Top 10 Cách chữa nứt gót chân hiệu quả đơn giản tại nhà
Nứt gót chân là hiện tượng vùng da ở gót chân bị bong tróc, nứt nẻ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu hay thậm chí là đau đớn, gặp nhiều khó khăn trong quá ... xem thêm...trình di chuyển hàng ngày. Mặc dù tình trạng này không nguy hại nhiều đến sức khỏe nhưng nên được khắc phục sớm để không làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hãy cùng Toplist tìm hiểu cách chữa nứt gót chân hiệu quả tại nhà nhé!
-
Nứt gót chân là một chứng bệnh ngoài da với triệu chứng da chân ngứa, bong tróc, nứt, thậm chí là chảy máu. Người có làn da khô hay bị tình trạng này và bệnh thường xảy ra hoặc tiến triển nặng khi thời tiết vào mùa hanh khô. Nứt da gót chân khiến người bệnh rất khó chịu, đặc biệt tình trạng đau đớn xuất hiện khi di chuyển, đứng lâu do vết nứt gây ra. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng và gây ra nhiều nguy cơ viêm da.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, da gót chân sẽ trở nên mềm mại hơn sau 8 tuần sử dụng giải pháp trị nứt gót chân bằng dầu dừa. Hơn nữa khoảng 68% bệnh nhân không tái phát tình trạng nứt gót chân nữa. Dầu dừa có nhiều axit béo có tác dụng diệt nấm, diệt khuẩn. Có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập của nấm và vi khuẩn ở phần da gót chân nứt nẻ, mất đàn hồi. Dầu dừa làm mềm lớp biểu bì bị khô sần ở gót chân, trả lại làn da mềm mại cho gót chân.
Cách thực hiện:
- Trước khi đi ngủ bạn ngâm chân vào nước ấm pha 1 muỗng muối.
- Sau 10-15 phút lau khô lòng bàn chân. Sau đó thoa đều dầu dừa lên vùng da bị khô sần, gót chân bị nứt rồi xoa bóp đều bàn chân khoảng 15 phút để dầu dừa thấm nhanh và sâu hơn để tẩy lớp da khô chết.
- Muốn đạt kết quả tốt nên làm thường xuyên mỗi ngày. Cách này còn giúp chân bạn được lưu thông máu tốt hơn, sẽ thấy dễ chịu hơn, nhất là với những chị em hay đi giày cao gót dễ làm chân bị mỏi, nhức.
-
Nứt gót chân thường gặp ở người có làn da khô và hay xảy ra hoặc tiến triển nặng hơn khi thời tiết vào mùa hanh khô. Nứt gót chân gây ra nhiều khó chịu cho người mắc, đặc biệt là tình trạng ngứa ngáy hoặc đau đớn khi di chuyển nhiều, đứng lâu do vết nứt gây ra. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng và gây ra nhiều nguy cơ. Bạn có thể trị nứt gót chân bằng chanh một cách hiệu quả và rất an toàn, dễ thực hiện.
Trong thành phần nước cốt chanh có chứa rất nhiều axit tự nhiên có khả năng làm sạch bụi bẩn, giúp kháng khuẩn và làm mềm gót chân. Không chỉ nước cốt chanh mà phần vỏ chanh mọi người hay vứt đi cũng có tác dụng trị nứt nẻ gót chân vô cùng hiệu quả. Vỏ chanh là phần chứa rất nhiều vitamin C, tinh dầu và các chất oxy hóa giúp tái tạo lại làn da, khiến vùng da nơi gót chân mịn màng hơn. Do đó, áp dụng các cách trị nứt gót chân bằng chanh tại nhà có thể khiến đôi chân nứt nẻ của bạn trở nên mịn màng hơn.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một chậu nước ấm để ngâm chân.
- Thêm vào chậu nước cốt của một trái chanh và vài hạt muối.
- Tiến hành ngâm chân trong 10 phút. Có thể kết hợp với massage nhẹ nhàng để dưỡng chất từ chanh thấm sâu và nhanh vào da hơn.
- Sau khi ngâm xong, dùng khăn sạch và mềm để lau chân. Thoa thêm kem dưỡng da cho chân trước khi đi ngủ để nâng cao hiệu quả.
- Kiên trì thực hiện phương pháp này trong vòng nhiều tuần bạn sẽ thấy làn da chân có nhiều thay đổi rõ rệt.
-
Dầu mè từ lâu đã được biết đến như một thực phẩm tốt cho sức khỏe và làm đẹp. Đây cũng là loại dầu thực vật được dùng nhiều để chế biến món ăn được các đầu bếp tin dùng. Dầu mè hay còn gọi là dầu vừng, được làm từ hạt mè (hạt vừng). Mè (vừng) là một loại nông sản được trồng nhiều ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam, hạt mè rất nhỏ nhưng chứa nhiều dầu, vì vậy được chiết xuất thành dầu mè.
