Top 5 Bí quyết giúp trẻ mới vào sớm thích nghi với trường, lớp mầm non

Phương Trinh 16432 0 Báo lỗi

Bao giờ cũng thế, cứ vào độ khai giảng thì các ông bố bà mẹ lại lo lắng về những ngày đầu tiên tới trường mầm non của các con. Nhiều trẻ cứ khóc ngằn ngặt, bỏ ... xem thêm...

  1. Thường thì những ngày đầu đến lớp, trẻ thường ôm chặt lấy bố, mẹ không muốn rời và liên tục nhìn xung quanh để dò xét: đây là nơi nào, ai là người lạ, ai là người mình biết,... Chính vì thế, nếu cô giáo không tinh ý mà chạy đến ôm chầm và bế bé ra khỏi tay mẹ, thì chắc chắn rằng kể từ cái nhìn đầu tiên thì bé đã ghét cô rồi và đâm ra sợ cô.


    Trong trường hợp này, cô giáo chỉ nên tiến lại chào hỏi phụ huynh và mỉm cười với trẻ, có thể hỏi chuyện trẻ, nói chuyện với mẹ nhưng đừng vội bế trẻ. Đa phần thì các trẻ trong thời điểm này chỉ ngồi trong lòng mẹ và quan sát, im lặng, không thích nói chuyện. Đối với những trẻ không chịu hòa nhập như vậy, thì các cô nên lại gần trò chuyện thật nhiều với mẹ của trẻ cũng như tiếp cận trẻ bằng cách đem đồ chơi lại chỗ trẻ đang ngồi và chơi cùng trẻ. Một khi trẻ đã thấy được sự gần gũi, thân thiện của cô giáo thì trẻ sẽ dần thích nghi, rồi từ từ trẻ sẽ chơi với cô và theo cô. Đừng quên, trao đổi với phụ huynh rằng hãy nên đến sớm đón trẻ vào những ngày đầu đến lớp, để trẻ không có cảm giác bị bố mẹ bỏ rơi, gây ra tâm lý hoang mang, lo sợ cho trẻ.

    Cô giáo hãy trở thành người bạn đáng tin cậy của trẻ
    Cô giáo hãy trở thành người bạn đáng tin cậy của trẻ
    Cô giáo hãy trở thành người bạn đáng tin cậy của trẻ
    Cô giáo hãy trở thành người bạn đáng tin cậy của trẻ

  2. Khi trẻ đã dần chấp nhận cô giáo, thì cô nên tổ chức cho cả lớp cùng chơi một trò nhỏ nào đó, với mục đích gây hứng thú cho trẻ cũng như quan sát biểu hiện của trẻ mới vào lớp để có phương án tiếp theo. Nếu trẻ nhập cuộc nhanh chóng thì cũng có nghĩa trẻ đang bắt đầu làm quen với trường lớp mầm non, làm quen với bạn mới.


    Nhưng nếu trẻ vẫn ngồi đó quan sát thì cô nên nhập vai cùng chơi với trẻ để tạo nên sự gần gũi, thân thiện, tạo được niềm tin trong trẻ rằng: trường mầm non rất thú vị, trường mầm non rất vui, để từ đó giúp trẻ không còn cảm thấy xa lạ hay sợ hãi khi không có bố mẹ bên cạnh.

    Chuẩn bị thật nhiều đồ chơi hấp dẫn để trẻ chơi
    Chuẩn bị thật nhiều đồ chơi hấp dẫn để trẻ chơi
    Chuẩn bị thật nhiều đồ chơi hấp dẫn để trẻ chơi
    Chuẩn bị thật nhiều đồ chơi hấp dẫn để trẻ chơi
  3. Đây cũng là một yếu tố rất cần thiết để kích thích sự ham thích đi học ở trẻ. Ngoài một không gian rộng rãi, thoáng mát có cây xanh như ở các trường mầm non hiện nay đều có thì cô giáo có thể tạo nên một môi trường giáo dục ''đẹp'' theo đúng nghĩa thân thiện, gần gũi bằng cách cô có thể cho trẻ chơi những trò chơi vận động như: nhảy lò cò, dung dăng dung dẻ, hay chỉ cần ngồi trò chuyện cùng trẻ ngắm cảnh vật xung quanh, thỉnh thoảng lại kể chuyện cho bé nghe, việc này chắc chắn sẽ gây hứng thú và chiếm được nhiều cảm tình ở trẻ.


    Còn khi vào lớp, cô có thể bắt chuyện với trẻ bởi những câu hỏi về đồ vật hay các con vật đồ chơi có trong lớp chẳng hạn như: đây là con gì, đồ vật này tên gì,... Nếu trẻ lời chính xác thì cô hãy khen ngợi trẻ còn nếu trẻ không trả lời được thì cô hãy gợi ý để trẻ trả lời. Thường thì ở các lớp mầm non đều có những góc chơi cho trẻ như: góc thiên nhiên, góc âm nhạc, góc tạo hình,... và những nơi này có thể lôi cuốn trẻ bởi vô số các đồ vật đẹp mắt, nhiều màu sắc.

    Tạo nên môi trường đẹp thu hút sự chú ý của trẻ
    Tạo nên môi trường đẹp thu hút sự chú ý của trẻ
    Tạo nên môi trường đẹp thu hút sự chú ý của trẻ
    Tạo nên môi trường đẹp thu hút sự chú ý của trẻ
  4. Vì lần đầu tiên đến lớp còn nhiều bỡ ngỡ, xa lạ thế nên cô giáo có thể chấp nhận những thói quen không tốt của trẻ như: ôm cặp bên mình, ít ăn cơm, không thích ăn rau,... Nếu bạn vẫn chưa làm trẻ chấp nhận mà đã ngay lập tức khuyên ngăn trẻ không nên cái này, không nên cái kia thì mọi cố gắng chiều chuộng trẻ từ lúc đầu cho đến giờ sẽ tan thành mây khói. Cứ hãy từ từ giáo dục trẻ, đừng vội vàng, đừng bắt buộc trẻ làm điều gì mà hãy cho trẻ tập dần thói quen nề nếp của trường lớp, cho đến khi trẻ quen dần và hiểu chuyện thì cô có thể đưa trẻ vào nền nếp ăn ngủ, vệ sinh.


    Trong giờ ăn, cô hãy để các bé cùng lứa khuyến khích trẻ ăn hết suất cơm, hãy tạo một bầu không khí không có áp lực khi ăn cho trẻ. Trong quá trình ăn, cô có thể khen trẻ ăn giỏi quá, tạo sự hứng khỏi cho trẻ. Nhưng nếu trẻ không chịu ăn thì cô cũng đừng vội ép trẻ ăn, cô có thể cho trẻ ăn bánh, uống sữa và đến lúc về thì dặn phụ huynh là cho trẻ ăn nhiều hơn ở nhà. Trong trường hợp, trẻ không muốn ăn tiếp tục hoặc cảm thấy muốn ói thì cô hãy ngưng không cho trẻ ăn nữa. Vì nếu trẻ ói thì sẽ tạo cho trẻ cảm giác sợ thức ăn, cũng đồng nghĩa với việc về sau rất khó để trẻ làm quen với những bữa ăn ở trường. Lưu ý, cô không nên cho trẻ ăn quà vặt trước giờ ăn để tạo sự thèm ăn cho trẻ.

    Tập cho trẻ quen với nề nếp ăn ở lớp
    Tập cho trẻ quen với nề nếp ăn ở lớp
    Tập cho trẻ quen với nề nếp ăn ở lớp
    Tập cho trẻ quen với nề nếp ăn ở lớp
  5. Đối với những trẻ ngày đầu đến lớp, nếu trẻ không chịu ngủ thì cô cũng đừng ép trẻ nằm chung với các bạn trong lớp, hãy cứ để trẻ ngồi tự do ở chỗ mà mình thích. Cô có thể thuyết phục trẻ khi nào cảm thấy buồn ngủ thì cô sẽ cho gối nằm hay gợi ý cho trẻ nằm cùng cô, chơi tí xíu chờ cho các bạn ngủ dậy thì cô sẽ cho trẻ về,...


    Cách khác, cô cũng có thể kể vài câu chuyện cổ tích cho trẻ nghe, không nên kể to mà hãy kể nhè nhẹ để trẻ trật tự, im lặng nghe và đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng. Nếu trẻ vẫn nhất quyết không đi ngủ thì vào giờ ra về cô cũng nên trao đổi với phụ huynh để đảm bảo rằng cho trẻ được ngủ đủ số thời gian quy định trong một ngày.

    Tập cho trẻ quen với giờ ngủ ở lớp
    Tập cho trẻ quen với giờ ngủ ở lớp
    Tập cho trẻ quen với giờ ngủ ở lớp
    Tập cho trẻ quen với giờ ngủ ở lớp




xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |