Top 8 Cách câu cá hiệu quả nhất có thể bạn chưa biết
Nhiều người cứ nghĩ chỉ cần mua được một chiếc cần câu tốt là có thể dễ dàng câu được nhiều cá to. Tuy nhiên việc câu cá không dễ dàng và đơn giản như bạn ... xem thêm...tưởng. Có người chỉ mới đi câu vài ba tiếng đã được cả mẻ cá lớn, có người đi câu nguyên ngày nhưng vẫn không tài nào câu được bất kì con cá nào. Để có thể câu được cá không chỉ đơn thuần căng lưới xuống là đủ, mà phải có "nghệ thuật" câu đấy bạn nhé! Sau đây Toplist xin giới thiệu với các bạn một vài mẹo câu cá để các bạn có thể câu cá hiệu quả nhất nhé!
-
Khi đi câu không phải là cứ vác cần đi câu là bạn sẽ mang về một thành quả tốt, muốn đạt kết quả cao bạn sẽ phải dựa vào các yếu tố về mặt kinh nghiệm trong đó chọn thời điểm và thời gian câu cá tốt nhất chính là then chốt của vấn đề. Thời điểm luôn là một yếu tố quan trọng khi làm bất cứ một công việc gì và với câu cá cũng vậy.
Các bạn có biết rằng khi trời mưa to, gió lớn, cá sẽ thường trốn tránh, bạn có thả mồi xuống nước chúng cũng không dám đi kiếm ăn đâu. Còn vào những ngày nắng gắt, do ánh sáng chiếu gay gắt, nóng bức, cá cũng sẽ không ra tìm mồi. Thời điểm thuận lợi để chúng ta đi câu là mùa xuân, mùa xuân là lúc cá thường nổi lên mặt nước, vì thế nếu bạn đi câu vào lúc này, chắc chắn cá sẽ dễ dàng bị mắc câu.
Thời điểm câu cá lý tưởng nhất là sau cơn mưa từ 1 - 2 tiếng. Đây là thời gian cá cắn rất mạnh, các cần thủ nên nắm bắt khoảng thời gian này đi câu khẳng định không bao giờ về tay không. Tuy nhiên, đối với mỗi loài cá thì giờ đi ăn của chúng là khác nhau do vậy đây chỉ là một khoảng thời gian chung chung, để biết chính xác loài cá mà bạn đang muốn câu đi ăn vào giờ nào bạn sẽ cần phải tìm hiểu kỹ về các tập tính của các loài cá.
-
Để mà nói được chuẩn 100% về luồng đi ăn của cá thì có thể là điều bất khả thi. Dù mặt nước có đẹp đến mấy mà không có cá sống thì cũng bằng thừa. Chọn được nơi có nhiều cá, luồng cá đi ăn mạnh, thì chúng ta đã thắng tới 60% cuộc chơi đầy may rủi này.
Sau đây, là những địa điểm thường là nơi đáng để chúng ta thả thính buông cần nhất:
- Tán cây: Thật không quá khó hiểu khi tán cây to bóng cây đổ xuống hồ theo hướng gió thổi. là nơi tụ cá và cá lại ăn mạnh. Bởi cây thì hoa lá quả hạt đều là những thức ăn tự nhiên quen thuộc với loài cá.
- Cống nước ra, nước vào của hồ: Nếu mực nước ở chỗ này không quá nông, tức là sâu khoảng 1m nước trở lên thì đây là những nơi cá tụ và bơi qua bơi lại, kiếm thức ăn rất nhiều.
- Nơi cuối gió và giữa gió khoảng lặng của hồ: Cuối gió và giữa gió bao h cũng là nơi cá ăn mạnh nhất. Sóng được tạo ra bởi gió. Trời có gió sóng lăn tăn cá đi ăn mạnh bởi nguồi nước ở tầng mặt cung cấp cho cá đủ ô xi để không phải nổi lên hớp không khi.
- Khoảng lặng của hồ: Có bao giờ các bạn ra hồ rồi nhìn thấy hồ nổi sóng lăn tăn mọi chỗ bỗng có chỗ góc hồ và giữa hồ không có sóng, đó là chỗ tụ cá. Chỗ thường gặp nhất luôn mà anh em lại cứ hay bỏ qua.
-
Mặt nước cũng là một tiêu chí để đánh giá xem nơi đó có nhiều cá, phù hợp cho bạn ngồi câu hay không. Theo kinh nghiệm của những người từng câu cá lâu năm thì mặt nước có gợn sóng, luôn sủi bong bóng sẽ có nhiều cá. Hiện tượng bong bóng này xuất hiện là do cá thực hiện quá trình hô hấp và bắt mồi. Bong bóng xuất hiện càng nhiều thì cá càng to và khu vực đó có nhiều cá sinh sống. Người câu cá chuyên nghiệp sẽ biết được mặt nước có bóng người, có bóng cần câu thì cá sẽ sợ và không ăn mồi. Chính vì thế, bạn nên tránh những khu vực có tình trạng này để không làm ảnh hưởng đến năng suất đi câu của mình nhé!
Thông thường, trước khi đi câu thì người ta sẽ xác định khu vực câu đầu tiên. Nếu bạn phát hiện được nơi có nhiều bong bóng nổi trên mặt nước thì xin chúc mừng, bạn đã tìm được một địa điểm câu cá tiềm năng chưa có người khai phá rồi đấy. Tất cả những gì bạn cần làm chỉ là thả cần và thu hoạch thành quả của mình thôi.
-
Cần câu là dụng cụ quan trọng quyết định đến sự thành công của buổi câu. Nó được xem là trợ thủ đắc lực giúp nối dài cánh tay của bạn, dễ dàng nhận biết hoạt động của con mồi, khả năng vươn tới chinh phục con mồi càng cao. Tuy nhiên kể từ khi thế giới công nghệ ra đời, những người mới gia nhập vào làng thế giới câu cảm thấy vô cùng bối rối khi phải đứng trước nhiều sự lựa chọn: nên mua cần câu của hãng nào, với mỗi mục đích câu, các loại cá câu, địa hình câu khác nhau thì nên chọn loại nào. Đây quả thật là vấn đề vô cùng nan giải cho một số người chưa có khái niệm, kiến thức sử dụng cần câu.
Về mặt địa điểm câu: Nếu câu ở sông thì bạn nên chọn cần dài khoảng từ 1,6m đến 3m, còn nếu câu ở biển thì cần câu nên có chiều dài từ 3,2m đến 4,5m.
Về mặt các loại cá: Nếu câu cá lớn thì nên sử dụng cần lớn, còn câu cá nhỏ sử dụng cần nhỏ. Câu cá rô, cá phi thì nên chọn cần trúc có độ dẻo cao. Câu cá lóc, cá chép, cá trê, cá tra…thì nên chọn cần lớn, chịu lực khỏe.
Cần câu cá dù câu ở địa điểm hay loại cá thì đều phải thật nhạy, để khi cá vào ăn mồi, rung phao, ta có thể biết chính xác 100% khi nào cá đang nhấm thử, khi nào cá đã ngậm mồi, để có cú đóng chuẩn xác, dính cá.
-
Mỗi con người chúng ta ai cũng có tính cách, sở thích, sở trường riêng biệt và khác nhau, không ai giống ai cả. Và các loài cá cũng tương tự như vậy đấy. Dân gian có câu "biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng". Đi câu cá cũng giống như đi đánh giặc, không tìm hiểu kĩ về tập tính sinh sống của cá thì chỉ có về tay không thôi nhé mọi người. Cá có nhiều loại cá, mỗi loại lại có những đặc tính khác nhau, có loài thì thích sống ở các vùng nước nông hay sâu, có loài thích sống ở những vùng nước trong vắt hay bùn cặn, có loài thì lại thích sống riêng lẻ hay theo bầy đàn, có loài thì có tập tính ăn mồi nhanh/chậm…
Trước khi đi câu, bạn cần thiết phải xác định đối tượng của mình là loài cá nào rồi sau đó mới tìm hiểu môi trường sống và tập tính của chúng, từ đó có thể xác định chính xác vị trí mà chúng sinh sống nhiều. Nếu đã biết được hết những điều này rồi thì chắc chắn việc lựa chọn cần câu, máy câu, mồi câu hay dây câu sẽ không còn là vấn đề khó khăn nữa phải không nào? -
Phụ kiện đi kèm cần câu cũng phải phù hợp thì việc câu cá mới trở nên hiệu quả được.
Lưỡi câu: Ở nơi bán dụng cụ câu cá sẽ có rất nhiều loại lưỡi câu lớn nhỏ khác nhau để bạn lựa chọn. Bạn nên chọn mỗi loại phù hợp cho một loại cá như lưỡi mỏ ó để dùng câu cá chẽm, lưỡi 3 ngạnh sẽ dùng để câu cá dứa, các loại lưỡi nhỏ để câu cá bống, cá đục, cá rô. Chúng ta nên sử dụng lưỡi câu càng nhỏ càng tốt vì nhỏ sẽ có khả năng che dấu miếng mồi để có thể đánh lừa cá, cá sẽ nhanh cắn câu.
Phao câu cá: Có 2 loại phao thông dụng là phao mủ và phao xốp, nếu ai đi câu đêm thì phải có thêm phao đèn cột ở ngọn cần câu. Tùy loại cá mà ta lựa chọn câu có phao hay không. Các giống cá ăn mồi nổi như cá chẽm, cá nhồng thịt, nhồng măng thì nên câu bằng phao bạn nhé.
Chì câu: Có các loại như chì neo để đi câu biển, chì tròn dùng khi nước chảy mạnh, chì vuông, chì nhọn tùy loài cá và vùng nước mà lựa chọn loại chì phù hợp.
Dây câu: Câu cá nhỏ thì nên dùng dây cước, câu cá lớn thì dùng dây dù. Nên chọn loại cước có độ dài phù hợp với chiều dài của cần
-
Để việc câu cá có chất lượng thì chúng ta cần phải để ý đến mồi câu. Mồi câu đóng vai trò rất quan trọng trong việc câu được cá thành công hay không. Đừng tưởng chỉ có mồi ngon là đủ, mà mỗi loại cá, mỗi điểm câu lại có công thức làm mồi hoàn toàn khác nhau.
Về địa điểm câu: Thông thường khi tìm hiểu thì ta biết rằng mồi có 2 dạng là mồi tự nhiên và mồi tự chế biến. Nếu câu ở hồ, ao thì ta nên dùng mồi tự chế biến như thức ăn công nghiệp, khoai, chuối… còn nếu câu ở sông, câu đùng, câu biển thì nên dùng mồi thiên nhiên là tôm, trùn, dế, ốc…Về từng loại cá: Những loài cá ăn nổi như chép, rô phi hay cá chày thích chúng thường thích ăn những loại mồi như tôm hay chuối,.. Còn những loại cá ăn chìm dưới đáy như cá lăng ngạnh, cá nheo,…thì chúng lại thích ăn mồi tôm hay những loại mồi giả. Còn đối với cá sống ở sông, cách thức ăn mồi của chúng là theo kiểu cắn rỉa, vì thế bạn nên rút ra kinh nghiệm chọn món mồi thật dai để khi cá cắn miếng mồi sẽ không bị nát.
Song bên cạnh đó, dù với loại cá nào hay ngồi câu ở địa điểm nào thì bạn cũng cần phải lựa chọn sao cho mồi của mình thật phong phú để có thể dễ dàng dẫn dụ mồi thành công.
-
Không phải ai cũng biết cách giật cần khi câu cá, vì thế rất nhiều người khi cá đã cắn câu mà vẫn tuột mất con mồi.
Chúng ta nên lưu ý về cách giật cần như sau:
- Hễ thấy phao chạy theo chiều nào thì ta giật cần theo chiều ngược lại là lưỡi câu sẽ ghim vào miệng cá.
- Hễ thấy phao chìm nhanh đột ngột thì không nên chần chừ, mà phải giật nhanh theo chiều thẳng đứng.
- Nếu thấy phao bị kéo trượt một khoảng ngắn rồi ngưng, nếu giật cần cũng chỉ là cầu may vì con cá đó chỉ ngậm sơ miếng mồi rồi nhả.
Giật nhẹt quá, miếng mồi dễ vụt khỏi miệng cá. Giật mạnh quá, cá dễ bị sứt mép và rơi tõm trở lại xuống nước. Vì vậy, giật cần chỉ cần giật vừa phải, không nhẹ tay cũng không mạnh tay mới được. Khi đã có kinh nghiệm trong nghề thì chỉ nhìn sơ qua thế nằm của cái phao đó ra sao ta đã đón được vị trí của các mồi bên dưới: Nếu cái phao dựng đứng và nổi phân nửa trên mặt nước là biết cục mồi lơ lửng trong nước chứ không chạm sát đáy. Ngược lại, nếu thấy cái phao nổi nằm ngang trên mặt nước là biết cục mồi câu đã chạm đáy.