Top 10 Bí quyết giao tiếp hiệu quả để thành công
Giao tiếp là một nghệ thuật và người giao tiếp là một nghệ sĩ. Bởi vậy mà không chỉ lời nói mà hành động, cử chỉ còn quyết định rất lớn đến thành công của cuộc ... xem thêm...giao tiếp. Vậy hãy xem những thói quen nào khiến bạn dễ dàng ghi điểm với người đối diện nhé!
-
Cái TÔI khiến mọi người thích nói về bản thân mình. Vì vậy, bên cạnh việc nói về mình, hãy lắng nghe người khác nói về họ. Khi thấy ai đó đang mặc chiếc áo in hình một ngôi sao ca nhạc, hãy nói về ngôi sao đó. Nếu người kia hưởng ứng nghĩa là bạn đã tạo được một sự thân thiện trong câu chuyện của bạn với người đó. Nếu thấy đối tác không phản ứng, tức là họ còn đang dè chừng hoặc họ quá khó tính, chỉ thích nói đến công việc thôi.
Bạn nên đưa ra những lời nói, hành động hay lời khen ngợi để động viên người khác. Bạn hãy làm cho người khác cảm thấy được chào đón, được mong chờ, được coi trọng và được đánh giá cao trong quá trình giao tiếp. Nếu bạn làm cho người khác biết rằng họ được coi trọng, có nhiều khả năng họ sẽ đem lại cho bạn những điều tốt đẹp nhất. Cố gắng bảo đảm tất cả mọi người đều tham gia vào quá trình tương tác hoặc giao tiếp kể cả việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách hiệu quả và dùng những câu hỏi có tính gợi mở.
-
Bạn hãy cố gắng trở nên thân thiện, lạc quan và tích cực với những người khác. Những gì bạn cần làm là duy trì một thái độ vui vẻ tích cực đối với cuộc sống: khi mọi thứ không diễn ra theo kế hoạch, hãy cứ lạc quan và rút kinh nghiệm từ những sai lầm của mình. Nếu bạn mỉm cười thường xuyên và sống vui vẻ, những người khác có thể sẽ đáp lại bạn tích cực hơn.
Ngoài những lời khuyên nói trên, bạn có thể thử tham dự các buổi hội thảo có những diễn giả dày dạn. Bạn cần quan sát cử chỉ và phong thái của diễn giả và để ý sự thay đổi giọng điệu của họ. Chẳng mấy chốc, bạn sẽ bắt đầu nhận thấy những thay đổi dần dần trong cách giao tiếp của bạn và khi đã nhuần nhuyễn kỹ năng này, bạn sẽ nhận được tác động tích cực đến công việc và những mối quan hệ của bạn.
-
Một vài người có khả năng nhớ tên đến kì lạ. Nếu bạn không có khả năng đó, hãy tìm cách khác: “Chào bạn… Ồ, xin chào anh bạn thân. Chào mừng anh đến đây… Chính anh là người đã giúp tôi hoàn thành dự án đó. Tôi không bao giờ quên…”.
Cái tên là từ ngữ ngọt ngào nhất mà người ta muốn nghe. Nếu bạn trót quên nó, hãy thay bằng những từ ngọt ngào khác. Bạn sẽ mau chóng quên nếu chỉ cố gắng nhớ tên bằng cách học thuộc lòng. Nhưng nếu biết cường điệu nét mặt và tên thành những hình ảnh dễ nhớ, bạn sẽ dễ dàng nhớ lại chúng. Khi được giới thiệu tên, hãy chú ý xem họ có điều gì đặc biệt thú vị, hấp dẫn không? Chọn một đặc trưng và chuyển điều đó vào bộ nhớ bằng cách sinh động hóa, cường điệu nó.
Khi trò chuyện, hãy thường nói ra cái tên đó lúc thích hợp. Sau đó, có thể bạn cần phải ghi tên người đó ra giấy cùng với hình ảnh mà bạn đã liên kết với nó. Hãy xem lại danh sách này vào một lúc thích hợp, đặc biệt là khi bạn sẽ tham dự một buổi hội thảo hay hội họp sắp tới mà thành phần khách mới có thể có người quen cũ tham dự.
-
Để cải thiện kỹ năng giao tiếp không thể bỏ qua việc quan tâm đến cảm xúc của đối phương. Bạn không thể cứ tiếp tục giao tiếp trong khi đối phương không có hứng thú với cuộc trò chuyện của bạn, hay nói cách khác là không muốn tiếp.
Cảm xúc tích cực báo hiệu bạn nên tiếp tục đi theo chiều hướng giao tiếp đó, còn ngược lại là thái độ thờ ơ, không quan tâm thì việc của bạn là nên chuyển qua hướng khác hoặc dừng lại cuộc giao tiếp ở đây.
-
Không phải tự nhiên mà ông bà ta dạy “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Khả năng ăn nói, hay nói đúng hơn là giao tiếp, chính là chìa khóa giúp bạn kết nối với mọi người xung quanh. Mặc dù vậy, không phải ai sinh ra cũng có khiếu ăn nói.
Dù bạn là người có bản năng thì việc tập luyện thường xuyên không bao giờ là thừa, ngay cả khi bản thân không thấy tự tin cũng cần phải mạnh dạn luyện tập. Bạn phải tự thoát khỏi cái ngưỡng an toàn do bản thân mình đặt ra để tiến tới những điều tích cực. Thói quen luyện tập thường xuyên không chỉ trong giao tiếp mà bất cứ trường hợp nào đều là tín hiệu tích cực giúp bạn tiến gần tới thành công hơn.
-
Khi người khác đang nói chuyện, bạn đừng gây ra tiếng động, yên lặng và nhìn vào mắt họ một cách chăm chú nhé. Đầu hơi ngả về phía trước thì càng tốt, đủ để người khác cảm nhận được rằng bạn đang rất hào hứng với những gì họ nói.
Nếu bạn có thể liệt kê những vấn đề trong mối quan hệ đang làm bạn khó chịu thì hãy xé nó ngay lập tức. Hãy làm nó bốc hơi với những yêu cầu và bạn sẽ đẩy đối tác vào thế phòng thủ. Để khởi sự một cuộc nói chuyện tốt, hãy bắt đầu bằng một câu hỏi hay dù là bạn phải bắt đầu với một câu hỏi chung chung về mối quan hệ của hai bạn và chuẩn bị sẵn sàng để lắng nghe. -
Phải nhìn nhận rằng chúng ta không thể tránh khỏi những lúc bị lơ đãng hoặc nghe nhầm khi một ai đó đang nói. Vậy hãy đặt lại những câu hỏi hoặc nhắc lại ý của người nói để thể hiện rằng bạn đang quan tâm, tập trung tới những gì họ nói và cũng giúp bạn xác minh lại chắc chắn và tránh gây hiểu lầm.
Điều này cũng hữu ích đối với một cuộc nói chuyện ngắn và tránh được những khoảnh khắc im lặng do ngại ngùng. Thay vì cố gắng nói chuyện về những chủ đề khô khan như thời tiết thì hãy hỏi bạn của bạn nhưng câu hỏi “Có định đi du lịch ở đâu trong hè này không?”, “Bạn thích xem phim không? thể loại gì…?, và sâu chuỗi chúng lại để hiểu thêm về đối phương, vì ngoài những điều thú vị trong khi giao tiếp thì người đối diện có thể sẽ vui hơn khi có được sự quan tâm của người khác.
-
“Ừm” “à”… chiếm một phần không nhỏ trong cách nói hay cách diễn đạt của bạn hằng ngày. Đó là những từ dư thừa khi thiếu tự tin và làm cho mạch nói của chúng ta ngắt quãng một cách khó chịu. Hãy loại bỏ chúng để tăng tính thuyết phục hoặc tạo ra sự tự tin hơn. Để không còn mắc phải cách nói như vây khi diễn đạt thì hãy để ý kĩ khi nào bạn định dùng những từ như “ừm”, “như là”…thì hãy tạm ngưng lại trước khi bắt đầu nói tiếp. Đôi khi từ dư thừa đó xuất hiện nhiều do bạn mất bình tĩnh hoặc thiếu tự tin.
Bạn cũng có thể lấy lại tinh thần bằng cách bỏ tay ra khỏi túi quần hoặc đơn giản là thư giãn. Sự tạm ngưng này có thể tạo ra 1 chút khó chịu cho bạn nhưng vẫn hơn là bạn tạo cảm giác đó cho người nghe.
-
Nụ cười là ngôn ngữ đặc biệt hơn bất cứ ngôn ngữ của quốc gia nào trên trái đất vì người ở nơi đâu cũng hiểu được ý nghĩa của nó. Cười tươi, rạng rỡ sẽ giúp bạn trở nên dễ gần, thân thiện trong mắt người khác, và họ sẽ cảm thấy yêu mến bạn hơn rất nhiều.
Cách thể hiện của bạn nói với cả thế giới rằng bạn là người thế nào. Nếu bạn luôn tươi cười, vui vẻ, mọi người sẽ thấy cuộc sống của bạn thật dễ chịu, và họ tin rằng bạn luôn thành công. Nếu bạn luôn cười, bạn cũng luôn nhận được những nụ cười đáp lại.
-
Khi phải nghe một câu chuyện tẻ nhạt, chúng ta rất dễ có phản ứng là ngó nghiêng xung quanh xem có gì hay ho, che miệng ngáp hoặc cúi xuống nghịch móng tay, ngắm nghía mặt bàn. Đó là tín hiệu ngầm cho thấy chán lắm rồi, chỉ mong bên kia đừng nói gì nữa. Người lịch sự sẽ không bao giờ làm như thế, mà cố gắng kiên nhẫn giữ im lặng đến phút cuối cùng.
Có vẻ như hơi bất lịch sự khi chỉ chú tâm vào điện thoại trong khi ai đó đang nói hay đi chơi cùng với họ. Để khắc phục điều này bạn nên tạm dừng những trò tiêu khiển hay tránh xa thiết bị công nghệ để dành thời gian nhiều hơn để trò chuyện và đó cũng là 1 cách hay để cải thiện khả năng giao tiếp của bạn.