Top 10 Bức họa nổi tiếng nhất thế giới
Hội họa đem đến cho chúng ta những tác phẩm làm đẹp cho cuộc sống, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của con người. Bằng tài năng và sức sáng tạo của mình không ít ... xem thêm...những tác giả đã làm nên những bức họa, những tuyệt phẩm vượt thời gian, ghi dấu trong lịch sử, nức tiếng gần xa. Bài viết hôm nay, xin mời bạn đọc cùng Toplist điểm qua các tuyệt phẩm đã làm được điều đó nhé.
-
Đây là bức tranh đứng đầu bảng xếp hạng, tác phẩm "Nàng Mona Lisa" đã đi sâu vào tiềm thức của mỗi người yêu hội họa và được biết đến ở hầu hết mọi nơi trên toàn thế giới. Được tạo ra bởi họa sĩ tài ba người Ý thời Phục hưng Leonardo da Vinci, đến nay bức họa nổi tiếng nhất thế giới vẫn còn gây nhiều tranh cãi và có nhiều câu chuyện thú vị xoay quanh tuyệt phẩm này. Leonardo da Vinci đã vẽ nó vào năm 1503 - 1504 cho tới trước khi ông qua đời vào năm 1519. Đặc biệt là nụ cười bí ẩn của nàng Mona Lisa, một nụ cười như chứa đựng rất nhiều bí mật mà đến nay vẫn còn rất nhiều nghiên cứu đang nỗ lực giải thích cho nụ cười này. Kiệt tác này hiện được trưng bày rất nghiêm ngặt tại bảo tàng Louvre, Paris, nơi vẫn đón hơn 6 triệu lượt du khách tới thăm và chiêm ngưỡng.
Tranh Mona Lisa đã 500 tuổi và giờ đây hầu như cả thế giới mặc nhiên coi đó là bức tranh đẹp nhất. Vì sao bức tranh nàng Mona Lisa lại nổi tiếng đến thế?" là một câu hỏi hóc búa. Giả thuyết trước đó đưa ra rằng, nó nổi tiếng vì là sản phẩm của một họa sĩ nổi tiếng, nụ cười bí ẩn của cô, hay những điều huyền bí xảy ra quanh bức tranh. Tuy nhiên, câu trả lời này không làm hài lòng đám đông. Và đáp án: "chẳng có lý do nào" đã được nhiều người chấp nhận nhất, theo Britannica. Theo đó, sự nổi tiếng của bức tranh không phụ thuộc vào một lý do cụ thể, mà nó là sự kết hợp của nhiều lý do, bối cảnh khác nhau. Còn theo CNN, bức tranh Mona Lisa trở nên nổi tiếng khắp thế giới là nhờ một vụ trộm táo bạo, diễn ra từ hơn 100 năm trước. Khi đánh cắp bức tranh, chính Vincenzo cũng không bao giờ nghĩ rằng hành động này giúp Mona Lisa tỏa sáng.
-
"Starry Night" là tuyệt phẩm của danh họa người Hà Lan Vincent Van Gogh. Bức tranh mô tả quang cảnh bầu trời về đêm ở bên ngoài Bệnh viện tâm thần Saint Remy (Pháp). Tuyệt phẩm mang đậm màu sắc tôn giáo và có một điều thú vị ít người biết đó là Van Gogh không hài lòng lắm với bức họa này của mình, trong nhiều lá thư để lại của mình ông đã nói như vậy, và chắc chắn không nghĩ rằng nó chính là một trong những kiệt tác để đời của nhân loại. Bức tranh là tập hợp với các thiên thể xoáy đầy mê hoặc, các ngôi sao được cách điệu, mặt trăng tỏa sáng, một ngôi làng bình dị và một cây hoàng đàn cao ngất trời. Đây là bức tranh đánh dấu bước ngoặt trong sự nghiệp của ông và trở thành một trong những tuyệt phẩm của nền mỹ thuật hiện đại. Kiệt tác này thậm chí còn bị sao chép rất nhiều lần sau này khi nó đã nổi tiếng. Bức "Starry Night" hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại New York.
