Top 7 Cách chữa bệnh vẩy nến hiệu quả nhất không cần dùng thuốc

Mai Tuyet Nguyen 473 0 Báo lỗi

Vẩy nến là một căn bệnh sinh ra bởi sự rối loạn hệ tự miễn đã mang lại rất nhiều phiền toái cho người nào chẳng may mắc phải. Dưới đây, Toplist sẽ cùng bạn tìm ... xem thêm...

  1. Cây lược vàng có tên khoa học là Callisia frangrabs (Lind) thuộc họ Commelincaceace (còn được gọi với những cái tên như cây lan rũ, cây bạch tuộc, cây giả khóm) do nhà khoa học Mỹ R.E Woodson tìm ra vào năm 1942. Theo kết quả của một số công trình nghiên cứu khoa học thì trong cây lược vàng có chứa hàm lượng axit hữu cơ, các lipit, Vitamin B2, BB cùng các nguyên tố vi lượng, khoáng chất. Thành phần của cây lược vàng được chứng minh là có công dụng kháng khuẩn, chữa lành vết thương, giảm đau, giảm nhanh ngứa ngáy và còn có thể điều trị các bệnh khác như cảm cúm, ho khan, vôi hóa cột sống v.v… Bên cạnh đó, trong cây lược vàng còn chứa các hoạt chất thuộc nhóm Flavonoid và Steroid thường thấy trong các loại thảo dược. Hai hợp chất này có khả năng kháng viêm cực mạnh, diệt khuẩn, giảm đau, chống oxy hóa, khắc phục tình trạng khô da (bằng cách cung cấp dưỡng ẩm bổ sung), giảm bong tróc và chữa lành vết thương do những bệnh ngoài da như bệnh vẩy nến gây ra. Người xưa đã sớm tìm được công dụng điều trị vẩy nến của cây lược vàng nên đã thử nghiên cứu và cho ra đời những bài thuốc hữu hiệu. Qua năm tháng, các bài thuốc trị vẩy nển từ nguyên liệu chính là cây lược vàng vẫn được nhiều người tin dùng.


    Cách chữa bệnh vẩy nến bằng cây lược vàng


    Theo Y học cổ truyền, chúng ta có thể sử dụng tất cả bộ phận của cây lược vàng từ thân, lá, rễ cây để điều chế thành thuốc điều trị một số bệnh. Dưới đây là một số cách chữa bệnh vẩy nến bằng cây lược vàng được đánh giá là an toàn, dễ thực hiện và hiệu quả nhất, vì vậy bạn hãy theo dõi thật kỹ từng bước thực hiện nhé!


    Cách 1: Chữa vẩy nến bằng cách đắp lá lược vàng

    • Nguyên liệu cần chuẩn bị: 6 lá cây lược vàng; 1 nhúm muối
    • Các bước thực hiện:
    1. Làm sạch 6 lá cây lược vàng với nước sạch. Lưu ý rửa kỹ ở phần cuống lá.
    2. Ngâm lá lược vàng đã được rửa sạch với nước muối trong 10 phút để diệt vi khuẩn và tăng hiệu quả trị vẩy nến, sau đó để lá ráo nước tự nhiên.
    3. Giã nát lá lược vàng trong cối và đắp trực tiếp lên vùng da đang bị vẩy nến.
    4. Để yên như vậy trong 30 phút rồi vệ sinh sạch chỗ vừa đắp với nước mát.
    5. Thực hiện vào mỗi buổi tối sẽ giúp người bệnh thuyên giảm những triệu chứng của bệnh vẩy nến.

    Cách 2: Uống lá cây lược vàng trị vẩy nến

    • Nguyên liệu cần chuẩn bị: 3 – 9 lá cây lược vàng (chọn lá tươi, không bị héo, sâu bệnh).
    • Các bước thực hiện: Rửa lá lược vàng thật sạch bụi bẩn với nước muối loãng. Sau đó, cho lá vào cối và giã nát rồi cho vào khăn mùng vắt lấy nước. Mỗi ngày người bệnh uống 3 lần sau mỗi bữa ăn chính, sau 2 tuần sẽ thấy vẩy nến bớt ngứa và ít bong tróc hơn rất nhiều.

