Top 10 bộ trắc nghiệm đánh giá tâm lý người chính xác nhất
Khái niệm "tâm lý" không không phải là một khái niệm xa lạ đối với chúng ta nhưng để nghiên cứu và dành cho nó một vị trí đặc biệt quan trọng thì phải đến ... xem thêm...những năm gần đây vai trò của tâm lý nói chung, của Tâm lý học nói riêng mới được đề cao. Hãy cùng toplist điểm qua những bộ trắc nghiệm dùng để đánh giá tâm lý người đang được Việt Nam và thế giới áp dụng.
-
Trong các test về IQ của người lớn thì nổi bật là bộ trắc nghiệm WAIS của Wechsler. Trước khi có bộ trắc nghiệm này, nó đã có rất nhiều phiên bản. Cụ thể: Năm 1939: Wechsler Bellevue. Năm 1946: Wechsler Bellevue II. Năm 1955: WAIS. Năm 1981: WAIR. Năm 1997: WAIS III. Năm 2008: WAIS IV.
WAIS IV là phiên bản mới nhất hiện nay và được áp dụng nhiều trên toàn thế giới. Bộ trắc nghiệm này nhằm đánh giá năng lực trí tuệ chung và các thành tố. Bộ trắc nghiệm bắt nguồn từ quan niệm về trí tuệ của Wechsler: Trí tuệ là một tổng thể các đơn vị chức năng và có thể đo được. Các phiên bản đầu để đo IQ có cấu trúc thường gồm 2 phần: Ngôn từ (gồm kỹ năng hiểu từ vựng, kiến thức chung và suy luận ngôn ngữ) và Thực thi (gồm: Ghép hình, bức tranh liên tục, mã hóa con số và tìm chi tiết bị thiếu).
Đến sau này, trắc nghiệm WAIS IV có 10 tiểu nghiệm, 4 thành tố/ chỉ số chính: 1. Chỉ số hiểu lời nói (Hình thành các khái niệm ngôn ngữ, suy luận ngôn ngữ, kiến thức cá nhân thu nhận được từ môi trường) với các tiểu test: So sánh, vốn từ và thông tin. 2. Chỉ số suy luận tri giác (Xử lý không gian, tích hợp vận động - thị giác) với tiểu test: ghép hình, tư duy ma trận, bài tập thị giác. 3. Trí nhớ hoạt động (Năng lực trí nhớ và suy luận ngôn ngữ) với tiểu test: nhớ dãy số và số học. 4. Chỉ số tốc độ xử lý (Đo tốc độ của sự điều phối tâm vận động mắt tay) với tiểu test về mã hóa và tìm ký hiệu. Bộ trắc nghiệm này dành cho người trưởng thành trên 16 tuổi 11 tháng.
Đây là một trong những bộ công cụ, trắc nghiệm để đo chỉ số IQ một cách tương đối nhất hiện nay. Cách tính điểm của bộ trắc nghiệm chính là chỉ số IQ. Cách tính này xoay quanh luật Phân bố chuẩn với giá trị trung bình và độ lệch chuẩn.
-
Trắc nghiệm này được mô tả 1936 bởi Raven (người Anh). Ông cho rằng phương pháp này có khả năng đánh giá năng lực tư duy ở một bình diện rộng nhất. Đây là một bộ trắc nghiệm phi ngôn ngữ, đa lựa chọn và mang tính chất "khuôn hình tiếp diễn".
Toàn bộ trắc nghiệm có tất cả 60 câu, được chia thành 5 nhóm được đánh ký hiệu thứ tự A, B, C, D, E. và mỗi nhóm có 12 câu. Đặc điểm của trắc nghiệm này là nhóm sau khó hơn nhóm trước và câu trong mỗi nhóm thì cũng câu sau khó hơn câu trước.
