Top 8 Biện pháp khắc phục nhanh tình trạng học sinh nói chuyện riêng trong giờ học được nhiều giáo viên lâu năm áp dụng

Phương Trinh 23494 0 Báo lỗi

Nói chuyện riêng trong giờ học là tình trạng chung của học sinh tiểu học ngày nay. Không dễ gì có thể khắc phục được chỉ trong một sớm một chiều. Nhiều thầy cô ... xem thêm...

  1. Học sinh nói chuyện nhiều trước tiên, giáo viên phải xem lại cách tổ chức lớp học, phương pháp dạy học có lôi cuốn học sinh không, có phát huy được học sinh không?


    Hiện nay chủ trương nặng về hình thức xem nhẹ chiều sâu, đây cũng là nguyên nhân tạo cho học sinh nói chuyện riêng. Không ít giáo viên rập khuôn theo khuôn mẫu cấp trên chỉ đạo tìm sự an toàn mà họ đánh mất đi kiên định sáng tạo trong dạy học. Học sinh muôn hình muôn vẻ, vùng miền mỗi nơi mỗi khác, chính vì vậy phương pháp và hình thức tổ chức dạy và học cũng cần có cái riêng mình.


    Mỗi ngày, hãy tìm 1 phương pháp giảng thú vị cho các con, tránh giáo điều các con nhàm. Hãy hiểu rằng, lớp nói chuyện nhiều do cô giáo đưa quá nhiều kiến thức theo giáo án mà các con chẳng hiểu gì, chẳng ghi được gì, đành nói chuyện thôi...


    Vì thế, giáo viên nên có phương pháp dạy phải sinh động, lồng ghép các hoạt động chơi mà học học mà chơi. Giáo viên nghiên cứu làm sao giảng bài gắn gọn nhất có thể, đưa nhiều ví dụ thực tế. Sau đó chia lớp thanh 2 hoặc 1 bên Nam 1 bên Nữ thi nhau xem bên nào trả lời đúng, bên nào sai thì cho đi làm vệ sinh. Như vậy học sinh sẽ buộc phải chú ý để hiểu và không bị thua và làm vệ sinh nữa.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Nguyên nhân vì sao trò đó hay nói chuyện?


    • Do hiếu động, hay do thông minh làm bài nhanh hơn các bạn thừa thừa gian nói chuyện?
    • Hay cô giảng trò không hiểu?
    • Hay do tính tự do quen ở nhà?
    • Chỉ mình em hay nhiều em nói chuyện?

    Nếu học sinh tiếp thu được mà hay nói chuyện thì mỗi lần như thế, giáo viên gọi em đứng dậy hỏi: con nhắc lại cho cả lớp biết cô vừa nói gì? Hoặc vừa dạy gì? Nếu em không nhắc lại được thì nhắc nhở nhẹ nhàng: như vậy trong lớp con chưa tập trung. Đi học để lấy kiến thức không phải đi chơi. Có thể giải thích rằng: kiến thức con tiếp thu đầy đủ giống như một quả bóng đầy hơi mới dùng đá trên sân được. Còn nay con không tiếp thu được phần này mai lại hổng phần khác thì giống như quả bóng bị thủng bị xì hơi dần đến khi hết hơi thì quả bóng bẹp không sử dụng được. Con phải tập trung nghe giảng học tập các bạn trong lớp mình.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. Giáo viên có thể bắt đầu tiết học bằng những câu chuyện cười, nói chuyện thoải mái với học sinh. Trong quá trình giảng lại xen vào những tình huống hài hước. Khi đó, những bạn không chú ý hoặc đang nói chuyện riêng sẽ không biết giáo viên và các bạn khác đang cười chuyện gì. Rồi dần dần, các bạn ấy khác tự chú ý tới những gì giáo viên nói và không nói chuyện riêng nữa.


    Hoặc khi đang giảng bài mà học sinh nói chuyện nhiều thì thầy cô hãy ngưng giảng bài và cố gắng vui vẻ. Kể một câu chuyện vui hay trò gì đó mang tính thu hút mạnh. Bởi lẽ con nít mắc nói thì không có một quyền năng nào ngăn cản. Nếu cứ phạt và phạt thì phản tác dụng. Mà hãy tìm cách thu hút chú ý. Làm điều này vài lần, thì bọn trẻ sẽ thích được như vậy, cơ hội đã đến, thầy cô hãy đặt điều kiện là các em hoàn thành bài học thật ngoan rồi chúng ta sẽ có một trò vui.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. Giáo viên luôn cư xử kiểu xem học là bạn thì học sinh sẽ ngoan không cần biện pháp mạnh đâu ạ. Lúc nào đùa thì đùa học thì học. Và muốn được như thế, giáo viên cần chịu khó mỗi tuần dành ít thời gian tâm sự với học sinh về mọi thứ có thể không phải là kiến thức học tập mà về vài chuyện thường ngày,... Khiến học sinh thích giáo viên hơn, cảm thấy gần gũi với giáo viên và các em sẽ tự động ngoan.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. Cho học sinh thi đua theo tổ, bạn nào trong lớp ngoan thì được cô khen/ tặng 1 sticker, bạn nào nói chuyện hoặc có lỗi hì thì tổ bị trừ sticker. Các bạn giữ gìn trong hộp bút. Cuối tuần vào tiết sinh hoạt lớp thì các tổ tổng kết. Tổ nào được nhiều sticker thì chiến thắng và nhận được mỗi bạn 1 phần quà. Nhưng bạn nào trong tổ đó chưa ngoan thì nhận quà nhỏ hơn hoặc không được nhận. Ngoài ra ở các tổ còn lại, chọn ra 2,3 bạn ngoan do lớp biểu quyết để cho nhận quà. Các bạn ai cũng muốn tổ mình chiến thắng nên chỉ cần nghe thấy cô khen bạn nào cái là ngồi yên. Ngoài ra, giáo viên cũng nên thường xuyên cho các bạn chơi trò chơi để tạo không khí trong lớp, học sinh sẽ hứng thú và rất thích. Một số bạn cá biệt nói chuyện quá nhiều thì cho ngồi cạnh mấy bạn khó tính để mấy bạn ấy nhắc dùm.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. Học sinh không ưa quát mắng, càng quát mắng chê bai càng không hiệu quả, cần nhẹ nhàng tình cảm với các em nhất là những em cá biệt thì ngoài giờ học giáo viên nên gần gũi trò chuyện, quan tâm, nhắc nhở riêng các em, tuyệt đối không nên chê bai những em đó trước lớp, có việc gì cần học sinh giúp đỡ mình thì nhờ các em đó được như vậy các em vui lắm. Gặp gỡ phụ huynh cần nêu những ưu điểm của các em trước rồi hãy nói nhược điểm không chê bai kiểu bức xúc vì như thế phụ huynh họ cũng không thích vậy đâu.


    Mặt khác, giáo viên cũng nên xem lại cách giảng bài có thật sự thu hút và hấp dẫn học sinh hay chưa? Giáo viên có thể dùng phương pháp đặt vấn đề kết hợp chút hài hước vừa kích thích tư duy vừa tạo hứng thú. Phần luyện tập hãy giao việc và học sinh tự đánh giá với nhau, rồi trình bày. Giáo viên nhận xét bổ sung mang tính khích lệ là chính.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  7. Khi thấy học sinh nói chuyện nhiều, cô giáo chỉ cần dừng lại, cô đứng yên lặng hướng mắt về bạn đó khoảng 1 - 2 phút, sau đó gọi tên bạn ấy: con đứng lên con nói chuyện gì thế cô cho con nói hết chỗ dở xong ngồi im nghe cô giảng. Hoặc 2 bạn có chuyện gì cô cho ra ngoài trao đổi 2 phút rồi vào lớp cấm nói chuyện. Nếu nhiều em chuyện thì cũng làm như thế. Cô cho các em nói hết chỗ dở, cô bắt đầu giảng yêu cầu yên lặng. Như vậy học sinh dần sẽ ngoan hoặc đổi chỗ ngồi cũng là một biện pháp hợp lý.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  8. Nếu bạn là một giáo viên chủ nhiệm, bạn cần phối hợp tốt với phụ huynh. Giáo viên có thành công hay không là do công tác kết hợp với phụ huynh đến mức độ nào. Là giáo viên chủ nhiệm muốn lớp tốt thì cần phải hy sinh thời gian, công sức, tiền điện thoại và nắm bắt tâm lý học trò, khen - phạt đúng người đúng lỗi (tránh trò tị nhau) và đôi khi dịp này nọ tổ chức cho trò liên hoan (biện pháp về tâm lý). Nắm bắt kịp thời các vấn đề của học sinh, 1 buổi học có thể lên thăm lớp nhiều lần vào giờ ra chơi để nắm tình hình. Thi thoảng trong giờ học của giáo viên khác phải đi qua lớp kiểm tra ý thức của học sinh. Sau đó, em nào có vấn đề dù rất nhỏ cũng phải xử lý kịp thời làm gương cho trò khác, đồng thời thông báo ngay về phụ huynh ngày hôm đó (hiệu quả nhất là thông báo tầm giờ phụ huynh và học sinh đều ở nhà, chuẩn bị ăn cơm. Bị bố mẹ mắng vài lần, trò sẽ khác ngay!).


    Đối với một số học sinh cá biệt vi phạm nhiều thì mời phụ huynh lên trường làm việc, còn với nhiều trường hợp thì giáo viên nên đến tận nhà học sinh trao đổi. Nói chung là có rất nhiều cách để rèn học sinh ngoan. Nhưng phong cách, phong thái của người giáo viên chủ nhiệm khi lên lớp rất quan trọng và hơn nữa là việc kết hợp với phụ huynh. Thời gian đầu tốn tiền điện thoại, tốn công sức nhưng chỉ sau mấy tuần, lớp sẽ tiến bộ rõ rệt.


    Có nhiều cách xử lý khác nhau, nhưng quan điểm, tinh thần vẫn là uy của giáo viên, tuỳ theo lớp lớn hay lớp bé mà có cách xử lý phù hợp ạ! Với mỗi học sinh lại có cách xử lý khác nhau, tuỳ theo tính cách của em đó thế nào mà mình buộc chặt hay mềm ạ! Tốt nhất, giáo viên không quát mắng to tiếng nặng lời mà hãy thật tâm lý với lớp. Nhưng nếu học sinh vi phạm, cuối giờ cho ở lại ngồi trong lớp, nói chuyện tìm hiểu xem vì sao em lại như vậy, cho ngồi suy nghĩ, viết bản kiểm điểm, đồng thời dạy - dỗ - phân tích, răn đe (kết hợp ánh mắt, vẻ mặt) để eme ấy nhận thức được việc mình làm là đúng hay sai, viết bản cam kết. Và thông báo ngay về phụ huynh học sinh. Cuối tuần phê bình những học sinh vi phạm trước lớp để làm gương cho cả lớp và không quên răn đe lại lần nữa. .

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |