Top 12 Bí quyết để đạt điểm cao môn Ngữ Văn trong kì thi THPT Quốc Gia
Thời gian này, khi kì thi THPT QG đang tới rất gần, tâm lí nói chung của học trò khá lo lắng. Như đã được thông tin, các môn thi sẽ dưới hình thức trắc ... xem thêm...nghiệm, trừ môn Văn. Như vậy, đối với các bạn chọn môn Ngữ Văn để xét Đại học, trong "trận đánh cuối cùng này" các bạn cần nắm được một số bí quyết để đạt điểm cao đối với bài thi môn Văn. Lần này, Toplist sẽ hóa thân vào vai trò của một người bạn đồng hành để chia sẻ bí quyết cho bạn nhé.
-
Để làm bài thi sẽ có rất nhiều những yêu cầu và lưu ý để có thể giúp học sinh đạt được điểm cao nhất trong kỳ thi. Trong đó, học sinh cần lưu ý đến một vài điểm như:
- Chữ viết và cách trình bày
Yếu tố trước tiên để có bài viết văn điểm cao chính là chữ viết cần rõ ràng, cẩn tận và học sinh nên lựa chọn loại mực sáng giúp cho bài viết sáng sủa hơn. Trong bài thi nên trình bày cẩn thận, hạn chế tối đa việc tẩy xóa. Các ý phải được trình bày tách biệt rõ ràng theo quy định viết đoạn, không viết hoa hoặc ngắt câu, ngắt đoạn lung tung.
- Luận điểm rõ ràng, mạch lạc
Kết cấu bài viết nên thể hiện rõ ràng theo từng ý từ mở bài đến kết bài. Với những bài văn yêu cầu bình luận hoặc phân tích, bên cạnh việc đưa ra ý kiến thì học sinh cần có những cảm thụ tinh tế và khả năng tư duy độc lập. Ngoài ra cũng nên lựa chọn được dẫn chứng tiêu biểu, trúng vấn đề, có lời bình hay, phát hiện độc đáo tạo thêm điểm cộng cho bài làm.
- Đọc kỹ đề bài
Yêu cầu này nhìn qua tưởng chừng đơn giản tuy nhiên học sinh đa phần hay chủ quan chỉ đọc lướt đề, dẫn đến một câu có 2 - 3 ý nhưng chỉ làm một ý thì rõ ràng bài viết sẽ không được điểm cao. Vì vậy, sau khi đọc đề xong, học sinh nên tự vạch ra những ý chính và triển khai theo các ý đó để phát triển bài văn sao cho đủ ý tránh bị mất điểm.
- Lời văn mang tính hình tượng, trau chuốt câu từ
Lời văn thể hiện trong bài mang đến những biểu cảm biết khai thác những điểm nhấn để lời văn được ngọt ngào, sắc bén và lập luận chặt chẽ, đưa vào những dẫn chứng cụ thể. Đồng thời, cũng cần biết cách mở rộng vấn đề để liên lệ những câu văn, câu thơ cùng một chủ đề, một hình tượng văn học tăng thêm sự kết nối văn học.
-
Đối với những câu hỏi trong đề thi sẽ phân chia điểm khác nhau nên bạn sẽ cần xác định và cân đối câu trả lời cho từng phần hợp lý.
- Ngữ liệu đọc hiểu (3 điểm)
Nhìn chung thì ngữ liệu đọc hiểu khả đa dạng với nhiều hình thức khác nhau như: văn bản, đoạn văn bản thuộc văn bản văn học, văn bản nhật dụng có thể thuộc phạm vi chương trình học tập hoặc không. Để có được câu trả lời xúc tích, bạn cần xác định được trọng tâm của câu hỏi và đưa ra ý trả lời. Khi trả lời, tập trung vào câu trả lời không cần trích dẫn lại câu hỏi tránh mất nhiều thời gian cho các phần thi khác.
- Nghị luận xã hội (2 điểm)
Ở phần này, bạn sẽ cần nắm được khái niệm vấn đề, nguyên nhân, hậu quả và phương hướng khắc phục điểm hạn chế, phát huy điểm tích cực và rút ra bài học. Nhìn chung, học sinh cần nắm được kỹ năng làm bài nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý, hiện tượng đời sống, vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học, … Bài viết chỉ nên là một đoạn văn ngắn có dung lượng phù hợp, lập luận riêng rẽ, dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục.
- Nghị luận văn học (5 điểm)
Đây là phần bài có mức điểm cao nhất nên bạn sẽ cần đầu tư nhiều thời gian và tâm huyết cho bài viết hơn cả. Nội dung bài cần thể hiện rõ các mục mở bài, thân bài và kết bài; các đoạn cần ghi rõ luận điểm chính và phát triển bám theo nội dung đó. Khi phân tích cần lồng ghép thêm liên hệ thực tế, dẫn chứng thực tế hoặc mối liên hệ với các tác phẩm văn học khác
-
Đọc đề bài là bước nhất thiết học sinh phải thực hiện khi làm bài thi, đặc biệt đối với môn Ngữ Văn các bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn cho công việc này. Đọc đề để hiểu mình cần trả lời như nào, triển khai ý ra sao, viết bài theo hướng nào? Đặc biệt, nếu không đọc kĩ đề, phân tích kĩ những từ khóa bạn sẽ dễ rơi vào những trường hợp nhầm lẫn đáng tiếc như: sai yêu cầu dẫn đến triển khai bài khác với đề nói đến, nhầm lẫn phân tích thành bình luận, ...
Các bạn nên dành khoảng 5 phút để đọc và kiểm tra nội dung đề, phát hiện sai sót (nếu có) của đề. Đây sẽ là thời gian để chuẩn bị xác định yêu cầu trọng tâm và phạm vi đề, đồng thời định hướng cách làm bài. Bạn cũng có thể vạch ra những ý chính sẽ triển khai trong bài để bài viết có thể hoàn thiện nhất về nội dung thay vì viết tràn lan, phân tách ý không rõ ràng.
Để tránh lạc đề, bạn cần lưu ý:
- Đọc kĩ đề, tìm từ khóa của câu, nếu đề gồm nhiều vế cần xác định đâu là vế chính
- Xác định đề văn đã cho thuộc dạng đề nào
- Nắm được vấn đề trọng tâm cần nghị luận
- Xác định được thao tác lập luận
-
Việc đưa dẫn chứng tiêu biểu có tác dụng giúp bài viết thêm phần thuyết phục về ý kiến, quan điểm thể hiện trong bài thi. Dẫn chứng luôn là yếu tố chủ chốt đi cùng với lí lẽ và bổ trợ giúp cho các thông tin được thể hiện rõ ràng nhất. Khi đã có những lí lẽ đủ mạnh, sâu sắc và tinh tế, người viết cần chọn được những dẫn chứng, minh họa cụ thể, tiêu biểu để làm nổi bật bài văn.
Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở việc chọn lọc dẫn chứng, đưa vào bài thì bài văn ấy sẽ mắc lỗi diễn suôn, mang một lối văn thuyết phục nửa vời, thiếu trọng tâm. Vì thế sau khi chọn được dẫn chứng người viết cần phải triển khai, phân tích, bàn sâu vào những khía cạnh của dẫn chứng ấy để từ đó bài viết tạo được điểm nhấn.
Các bạn có quyền phân tích tác phẩm theo cảm nhận chủ quan của mình, không nhất thiết phải rập khuôn theo bài giảng của thầy cô hay lối hiểu truyền thống trước nay. Chính sự sáng tạo trong lối bình luận của các bạn có thể mang lại nét riêng, khó lẫn và chắc chắn ghi điểm trong mắt giám khảo. Tuy nhiên, dù hiểu theo cách nào các bạn cũng phải đưa ra lời giải thích xác đáng cho luận điểm hay đánh giá đó.
-
Ở phần nghị luận văn học, cần chú ý đến đặc thù của văn chương nghệ thuật là đẹp cả hình thức lẫn nội dung. Vì thế khi làm bài, học sinh cần phân tích song song hai khía cạnh nội dung và nghệ thuật song hành. Ngoài ra nhấn mạnh biện pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng trong bài với dụng ý gì, gửi gắm thông điệp nội dung gì. Trong bài viết hạn chế tối đa tình trạng bình luận suông một yếu tố sẽ dẫn đến bài văn thiếu ý, không thuyết phục.
Khi học, các bạn nên cố gắng nắm bắt những nét đẹp trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật của các chi tiết nghệ thuật có trong tác phẩm. Khi bạn phân tích bất cứ hình tượng nghệ thuật nào cũng phải gắn liền nội dung với đặc sắc nghệ thuật vì hai yếu tố này tương hỗ và làm nên vẻ đẹp hoàn thiện của một hình tượng trong văn hay thơ. Mỗi một hình tượng thường có nhiều cách hiểu khác nhau dựa trên sự cảm nhận của mỗi cá nhân.
-
Trong quá trình chấm bài, nhiều giáo viên nhận thấy rằng bài viết của học sinh hay bị ặp lại liên tục một nội dung trong bài mà có những nội dung lại không có. Với một bài văn rõ ràng luận điểm, ý tứ được hiện rõ trong các đoạn, giáo viên sẽ dễ dàng hài lòng và cho điểm cao hơn so với những câu văn lan man, không rõ ý.
Một lời khuyên nhỏ rằng với bài thi văn đại học yêu cầu không cần quá trau chuốt về từ ngữ, nhưng nhất thiết cần rõ ràng về mạch ý, ý phải bật lên được ở từng đoạn. Hãy cố viết những câu chủ đề thật trực tiếp để người chấm dễ dàng nhận thấy nhất. Bài viết phải có hệ thống ý - luận điểm và triển khai thành đoạn văn, bài có thể thiếu ý, nhưng tuyệt đối không được viết toàn bộ thân bài chỉ trong một đoạn dài.Ngoài ra, học sinh cũng nên chú ý tuyệt đối tránh việc sa đà vào cảm xúc mà viết một cách không có luận điểm. Vì thế bước chia luận điểm sau khi đọc kỹ đề bài sẽ giúp bạn đảm bảo đủ ý, điều này còn thể hiện sự thông minh của bạn trong cách viết cũng như xác định được trọng tâm cần đạt được trong bài thi.
-
Khi đã xác lập được luận điểm, bạn hãy trình bày luận cứ của mình theo luận điểm chính đó. Một luận điểm có thể được viết thành nhiều đoạn. Nhưng không được chỉ viết một đoạn quá dài cho tất cả các luận điểm. Tách đoạn là điều cần thiết để có một bài văn đạt điểm cao. Để có thể sắp xếp tốt nhất các ý sao cho sáng tỏ yêu cầu của đề thì ngoài việc rèn luyện nhuần nhuyễn các thao tác lập luận, bạn còn cần đặc biệt chú ý đến cách sắp xếp luận điểm và sử dụng dẫn chứng liên hệ.
Việc lập dàn ý sẽ không làm mất quá nhiều thời gian làm bài mà hiệu quả nó đem đến lại vô cùng lớn. Phần nghị luận văn học theo hướng ra đề minh họa của Bộ GD&ĐT sẽ không chỉ yêu cầu phân tích, cảm nhận một đoạn trích, một nhân vật mà còn có thêm yêu cầu đánh giá, bình luận, so sánh, liên hệ với một đối tượng liên quan.
-
Tại sao làm văn phải lập dàn ý nháp trong khi đó có thể trực tiếp viết lên trên bài thi tiết kiệm thời gian hơn nhiều? Tuy nhiên, thực tế chỉ ra rằng việc lập dàn ý sẽ là bước cực kì quan trọng để hoàn thiện một bài văn hay và đầy đủ ý nhất. Nhiều bạn sẽ phân bua rằng có thể để trong đầu và tự viết dần ra nhưng liệu ở trong phòng thi bạn có thể làm bài đầy đủ ý không?
Chắc chắn câu trả lời sẽ là không bởi đa phần học sinh khi tham gia các cuộc thi đều bị tâm lý áp lực và căng thẳng. Điều này sẽ khiến bạn có thể bị lãng quên một vài thông tin, kiến thức muốn thể hiện dẫn đến lỗi mất điểm đáng tiếc. Vì vậy, sự xuất hiện của dàn ý nháp sẽ giúp bạn củng cố lại kiến thức, gạch ra toàn bộ những ý bạn muốn triển khai trong bài viết, những dẫn chứng hay bạn muốn đưa vào bài, ... để bài viết có thể hoàn thiện nhất. -
Mở bài chính là ấn tượng ban đầu của bài viết và sẽ giúp ích rất nhiều cho những cảm nhận về sau. Với một mở bài hay chắc chắn sẽ khiến người đọc cảm thấy dễ chịu và muốn đọc tiếp những đoạn về sau hơn.
Một mẹo dành cho bạn chính là nên viết trước mở bài trong lúc ôn tập ở từng văn bản cụ thể. Sau đó dựa theo mở bài sẵn ấy biến tấu theo yêu cầu đề, tránh mất thời gian quá nhiều vào phần mở đầu.
Bạn có thể dùng một câu thơ hay lời văn, câu danh ngôn của các tác gia nổi tiếng trong và ngoài nước có ý nghĩa gần gũi với tác phẩm được đề cập trong đề thi nhằm tạo ấn tượng ngay phần mở bài hấp dẫn từ đầu với giám khảo. Để làm được điều này đòi hỏi quá trình tích lũy kiến thức và đọc nhiều tài liệu tác phẩm văn học ngoài chương trình; gặp lời thơ, lời văn nào có ý nghĩa mình đều ghi lại vào sổ tay - đây là thói quen cần thiết đối với bất kì người học văn nào hoặc bạn có thể tìm kiếm những câu thơ, câu văn cùng chủ đề để dẫn chứng.
-
Đây là một trong những bí quyết quan trọng nhất để làm một đề thi văn hoàn chỉnh. Theo kinh nghiệm của nhiều giáo viên, các thí sinh thậm chí là học sinh giỏi đều hay mắc phải lỗi về bố trí thời gian không hợp lý dẫn đến kết quả bài thi không khả quan. Để tránh được lỗi đó, các thí sinh cần đọc kỹ đề thi một lượt, xác định điểm và thời gian làm cho từng câu.
Thời gian làm bài môn thi Ngữ văn là 120 phút. Với cấu trúc đề quen thuộc 2 phần: Đọc - hiểu (3 điểm) và Làm văn (7 điểm), thí sinh cần có sự đầu tư đúng mức cho tất cả các phần, tránh mất thời gian quá nhiều cho riêng một nội dung nào. Trong đó phần đọc hiểu các bạn chỉ nên làm trong khoảng 30 phút, 30 - 45 phút cho bài văn nghị luận xã hội còn lại dành thời gian để làm câu nghị luận văn học vì đây là phần chiếm số lượng điểm khá lớn.
-
Với đặc thù của môn thi tự luận và cách thức đổi mới đề thi hiện tại, đề thi khuyến khích thí sinh nêu rõ quan điểm và tư duy cá nhân. Vì vậy, thí sinh cần đọc kỹ đề thi một lượt, xác định điểm và thời gian làm cho từng câu.
Do đó, bạn không nên bỏ bất cứ một câu hỏi hoặc một phần nào, bởi chỉ cần nêu rõ cách hiểu, cách nghĩ về vấn đề hoặc nhận định, đánh giá về tác phẩm văn học thì chắc chắn sẽ chạm được đến yêu cầu của đề, có thể giúp bạn lấy được điểm của phần đó.
-
Sáng tạo trong bài thi Văn sẽ mang lại cho bạn điểm cao như: lối diễn đạt, dẫn chứng, bố cục, luận điểm, ngôn từ, ... Trong một đoạn văn các bạn nên đa dạng hóa kiểu câu, bên cạnh câu đơn, câu tường thuật, nên dùng câu phức, cảm thán, câu hỏi tu từ nhằm tạo ra giọng điệu mới. Bên cạnh đó, các bạn cũng nên sử dụng các dẫn chứng thực tế, gần gũi cho bài Nghị luận xã hội.
Những chi tiết trong các tác phẩm văn học khác với tác dụng so sánh và làm nổi bật hơn tác phẩm được yêu cầu phân tích song không nên dùng những dẫn chứng quá quen thuộc, quá phổ biến dễ gây nhàm chán; ngôn từ nên đa dạng linh hoạt và chính xác. Điều cuối cùng nhưng không kém quan trọng trong việc học Văn, hãy đọc thật nhiều sách, báo, cập nhật tri thức mỗi ngày như một thói quen trong giờ giải trí. Mở rộng tri thức, mở rộng vốn sống, viết văn bằng trái tim dạt dào cảm xúc và cả cái đầu tỉnh táo.