Trong số nhiều bức tranh nổi tiếng thế giới của ông, Starry Night – Đêm đầy sao (1889) là tác phẩm được sáng tác gần nhất trong sự nghiệp đặc biệt ngắn ngủi của nghệ sĩ, nó giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử nghệ thuật. Để hiểu rõ tác động sâu sắc của tác phẩm, chúng ta cùng khám phá bối cảnh, nội dung và sức ảnh hưởng của kiệt tác kỳ diệu này. Van Gogh đã dành nhiều tâm huyết vẽ bức tranh toàn cảnh này trong nhiều dịp khác nhau. Tuy nhiên, theo nghiên cứu bức tranh này được vẽ vào ban ngày qua trí nhớ. Ngoài những mô tả chi tiết trong vô số những lá thư ông viết cho em trai mình, bức tranh là một sự quan sát hiếm hoi về bầu trời đêm khi nghệ sĩ đang bị cách ly. “Qua cửa sổ có rào chắn bằng sắt. Tôi có thể thấy một quảng trường lúa mì khép kín”, ông đã viết vào tháng Năm năm 1889, “ở trên đó, vào buổi sáng, tôi nhìn thấy mặt trời mọc trong tất cả vinh quang của nó.”..
-
"Girl with a Pearl Earring" hay "Cô gái với chiếc khuyên tai ngọc trai" là bức họa được coi là "Mona Lisa của xứ Bắc Âu", hay cụ thể là "Mona Lisa của Hà Lan". Đây là kiệt tác của danh họa Johannes Vermeer, mô tả một cô gái nhìn nghiêng nổi bật với chiếc khuyên tai làm bằng ngọc trai. Thoạt nhìn bạn sẽ có cảm giác bị lôi cuốn bởi sức hút và vẻ đẹp của cô gái, một vẻ đẹp vô cùng chân thực và sắc nét. Đây cũng chính là tuyệt phẩm khơi nguồn cảm hứng sáng tác của nhà văn Tracy Chevalier, ông đã viết nên tác phẩm "Girl with a Pearl Earring" và sau này được chuyển thể thành một bộ phim cùng tên. Bức tranh hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Mauritshuis ở Den Haag – Hà Lan. Trong nhiều thế kỷ, bức tranh này có nhiều tên khác nhau và được biết đến với tên hiện tại vào cuối thế kỷ 20 do nhân vật chính đeo khuyên tai ngọc trai lớn.
Các nhà nghiên cứu cũng có thể xác định nguồn gốc của các chất màu được sử dụng trong bức tranh sơn dầu. Trong tranh có chì trắng từ Quận Peak ở miền Bắc nước Anh, màu xanh lục lam từ đá lapis lazuli ở Afghanistan hiện nay, màu đỏ phẩm son được làm từ những bọ sống trên cây xương rồng ở Mexico và Nam Mỹ. Thực tế, nhờ giao thương hàng hóa toàn cầu phát triển mạnh, Vermeer có khả năng mua những vật liệu xa xôi này ngay ở thành phố Delft quê nhà. “Những phát hiện này không chỉ tiết lộ chi tiết về các chất liệu của Vermerer mà còn cho chúng ta biết về nền thương mại thế giới và Hà Lan trong thế kỷ 17”. Vandivere nói “Thật đáng ngạc nhiên khi thấy màu xanh biếc chất lượng cao được Vermeer sử dụng trong chiếc khăn trùm đầu của cô gái. Trong thế kỷ 17, chất màu xanh này có giá trị hơn vàng”...
-
"Luncheon of the Boating Party" hay "Bữa trưa trên thuyền". Tác phẩm miêu tả một nhóm người đang ăn trưa trên ban công đầy nắng ở Maison Fournaise, một nhà hàng, nhà nổi và một khách sạn bên bờ Îsle de Chatou. Tọa lạc ở ngoại ô Paris, toà nhà là một tụ điểm nổi tiếng dành cho những người muốn trốn khỏi không khí xô bồ của thị thành. Nơi đây, họ có thể ngồi cạnh bờ sông Seine và ngắm nhìn khung cảnh nên thơ ở Chatou trên thuyền, trên ban công, hoặc cả hai. Bên trái bức tranh là người vợ tương lai của Rinor đang vui đùa cùng cún cưng của mình. Tác phẩm này sau đó đã rất nổi tiếng, nó nổi tiếng đến mức, nam diễn viên Edward G. Robinson (người luôn thủ vai tội ác trong phim) đã phải thốt lên rằng: "Trong hơn ba mươi năm qua, tôi luôn tới bảo tàng Washington Renoir để chiêm ngưỡng bức kiệt tác tuyệt vời này và âm mưu đánh cắp nó". Trong nhiều thế kỷ, quan khách luôn bị thu hút bởi bức tranh Luncheon of the Boating Party (Bữa tiệc trưa trên thuyền), một tuyệt tác thuộc trường phái Ấn tượng của Pierre-Auguste Renoir.
Bên cạnh những nét cọ thuần thục và bảng màu bắt mắt của tranh, tác phẩm tập hợp đủ đầy ba yếu tố đặc trưng của Renoir: chân dung, tĩnh vật, và ngoại cảnh. Với khổ 129.9 cm × 172.7 cm, Luncheon of the Boating Party là một trong những tác phẩm lớn nhất của Renoir. Ông vẽ tranh vào năm 1881 và trưng bày vào triển lãm Ấn tượng lần thứ 7 năm sau đó, ngay lập tức được giới phê bình hết lời ca ngợi. Chủ nhà hàng Alphonse Fournaise từng là thợ đóng tàu và vợ ông, một đầu bếp thời vụ, đã mở quán trọ vào năm 1857. Ngoài địa điểm thôn dã và ẩm thực đặc trưng, Renoir đặc biệt yêu thích nơi này vì ông có thể ngắm nhìn con người và tận hưởng vẻ thơ mộng của nó. “Bạn có thể tìm thấy tôi bất cứ lúc nào ở Fournaise“, ông viết. “Ở nơi đây, tôi đủ may mắn để gặp gỡ những cá nhân tuyệt vời mà mình mơ ước được vẽ.”
-
Đây là bức họa thuộc trường phái tư duy trừu tượng, "The Presistence of Memory" hay "Sự dai dẳng của kí ức" là kiệt tác đỉnh cao của nghệ thuật siêu thực những năm 1930 và 1940 của danh họa nổi tiếng Salvador Dalí. Bức tranh mô tả sự dịch chuyển không gian, thời gian, những đồ vật xuất hiện với những quy luật không rõ ràng, một sự hiện thân của sự sụp đổ của vũ trụ. Bức tranh không chỉ thu hút sự chú ý của các họa sĩ trên toàn thế giới mà còn lôi cuốn đông đảo người hâm mộ, các nhà vật lý học, tâm lý học và các học giả khác. Được xem là một trong số những bức tranh xuất sắc nhất, đại diện cho trường phái siêu thực, Sự dai dẳng của ký ức đã sớm đưa tên tuổi Salvador Dalí trở nên nổi tiếng khi ông còn rất trẻ. Salvador Dalí mới ở tuổi 26 đã khai sinh ra một trong những tác phẩm hội họa vĩ đại nhất của thế kỷ XX và cũng là một trong những tác phẩm có tầm ảnh hưởng sâu sắc nhất trong lịch sử hội họa.
