Top 10 Bí quyết trở thành lãnh đạo giỏi bạn nên biết
Để làm một lãnh đạo đã không phải là điều đơn giản rồi huống chi là một lãnh đạo giỏi. Ai cũng có thể nhận ra được một lãnh đạo giỏi, tuy nhiên, không ai biết ... xem thêm...cần những gì để trở thành một lãnh đạo giỏi. Hãy tìm hiểu một số điều cần thay đổi sau đây để bạn có thể trở thành một lãnh đạo giỏi.
-
Là một lãnh đạo giỏi ngoài kiến thức nền tảng, bạn cần có kiến thức chuyên môn, dành thời gian để đầu tư và đi sâu hơn vào chuyên môn của mình, biết tìm tòi học hỏi và tự tin hơn. Đó là những điều góp phần quan trọng giúp cho các nhà lãnh đạo đạt tới đỉnh cao của sự thành công. Bạn không nên chỉ ngồi đó và mơ màng về một điều gì đó tốt đẹp sẽ đến với mình nếu không cố gắng hết mình trong công việc.
Để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, bạn cần không ngừng trau dồi kỹ năng, kiến thức. Việc cập nhật kiến thức là điều rất cần thiết. Vấn đề chuyên môn sẽ ảnh hưởng đến việc ra quyết định, phân công công việc và giải quyết vấn đề. Một người đứng đầu hệ thống nhưng kiến thức chưa sâu có thể khiến tập thể trì trệ dẫn đến thất bại. Lãnh đạo tài năng cần có chuyên môn giỏi là một thành tố quan trọng để bạn nhận được sự tin tưởng, tôn trọng từ các đồng đội.
-
Lãnh đạo giỏi phải là người quyết đoán, biết đánh giá vấn đề, phân tích, phán đoán và đưa ra quyết định đúng thời điểm. Thay vì trông chờ vào quyết định của người khác, bạn phải biết đánh giá thuận lợi, rủi ro và lựa chọn cách giải quyết hợp lý nhất có thể cho mọi việc. Sự thiếu quyết đoán và trông chờ vào người khác sẽ không giúp bạn trở thành người lãnh đạo giỏi được.
Kỹ năng ra quyết định nhanh chóng và rõ ràng là một trong những chìa khóa dẫn đến thành công. Một khi bạn đã đưa ra quyết định, hãy gắn với nó. Đừng ra đi và đưa ra quyết định khác 5 phút sau đó. Cuối cùng thì tất cả điều bạn làm là nhảy từ một mốt nhất thời đến cái tiếp theo, không bao giờ thực hiện bất kỳ tập huấn lãnh đạo quản lý thực sự nào. Với việc nâng cao khả năng lãnh đạo quản lý, bạn có thể nhận ra bạn có thể đã bỏ qua một điều quan trọng nào đó và cuối cùng sẽ phải xem xét lại quyết định của bạn. Nhưng đừng vội vàng làm như vậy. Hãy chuẩn bị nỗ lực để thực hiện từ đầu đến cuối với quyết định của bạn.
-
Một nhà lãnh đạo tài ba là một người có thể phát huy các kỹ năng của mình trong mọi bối cảnh. Hầu như các nhà lãnh đạo thích ôm đồm mọi việc về mình mặc dù khả năng có hạn. Thực tế hiếm có ai là chuyên gia trong mọi lĩnh vực nếu không muốn nói là không có một ai. Biết phát huy thế mạnh còn khẳng định năng lực của nhà lãnh đạo, định hướng tốt cho nhân viên từ đó giúp hệ thống vận hành thuận lợi. Biết phát huy thế mạnh là một trong những yếu tố quan trọng để bạn trở thành một nhà lãnh đạo giỏi.
Vì vậy, nhà lãnh đạo cần phải hiểu rõ điều này để chỉ tập trung vào thế mạnh của mình, phát huy nó để mang lại thành công trong sự nghiệp và trở thành người lãnh đạo giỏi. Nếu biết dựa vào thế mạnh của mình để tạo ra mọi thứ khác biệt hơn, giỏi hơn những người khác sẽ giúp lãnh đạo trở nên nổi bật và vượt trội hơn, gặt hái được nhiều thành công trong công việc hơn.
-
Lãnh đạo giỏi là người biết huy động sức mạnh tập thể, vận động tất cả mọi người cùng suy nghĩ và đưa ra sáng kiến của họ thay vì tự mình suy nghĩ và đưa ra mệnh lệnh cho mọi người. Ngoài ra, lãnh đạo cần có khả năng tập hợp mọi người, hướng dẫn mọi người và trao quyền cho họ, biến họ thành người nhạy bén, khiến họ phải suy nghĩ và đưa ra các giải pháp hoàn thành công việc được giao.
Tối ưu hoá hoạt động phát huy trí tuệ tập thể là một kỹ năng không phải một sớm một chiều có thể đạt được. Nếu bạn muốn thỉnh thoảng tổ chức gặp gỡ nhân viên nhằm phát huy trí tuệ tập thể, và các cuộc tụ họp đó lại được dẫn dắt bởi những người không có kỹ năng và kinh nghiệm. “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” thật phù hợp để giải thích tại sao với trí tuệ của nhiều người, những giải pháp sáng tạo sẽ xuất hiện nhiều hơn. Vậy thì bạn, với tư cách là nhà quản lý, hãy biết huy động trí tuệ tập thể để tìm kiếm ngày một nhiều các giải pháp sáng tạo, nhằm đưa công ty phát triển nhanh chóng và vững chắc hơn.
-
Một nhà lãnh đạo giỏi là người có thái độ đúng mực, giúp đỡ và chia sẻ với nhân viên. Điều này không những tạo được lòng tin và sự tín nhiệm của đội ngũ nhân viên mà còn xây dựng đội ngũ nhân viên nhiệt tình, hăng hái hơn trong công việc. Lãnh đạo giỏi còn biết khen thưởng nhân viên khi họ hoàn thành tốt công việc được giao. Bằng việc công nhận những thành tích mà nhân viên đạt được sẽ mang đến cho họ động lực để cố gắng dù phần thưởng có giá trị to hay nhỏ.
Được cấp trên tin tưởng luôn luôn là động lực lớn nhất đối với bất kì nhân viên nào. Khi bạn trao niềm tin, đồng thời bạn đã gửi đi thông điệp hiệu quả công việc nhân viên đạt được thật sự tốt và cấp trên không cần phải lo lắng bất cứ điều gì khi giao trọng trách cho họ. Vậy bạn có biết một cách đơn giản nhất để thể hiện sự tin tưởng dành cho nhân viên mà hầu hết các nhà lãnh đạo thành công đều áp dụng? Đó chính là giao quyền quyết định công việc cho các cá nhân thích hợp!
-
Người lãnh đạo giỏi là người luôn nắm rõ và kiểm soát được thời gian của chính mình, không để lãng phí thời gian một cách vô ích bởi vì thời gian góp phần tạo nên sự thành công của họ. Khi giao việc cho nhân viên, người lãnh đạo giỏi biết cùng với nhân viên trao đổi để đưa ra thời gian thực hiện chứ không nên ép họ nhận thời hạn thực hiện.
Sẽ rất khó chịu nếu dành một ngày chỉ để bận rộn với công việc mà nó không hề mang lại hiệu quả. Cảm giác hoàn thành sẽ mang lại động lực, nguồn năng lượng tích cực làm việc. Bằng nhận thức về cách sử dụng thời gian thời gian hệ quả, sẽ có nhiều thời gian hơn để làm những điều yêu thích khác. Hoạt động quản lý thời gian còn cho phép chúng ta xem danh sách những công việc cần làm và thứ tự ưu tiên của chúng. Từ đó có thể phân loại được những nhiệm vụ cấp bách cần phải làm ngay, tránh sự quá tải dẫn đến xáo trộn công việc.
-
Người lãnh đạo giỏi là người phải biết cách lắng nghe, quan sát và học hỏi. Những người lãnh đạo tỏ ra mình biết tất cả sẽ không bao giờ có thể thuyết phục được nhân viên ngoài chính bản thân họ. Họ sẽ khó khăn hơn nếu chỉ chìm đắm trong những suy nghĩ của riêng họ thay vì hỏi ý kiến của người khác. Hãy để nhân viên phản biện lại những ý kiến của lãnh đạo, đó không phải để lộ ra điểm yếu mà đó chính là điểm mạnh của lãnh đạo.
Những người lãnh đạo không biết lắng nghe ý kiến của nhân viên, không để cho ý kiến của mình bị nhân viên đưa ra bàn luận thì người lãnh đạo đó chỉ là lãnh đạo kém mà thôi. Bên cạnh đó, nếu bạn là một tấm gương sáng về kỹ năng lắng nghe thì có nhiều khả năng bạn sẽ truyền cảm hứng được cho nhân viên và họ sẽ làm theo. Đây là điều rất quan trọng bởi nếu mọi người không lắng nghe lẫn nhau thì khả năng xây dựng một môi trường làm việc gắn kết gần như là không thể.
-
Người lãnh đạo khiêm tốn thừa nhận rằng họ không có tất cả các kỹ năng và bí quyết để thực hiện tất cả các nhiệm vụ một mình. Bằng cách mở lòng với các thành viên trong nhóm và học hỏi từ những người khác và thừa nhận sai lầm, các nhà lãnh đạo khiêm tốn có thể chứng minh việc học tập không ngừng là trọng tâm của tất cả nhân viên cho dù họ ngồi ở đâu trên nấc thang công ty.
Nhà lãnh đạo khiêm tốn luôn tập trung vào điểm mạnh của các nhân viên và công nhận chúng với niềm tin không lay chuyển. Họ càng đánh giá cao những điểm mạnh của các nhân viên thì nhân viên càng có động lực mạnh mẽ để thành công. Việc chỉ trích hoặc hạ thấp mọi người để thúc đẩy thành công có thể mang đến kết quả ngắn hạn nhưng sau đó sẽ dẫn đến kiệt sức và tỉ lệ nghỉ việc tăng cao.
Các nhà lãnh đạo khiêm tốn nhanh chóng thừa nhận sai lầm của mình, điều này - trái với niềm tin phổ biến - thực sự củng cố danh tiếng của họ, thay vì làm hỏng nó. Thừa nhận thiếu sót cho nhân viên thấy rằng họ cũng là con người không hoàn hảo. Điều này khiến họ được yêu mến bởi vì, trong khi điểm mạnh có thể giúp chúng ta tạo ấn tượng với mọi người thì điểm yếu có thể giúp bạn kết nối với họ.
-
Giải quyết vấn đề là một trong số những kỹ năng mềm vô cùng cần thiết đối với tất cả mọi người. Trong kinh doanh, kỹ năng giải quyết vấn đề giúp các nhà lãnh đạo giải quyết công việc một được thuận lợi và suôn sẻ hơn. Lãnh đạo cần phải giải quyết vấn đề một cách khéo léo và mang lại hiệu quả cao bằng việc tìm kiếm và đưa ra các giải pháp khác nhau, từ đó lựa chọn giải quyết tối ưu nhất. Đặc biệt, họ không được đùn đẩy trách nhiệm và luôn phải đủ bản lĩnh vượt qua những vấn đề khó khăn hóc búa hay những vấn đề phát sinh trong tập thể. Để làm được này, người lãnh đạo phải phải biết nắm bắt cơ hội để xử lý vấn đề tốt nhất và có tinh thần chính trực, hành động vì lợi ích chung của doanh nghiệp.
Các bước chung để giải quyết vấn đề:- Bước 1: Xác định vấn đề
- Bước 2: Tìm ra một người có năng lực để giải quyết vấn đề
- Bước 3: Chọn giải pháp phù hợp
- Bước 4: Thực thi giải pháp
- Bước 5: Đánh giá hiệu quả và rút kinh nghiệm
-
Các đội nhóm tích cực là các đội nhóm có năng suất cao nhất. Văn hóa tự tin và hỗ trợ sẽ thúc đẩy sự hợp tác, sáng tạo và kết quả là thu hút được các thành viên làm việc chăm chỉ và tài năng. Ngoài ra, sự tích cực sẽ tạo nên động lực. Khi nhân viên được quản lý theo cách khiến họ e sợ, họ có thể làm việc chăm chỉ nhưng sẽ không hết lòng với công việc. Trái lại, khi bạn làm việc với họ bằng một thái độ tích cực trong môi trường hỗ trợ, chắc chắn họ sẽ nhiệt tình và có nhiều khả năng đạt được hiệu quả hơn những gì mong đợi. Khi nhân viên cảm thấy được đánh giá cao, họ trở nên tự tin hơn và có năng suất hơn. Sự tích cực chính là động lực thúc đẩy mạnh mẽ và hầu như không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào.
Tích cực tăng khả năng phục hồi. Con đường thành công trong sự nghiệp sẽ đầy khó khăn, trở ngại và thử thách. Khi bạn có một quan điểm lạc quan thì thất bại là cơ hội để bạn học hỏi, phát triển và có thêm động lực để tiến về phía trước. Thái độ của bạn càng tích cực, bạn càng nhanh chóng lấy lại tinh thần sau một thất bại. Khi nhân viên nhìn thấy khả năng phục hồi của bạn, họ cũng cảm thấy bản thân họ trở nên dũng cảm và kiên cường hơn. Tóm lại, tích cực có ảnh hưởng quan trọng đối với việc cải thiện khả năng giải quyết vấn đề.