Top 5 Biện pháp rèn sự tập trung và nề nếp đối với trẻ hiếu động mà cô giáo mầm non nên biết
Lứa tuổi mầm non 3,4 tuổi là độ tuổi khủng hoảng lên 3. Là tuổi quan trọng cho sự hình thành nhân cách trẻ sau này, nếu không biết cách dạy ... xem thêm...và chăm sóc thì các cô giáo mầm non sẽ rất mệt mỏi. Không ít các trường hợp, cô giáo phải chào thua vì những pha nghịch ngợm của các bé hiếu động. Và trong bài viết ngày hôm nay, Toplist xin gợi ý cho bạn các biện pháp rèn sự tập trung và nề nếp đối với trẻ hiếu động mà cô giáo mầm non nên biết.
-
Hiện nay trẻ em đa số đều hiếu động do ở nhà không được vui chơi chạy nhảy. Muốn tiêu hao năng lượng của bé một cách tích cực thì cô giáo cần siêng tổ chức hoạt động, kiên nhẫn và có tình yêu trẻ.
Thứ 1: Siêng tổ chức hoạt động
Đây là cách cho bé được chơi, học, sử dụng năng lượng một cách hợp lý. Bên cạnh đó được tham gia hoạt động thì bé sẽ có hứng thú và yêu thích đi học. Điều này cần cô giáo phải siêng bày trò cho trẻ. Các bé rất thích các hoạt động ngoài trời hoặc thực tế như xếp thuyền thả vào nước, nghịch màu nước, làm bánh, chơi nông trại.
Thứ 2: Kiên nhẫn
Khi tổ chức 1 hoạt động không phải bé nào cũng chịu làm, chịu chú ý. Các bé có khi rất quậy. Chính vì thế cô giáo cần kiên nhẫn và giữ nguyên lịch sinh hoạt điều độ từ từ bé sẽ thuận theo cô. Những bé cá biệt thì thời gian để huấn luyện cho ngoan có khi mất 3-4 tháng là bình thường. Không thể 1 sớm 1 chiều mà bé chịu nghe theo cô.
Thứ 3: Yêu trẻ
Trong quá trình rèn nề nếp cho bé chắc chắn cô phải nghiêm túc và khó tính. Nhưng với tình yêu trẻ, khi học thì nghiêm, khi chơi thì hoà đồng với các con. Giờ ăn giấc ngủ chăm lo cho con thì trẻ sẽ cảm nhận được tình cảm của cô và trở nên yêu quý cô. Từ đó sẽ bớt nghịch phá hơn. Cô vẫn có uy với trẻ mà trẻ lại yêu thương cô chứ không phải sợ hãi cô. Giáo dục mầm non rất khó, đa số các bé còn thiếu hiểu biết nên cô giáo rất vất vả. Lắm lúc phát điên lên vì bé ngang bướng và phụ huynh khó chịu.
Mỗi trường, mỗi lớp, mỗi cô đều khác nhau nên tuỳ theo tình hình của bé mà cô cân nhắc ứng cử cho phù hợp.
-
Đối với những trẻ hay nghịch phá, hiếu động thì khả năng tập trung cho bài học thường ở mức "0'. Tệ hơn là sự nghịch phá của bé có thể làm cả lớp mất trật tự theo, vậy phải làm sao, làm gì để bé ngoan ngoãn nghe lời cô?
Khi dạy, cô nên để bé ngồi gần cô, phải nhờ bé như: con giúp cô đứa cái này cho bạn... . Khen bé dù là việc nhỏ mà bé làm được.... nói chung cô cần phải rèn luyện bé từ từ vì không thể bắt bé làm theo cô 100/100 và tuyệt đối không đe dọa hay chê bai bé. Nhất là ở độ tuổi lên ba, lứa tuổi đáng yêu và cũng khó dạy nhất, vì thế rất cần sự khéo léo của các cô để rèn dũa các bé đi vào nề nếp.
-
Trong giờ học, cô giáo có thể gọi bé phát biểu nhiều lần để gây sự chú ý của cô với bé. Ngoài ra, giờ ngủ thì cho các bé này nằm cạnh nhau rồi cô ngồi ở giữa giữ cho các bé nằm im không nhúc nhích qua 1 thời gian các bé quen là sẽ tự động ngủ thôi, bé nào không chịu nhắm mắt thì cô nhìn vào mắt bé bắt buộc bé phải nhắm thôi, phải kiên nhẫn nhiều lần (trong trường hợp bé hí hí mắt thấy cô vẫn nhìn thì sẽ không dám nữa), từ đó đi vào trạng thái ngủ rất dễ, mở các bài nhạc thiền tĩnh tâm cho bé nghe.
-
Thông thường, một lớp chỉ có vài bé hiếu động mà thời gian một hoạt động trong ngày không nhiều. Vì vậy để dạy các trẻ này điều quan trọng là cô giáo phải biết trẻ đó thích gì, rồi vận dụng cái mà trẻ đó thích vào hoạt động. Thời đại công nghệ , cha mẹ cho trẻ tiếp xúc nhiều với điện thoại, vậy nên các cô sẽ nghe trẻ tự cho mình là siêu nhân hoặc là cầu thủ Quang Hải.. Khi dạy trẻ này các cô có thể gọi trẻ như: hôm nay lớp ta có siêu nhân Tí, siêu nhân tý rất giỏi hát,... từ đó giúp trẻ thích thú trong hoạt động.
-
Có nhiều cô giáo áp dụng cách "chặn đầu trước và khen". Ví dụ vô ngồi học, vừa vô lớp là nói liền. "Các bạn ơi hôm nay bạn KHANG sẽ ngồi học ngoan và không nói chuyện đó các bạn". Hay giờ chơi giờ ăn cũng vậy. Giờ ăn thì nói "Các bạn ơi hôm nay bạn Khang sẽ ăn ngoan và ăn hết trước luôn đó các bạn". Cố gắng những lúc bé nào làm sai cũng ngọt ngào một chút, chứ đừng nên phạt bé.