Để phân thành các nhóm thì cần phải có những nguyên tắc:
Nhóm A: Dựa theo tính trọn vẹn, liên tục của cấu trúc
nghĩa là đòi hỏi bổ sung những phần còn thiếu của khuôn hình. Kết quả cho phép đánh giá quá trình tư duy phân biệt các yếu tố cơ bản cấu trúc và chỉ ra những mối liên hệ giữa các yếu tố.
Nhóm B: dựa theo sự so sánh giữa các cặp hình
nghĩa là cần phân biệt dần dần các yếu tố để tìm ra sự giống nhau giữa các cặp hình
Nhóm C: dựa theo sự thay đổi tiếp diễn của cấu trúc
nghĩa là nhóm bài tập có chứa những thay đổi phù hợp vớ nguyên tắc phát triển rất phong phú và được phân chia theo chiều ngang hoặc chiều thẳng đứng.
Nhóm D: Dựa theo sự đổi chỗ các hình
nghĩa là sự đổi chỗ này cũng xảy ra theo chiều ngang hoặc chiều thẳng đứng
Nhóm E: Dựa theo sự phân tích, chia tách các hình toàn thể thành các bộ phận
Đây là bài tập phức tạp nhất, đòi hỏi phải huy động tư duy phân biệt và tổng hợp. Test Raven này thường dùng cho người lớn từ 15 đến 60 tuổi. Đã có một số phiên bản khác như Test Raven phiên bản trắc nghiệm màu dành cho đối tượng trẻ em từ 5 đến 11 tuổi và người già hoặc người khiếm khuyết về thể chất hay tâm thần.
Phiên bản khác là Test Raven nâng cao gồm 60 câu, chia làm 2 nhóm: Nhóm 1 có 12 câu, nhóm 2 có 48 câu. Test này dành cho người trưởng thành (gồm cả thanh niên) có mức độ trí tuệ trên trung bình.
Test Raven này là một trong những test được Việt Nam và một số nước ưa dùng bởi những đặc tính thuận lợi của nó. Đây là test phi ngôn ngữ nên sẽ không có những vấn đề quá khó khăn liên quan đến việc dịch nghĩa và thích nghi. Nó được thực hiện dễ dàng và cách xử lý số liệu, tính điểm cũng khá đơn giản. Và đặc biệt là không hạn chế về mặt thời gian. Nếu làm theo tốc độ trung bình thì mất khoảng 20 đến 30 phút, khá phù hợp với đại đa số.
Tuy nhiên đây cũng chính là nhược điểm của test này, bởi vì nếu kéo dài thời gian thì có thể dễ dàng hoàn thành hết các câu hỏi trong trắc nghiệm. -
Năm 2000, thang đo về trí tuệ cảm xúc đa yếu tố MEIS nhằm đo 4 yếu tố cấu thành EI bao gồm đánh giá nhận thức cảm xúc qua khuôn mặt, câu chuyện, âm nhạc, tranh phác thảo; đánh giá khả năng đồng hóa cảm xúc trong tri giác và nhận thức; đánh giá nguyên nhân và sự hiểu biết về cảm xúc; đánh giá khả năng quản lý, kiểm soát cảm xúc.
Thang đo này có độ hiệu lực, độ tin cậy cao. tuy nhiên lại quá nhiều câu, tốn thời gian và một số test phụ có độ tin cậy chưa cao và cách tính điểm còn chưa rõ ràng. Năm 2002, nhóm tác giả đã có sự cải tiến bằng bộ trắc nghiệm EI mới của 3 tác giả là Mayer, Salovey và Caruso.
Trắc nghiệm MSCEIT nhằm đo 4 thành tố. Nhưng được phân chia thành 2 khu vực đo lường/ tiểu thang đo:
1. Trải nghiệm cảm xúc (yếu tố 1 + yếu tố 2: Nhận thức cảm xúc và kết hợp cảm xúc vào tư duy.
2. Chiến lược cảm xúc (yếu tố 3 + yếu tố 4: Hiểu cảm xúc và quản lý cảm xúc).
4 thành tố nằm được phân ra bởi 8 phần trong trắc nghiệm, được đánh dấu bằng các chữ số.