    Cách 3: Ngâm rượu lược vàng chữa vẩy nến hữu hiệu

    • Nguyên liệu cần chuẩn bị: Thân (vò) cây lược vàng; Rượu trắng.
    • Các bước thực hiện:
    1. Rửa thật sạch và cắt khúc thân cây lược vàng với độ dài từ 1,5 – 2 cm.
    2. Cho thân cây lược vàng đã cắt vào bình thủy tinh. Với tỷ lệ là cứ 1kg thân lược vàng thì ngâm với 5 lít rượu trắng (chọn loại rượu chất lượng).
    3. Ngâm khoảng 2 tháng thì có thể sử dụng. Mỗi ngày người bệnh nên uống 2 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ trước bữa ăn 30 phút.
    4. Dùng hằng ngày sẽ không chỉ giúp chữa trị bệnh vẩy nến mà còn chữa khỏi viêm họng.

    Trong quá trình trị bệnh vẩy nến bằng cây lược vàng, người bệnh phải làm theo đúng công thức, không được tự ý thêm lá lược vàng vào với mong muốn mau khỏi bệnh hơn, làm vậy sẽ rất nguy hiểm. Tuyệt đối không được chà xát mạnh hay gãi mạnh lên vùng da bị vẩy nến. Nếu cảm thấy ngứa rát không chịu được, bạn có thể áp dụng cách số 2 (đắp lá lược vàng) để giảm nhanh cảm giác ngứa. Cần chăm sóc và vệ sinh da thường xuyên bằng nước ấm và xà phòng dành riêng cho người bị vẩy nến.

    cây lược vàng
    cây lược vàng
    Chữa vẩy nến bằng cách đắp lá lược vàng
    Chữa vẩy nến bằng cách đắp lá lược vàng

  2. Trứng gà vốn được biết đến là một thực phẩm rất giàu dinh dưỡng. Với khả năng cung cấp 13 chất dinh dưỡng thiết yếu, bao gồm Vitamin, khoáng chất, axit béo Omega 3, axit béo Omega 6, Cholin cùng các chất chống oxy hóa. Tất cả các thành phần trên đều rất có lợi cho sức khỏe của cơ thể, và đặc biệt là cho làn da chúng ta. Theo bác cáo của Viện khoa học dinh dưỡng (Đại học Conecticut, Hoa Kỳ) thì các chất dinh dưỡng, khoáng chất và vi lượng được tìm thấy nhiều hơn trong lòng đỏ trứng gà. Đặc biệt, chất Carotenoid là chất tạo nên màu vàng cho lòng đỏ trứng có hoạt tính chống oxy hóa, giúp quá trình lão hóa da chậm lại. Cholin được tìm thấy ở lỏng đỏ trứng là một chất dinh dưỡng cần thiết giúp cho hoạt động của tế bào da diễn ra bình thường. Đây chính là những cơ sở khoa học giải thích cho việc chữa bệnh vẩy nến bằng lòng đỏ trứng gà mà dân gian ta vẫn thường áp dụng. Tất cả các thành phần trên đều có tác động cụ thể trong việc điều trị vẩy nến, giúp da mềm mại hơn, bớt bong tróc và giảm mạnh cảm giác ngứa ngáy.


    Hướng dẫn cách chữa bệnh vẩy nến bằng lòng đỏ trứng gà

    Bằng cách dùng lòng đỏ trứng gà chữa bệnh vẩy nến. Nhiều người dân đã cho biết họ có thể trở lại sinh hoạt bình thường sau khi áp dụng. Một số cách chữa bệnh vẩy nến bằng lòng đỏ trứng gà được hướng dẫn như sau:


    Hướng dẫn chữa bệnh vẩy nến bằng lòng đỏ trứng gà

    • Nguyên liệu: 3 quả trứng gà (nên chọn trứng gà so)
    • Cách làm:
    1. Tách riêng và lấy lòng đổ quả 3 quả trứng gà.
    2. Để vào nồi nhỏ rồi nấu chín lên.
    3. Vừa nấu vừa khuấy đều tay để thu được một hỗn hợp sền sệt.
    4. Để nguội bớt rồi dùng đắp lên vùng da bị bệnh vẩy nến.
    5. Giữ nguyên như vậy trong khoảng chừng 10 – 15 phút.
    6. Rửa sạch với nước ấm và dùng khăn sạch lau khô.

