong tương lai, do đó, việc dạy trẻ ở tuổi thiếu niên biết chịu trách nhiệm cho việc chi tiêu bằng thẻ tín dụng là rất quan trọng. Giải thích cho con những hậu quả của việc tiêu xài thẻ tín dụng quá tay và nợ xấu. Bằng cách này, một khi trẻ đủ lớn để làm chủ thẻ tín dụng, trẻ sẽ biết cách sử dụng nó một cách hợp lý. Tuy nhiên, bản thân bạn cũng cần có thói quen sử dụng thẻ tín dụng đúng cách trước khi dạy con học cách tiết kiệm.
-
Dạy con về giá trị tiền bạc, về cách chi tiêu và tiết kiệm tiền ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong xã hội hiện đại ngày nay. Nó không chỉ là một kỹ năng cần thiết trong hành trang đầu đời của con, mà còn giúp hình thành thói quen, nhân cách tốt cho trẻ ngay khi còn nhỏ.
Tất cả chúng ta sẽ làm việc tốt nhất khi chúng ta nhận được những phần thưởng xứng đáng cho sự cố gắng, nỗ lực trong công việc, và trẻ em cũng vậy. Thưởng cho hành vi tiết kiệm của trẻ là cách làm cho con của bạn luôn cảm thấy hạnh phúc và đến một lúc nào đó, nó sẽ giúp trẻ tiếp thu và hiểu sâu sắc hơn để tiết kiệm tiền.
-
Khi biết con muốn tiết kiệm vì một mục tiêu, hãy cho con biết để đạt được mục tiêu đó con phải tiết kiệm trong bao nhiêu tuần và lập một biểu đồ cho con. Bạn có thể vẽ một tuần là một hũ. Khi có tiền để dành, con sẽ dán một cái sticker lên hình cái hũ bạn đã vẽ. Khi cái hũ dán gần đầy sticker, con cảm thấy đang tiến gần hơn với mục tiêu của mình.
Mỗi lúc trẻ nhận được một số tiền nào đó như tiền thưởng học tập, tiền sinh nhật, tiền lì xì lễ tết… cha mẹ hãy hướng dẫn con phân chia số tiền cho 4 chiếc lọ. Đừng quên nói cho trẻ hiểu về thứ tự ưu tiên của các phần cũng như việc tiền ở phần này sẽ không được dùng cho phần kia và ngược lại. Hãy chỉ cho trẻ hiểu phần tiết kiệm là phần có tính chất dài hạn để chuẩn bị cho các kế hoạch như học tập, chăm sóc sức khỏe, còn phần chi tiêu là phần đáp ứng các nhu cầu thường ngày trong cuộc sống.