Ngoài công dụng chăm sóc sức khỏe, dầu mè còn có tác dụng tốt cho làm đẹp. Dầu mè là một trong những sản phẩm dưỡng ẩm từ tự nhiên tốt nhất cho da. Chúng có khả năng thấm sâu vào da hơn so với những loại kem dưỡng ẩm thông thường. Vì vậy, dầu mè được dùng để xoa những vùng dễ bị rạn da cho phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh và trị nứt gót chân hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Mỗi ngày trước khi đi ngủ, bạn nên thoa dầu mè lên gót chân.
- Mát xa trong 10 phút, vừa giúp lưu thông khí huyết, lại vừa dưỡng ẩm bàn chân.
-
Hiện nay, có nhiều loại kem trị nứt gót chân được bán trên thị trường, có tác dụng trị nứt gót chân và làm lành vết thương hiệu quả. Tuy nhiên, các loại kem này có nguồn gốc không rõ ràng và thành phần không an toàn khi dùng. Thay vào đó, bạn có thể trị nứt gót chân bằng chuối, một nguyên liệu dễ kiếm và rẻ tiền để cải thiện tình trạng nứt gót chân.
Chuối chứa nhiều dưỡng chất tốt cho da như chất kali, magie, vitamin B6, vitamin B12 khi sử dụng sẽ cung cấp đầy đủ các loại dưỡng chất thiết yếu, có tác dụng kháng khuẩn, nuôi dưỡng da mềm mại, tẩy tế bào chết và kích thích da tái tạo. Do đó, chuối được dùng làm nguyên liệu trị nứt gót chân tại nhà.
Cách thực hiện:
- Bạn hãy nghiền nát một quả chuối chín, sau đó đắp gót chân để khoảng 15 phút rồi rửa sạch với nước ấm.
- Sau đó ngâm chân trong nước lạnh khoảng 2 phút rồi lau khô. Nên làm đều đặn hàng ngày để có kết quả nhanh chóng.
-
Nhựa đu đủ xanh chứa men thủy phân, papain, các loại axit amin,… Đặc biệt là papain, đây là hoạt chất giúp giảm viêm, giảm đau,... Ngoài ra còn giúp làm mềm, có tính ăn mòn và loại bỏ tế bào chết. Cho nên rất được ưa thích với tác dụng hỗ trợ làm đẹp, trị chai chân và cải thiện tình trạng bong tróc, nứt gót chân hiệu quả.
Ngoài nhựa đu đủ, ta có thể thay thế bằng nhựa hoa đu đủ bằng cách thoa trực tiếp nhựa hoa lên vùng da nứt nẻ ở gót chân 2 lần/ngày. Tuy nhiên, hãy lưu ý, không bôi lên vết thương hở. Nhựa đu đủ có tính ăn mòn, tẩy mạnh, không dùng cho các vùng da nhạy cảm như mặt nhằm tránh tình trạng kích ứng, nghiêm trọng hơn có thể gây lở loét.
Cách thực hiện:
- Trộn nhựa đu đủ xanh với nước cốt chanh theo tỉ lệ 1 - 1.
- Bôi hỗn hợp lên vùng da đang gặp tình trạng nứt và để yên trong 30 - 60 phút.
- Rửa lại với nước sạch. Dùng 1 - 2 lần/ tuần.
-
Nứt gót chân là hiện tượng xuất hiện khi da của bàn chân liên tục dày lên, thô ráp, sần sùi... Do lớp tế bào tầng dưới cùng của da bị phân hóa và bị đẩy lên trên để thay thế lớp tế bào da mới đã làm cho lớp da ở chân bị dày lên. Lớp tế bào da cũ sẽ tích tụ ngày một nhiều hơn rồi bong vẩy và tạo ra tế bào sừng hay gọi là lớp tế bào chết. Tuy nhiên, lớp tế bào sừng không bị bong tróc đi do nhiều nguyên nhân và còn kết dính với nhau và phát triển rộng dần tạo thành những vết nứt ở gót chân.
Để chữa trị tình trạng nứt gót chân, có một cách hiệu quả có thể dùng đến đó là trị nứt gót chân bằng baking soda. Baking soda bao gồm các tinh thể natri bicarbonate, được xem là nguyên liệu tẩy tế bào chết mạnh mẽ, có khả năng tẩy trắng và loại bỏ chất bẩn tận sâu lỗ chân lông. Khi dùng baking soda cọ xát trên da mặt, các hạt muối nhuyễn sẽ thẩm thấu vào bên trong da, loại bỏ đi vi khuẩn, chất bẩn và mồ hôi bám trên bề mặt da. Nhờ đặc tính này nên một số người đã áp dụng cách trị nứt gót chân bằng baking soda.
Cách thực hiện:
- Cho hai muỗng canh bột baking soda vào chậu nước ấm, ngâm chân trong khoảng 15 phút.
- Sau đó, lau khô chân rồi mát xa bằng dầu dừa hoặc dầu ôliu, mang tất khi ngủ.
- Bạn có thể làm đều đặn nhiều lần trong tuần để có kết quả như mong muốn.