    Sử dụng cách này liên tục mỗi ngày 2 lần như vậy, bạn sẽ thấy vùng da thô ráp, bong tróc sẽ trở nên mềm mại hơn.

    Chữa bệnh vẩy nến bằng lòng đỏ trứng gà và sữa tươi

    • Nguyên liệu: 2 quả trứng gà so. 1 ly sữa tươi.
    • Cách làm:
    1. Tách lấy lòng đỏ của hai quả trứng gà rồi trộn đều với sữa tươi.
    2. Thoa lên vùng da bị vẩy nến và massage nhẹ nhàng cho các dưỡng chất thấm đều qua da trong 10 phút.
    3. Rửa da lại sạch sẽ với nước ấm để kết thúc quá trình.

    Tinh chất chống oxy hóa của lòng đỏ trứng gà kết hợp với khả năng làm mềm mịn làn da của sữa chua sẽ giúp giảm thiểu đi các triệu chứng bệnh vẩy nến gây ra trên vùng da bị tổn thương do bệnh vẩy nến gây ra.

    Cách chữa vẩy nến bằng lòng đỏ trứng gà và nước cốt chanh

    • Nguyên liệu: Lòng đỏ 1 quả trứng gà. 1 thìa nước cốt chanh. 1 thìa dầu dừa.
    • Cách làm:
    1. Trộn đều tất cả các nguyên liệu trên lại với nhau để tạo thành 1 hỗn hợp đồng nhất.
    2. Bôi hỗn hợp thu được lên vùng da bị bệnh vẩy nến.
    3. Xoa đều nhẹ nhàng tại vùng da đó trong 15 phút ròi rửa sạch lại với nước.

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên cho da, kết hợp với đặc tính kháng khuẩn từ chanh và những công dụng hữu ích cho làn da của lòng đò trứng giúp mang lại một làn da khỏe khoắn và giàu độ ẩm hơn. Từ đó, giúp chữa lành tình trạng bệnh vẩy nến trên da.

    Chữa bệnh vẩy nến bằng lòng đỏ trứng gà và sữa tươi
    Chữa bệnh vẩy nến bằng lòng đỏ trứng gà và sữa tươi
    lòng đỏ trứng gà và nước cốt chanh
    lòng đỏ trứng gà và nước cốt chanh
  3. Hành hoa (hành lá), một loại gia vị gần như trở nên không thể thiếu trong các bữa ăn của gia đình Việt. Nói một cách nôm na, nếu người Nhật họ rắc mè (vừng) lên mọi món ăn thì người Việt cho hành vào mọi thứ có thể ăn được. Với khả năng kháng khuẩn thuộc vào hàng cao nhất trong các loại gia vị, hành hoa ngoài đóng góp về mặt ẩm thực còn có thể chữa bệnh vẩy nến.


    Từ những nghiên cứu của Bệnh viện Y học cổ truyền Tp.HCM đã cung cấp những thông tin về hành hoa cùng với công dụng chữa bệnh của nó như sau: Trong hành hoa chứa chủ yếu là nước (chiếm khoảng 86.8%) cùng các Protein, chất xơ, chất béo, canxin, photpho, kali v.v…Chứa nhiều chất như vậy nhưng lượng calo mà loại thực vật này mang lại thì rất khiêm tốn, chỉ có 50 calo trong 100g hành mà thôi. Bên cạnh đó, thân hành chứa một lượng Carotene, chất kháng viêm và chất sắt (Fe) dồi dào, rất tốt cho cơ thể con người. Trong Đông y, vị cay và tính nóng của hành hoa được chứng minh là có khả năng thúc đẩy sự lưu thông khí huyết, điều hòa kinh mạch, làm ấm lục phủ ngũ tạng. Đối với những bệnh ngoài da như vẩy nến thì hành hoa đã giải quyết được vấn đề lớn nhất, đó là kháng viêm. Hơn nữa, tính ấm cùng với những thành phần trong hành hoa có thể làm giảm thiểu các biểu hiện của bệnh, như việc làm cho vùng da bị vẩy nến bớt ngứa ngày khó chịu, bớt sưng đỏ v.v…