Bức Sự dai dẳng của ký ức (The Persistence of Memory) của Dalí là đỉnh cao của nghệ thuật siêu thực những năm 1930–1940. Mặc dù danh xưng đó chưa đủ để thể hiện tầm quan trọng của bức tranh này trong giới nghệ thuật, trong văn hóa đại chúng và các lĩnh vực học thuật khác, nhưng sự hấp dẫn của nó đã phát triển mạnh đến mức hầu hết những ai xem tranh đều tìm thấy sự liên quan giữa bức tranh và cuộc sống của chính mình. Thông qua việc khắc họa trạng thái mộng mị trong Sự dai dẳng của ký ức, Dalí khơi gợi nhiều học thuyết mà chưa họa sĩ nào hay bất cứ người nào nghĩ đến. Trong khi xem xét mối tương quan giữa vạn vật trong vũ trụ theo học thuyết của Einstein, ông đã miêu tả chúng theo luận điểm của nhà tâm lý học Freud, nêu bật những khía cạnh siêu thực của thế giới. -
Cũng là một tuyệt phẩm thuộc trường phái tư duy trừu tượng của danh họa Jackson Pollock. Bức tranh được vẽ bởi rất nhiều đường màu nâu, vàng xám và đen không theo một trật tự nào, tác giả của nó đã trải vải trên sàn rồi đi lại, đổ màu lên và dùng cọ để vảy xuống. Đây là bức họa đương đại đắt nhất thế giới từng được bán với giá 140 triệu đô la Mỹ. "No.5, 1948" là một bức tranh của Jackson Pollock, một họa sĩ người Mỹ nổi tiếng với những đóng góp của ông cho trường phái trừu tượng. Nó được bán vào tháng 5 năm 2006, một dấu ấn mới cho mức giá cao nhất từ trước đến nay cho một bức tranh, không vượt qua cho đến tháng 4 năm 2011. Bức tranh được tạo ra trên tấm ván sợi, có kích thước 8 x 4m.
Đối với sơn, Pollock chọn sử dụng sơn lỏng. Cụ thể hơn, chúng là sơn nhựa tổng hợp (men bóng) nhưng được gọi là sơn dầu để xử lý màu tranh. Khi kiểm tra tổng hợp màu trên bức tranh, nó có màu sơn xám, nâu, trắng và vàng kết hợp theo cách mà nhiều người vẫn cho là "tổ chim dày đặc". Phần quan trọng khiến cho những tác phẩm của Pollock trở nên đặc biệt là vì chúng được tạo nên theo lối vẽ trừu tượng ngẫu hứng hay trừu tượng hành động (action paiting). Những gì thể hiện trong tranh là tiếng nói minh chứng, một ngữ ngôn hội hoạ được diễn giải bằng chữ, bằng thị giác, thính giác và xúc giác giữa người vẽ và người xem. Lối vẽ này vốn đã thịnh hành trước đó nhưng nó được nâng lên một tầm cao mới hơn nhờ Pollock, sẽ chẳng có gì đặc biệt nếu ông vẫn sử dụng sơn dầu, cọ nhỏ và dao chia bảng màu.
-
Tác giả của bức tranh "Adele Bloch" là họa sĩ Gustav Klimt, một người theo đuổi trường phái nghệ thuật tượng trưng. Bức tranh mô tả một thiếu nữ Áo xinh đẹp, cô là người đã chịu biết bao đau khổ vì tình yêu nồng nhiệt của mình bị cấm đoán. Để hoàn thiện được tuyệt phẩm này, danh họa đã phải mất tới 3 năm. Và đến năm 2006, doanh nhân Ronald S. Lauder đã mua lại nó với giá 135 triệu đô la Mỹ. Adele Bloch-Bauer là một quý bà hào phóng, chuyên bảo trợ cho những tài năng hội họa, bà là một nhân vật nổi bật trong đời sống văn hóa ở thành Vienna, Áo. Gustav Klimt là một trong những tài năng hội họa được bà Adele bảo trợ. Để đáp lại tấm thịnh tình của quý bà xinh đẹp, Gustav Klimt đã từng thực hiện ít nhất hai bức chân dung về bà. Người họa sĩ ấy đã thực sự khiến vị ân nhân của mình trở thành một biểu tượng với nhan sắc được muôn đời nhớ đến. Cho tới tận hôm nay, những bức chân dung Gustav Klimt khắc họa bà Adele vẫn được xem là kinh điển trong giới mỹ thuật và đạt mức giá thuộc vào hàng “khủng” nhất thế giới.
