Top 10 Cách dạy con tự lập, trẻ 3 tuổi có thể làm được
Tự lập là một cách sống độc lập, trẻ sẽ tự chịu tránh nhiệm với công việc của mình. Dạy con tự lập là cách tốt nhất để trẻ không trông chờ, dựa dẫm vào bố mẹ. ... xem thêm...Bài viết sau đây sẽ cho bạn biết một vài kỹ năng mà trẻ lên ba có thể làm được. Vậy những kỹ năng đó là gì, hãy cùng Vietnam9news.com tham khảo qua bài viết này nhé!
-
Bố mẹ thường có thói quen mặc quần áo cho con mà không để con tự làm điều đó. Một trong những việc con tự làm để rèn tính tự lập chính là tự mặc quần áo. Sau khi bố mẹ đã chỉ dẫn cho con một vài lần, hãy cho con thời gian và quan sát con làm, trợ giúp con chỉ khi thực sự cần thiết để con có thể tự cởi và mặc quần áo thành công. Ban đầu, hành động này của trẻ diễn ra chầm chậm, từ từ và thường bắt đầu với hành động cởi quần áo trước.
Trẻ 3 tuổi có thể tự mặc quần áo cơ bản như quần hay giày dép. Để mọi việc thuận lợi hơn, phụ huynh có thể giúp con bằng cách đặt quần áo ra ngoài để con dễ dàng lựa chọn đồ mà con thích. Tuy nhiên, đừng để con chọn những kiểu quần áo có nhiều dây hay nút áo. Bạn hãy sẵn sàng giúp con nhưng phải có sự kiên nhẫn. Bằng cách tự mặc quần áo, con có thể học được những kỹ năng cần thiết và tính tự lập.
-
Khi con yêu nhất định đòi tự múc ăn và cho đồ ăn vào bát của mình, đây là một dấu hiệu đáng mừng. Hầu hết trẻ 3 tuổi có thể tự ăn bằng thìa, nĩa và cũng tự uống nước. Nếu con kén ăn, bạn hãy gợi ý cho con biết nên để gì vào bát. Bạn hãy thử làm món ăn hấp dẫn hơn bằng cách trộn bông cải xanh với phô mai. Ngoài ra, bạn có thể làm cho bữa ăn thêm vui nhộn với những món ăn mà bé có thể dùng tay lấy, ví dụ như bánh mì.
Trong việc rèn luyện thói quen tự xúc ăn cho bé, mẹ cần tạo yếu tố môi trường hấp dẫn cho trẻ, tạo những món ăn hấp dẫn để trẻ thích xúc, có thể bắt đầu bằng việc xúc những thứ dễ ăn với trẻ. Quan tâm đến vị trí ngồi ăn, chọn chiếc thìa, chiếc bát, cái bàn, cái ghế phù hợp với trẻ, tạo sự yêu thích ở trẻ và cả không khí gia đình vui vẻ, cởi mở khi trẻ ngồi ăn. Trước khi trẻ xúc ăn, cha mẹ và người lớn cũng dùng một cái thìa tự xúc thức ăn của mình để làm mẫu cho trẻ, cho trẻ thấy được niềm vui của người tự xúc ăn và cách thức xúc đồ ăn.
-
Một trong những cách giúp các bé nhỏ hình thành tính tự lập chính là dạy con tự lập bằng cách cho trẻ tự đi vệ sinh. Khi con 3 tuổi, trẻ bắt đầu hứng thú với việc dùng nhà tắm. Lúc này, con biết nói cho bạn biết khi nào con muốn đi vệ sinh. Bạn nên tạo thói quen ngồi bô cho con hoặc dùng miếng lót trên bồn cầu để con có thể ngồi thoải mái.
Thỉnh thoảng trẻ có thể gặp một số sự cố khi ngồi bô nhưng nếu trẻ thường xuyên gặp sự cố có thể là do trẻ không thích điều này. Bạn có thể tập cho con ngồi bô một lần nữa trong vòng 1 - 2 tháng khi con quan tâm nhiều hơn hay sẵn sàng cho việc này. Khi con sẵn sàng học, bạn hãy khuyến khích, khen ngợi việc con tự ngồi bô một mình. Bạn nhớ rằng, dù con có thể tự đi bộ vào ban ngày, nhưng ban đêm con vẫn có thể đi tiểu. Do đó, để đảm bảo an toàn, bạn cho con dùng tã vào ban đêm.
-
Khi 3 tuổi, con sẵn sàng kết bạn với mọi người xung quanh và không cần sự giúp đỡ từ bạn. Hãy sắp xếp những buổi đi chơi ngoài trời và tạo điều kiện để con có những nhóm bạn nhỏ. Bằng việc vui chơi với bạn bè, con sẽ có cơ hội tạo ra những mối quan hệ khác.
Những ngày nghỉ là thời gian tuyệt vời để con học về sự thông cảm và chia sẻ. Tiến sĩ tâm lý học Susan Bartell nói rằng, trẻ 3 tuổi chưa biết cách chia sẻ cảm xúc của mình nhưng sự nhận thức về cảm xúc của người khác bắt đầu phát triển. Để dạy trẻ nhận thức, bạn có thể nói cho trẻ biết rằng: “Nếu con lấy đồ chơi của bạn, bạn sẽ luồn lắm đấy”. Quan sát con từng chút và khuyến khích con chia sẻ. Cho trẻ giữ hai món đồ chơi ở hai tay có thể giúp buổi đi chơi ngoài trời trở nên suôn sẻ.
-
Các lớp học dành cho trẻ sẽ giúp con học và phát triển nhiều kỹ năng. 3 tuổi là thời gian hoàn hảo để con hòa nhập với một nhóm bạn. Tham gia các lớp thể thao, con sẽ được học những khái niệm cơ bản như bóng rổ, bóng đá… đồng thời con cũng biết cách làm việc theo nhóm.
Ngoài ra, việc tham gia các lớp học bơi lội để phát triển sự linh hoạt, cân bằng thậm chí là vượt qua nỗi sợ hãi. Đối với những trẻ thể hiện sự sáng tạo, các lớp nghệ thuật và âm nhạc là những cách tuyệt vời để thực hành những kỹ năng mới. Dù con yêu thích hoạt động nào, con cũng phát triển được những kỹ năng quan trọng khi vui chơi cùng bạn bè. Hiện nay có rất nhiều khóa học dành cho trẻ, tuy nhiên phụ huynh cần có sự cân nhắc kĩ để chọn được lớp phù hợp với tính cách, độ tuổi cũng như mong muốn của con.
-
Những đứa trẻ thường thích làm việc nhà và có thể bạn sẽ cảm thấy ngạc nhiên khi con yêu làm điều này. Trẻ cũng thường lau bàn ghế hoặc lau sàn ngay cả khi không làm đổ đồ ăn. Trẻ em thích trải nghiệm cảm giác làm việc với xà phòng với nước và cảm nhận được niềm tự hào lớn lao khi nhìn thấy kết quả lao động của mình. Con có thể hiểu và làm theo những yêu cầu đơn giản của bạn như: “Chơi xong, con nhớ dẹp đồ chơi vào giỏ nhé” hay “Để chén vào bồn rửa đi con”. Điều này khiến con cảm thấy mình là một phần quan trọng trong gia đình.
Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý đến khả năng của con. Nếu công việc quá phức tạp, con sẽ cảm thấy thất vọng. Làm việc nhà là một cách tốt thúc đẩy các thói quen lành mạnh ở con. Bạn có thể khuyến khích con đặt quần áo vào ngăn kéo mỗi ngày và để đồ chơi vào thùng cho gọn gàng.
-
Vì ngôn ngữ sẽ giúp trẻ bày tỏ, trao đổi và giao tiếp với nhau trong học tập cũng như vui chơi. Thông qua hoạt động dạy phát triển ngôn ngữ sẽ giúp trẻ phát triển lời nói mạch lạc, rõ ràng hơn. Chính vì thế ngôn ngữ còn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện bao gồm sự phát triển về đạo đức, tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi văn hoá cho trẻ. Ngôn ngữ góp phần đào tạo các em trở thành con người hoàn thiện.
Khi con 3 tuổi, trẻ có thể nói chuyện nhiều. Lúc này, vốn từ vựng của con khoảng 300 chữ và con có thể dùng những từ đơn giản hay đặt câu với 3 - 4 từ. Thậm chí khi bạn thấy con đang ngồi im lặng nhưng con vẫn đang suy nghĩ và hiểu nhiều hơn bạn tưởng tượng đấy. Cách tốt nhất để giúp con phát triển ngôn ngữ là nói chuyện với con. Ví dụ: “Con đang cảm thấy như thế nào?”, “Thời tiết hôm nay ra sao?”… Bằng cách này, con có thể học được nhiều từ vựng và ngữ pháp mới.
-
Ba tuổi - trẻ bắt đầu biết bùng phát cơn giận. Lúc này, bạn hãy cố gắng giữ bình tĩnh và đừng la hét vào mặt con. Bạn có thể bỏ qua cơn giận dữ, tiếp tục với công việc của bạn. Ngoài ra, bạn có thể làm cho con cười bằng cách kể một câu chuyện vui hay ôm con vào lòng và nói là “Mẹ yêu con”.
Một số lưu ý trong việc dạy con cách kiềm chế cơn tức giận:
- Dạy trẻ nhận biết cảm xúc
- Tạo một nhiệt kế đo mức tức giận
- Lập kế hoạch giúp con bình tĩnh lại
- Dạy con một số kĩ năng kiềm chế cơn giận
- Đừng quá nhân nhượng khi con nổi giận
- Phạt con khi cần thiết
- Tránh xa truyền thông mang tính bạo lực
-
Bạn muốn con là một người biết lắng nghe và học cách đáp lại những hướng dẫn của mình? May mắn thay, việc hợp tác đơn giản như diễn tả lại những gì bạn muốn. Khi yêu cầu con làm một việc gì đó, hãy nói với con một cách thẳng thắn và chắc chắn. Khi bạn nhờ, con có thể từ chối. Hãy để trẻ được quyền đưa ra ý kiến, lựa chọn theo ý mình, việc này giúp con cảm thấy thoải mái hơn và hứng thú với những nhiệm vụ cha mẹ "giao phó".
Thay vì nói với con: “Nhặt cho mẹ miếng gỗ đó”, bạn nên nói: “Con có thể giúp mẹ lấy miếng gỗ đó không?”. Sau khi con giúp bạn, đừng quên dành một lời khen ngợi cho con nhé. Đôi khi trẻ cũng tự làm theo ý mình. Khi con mặc quần áo, bạn có thể yêu cầu con mặc áo khoác hồng hay áo sơ mi màu trắng có tay dài. Việc đưa ra 2 sự lựa chọn có thể giúp bạn và con đều vui vẻ.
-
Bạn cần hình thành tính tự giác, tự lập của bé từ trong các công việc nhẹ nhàng đơn giản như cất dọn đồ chơi sau khi chơi, tự cầm cốc uống nước, bỏ rác vào thùng rác… Hướng dẫn và khuyến khích bé tự làm để bé hiểu là bé có thể làm được nhiều việc và mọi người vui khi bé làm được.
Theo nghiên cứu, tẻ có thể tự làm các hoạt động chăm sóc bản thân cơ bản như rửa mặt, lau khô cơ thể sau khi tắm, rửa tay bằng xà phòng, chải tóc… Khi trẻ tự làm, kết quả đạt được có thể không như mong đợi và khiến mất nhiều thời gian, nhưng việc bố mẹ trao quyền cho con tự thực hiện những việc này sẽ làm tăng nhận thức về cơ thể của con và giúp chúng tự tin phát triển kỹ năng mới.