-
Mật ong là một chất lỏng ngọt ngào được tạo ra bởi những con ong sử dụng mật hoa từ hoa, có khoảng 320 loại mật ong khác nhau về màu sắc, mùi và hương vị. Mật ong chứa thành phần chủ yếu là đường, cũng như hỗn hợp các axit amin, vitamin, khoáng chất, sắt, kẽm và chất chống oxy hóa. Nó thường được sử dụng như một chất làm ngọt trong thực phẩm cũng như sử dụng như một loại thuốc.
Với những đặc tính ưu việt, mật ong có rất nhiều công dụng trong sản xuất và thực phẩm. Trong thực phẩm, mật ong được sử dụng như một chất làm ngọt tự nhiên. Trong sản xuất, mật ong được sử dụng làm hương liệu và dưỡng ẩm trong xà phòng và mỹ phẩm. Bên cạnh đó, người ta còn dùng mật ong để trị nứt gót chân.
Cách thực hiện:
- Chỉ cần trộn ba thìa mật ong với nước ấm, ngâm chân trong khoảng 20 phút rồi rửa sạch.
- Mật ong vừa làm mềm da lại kháng khuẩn, rất tốt cho bàn chân của bạn.
-
Nứt nẻ gót chân là hiện tượng xảy ra những đường nứt ở gót chân do vùng da quá khô và bị tách dần ra. Sau một thời gian, những vết nứt này ăn sâu vào vết nứt quanh gót chân sẽ gây ra đau đớn. Bên cạnh làm khó khi di chuyển mà có thể dẫn đến nhiễm trùng. Nứt gót chân luôn là một “cơn ác mộng” mà rất nhiều người đang phải chống chịu, nhất là vào mùa đông.
Vết nứt sâu và chảy máu không chỉ khiến vẻ đẹp của đôi chân bị giảm sút, mà còn làm người bệnh đau đớn và ảnh hưởng đến khả năng đi lại cũng như sinh hoạt hằng ngày. Tinh dầu oải hương có tác dụng kháng khuẩn, không cho vi khuẩn thâm nhập vào các vết nứt ở gót chân. Dầu dừa nguyên chất làm mềm da, tinh dầu chanh giúp loại bỏ các tế bào chết và trị nứt gót chân hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Trộn hỗn hợp gồm: Hai giọt tinh dầu oải hương, một thìa cà phê mật ong, một thìa cà phê muối biển, 1 thìa canh bột yến mạch và 1 thìa canh thịt lá nha đam.
- Sau đó đổ hỗn hợp này vào chậu nước ấm, khuấy đều, ngâm chân trong khoảng 30 phút.
- Làm đều đặn hàng ngày, bàn chân sẽ mềm mịn và không còn nứt nẻ nữa.
-
Đối với hầu hết mọi người, nứt gót chân không quá nghiêm trọng. Nó có thể gây khó chịu khi đi chân trần. Trong một số trường hợp, các vết nứt ở gót chân có thể trở nên rất sâu và gây nhiều đau đớn. Tình trạng gót chân bị khô nứt, gây chảy máu sẽ rất khó chịu và tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Để khắc phục tình trạng này, không cần nhất thiết phải sử dụng các loại kem dưỡng ẩm, bạn có thể áp dụng bí quyết trị nứt nẻ gót chân tại nhà với ngò tây.
Ngò tây từ lâu đã được biết đến như một loại gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa ăn gia đình Việt. Trong ngò tây có chứa vitamin C, collagen và vitamin K rất tốt cho cơ thể và có công dụng phục hồi, tái tạo tế bào da. Vì vậy, ngò tây thường được dân gian truyền nhau sử dụng để điều trị nứt gót chân. Những thành phần dinh dưỡng trong ngò tây giúp phục hồi và tái tạo tế bào, tăng cường độ đàn hồi cho da chân. Vậy nên, ngò tây là một trong những bí quyết thích hợp để trị gót chân bị nứt.
Cách thực hiện:
- Cắt nhỏ 10 - 12 nhánh rau ngò tây và cho vào chậu nước ấm.
- Ngâm chân trong 30 phút.
- Thực hiện hằng ngày để đạt kết quả tốt.
-
Giấm táo là một loại giấm làm từ nước táo lên men, được sử dụng trong nước sốt salad, dầu giấm... Giấm táo được chế biến bằng cách nghiền táo, ép lấy nước. Vi khuẩn và men được thêm vào nước táo ép để bắt đầu quá trình lên men chuyển hóa đường thành rượu. Trong bước lên men thứ hai, rượu tiếp tục được chuyển thành giấm nhờ axit axetic để tạo cho giấm có vị chua.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, sử dụng giấm táo có thể giúp làn da cân bằng độ pH, giữ cho da độ ẩm vừa phải. Đối với người sở hữu làn da dầu, giấm táo có tác dụng loại bỏ dầu nhờn tích tụ trên da. Hơn thế, thành phần acid alpha hydroxy trong giấm táo còn giúp thu nhỏ lỗ chân lông, tăng cường sức khỏe làn da tối ưu và chứng nứt gót chân cũng được giải quyết nhờ giấm táo.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị 1 chậu nước ấm và đổ giấm táo vào theo tỉ lệ 4:1.
- Ngâm trong khoảng 20 phút.
- Nhấc chân ra và dùng đá bọt để chà nhẹ gót chân.