Yếu tố 1: Nhận thức cảm xúc gồm (A, E) qua khuôn mặt và tranh.
Yếu tố 3: Hiểu biết cảm xúc (C, G) liên quan đến việc xử lý, giải quyết những vấn đề cảm xúc như hiểu sự thay đổi của cảm xúc và những biến đổi hòa trộn của cảm xúc.
Yếu tố 4: điều khiển, quản lý cảm xúc (D, H) liên quan đến việc điều khiển, quản lý cảm xúc của mình, các mối liên hệ với người khác.
Đối với trắc nghiệm này thì cách tính điểm khá đơn giản, đó chính là dựa vào nguyên tắc đồng ý. Tuy nhiên đây cũng là hạn chế của trắc nghiệm bởi nó chưa có một điểm chuẩn nào cho toàn thế giới hay các vùng văn hóa. -
Đây là một bộ trắc nghiệm gồm 30 tấm hình và 1 tấm hình không (hình trắng), hầu hết trong số đó mô tả về người trong các tình huống khác nhau.
Những người làm trắc nghiệm sẽ được yêu cầu miêu tả chi tiết, tạo dựng một câu chuyện thật chi tiết, tỉ mỉ và sinh động càng tốt về các bức tranh. Đồng thời mô tả cả những nhân vật, tình huống và nhân vật đó đang làm gì, chuyện gì xảy ra đối với nhân vật trước đó và chuyện gì sẽ xảy ra trong tương lai.
Các tấm hình này có có những tấm hình dành riêng cho từng giới, độ tuổi và cả những tấm hình chung. Đây là một trắc nghiệm thể hiện rõ nhất phương pháp phóng chiếu kiểu giải thích. Thông qua trắc nghiệm này, nó phản ánh một phần nội tâm, những rối nhiễu tâm lý của con người bạn -
Phương pháp Rorschach gồm 10 bức tranh có vết mực đối xứng, 5 bức màu đen- xám, 5 bức nhiều màu. Những người được test lần lượt được yêu cầu xem từng hình, theo thứ tự, theo chiều thống nhất chung và nhiệm vụ của thân chủ là trả lời câu hỏi cái đó là gì? nó giống cái gì? Kết quả sau đó được phân tích theo các chỉ số. Đây cũng là một kỹ thuật phóng chiếu cấu trúc hóa trong tâm lý, phản ánh nội tâm, rối nhiễu và những quan niệm về nhân sinh quan, giá trị của một người nào đó
-
Bar on cũng là một tác giả đã xây dựng bảng hỏi trắc nghiệm để đo chỉ số trí tuệ cảm xúc. ông cho rằng EI là một tập hợp các khả năng, năng lực và kỹ năng có ảnh hưởng đến mức độ thành công trong việc đối phó với những đòi hỏi, áp lực từ môi trường. Thang đo của Bar on về khả năng, kỹ năng nhưng không thuần túy về nhận thức.
Ông đưa ra 5 nhóm năng lực chính và cũng là cơ sở để xây dựng bảng hỏi:
1. Năng lực nhận biết, đánh giá và thể hiện cảm xúc
2. Năng lực hiểu người khác cảm nhận như thế nào và ứng xử với họ
3. Năng lực điều chỉnh và quản lý cảm xúc
4. Năng lực quản lý những thay đổi, thích ứng và giải quyết các vấn đề cá nhân và liên cá nhân.
5. Năng lực huy động những cảm xúc tích cực và tự thúc đẩy bản thân
Và bảng hỏi này bao gồm các lĩnh vực được phân chia ra như sau: tự nhận thức cảm xúc bản thân; quyết đoán; tự trọng; tự thể hiện; tự chủ/ độc lập; thấu cảm; mối quan hệ liên nhân cách; giải quyết vấn đề; kiểm nghiệm thực tiễn; mềm dẻo; dung nạp stress; kiểm soát xung động; hạnh phúc; lạc quan. -
Test MBTI được hình thành trên cơ sở lý thuyết của Carl Jung và Briggs, Myer. C. Jung cho rằng nhân cách được chia thành 3 yếu tố:
Xu hướng tự nhiên hướng nội, hướng ngoại;
Cách thức người đó tìm hiểu thế giới: Trực quan hay giác quan;
Cách thức đưa ra lựa chọn.
Tác giả Myer đã bổ sung thêm vào một yếu tố nữa đó là tính nguyên tắc và linh hoạt. Nhóm tác giả đã đưa ra 16 nhóm tính cách với 72 trắc nghiệm. Mức độ A, B, C, D, E. Những người làm trắc nghiệm trả lời theo suy nghĩ thực từ không cảm xúc đến cảm xúc. Sau đó tính được điểm thô và tra bảng điểm chuẩn rồi xem ứng với nhóm tính cách nào.
Ưu điểm của test này là sử dụng nhiều trong các công tác quản lý, dự án; tập trung vào đối tượng là những người bình thường và nhấn mạnh sự khác biệt các đặc tính của từng nhóm.
Tuy nhiên test MBTI thường bị phê phán là thiếu tính khoa học, chưa có độ tin cậy cao bởi vì cảm xúc rất dễ bị biến đổi -
Hiện nay thang đo NEO - PI - R đang là một trong những thang đo nhân cách được ưa chuộng trong thực hành tâm lý, tâm lý lâm sàng nói riêng.
Công việc thiết kế thang đo được Costa và MCCrae bắt đầu từ những năm 70. Lúc đầu chỉ có 3 yếu tố, bao gồm tính hướng ngoại, tính thần kinh tính mở đối với hiểu biết. Nhưng đến năm 1992, Các tác giả đã đề cập đến 5 yếu tố và gọi đó là Big Five hay Five factor model. Mô hình 5 yếu tố được tác giả cho rằng cũng chính là các mặt của nhân cách, nói về nhân cách.
Thang đo này gồm 5 đặc tính/ yếu tố. Mỗi đặc tính có 6 mặt, mỗi mặt có 8 câu, vậy tổng là 240 câu.
Tính ổn định thần kinh gồm các mặt: Lo âu, thù địch, trầm cảm, tự ý thức, xung động, tính dễ bị tổn thương.
Tính hướng ngoại: Thân thiện, thích giao thiệp, tính quyết đoán, tính tích cực hoạt động, tìm kiếm sự kích thích, cảm xúc tích cực.
Tính mở đối với hiểu biết: Trí tưởng tượng, óc thẩm mỹ, nhạy cảm, hành động, ý tưởng, giá trị.
Tính dễ chịu: chân thành, thẳng thắn, vị tha, phục tùng, khiêm tốn, nhân hậu
Tính ý thức: Năng lực, trật tự, trách nhiệm, nỗ lực thành đạt, tự giác, thận trọng
Thang đo này dùng để đo các nét nhân cách của cn người, và từ mô hình này tác giả đã lấy cơ sở để xây dựng, cho ra đời Lý thuyết 5 yếu tố. Lý thuyết này lại đề cập đến sự khác nhau giữa nhân cách và đặc điểm các nhân riêng của mỗi người. -
Trắc nghiệm trí tuệ Gille, còn được gọi là "trắc nghiệm trí tuệ đa dạng", go R. Gille soạn thảo năm 1944. Trắc nghiệm được xây dựng trên cơ sở lý luận cấu trúc trí tuệ đa thành phần và lý thuyết phát sinh đa trí tuệ của J. Piaget. Sau khi được Ủy ban Dân số Quốc gia Pháp định chuẩn trên 9500 trẻ em từ 6 đến 14 tuổi, thuộc các thành phần khác nhau (nông dân, công nhân, tiểu thương, tri thức cao cấp,..) từ năm 1954, trắc nghiệm này đã được sử dụng rộng rãi ở Pháp và một số nước nhằm đo lường trí tuệ của trẻ từ 6 đến 12 tuổi., có đi học hoặc chưa biết chữ.
Test gồm 62 tranh vẽ với các chủ đề khác nhau. Quy trình đơn giản, có thể sử dụng theo nhóm. Trắc nghiệm nhằm đánh giá mức độ trí lực, kiến thức, các thao tác so sánh, phân loại, nhận thức về số lượng, , trọng lượng, kích thước, không gian,thời gian, khả năng tri giác các vật thể, khả năng suy luận logic, khả năng khái quát hóa quá trực quan. Các kết quả chấm điểm từ điểm tổng của cá nhân đều so sánh, đối chiếu với điểm chuẩn.
-
Theo Kaufman, trí tuệ là năng lực xử lý thông tin, giải quyết một cách có hiệu quả các vấn đề không quen thuộc. Cũng phải nói thêm rằng Kaufman phân biệt 2 loại xử lý thông tin: xử lý theo chuỗi/ liên tiếp và xử lý đồng thời. Khi chúng ta đọc,thông tin được chủ yếu xử lý theo chuỗi. Khi chúng ta quan sát địa hình/ không gian thì thông tin được xử lý chủ yếu là đồng thời.
K - ABC là một trắc nghiệm cá nhân, đo cả về trí tuệ và phong cách giải quyết vấn đề, xử lý thông tin. Trắc nghiệm dành cho trẻ từ 2, 5 tuổi đến 12, 5 tuổi. K - ABC gồm 5 thang lớn:
Thanh xử lý thông tin theo chuỗi
Thanh xử lý thông tin đồng thời
Thanh xử lý tâm thần kết hợp
Thanh thành tựu
Thanh phi ngôn từ
Trắc nghiệm hiện hành có 16 tiểu test, trong đó có 10 tiểu test đánh giá xử lý thông tin theo chuỗi và đồng thời; 6 tiểu test đánh giá thành tựu học tập: đọc, làm tính. Không phải tất cả tiểu test đều phủ hết độ tuổi 2,5 tuổi đến 12,5 tuổi nên có thể trẻ không phải làm hết 16 mà chỉ cần làm 13 tiểu test.
10 tiểu test đánh giá xử lý thông tin gồm những item thực hành nên nhà tâm lý có thể quan sát trực tiếp và đánh giá về việc trẻ có hiểu cách làm hay không. Trong 10 tiểu test này, thì có 7 tiểu test đánh giá xử lý đồng thời còn 3 tiểu test đánh giá xử lý theo chuỗi, trong đó có 1 tiểu test là đánh giá trí nhớ ngắn hạn. Tất cả item của 3 thang tổng quát đầu ( thang đo xử lý thông tin theo chuỗi; thang đo xử lý thông tin đồng thời và thang đo xử lý thông tin kết hợp) đều cố gắng giảm thiểu ảnh hưởng của ngôn ngữ và các kỹ năng trẻ đã học được.
Thang thành tựu đánh giá kiến thức trẻ học được trong nhà trường. Nhiều item của thang đo này có thể thấy được trong các trắc nghiệm thành tựu khác hoặc trong phần ngôn từ của các trắc nghiệm trí tuệ.
Thang phi ngôn ngữ là một dạng rút gọn của thang đo xử lý tâm thần kết hợp. Thang đo nhằm đánh giá trí tuệ của những trẻ có rối loạn ngôn ngữ hoặc có rối loạn thính giác hoặc những đứa trẻ không nói được bằng tiếng anh. Các bài tập đều có thể thực hiện bằng cách ra hiệu, hoặc chỉ vào đáp án đúng.