Trong những bức chân dung Gustav Klimt thực hiện về bà Adele, thật khó để có thể đọc được những gì đang diễn ra bên trong đôi mắt đen trong trẻo của bà, người phụ nữ ấy là nhan sắc duy nhất được vị danh họa khắc họa trong tranh của mình nhiều hơn một lần. Adele trong tranh Gustav Klimt là người phụ nữ của chiều sâu và bí ẩn. Quý bà Adele có tên thời con gái là Adele Bauer, bà sinh ra ở thành Vienna, Áo, năm 1881. Là con gái của một giám đốc ngân hàng kiêm chủ công ty đường sắt, cô thiếu nữ Adele lớn lên trong nhung lụa và được hưởng một tuổi thơ giàu sang, chuyên dành để học tập văn hóa - nghệ thuật, nhờ đó, Adele sớm có sự hiểu biết và tình yêu dành cho nghệ thuật. Năm 19 tuổi, Adele kết hôn với Ferdinand Bloch, một ông trùm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu đường, người đàn ông này hơn cô 17 tuổi. Ông Ferdinand rất ngưỡng mộ vợ - một phụ nữ trẻ hiểu biết và xinh đẹp... -
The Card Players hay "Những người chơi bài" được biết đến là bức tranh sơn dầu đắt nhất thế giới. Tác phẩm được tạo ra dưới bàn tay sáng tạo và tài ba của cha đẻ nền nghệ thuật hội họa hiện đại Paul Cezanne, ông vẽ nó vào năm 1893. Series tranh này được coi là những họa phẩm quan trọng nhất thuộc trường phái hậu ấn tượng. Được sáng tác vào những năm cuối đời của danh họa, The Card Players tái hiện cảnh những nông dân ngồi chơi một ván bài. Năm 2012, hoàng gia Qatar đã chi 254 triệu USD để sở hữu báu vật này, đưa Những người chơi bài trở thành bức họa đắt giá nhất thế giới tính đến nay. Chỉ sống 6 năm trong thế kỷ 20 nhưng sức ảnh hưởng to lớn của Cezanne đã đảm bảo cho tên ông luôn xuất hiện trong danh sách những cây cọ vĩ đại nhất thế kỷ này. Các tác phẩm của Cézanne thể hiện sự sắc sảo trong thiết kế, màu sắc, pha trộn.
Suốt 40 năm làm họa sĩ, Cezanne để lại cho đời hơn 900 bức tranh sơn dầu, 400 bức được vẽ bằng màu nước và còn nhiều bức họa vẫn còn dang dở. Để vẽ loạt tranh 5 bức những người chơi bài, Cézanne đã mượn motive của các tiền bối trong hội họa Hà lan, Pháp, Ý thế kỷ 16 – 17. Tuy nhiên Cézanne đã bỏ qua kịch tính tâm lý, sự dẫn chuyện, mà thay vào đó bằng những khuôn mặt trơ như đá và sự tinh giản về quang cảnh. Trong bức tranh vẽ hai người chơi bài mà Quatar đã mua với giá 250 triệu USD, Cézanne dường như chỉ quan tâm tới hình. Bức tranh đầy các hình cơ bản trong hình học như đã nói ở trên. Bố cục của bức tranh khá đối xứng với chai rượu ở giữa chia đôi bức tranh, đồng thời làm ranh giới giữa hai đối thủ. Nếu gấp bức tranh theo đường thẳng kẻ dọc vô hình trên chai rượu, hình người bên phải sẽ trùng vị trí hình bên trái, tuy đó không phải là đối xứng gương, mà có sự phá vỡ đối xứng. Điều này cho thấy Cézanne nắm rất vững nguyên tắc đối xứng của mỹ thuật cổ điển. Hai nửa tranh cũng đối xứng – tương phản về hòa sắc: Người bên phải sáng, cầm cỗ bài tối, trong khi người bên trái tối, cầm cỗ bài sáng...