    Ngâm nước hành hoa chữa vẩy nến

    Đối với một bệnh tấn công trực tiếp lên da của chúng ta như vẩy nến, có lẽ cách tốt nhất để trị nó cũng nên là trực tiếp. Hành hoa có thể làm được điều đó, bạn lưu ý thực hiện đúng chỉ dẫn sau đây:

    • Nguyên liệu cần chuẩn bị:
    1. Hành hoa (1-2 lạng)
    2. Nước lọc (1 lít)
    3. Muối (1 muỗng cà phê)
    • Các bước nấu nước hành:
    1. Rửa sạch hành, tước bỏ lá héo, hư và bỏ rễ.
    2. Cắt hành hoa thành từng đoạn ngắn.
    3. Đun sôi nước trong khoảng 5 đến 10 phút. Sau khi nước đã sôi thì cho muối vào.
    4. Khuấy đều và cho toàn bộ hành hoa vào. Đun cho đến khi nước sôi thêm lần nữa thì tắt bếp.
    5. Đợi nước nguội bớt (nước còn ấm) thì cho ra thau nhôm.
    • Cách sử dụng:
    1. Rửa sạch vùng da bị vẩy nến với nước sạch trước, lau khô. Sau đó mới dùng nước hành nấu này rửa lên.
    2. Dùng khăn mềm lau nhiều lần lên vùng da bệnh.
    3. Nhúng khăn đẫm nước rồi đắp lên da bị vẩy nến, để yên trong 5 phút.
    4. Thực hiện đến khi nước hành hoa nguội.
    5. Rửa lại 1 lần với nước sạch.
    6. Thực hiện mỗi ngày 1 lần vào buổi tối (trước khi đi ngủ) sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể bệnh vẩy nến.

    Ăn hành hoa hằng ngày giúp chữa vẩy nến

    Nghe có vẻ như đùa, nhưng có thể thứ mà bạn ăn hằng ngày có thể điều trị vẩy nến đấy. Bằng phương pháp dung nạp qua đường ăn uống, bạn có thể dễ dàng chữa bệnh và tiết kiệm thời gian hơn.


    Trên đây là mẹo chữa vẩy nến bằng hành hoa được chứng minh độ hiệu quá và tính an toàn khá cao. Vì vậy bạn có thể an tâm mà tham khảo các phương pháp trên để hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến

    Hành hoa
    Hành hoa
  4. Hạt mè (vừng) đen là một trong những loại hạt có chứa vô số chất có lợi cho sức khỏe con người. Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Kalosvia (Nga), cứ mỗi 100g mè đen sẽ chứa 660 Calo nhiệt lượng, 7.3 Glucid, 564mg Canxi, 50mg Sắt, 368g Phốt pho, 21.9g Protein, 5.14mg Vitamin E, 61.7g Lipit, 0.85mg Vitamin B1, 0.18mg Vitamin B2, 7.3mg Niacin cùng các loại Acid folic, Saccharose, Pentose. Như vậy, ta có thể thấy mè đen là loại hạt giàu vitamin E nhất trong các loại hạt được chứng minh có chứa vitamin E. Loại Vitamin này có mối liên hệ mật thiết với các phương pháp điều trị bệnh vẩy nến. Trong quá trình nghiên cứu căn bệnh về da này, các bác sỹ đã phát hiện ra rằng, một trong những nguyên nhân khiến vẩy nến xuất hiện là do da bị thiếu một lượng lớn Vitamin E, dẫn đến tình trạng khô ráo và bong tróc. Vì vậy, người bệnh vẩy nến cần được bổ sung nhiều Vitamin E bằng nhiều cách khác nhau.

    Hơn nữa, trong hạt mè đen cũng có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa rất cao, giúp tăng cường sự tuần hoàn của máu, ngăn ngừa sự phá hủy của các tế bào gốc tự do. Từ đó thúc đẩy sự tổng hợp của các sợi Collagen dưới da, khiến da người bị vẩy nến được hồi phục nhanh chóng. Chính vì vậy mà rất nhiều người xem những hạt mè đen là một nguyên liệu không thể thiếu trong quá trình điều trị bệnh vẩy nến.


    Cách chữa vẩy nến bằng mè đen đơn giản


    Mè đen trị vẩy nến từ bên trong


    Thật tuyệt vời khi chúng ta chế biến mè đen thành món ăn, bởi hương vị của nó ai cũng sẽ thích. Tuy nhiên, cần phải chế biến đúng cách thì các dưỡng chất và đặc biệt là lượng Vitamin E trong mè đen mới được giữ lại nhiều nhất. Các món ăn thức uống từ mè đen thì nhiều vô số, chẳng hạn như: sữa mè đen, muối mè, canh mè đen trứng gà, chè mè đen, cháo mè đen v.v…

    Mè đen trị vẩy nến từ bên ngoài


    Nếu như việc nạp mè đen qua đường ăn uống lâu ngày khiến bạn cảm thấy ngán tất cả. Không hề chi, loại hạt bé nhỏ này còn có thể chiết xuất thành tinh dầu để thoa trực tiếp trên vùng da bị vẩy nến. Bạn có thể tự làm tinh dầu mè đen tại nhà hoặc mua ở các cửa hàng làm đẹp dễ dàng. Cách điều trị tại chỗ này, theo nhiều người là đạt hiệu quả cao hơn vì mè đen ăn quá nhiều thực sự cũng sẽ phát sinh những vấn đề không tốt cho cơ thể.

    Mỗi ngày lấy khoảng 3-4 giọt tinh dầu mè đen, thoa đều lên vùng da bị vẩy nến và kết hợp massage nhẹ nhàng. Cách làm này sẽ giúp các dưỡng chất trong mè đen thấm sâu hơn và nhanh hơn. Thời điểm tốt nhất để điều trị bằng tinh dầu mè đen là vào buổi tối (tốt nhất là trước khi đi ngủ), đây là thời điểm làn da được nghỉ ngơi và hấp thụ được nhiều dưỡng chất nhất. Chỉ cần kiên trì bôi trên da khoảng 2 tuần, các triệu chứng của bệnh vẩy nến sẽ được cải thiện rõ rệt.
    Hạt mè (vừng) đen là một trong những loại hạt có chứa vô số chất có lợi cho sức khỏe con người
    Hạt mè (vừng) đen là một trong những loại hạt có chứa vô số chất có lợi cho sức khỏe con người
    Dùng tinh dầu mè đen trị vảy nến
    Dùng tinh dầu mè đen trị vảy nến
  5. Vẩy nến tuy không gây nguy hại đến tính mạng nhưng lại khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy và ảnh hưởng đến thẩm mỹ nghiêm trọng. Thực tế đã cho thấy có nhiều cách điều trị vảy nến, hiện đại có cổ truyền có. Trong đó, những cách chữa trị bệnh vẩy nến tại nhà từ thảo dược nhiên nhiên đang được khá nhiều người tin dùng bởi sự hiệu quả và tiện lợi của nó. Trong những nguyên liệu thiên nhiên, giấm táo chính là “ứng cử viên” sáng giá cho hành trình chiến đấu với bệnh vẩy nến.

    Vì là một loại nguyên liệu đến từ thiên nhiên và được lên men tự nhiên nên giấm táo khá an toàn đối với mọi đối tượng. Nói riêng về khả năng trị vẩy nến của nó, theo một cuộc khảo sát gần đây trên webtretho thì giấm táo đứng đầu trong cuộc bình chọn các nguyên liệu trị vẩy nến hiệu quả nhất.


    Uống giấm táo có thể chữa khỏi vẩy nến

    Vẩy nến tuy là một bệnh ngoài da nhưng chúng ta hoàn toàn có thể điều trị nó từ bên trong theo nguyên lý “trong uống ngoài bôi”. Uống giấm táo không chỉ có thể loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể mà còn có thể giúp giảm sự sản sinh mỡ thừa cũng như giảm thiểu các yếu tố gây nên bệnh vẩy nến. Những thành phần trong giấm táo có khả năng cân bằng độ pH từ sâu bên trong da, chính vì vậy mà có thể phòng ngừa và điều trị bệnh vẩy nến một cách an toàn và hiệu quả.