-
Được coi là Quốc bảo của nước Áo, bức tranh "The kiss" được vẽ bằng sơn dầu kết hợp quí vàng bởi tác giả Klimt. Ông hoàn thành nó khi đã 45 tuổi, lúc ấy danh họa vẫn đang sống cùng mẹ và còn độc thân. Bức "The kiss" hay là "Nụ hôn" tượng trưng cho khát vọng cháy bỏng về tình yêu đúng nghĩa và sự giải phóng bản thân trước những guồng quay, định kiến của cuộc đời. Tác phẩm này được thực hiện từ năm 1907 đến 1908, đỉnh cao thời hoàng kim của Gustav Klimt. Nụ hôn ra đời cùng rất nhiều bức tranh theo phong cách mạ vàng tương tự. Nụ hôn mô tả một cặp đôi đang ôm hôn nhau, hai cơ thể bị khóa trong chiếc áo choàng đầy hoa đốm vàng. Bức tranh được trang trí theo phong cách ảnh hưởng bởi đường nét của phong cách Art Nouveau đương đại và nghệ thuật xếp giấy của phong trào thủ công mỹ nghệ trước đó.
Tác phẩm sơn dầu có phủ một lớp vàng lá bên trên, giúp bức tranh có vẻ đẹp hiện đại, ấn tượng. Bức tranh trang trí Nụ hôn hiện đang được trưng bày ở Bảo tàng Österreichische Galerie Belvedere trong cung điện Belvedere, Vienna, Áo, và được xem là một kiệt tác của thời kỳ đầu hiện đại. Tác phẩm này cũng là một biểu tượng của phong trào Jugendstil ở Áo (phong trào nghệ thuật mới Art Nouveau, với mong muốn nghệ thuật gần gũi với xã hội, chống lại thái độ bảo thủ của nghệ thuật lúc bấy giờ) và được xem là tác phẩm có nhiều người biết đến nhất của Klimt. Gustav Klimt tìm được cảm hứng dát vàng lên tranh từ một chuyến đi đến Ý vào năm 1903. Khi đến thăm Ravenna, ông có dịp nhìn thấy nghệ thuật khảm Byzantine trong kiến trúc nhà thờ San Vitale.
-
Là một bức tranh tường trên trần nhà nguyện Sistina, thành Vatican, The Creation Of Adam là tác phẩm nổi tiếng thế giới do một họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhà thơ kiêm kỹ sư thời kỳ Phục hưng Ý Michelangelo sáng tác vào khoảng năm 1511. Để rồi, mỗi khi nhắc đến tên ông, người đương thời nhớ đến một Michelangelo uyên bác, xuất chúng trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật và là một người xứng đáng với danh hiệu nhân vật thời Phục hưng, là đối thủ kiêm bạn bè thiên tài hội họa Leonardo da Vinci.
The Creation Of Adam minh họa hình ảnh Chúa đang vươn tay và chạm vào ngón tay của Adam để ban cho anh ta món quà cuộc sống. Đó là một khung cảnh phức tạp với nhiều lớp biểu tượng, khiến nhiều chuyên gia, giới phê bình, người thưởng thức đặt ra câu hỏi ý nghĩa sâu xa đằng sau tác phẩm nghệ thuật này là gì. Theo trang The Collector, ý nghĩa trực tiếp nhất trong Creation of Adam của Michelangelo là khoảnh khắc Đức Chúa Trời tạo ra sự sống con người, như được mô tả trong sách Sáng thế trong Kinh thánh Cơ đốc: “Sau đó, Đức Chúa Trời phán: “Chúng ta hãy tạo ra con người theo hình ảnh của chúng ta, giống như chúng ta. Và hãy để họ thống trị cá biển, chim trời, gia súc, trên khắp trái đất và mọi loài bò sát trên mặt đất". Và Michelangelo đã chọn minh họa khoảnh khắc này một cách rõ ràng hoàn toàn, vẽ Chúa đang vươn tay và chạm vào ngón tay của Adam bằng ngón tay của mình, để tạo ra tia sáng tuyệt vời đầu tiên của cuộc đời.