    • Cần chuẩn bị:
    1. 1 thìa cà phê giấm táo
    2. 1 thìa cà phê mật ong
    3. 5 thìa cà phê nước đun sôi để nguội
    • Cách thực hiện:
    1. Khuấy đều giấm táo, mật ong, nước trong ly sạch.
    2. Uống 2 ly mỗi ngày sau bữa ăn chính.
    3. Nước giấm táo được pha theo công thức này sẽ có vị dễ uống, bạn có thể làm lạnh một chút để giảm đi độ chua gắt của giấm. Áp dụng thường xuyên và lưu ý phải ăn no trước khi uống để tránh bị ảnh hưởng đến dạ dày.

    Chữa vẩy nến bằng cách bôi giấm táo lên da

    Bên cạnh việc nạp vào cơ thể một lượng giấm táo hằng ngày, bệnh nhân vẩy nến cũng có thể bôi giấm táo trực tiếp lên vùng da bị bệnh. Cách làm này sẽ phát huy khả năng sát khuẩn “thần thánh” của giấm táo, làm sạch da và loại bỏ các gốc tự do trên da gây nên vẩy nến. Các lớp vảy sần sùi và ngứa ngáy trên da sẽ được giấm táo làm dịu và làm mềm đáng kể. Để có dung dịch từ giấm táo trị vẩy nến, bạn thực hiện theo công thức dưới đây.

    • Cần chuẩn bị:
    1. Giấm táo
    2. Nước sạch
    • Cách thực hiện:
    1. Hòa lẫn giấm táo và nước theo tỷ lệ 1:1
    2. Dùng bông y tế thấm dung dịch trên, bôi đều lên vùng da bị vẩy nến nhẹ nhàng. Vừa thoa vừa thấm và nhấn nhẹ trong 5 phút.
    3. Sau 30 phút, rửa sạch lại vùng da bệnh với nước lạnh.
    4. Mỗi ngày thực hiện cách này 1 lần vào mỗi buổi tối, tốt nhất là trước khi đi ngủ để dưỡng chất trong giấm táo được hấp thụ tốt nhất và tránh được bụi bẩn.
    Kiên trì áp dụng theo cách này sẽ làm giảm triệu chứng bệnh vẩy nến đáng kể, đây cũng là một phương pháp dưỡng ẩm da khi bị vẩy nến
    giấm táo chính là “ứng cử viên” sáng giá cho hành trình chiến đấu với bệnh vẩy nến.
    giấm táo chính là “ứng cử viên” sáng giá cho hành trình chiến đấu với bệnh vẩy nến.
  6. Từ lâu, căn bệnh vẩy nến đã gây ra không ít phiền toái đối với người bệnh trong vấn đề sinh hoạt, ngoại giao và làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Chính vì sự bất tiện này, nhiều bệnh nhân đã tìm đến với rất nhiều nguyên liệu điều trị khác nhau. Trong đó, có cách chữa bệnh vẩy nến bằng cây ớt được đánh giá rất tốt.


    Qua một số nghiên cứu tại Viện Đại học Pittburg (Mỹ), các nhà khoa học đã chỉ ra, thành phần capsaicin có trong ớt có khả năng làm chậm quá trình phát triển của tế bào da lão hóa và kích thích bộ não sản xuất ra endorphin – một loại hormone nội tiết có tác dụng giảm đau đối với trường hợp vẩy nến nhẹ. Ngoài ra, với lượng vitamin C nhỏ, ớt có tác dụng khống chế tình trạng xơ cứng tế bào vẩy nến, sát khuẩn mạnh và tăng cường hệ miễn dịch tốt cho cơ thể. Có lẽ vì những nhận định này mà cây ớt được xem như một loại dược liệu có tác dụng điều trị căn bệnh vẩy nến.


    • Chuẩn bị khoảng ½ bát tinh tre đằng ngà, 1 nắm lá ớt, 7-9 lá sống đời, 300g thiên niên kiện để sắc lấy nước uống.
    • Lá ớt đem rửa sạch, sao vàng nhưng không cháy rồi cho vào ấm cùng với các nguyên liệu trên và 2 lít nước để nấu.
    • Đợi nước sôi khoảng 3-5 phút thì tắt bếp và dùng nước này để uống thay nước lọc mỗi ngày.
    • Thường xuyên sử dụng mỗi ngày để tăng khả năng đào thải và duy trì tính miễn dịch của làn da.
    chữa bệnh vẩy nến bằng cây ớt được đánh giá rất tốt.
    chữa bệnh vẩy nến bằng cây ớt được đánh giá rất tốt.
  7. Chữa bệnh vẩy nến bằng lá trầu không được xem như là một vị thuốc lành tính mang lại hiệu quả cao nhất, được nhiều người áp dụng và kiểm chứng hiệu quả.

    Trong thành phần của lá trầu không có chứa lượng lớn tinh dầu cùng với nhiều loại khoáng chất chống oxy hóa, các chất này đều có tác dụng làm lành các tổn thương da, phục hồi các mảng da bị bong tróc do bệnh vẩy nến gây ra. Các hoạt chất trong trầu không còn giúp kháng viêm, sát khuẩn, giải độc rất tốt và hạn chế vẩy nến lây lan rộng sang các khu vực khác trên cơ thể. Bên cạnh đó, lá trầu không còn giúp cung cấp độ ẩm cho bề mặt da người bệnh, giảm ngứa ngáy, khó chịu. Đây còn là loại lá có trong dân gian, người bệnh dễ dàng tìm hay mua ở bất kì đâu.


    2 cách chữa bệnh vẩy nến bằng lá trầu không

    Hai phương pháp này đều là cách chữa bệnh lành tính, không tốn kém nhiều chi phí, đem lại hiệu quả cao. Các bạn có thể thực hiện ngay ở nhà mà không cần đi đâu xa. Chỉ cần bạn kiên trì, không quên thực hiện theo các bước hướng dẫn và tránh các lưu ý mà bài viết đã nêu.


    Uống lá trầu không

    Phương pháp này tương đối đơn giản, trị vẩy nến hiệu quả, giúp kháng viêm, sát khuẩn và loại bỏ các chất bẩn trên da. Hạn chế vẩy nến lây lan trên cơ thể mà bất kì ai cũng có thể thực hiện được.

    • Nguyên liệu cần có:
    1. Lá trầu không: 2 lá
    2. Lá rau răm: 5 ngọn rau
    3. Lá bèo hoa dâu: 4 lá
    4. Một ít muối hột cho nước vừa đủ mặn.
    • Cách thực hiện:
    1. Mang các loại lá trên đem đi rửa sạch, sau đó cắt nhỏ hoặc vò nát chúng ra.
    2. Đun sôi một nồi nước với khoảng 1/2 lít nước sau đó cho các loại lá đã thái vào nồi. Đun thêm khoảng 10 phút thì ngừng đun.
    3. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống khoảng 1/2 ly rượu nhỏ và uống trước bữa ăn khoảng 30 phút cho đến khi bệnh thuyên giảm.

    Tắm bằng lá trầu không

    Đây là phương pháp dễ thực hiện mà bạn có thể thực ngay tài nhà. Đặc biệt đây là phương pháp tắm bằng lá trầu không không gây dị ứng cho da trẻ sơ sinh.

    • Nguyên liệu cần có:
    1. Lá trầu không: 5 – 7 lá
    2. Lá rau răm: 2 nắm
    3. Lá bèo hoa dâu: 10 lá
    4. Một ít muối hột cho nước vừa đủ mặn.
    • Cách thực hiện:
    1. Mang các loại lá trên đem đi rửa sạch, sau đó cắt nhỏ hoặc vò nát chúng ra.
    2. Đun sôi một nồi nước với 2 – 3 lít nước sạch sau đó cho các loại lá vào. Đun thêm khoảng 10 phút thì ngừng đun nước.
    3. Vớt một ít lá ra đem giã nát rồi vắt lấy nước. Sau đó, thấm nước này chà sát vào vùng da bị thương tổn cho đến khi vẩy nến bong tróc khỏi làn da.
    4. Chỗ nước và lá còn lại để nguội bớt sau đó đem đi tắm và gội đầu. Cho dưỡng chất thấm vào da, nhất là vùng da tổn thương do vẩy nến.
    Đối với phương pháp này, người bệnh phải áp dụng mỗi ngày 1 lần và phải đợi 3 đến 4 tiếng mới tắm lại bằng đến khi hết bệnh.
    lá trầu không
    lá trầu không



xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |